I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
_ Biết được các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh.
_ Hiểu được các phương pháp phòng trừ sâu bệnh.
2. Kỹ năng:
_ Có khả năng vận dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trong sản xuất.
_ Phát triển kĩ năng quan sát và trao đổi nhóm.
3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
_ Hình 21,22,23 SGK phóng to.
_ Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh:
Xem trước bài 13.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm.
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 - Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6
Tiết : 11
BÀI 13: PHÒNG TRỪ SÂU, BỆÂNH HẠI
Ngày dạy:
26/9/2011
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
_ Biết được các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh.
_ Hiểu được các phương pháp phòng trừ sâu bệnh.
2. Kỹ năng:
_ Có khả năng vận dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trong sản xuất.
_ Phát triển kĩ năng quan sát và trao đổi nhóm.
3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
_ Hình 21,22,23 SGK phóng to.
_ Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh:
Xem trước bài 13.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới:
Sâu, bệnh ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng và làm giảm năng suất, chất lượng nông sản. Vậy làm thế nào để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng? Đây là nội dung của bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu.Bài 13: Phòng trừ sâu,bệnh.
b. Vào bài mới:
* Hoạt động 1: Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại.
Yêu cầu: Biết được các nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại.
Hoạt động của GV- Hoạt động của HS
Nội dung
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục I- SGK trang 30.
àHS: Đọc thông tin.
- GV: Khi tiến hành phòng trừ sâu, bệnh cần đảm bảo các nguyên tắc nào?
àHS: Cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Phòng là chính.
+ Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
+ Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
- GV: Nguyên tắc “ phòng là chính” có những lợi ích gì?
àHS: Ít tốn công, cây sinh trưởng tốt, sâu bệnh ít, giá thành thấp.I1
- GV: Em hãy kể một số biện pháp phòng mà em biết.
àHS: Như: làm cỏ, vun xới, trồng giống kháng sâu bệnh, luân canh,
- GV: Trừ sớm, trừ kịp thời là như thế nào?
àHS: Khi cây mới biểu hiện bệnh sâu thì trừ ngay, triệt để để mầm bệnh không có khả năng gây tái phát.
- GV: Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ là như thế nào?
àHS: Là phối hợp sử dụng nhiều biện pháp với nhau để phòng trừ sâu, bệnh hại.
- GV: Chốt lại kiến thức, ghi bảng.
I. Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại:
Cần phải đảm bảo các nguyên tắc:
_ Phòng là chính.
_ Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
_ Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
* Hoạt động 2: Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại.
Yêu cầu: Hiểu được các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại.
- GV: Có mấy biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại?
àHS: Có 5 biện pháp:
+ Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh hại
+ Biện pháp thủ công.
+ Biện pháp hóa học.
+ Biện pháp sinh học.
+ Biện pháp kiểm dịch thực vật.
- GV: Chia nhóm HS, yêu cầu thảo luận và hoàn thành bảng
àHS: Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày.
- GV: Nhận xét, tổng hợp ý kiến các nhóm và đưa ra đáp án:
II. Các biện pháp phòng trừ sâu,bệnh hại:
1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh hại:
Có thể sử dụng các biện pháp phòng trừ như:
_ Vệ sinh đồng ruộng, làm đất.
_ Gieo trồng đúng kỹ thuật.
_ Luân canh.
_ Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí.
_ Sử dụng giống chống chịu sâu bệnh.
2. Biện pháp thủ công:
Dùng tay bắt sâu hay vợt, bẩy đèn, bả độc để diệt sâu hại.
3. Biện pháp hóa học:
Sử dụng thuốc hóa học để trừ sâu bệnh bằng cách: phun thuốc, rắc thuốc vào đất, trộn thuốc vào hạt giống.
4. Biện pháp sinh học:
Dùng các loài sinh vật như: ong mắt đỏ, bọ rùa, chim, ếch, các chế phẩm sinh học để diệt sâu hại.
5. Biện pháp kiểm dịch thực vật:
Là sử dụng hệ thống các biện pháp kiễm tra, xử lí những sản phẩm nông lâm nghiệp nhằm ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh hại nguy hiểm.
Biện pháp phòng trừ
Tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại
_ Vệ sinh đồng ruộng.
_ Làm đất.
_ Gieo trồng đúng thời vụ.
_ Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí.
_ Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích.
_ Sử dụng giống kháng sâu bệnh.
_ Trừ mầm mống sâu bệnh, nơi ẩn náu.
_ Để tránh thời kì sâu, bệnh phát sinh mạnh.
_ Để tăng sức chống chịu cho cây.
_ Làm thay đổi điều kiện sống và nguồn thức ăn cuả sâu, bệnh.
_ Hạn chế được sâu, bệnh xâm nhập gây hại.
- GV: nhận xét, ghi bảng.
