A. MỤC TIÊU BÀI DẠY
Giúp HS :
-Trọng tâm : Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích
B. CHUẨN BỊ :
Một số đoạn văn mẫu
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích
A. Mục tiêu bài dạy
Giúp HS :
-Trọng tâm : Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích
B. Chuẩn bị :
Một số đoạn văn mẫu
C. Tổ chức hoạt động dạy học
1. ổn định
2. KTBC : Nêu đặc điểm chung của phép lập luận CM?
3. Bài mới : P2 toàn bài: p/vấn, định hướng kiến thức, chốt kiến thức.
*HĐ1: GV p/vấn, định hướng, chốt KT, HS làm việc độc lập , thảo luận.
?Trong đời sống khi nào người ta cần được giải thích ?
- Khi người ta chưa hiểu về những sự vật, hiện tượng lạ thì như cầu giải thích xuất hiện.
?Em hãy nêu 1 số câu hỏi về nhu cầu giải thích trong cuộc sống hàng ngày ?
VD : -Vì sao có mưa ?
-Vì sao lại hạn hán ?
- Nguyên nhân của bệnh cúm gà ?
- Bệnh viêm đường hô hấp cấp SARS là gì ?
?Muốn trả lời được các câu hỏi trên thì phải làm thế nào ?
GV : Trong văn nghị luận người ta thường yêu cầu giải thích các vấn đề tư tưởng, đạo lí lớn nhỏ, các chuẩn mực hành vi của con ngừơi (VD : Thế nào là hpúc, trung thực là gì? Thế nào là “Có công … kim”
-HS đọc bài văn : “Lòng kiêm tốn”
?Bài văn giải thích vấn đề gì?
?Khái niệm “Lòng khiêm tốn ” đã được giải thích như thế nào ?
- Lòng khiêm tốn được giải thích thông qua các đoạn văn định nghĩa, những đoạn văn CM .
?Để tìm hiểu phương pháp giải thích, em hãy chọn và ghi ra những câu định nghĩa như :
-Lòng khiêm tốn có thể coi là 1 bản tính.
Các câu định nghĩa khác.
-Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn biết sống theo thời và biết nhìn xa
-Khiêm tốn là tính nhã nhặn
-Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận .
?Những câu định nghĩa như trên có phải là cách giải thích không ?
- Đó là 1 trong những cách giải thích giúp ta hiểu rõ hơn sâu hơn những vấn đề còn trìu tượng.
*HS đọc đoạn văn có sử dụng cách liệt kê các biểu hiện của người khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn.
?Theo em cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn có phải là cách giải thích không ?
-Cách liệt kê, đối lập … cũng chính là cách giải thích tạo sự phong phú, sinh động cho bài văn .
?Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích không?
-Đó cũng chính là nội dung của bài giải thích .
-Tác dụng : làm cho vấn đề giải thích có ý nghĩa thực tế với người đọc .
?Em hãy tìm bố cục của b/ văn “Lòng khiêm tốn”?
a. MB (từ đầu -> đỗi đãi với sự vật) giới thiệu vấn đề cần giải thích : Lòng khiêm tốn.
b. TB : (tiếp theo -> đối với mọi người) lần lượt trình bày các nội dung giải thích (bằng các cách lập luận phù hợp)
c. KB : (còn lại) Nêu ý nghĩa của lòng khiêm tốn đối với mọi người .
?Qua phần tìm hiểu trên em hiểu như thế nào là lập luận giải thích ?
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ (SGK T71)
*HĐ2: GV hướng dẫn, đánh giá KT, định hướng KT, HS làm việc độc lập
HS đọc bài văn : Lòng nhân đạo
?Cho biết vấn đề được giải thích trong bài văn ?
?Chỉ ra các phương pháp giải thích trong bài văn ?
-Nêu định nghĩa : Lòng nhân đạo là lòng biết thương người .
-Đặt câu hỏi : Thế nào là biết thương người ?
Thế nào là lòng nhân đạo ?
-Kể ra những biểu hiện :- ông lão hành khất
- Đứa bé nhặt từng mẩu bánh
- Mọi người xót thương
Đối chiếu (lập luận = cách đưa ra nhận định của Thánh Găng-đi (lãng tụ phong trào độc lập DT ấn độ))
I) Mục đích và phương pháp giải thích
1) Nhu cầu giải thích trong đời sống .
- Trước những hiện tượng sự vật mới lạ con người chưa hiểu thì nhu cầu giải thích xuất hiện .
- Muốn trả lời được các câu hỏi (các vấn đề trên) thì phải có nhiều về tri thức khoa học chuẩn xác .
2) Tìm hiểu phép lập luận giải thích trong văn nghị luận .
*VB: Lòng khiêm tốn
- Vấn đề cần giải thích :
Khái niệm : Lòng khiêm tốn .
-Phương pháp giải thích
+ Nêu câu định nghĩa
+Liệt kê các biểu hiện, đối chiếu, so sánh
+ Chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả của vấn đề cần giải thích
- Bố cục của bài văn : Gồm 3 phần
*Ghi nhớ (SGK)
II) Luyện tập.
Bài tập (SGK Tr 72)
* Bài văn : Lòng nhân đạo
- Vấn đề cần giải thích :
Lòng nhân đạo
- Phương pháp giải thích
+ Nêu định nghĩa
+ Đặt câu hỏi
+ Kể ra những biểu hiện
+ Đối chiếu (lập luận bằng cách đưa ra nhận định của Găng-đi)
4) Củng cố : HS đọc phần ghi nhớ
5) Hoạt động kết nối.
Hướng dẫn học tập:
- học thuộc ghi nhớ và làm bài tập (SGK)
- Soạn bài Sống chết mặc bay . (GV hướng dẫn cụ thể )
File đính kèm:
- Tim hieu chung ve van giai thich.doc