1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:Củng cố chắc chắn hơn về cách làm bài văn lập luận chứng minh.
b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đoạn văn CM.
c. Thái độ: Giáo dục tính sáng tạo khi viết văn.
2. CHUẨN BỊ:
GV: NC bài.
HS: SGK ,VBT ,chuẩn bị bài.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Giao tiếp, hoạt động nhóm, thực hành
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
4.2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tiết 100: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP
VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH
Tiết 100
ND:
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:Củng cố chắc chắn hơn về cách làm bài văn lập luận chứng minh.
b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đoạn văn CM.
c. Thái độ: Giáo dục tính sáng tạo khi viết văn.
2. CHUẨN BỊ:
GV: NC bài.
HS: SGK ,VBT ,chuẩn bị bài.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Giao tiếp, hoạt động nhóm, thực hành
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
4.2. Kiểm tra bài cũ: Không.
4.3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: Để củng cố kiến thức lí thuyết về phép lập luận chứng minh, ở tiết 92, các em đã luyện tập về văn nghị luận chứng minh. Một lần nữa, để các em nắm sâu hơn về lí thuyết, củng cố các kĩ năng thực hành, tiết này các em sẽ luyện tập viết đoạn văn chứng minh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
PHẦN GHI BẢNG
Hoạt động 1: Những yêu cầu đối với 1 đoạn văn CM.
GV yêu cầu HS nhắc lại những yêu cầu đối với 1 đoạn văn CM:
- Khi viết 1 đoạn văn cần cố hình dung đoạn đó nằm ở vị trí nào của bài văn mới có thể viết được thành phần chuyển đoạn.
- Cần có câu chủ đề nêu rõ luận điểm của đoạn văn. Các ý, các câu khác trong đoạn phải tập trung làm sáng tỏ cho luận điểm.
- Các lí lẽ (dẫn chứng) phải được sắp xếp hợp lí để quá trình CM được rõ ràng, mạch lạc.
Hoạt động 2: Viết đoạn văn.
- HS lập dàn ý cùng 1 đề , trao đổi dàn ý với nhau để thống nhất .
- Mỗi nhóm đề cử một bạn lên trình bày dàn ý thống nhất của nhóm mình.
- Các tổ nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý.
HS viết đoạn văn .
- Mỗi nhóm đề cử một ban lên trình bày .
- Các tổ nhận xét bổ sung.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
Gv đọc cho hs nghe đoạn văn tham khảo:
I.Chuẩn bị:
- Đoạn văn không tồn tại độc lập, riêng biệt.
- Cần có câu chủ đề.
- Có lí lẽ, dẫn chứng rõ ràng.
II:Viết đoạn văn
Đề: Chứng minh rằng văn chương “ gây cho ta những tình cảm ta không có”
1. Dàn ý đoạn văn.
- Luận điểm: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có.
- Giải thích: Tình cảm của ta không có là những tình cảm mới ta có được sau khi đọc văn chương.
- Dận chứng:
+ Qua nhân vật Kiều Phương ta có thêm lòng vị tha.
+ Qua dế Mèn trong “Bài học đường đời đầu tiên” bất bình với tính kiêu căng, tự phụ.
+ Qua “Sông nước Cà Mau” ta yêu thiên nhiên Cà Mau.
- Khẳng định, nhấn mạnh luận điểm.
2) Đoạn văn:
“Văn chương gây cho ta những tình cảm mà ta chưa có”. Vậy “tình cảm mà ta chưa có” là gì? Đó là những tình cảm mà ta có được sau quá trình đọc, hiểu, cảm nhận tác phẩm văn chương. Đọc xong truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”, nhân vật Kiều Phương đã cho ta lòng vị tha. Khi thưởng thức văn bản “Sông nước Cà Mau”, tự nhiên ta thấy yêu thiên nhiên ở vùng đất cực Nam Tổ quốc. Hay khi đọc đoạn dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của dế Choắt, ta vô cùng bất bình với tính kiêu căng, tự phụ của dế Mèn. Vậy thì, văn chương quả là đã vun đắp cho ta những tình cảm mà ta không có.
4.4. Củng cố và luyện tập:
Khi đưa dẫn chứng trong bài văn CM, theo em, thao tác nào không cần thiết phải thực hiện?
A. Giải thích. B. Phân tích.
C. Đánh giá dẫn chứng đúng hay sai. D. Bình luận.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài.
- Chuẩn bị bài :Trả bài TLV số 5:
+ Xem lại kiến thức.
5. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tiet 100.doc