- GV: Treo hình 21, hình 22- SGK trang 31 và yêu cầu HS quan sát.
àHS: Nhìn hình và quan sát.
- GV: Thế nào là biện pháp thủ công?
àHS: Dùng tay bắt sâu hay cắt bỏ những cành, lá bị bệnh. Ngoài ra còn dùng vợt, bẩy đèn, bả độc để diệt sâu hại.
- GV: Em hãy nêu các ưu và nhược điểm của biện pháp thủ công trong phòng trừ sâu, bệnh.
àHS: + Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu bệnh mới phát sinh.
+ Nhược điểm: hiểu quả thấp, tốn công.
- GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức, ghi bảng.
- GV: Nêu lên các ưu và nhược điểm của biện pháp hoá học trong công tác phòng trừ sâu, bệnh.
àHS: + Ưu điểm: diệt sâu, bệnh nhanh, ít tốn công.
+ Nhược điểm: gây độc cho người, cây trồng, vật nuôi, làm ô nhiểm môi trường (đất, nước, không khí), giết chết các sinh vật khác ở ruộng.
- GV: Nhận xét và hỏi tiếp: Khi sử dụng biện pháp hóa học cần thực hiện các yêu cầu gì?
àHS: Cần đảm bảo các yêu cầu: Sử dụng đúng loại thuốc, nồng độ và liều lượng. Phun đúng kỹ thuật.
- GV: Yêu cầu quan sát hình 23 và trả lời: Thuốc hóa học được sử dụng trừ sâu bệnh bằng những cách nào?
àHS: Quan sát và trả lời: Phun thuốc: (hình 23a); Rắc thuốc vào đất (hình 23b); Trộn thuốc vào hạt giống (hình 23c).
- GV giảng thêm: Khi sử dụng thuốc hóa học phải thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về an toàn lao động (đeo khẩu trang, mang găng tay, đi giày ủng, đeo kính, đội mũ) và không được đi ngược hướng gió.
- GV: Chốt lại kiến thức, ghi bảng.
- GV: Yêu cầu một HS đọc thông tin mục 4 trang 32-SGK.
àHS: Đọc thông tin.
- GV: Thế nào là biện pháp sinh học?
àHS: Là sử dụng một số sinh vật như nấm, chim, ếch, các chế phẩm sinh học để diệt sâu hại.
- GV: Nêu ưu, nhược điểm của biện pháp sinh học?
àHS: + Ưu điểm: hiệu quả cao và không gây ô nhiểm môi trường, an toàn đối với con người, hiệu quả bền vững lâu dài.
+ Nhược điểm: hiệu lực chậm, giá thành cao, khó thực hiện.
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục 5 trang 32- SGK và hỏi: Thế nào là biện pháp kiểm dịch thực vật?
àHS: Là sử dụng hệ thống các biện pháp kiểm tra, xử lí những sản phẩm nông, lâm nghiệp khi xuất nhập khẩu...
- GV: Những năm gần nay, người ta áp dụng chương trình phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng nông nghiệp, đó là sự kết hợp một cách hợp lí các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh lấy biện pháp canh tác làm cơ sở.
- GV: Trên cơ sở phân tích ưu, nhược điểm của từng biện pháp, chỉ ra được biện pháp cần ưu tiên trong phòng, trừ sâu, bệnh. Đối với biện pháp hóa học, cần biết cách khắc phục những hậu quả có hại cho cho môi trường. Từ những điều trên, hình thành ý thức tự giác bảo vệ môi trường sống.
àHS: Lắng nghe.
- GV: Chốt lại kiến thức, ghi bảng.
Học sinh đọc phần ghi nhớ và mục: Có thể em chưa biết.
4. Củng cố:
_ Hãy nêu lên các nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại.
_ Nêu lên đặc điểm của các biện pháp phòng trừ sâu bệnh.
5. Nhận xét – dặn dò:
_ Nhận xét về thái độ học tập của HS.
_ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 14: Thực hành: Nhận biết một số loại thuốc và nhãn hiệu của thuốc trừ sâu, bệnh hại.
Tuần: 6
Tiết: 12
BÀI 14: Thực hành
NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ NHÃN HIỆU
CỦA THUỐC TRỪ SÂU, BỆNH HẠI
Ngày dạy:
27/9/2011
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
_ Nhận biết được một số loại thuốc ở dạng bột, bột thấm nước, hạt và sữa.
_ Đọc được nhãn hiệu của thuốc (độ độc của thuốc, tên thuốc.)
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành và thảo luận nhóm.
3. Thái độ: Có ý thức bảo đảm an toàn khi sử dụng và bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
_ Các mẫu thuốc trừ sâu ở dạng bột, hạt, sữa.
_ Tranh vẽ về nhãn hiệu của thuốc và độ độc của thuốc.
