I Mục tiêu :
1. Kiến thức:
* Học sinh biết: Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố photpho;
Các dạng thù hình, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan, độc tính); ứng dụng; trạng thái tự nhiên và điều chế photpho trong công nghiệp.
* Học sinh hiểu: tính chất hóa học cơ bản của photpho là tính oxi hóa và tính khử.
2 .Kĩ năng :
So sánh giữa tính chất hóa học của Nitơ và Photpho; quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét tính chất của P; viết được phương trình phản ứng minh họa tính chất của P; sử dụng P an toàn trong PTN và trong thực tế.
3. Thái độ: nghiêm túc, tích cực
II. Chuẩn bị:
1, Đồ dùng
* GV : bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; hệ thống câu hỏi.
* HS : bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
2, Phương pháp : đàm thoại, tự nghiên cứu SGK
III. Các hoạt động dạy học :
Hoàn thành chuỗi biến hóa sau: (1pt đúng, CB đúng: 1.5đ)
. Cho biết A, B, D. Đọc tên.(3đ)
Một nhà bác học đã nói: “ photpho là nguyên tố của sự sống và tư tưởng”. Nếu photpho trên trái đất mất đi thì trên Trái Đất hoàn toàn không có sự sống. Bài học hôm nay chúng ta sẽ giúp ta hiểu hơn về photpho.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 11 - Tiết 17: Photpho, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 Ngày soạn: 01/10/2008
Tiết 17 Ngày dạy: 8/10
9/10
PHOTPHO
I Mục tiêu :
1. Kiến thức:
* Học sinh biết: Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố photpho;
Các dạng thù hình, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan, độc tính); ứng dụng; trạng thái tự nhiên và điều chế photpho trong công nghiệp.
* Học sinh hiểu: tính chất hóa học cơ bản của photpho là tính oxi hóa và tính khử.
2 .Kĩ năng :
So sánh giữa tính chất hóa học của Nitơ và Photpho; quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét tính chất của P; viết được phương trình phản ứng minh họa tính chất của P; sử dụng P an toàn trong PTN và trong thực tế.
3. Thái độ: nghiêm túc, tích cực
II. Chuẩn bị:
1, Đồ dùng
* GV : bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; hệ thống câu hỏi.
* HS : bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
2, Phương pháp : đàm thoại, tự nghiên cứu SGK
III. Các hoạt động dạy học :
Hoàn thành chuỗi biến hóa sau: (1pt đúng, CB đúng: 1.5đ)
. Cho biết A, B, D. Đọc tên.(3đ)
Một nhà bác học đã nói: “ photpho là nguyên tố của sự sống và tư tưởng”. Nếu photpho trên trái đất mất đi thì trên Trái Đất hoàn toàn không có sự sống. Bài học hôm nay chúng ta sẽ giúp ta hiểu hơn về photpho.
Hoạt động của Thầy:
Hoạt động của Trò:
Nội dung:
Hoạt động 1: Vị trí và cấu hình electron nguyên tử:
Dựa vào BTH cho biết vị trí của P, viết cấu hình electron, cho biết số oxi hóa có thể có của P
Phát biểu dựa vào BTH
-Số OXH P:-3,0,+3, +5
I. VỊ TRÍ VÀ CẤU HÌNH ELETRON NGUYÊN TỬ:
- Photpho ở ô thứ 15, nhóm VA, chu kì 3 trong bảng tuần hoàn.
- Cấu hình electron: P (Z =15): 1s22s22p63s23p3.
Hoạt động 2: Tính chất vật lí :
- GV đưa lọ P đỏ choHS quan sát.
- Quan sát hình vẽ SGK cho biết màu sắc, trạng thái của P, tính chất vật lí của P.
- Lập bảng kết luận về 2 dạng thù hình của P: P đỏ và P trắng.
- Sơ đồ chuyển hóa của 2 dạng thù hình.
Dựa vào SGK
- dạng thù hình:
+ P đỏ:
+ P trắng
Hoàn thành bảng so sánh.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
-Photpho có 2 dạng thù hình chính là: photpho đỏ và photpho trắng.
P trắng
P đỏ
Trạng thái, màu sắc
Chất rắn trong suốt, màu trắng hay hơi vàng, mềm.
Chất bột, màu đỏ.
Cấu tạo phân tử
Cấu trúc mạng tinh thể phân tử (P4)
Cấu trúc polime.
Độc tính
Rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da.
Không độc
Tính bền
Kém bền, dễ nóng chảy; t ≥ 400C bốc cháy trong không khí, phát quang màu lục nhạt trong bóng tối; không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.
Bền trong không khí ở nhiệt độ thường, không phát quang trong bóng tối, không tan trong nước và các dung môi thông thường
Sơ đồ chuyển hóa:
Hoạt động3: Tính chất hóa học :
- Dựa vào vị trí, cấu hình electron dự đoán tính chất hóa học của P. Giải thích.
-Viết ptpứ chứng minh vai trò của P.
- GV củng cố lại
HS:- P0 số OXH trung gianà vừa khử vừa OXH
- Khử khi td với chất OXH mạnh( O2, CL2).
- OXH khi td vói kim loại.
-Viết các pứ minh họa
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
1. Tính oxi hóa:
Photpho thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với một số kim loại hoạt động tạo ra photphua kim loại.
Thí dụ: ( can xi photphua)
2. Tính khử:
Phot pho thể hiện tính khử khi tác dụng với các phi kim hoạt động như oxi, halogen, lưu huỳnh
a/ Tác dụng với oxi: khi đốt nóng
Thiếu oxi: (điphotpho trioxit)
Dư oxi: (điphotpho pentaoxit)
b/ Tác dụng với clo: khi đun nóng
thiếu clo: (photpho triclorua)
dư clo: (photpho pentaclorua)
Hoạt động 4: Trạng thái tự nhiên và ứng dụng :
Photpho có những ứng dụng nào?
Photpho tồn tại trong tự nhiên ở những dạng nào?
- Tham khảo SGK
à nêu các ứng dụng.
P trong tự nhiên tồn tại dạng hợp chất:
Photphoric và apatit
IV. ỨNG DỤNG:
Phần lớn photpho dùng để sản xuất axit photphoric, sản xuất diêm. Ngoài ra, còn dùng trong quân sự: sản xúât bom, đạn
V. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN:
Trong tự nhiên, photpho tồn tại dạng hợp chất, hai khoáng vật chính của photpho là: photphorit Ca3(PO4)2 và apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2. ngoài ra, còn có trong protein thực vật; trong xương, bắp thịt, tế bào não của người, động vật.
Hoạt động 5: Sản xuất :
- Photpho được sản xuất bằng phương pháp nào?
N/cứu để nắm được thông tin và phát biểu
VI. SẢN XUẤT:
Trong công nghiệp:
Ca3(PO4)2 + SiO2 + C P + CaSiO3 + CO
IV, Củng cố – dặn dò:
- GV dùng bài tập 2,3 SGK
-3,5/49,50; 2.28 đến 2.32,So sánh tính chất hóa học của H3PO4 và HNO3, muối photphat và muối nitrat.
- Chuẩn bị bài “ Axit photphoric, Muối photphat”.
V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_mon_hoa_hoc_lop_11_tiet_17_photpho.doc