2. Học sinh: Xem trước bài 14.
III. PHƯƠNG PHÁP: Quan sát, thực hành và hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới:
Người ta thường dùng thuốc hóa học trừ sâu, bệnh hại bằng cách phun thuốc trên lá, rải vào đất, trộn vào hạt giống. Vậy làm thế nào để nhận biết các loại thuốc hóa học đó và nhãn thuốc trước khi sử dụng? Đây là nội dung của bài thực hành hôm nay.Bài 14: Thực hành: Nhận biết một số loại thuốc và nhãn hiệu của thuốc trừ sâu, bệnh hại.
b. Vào bài mới:
* Hoạt động 1: Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
Yêu cầu: Biết được những vật liệu và dụng cụ cần thiết cho thực hành.
Hoạt động của GV- Hoạt động của HS
Nội dung
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin phần I- SGK.
àHS: Đọc thông tin.
- GV: Đưa ra một số mẫu và giới thiệu cho HS.
àHS: Quan sát và lắng nghe GV giới thiệu.
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
_ Các mẫu thuốc: dạng bột, bột không thấm nước, dạng hạt và sữa.
_ Một số nhãn thuốc của 3 nhóm độc.
* Hoạt động 2: Quy trình thực hành.
Yêu cầu: Biết được những vật liệu và dụng cụ cần thiết cho thực hành.
- GV: Phân chia nhóm thực hành.
àHS: Chia nhóm.
- GV: Yêu cầu ba HS đọc nhóm độc 1,2,3.
àHS: Đọc thông tin.
- GV: Qua 3 hình SGK trang 34 trang yêu cầu các nhóm phân biệt mẫu đang cầm trên tay thuốc nhóm nào?
àHS: Nhóm quan sát và xác định.
- GV: Mẫu các em cầm trên tay gồm có tên sản phẩm, hàm lượng chất, tác dụng của thuốc và dạng thuốc.Ví dụ: SGK trang 34.
àHS: Lắng nghe.
- GV: Yêu cầu một HS đọc thông tin phần II.2
àHS: Đọc thông tin.
- GV: Yêu cầu các nhóm xác định mẫu thuốc của mình thuộc dạng nào.
àHS: Các nhóm xác định.
- GV: Nhận xét.
- GV: Yêu cầu mỗi nhóm xác định tên thuốc, dạng thuốc, nhóm độc, nơi sử dụng.
II. Quy trình thực hành:
1. Nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu, bệnh hại:
a. Phân biệt độ độc:
_ Nhóm độc 1: “ Rất độc”, “ Nguy hiểm” kèm theo đầu lâu xương chéo trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng. Có vạch màu đỏ dưới cùng nhãn.
_ Nhóm độc 2: “ Độc cao” kèm theo chữ thập màu đen trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng. Có vạch màu vàng ở dưới cùng nhãn.
_ Nhóm độc 3: “ Cẩn thận” kèm theo hình vuông đặt lệch có vạch rời, vạch màu xanh nước biển ở dưới nhãn.
b. Tên thuốc:
Bao gồm: tên sản phẩm, hàm lượng chất tác dụng, dạng thuốc, công dụng, cách sử dụng.Ngoài ra còn quy định về an toàn lao động.
2. Quan sát một số dạng thuốc:
_ Thuốc bột thấm nước: ở dạng bột tơi, trắng hay trắng ngà, có khả năng phân tán trong nước.
_ Thuốc bột hòa tan trong nước: dạng bột, màu trắng hay trắng ngà, tan được trong nước.
_ Thuốc hạt: hạt nhỏ, cứng, trắng hay trắng ngà.
_ Thuốc sữa: dạng lỏng trong suốt, có khả năng phân tán trong nước dưới dạng hạt nhỏ có màu đục như sữa.
_ Thuốc nhũ dầu: dạng lỏng khi phân tán
* Hoạt động 2: Thực hành.
Yêu cầu: + Nhận biết và giải thích các kí hiệu ghi trên nhãn thuốc.
+ Phân biệt các mẫu thuốc.
- GV: Yêu cầu mỗi nhóm xác định tên thuốc, dạng thuốc, nhóm độc, nơi sử dụng.
àHS: Các nhóm xác định.
- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm, trao đổi với nhau và chấm điểm lẫn nhau. Sau đó nộp lại cho GV.
àHS: Các nhóm thực hiện.
III. Thực hành:
4. Củng cố và đánh giá giờ thực hành:
Yêu cầu HS nộp bài thực hành ( chấm điểm HS).
5. Nhận xét- dặn dò:
_ Nhận xét về thái độ thực hành của HS.
_ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước Chương 2: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt. Bài 15: Làm đất và bón phân lót.
Trần Phán, ngày.tháng.năm
Ký Duyệt
File đính kèm:
- giao_an_mon_cong_nghe_lop_7_tuan_6.doc