I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nêu được sự tiến hoá của giới động vật từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
- Học sinh thấy rõ được đặc điểm thích nghi của động vật với môi trường sống.
- Chỉ rõ giá trị nhiều mặt của giới động vật
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp.
- Kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh về động vật đã học.
- Bảng thống kê về cấu tạo và tầm quan trọng
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: (4/)
- Không kiểm tra bài cũ
2. Bài mới:
* GV giới thiệu vào bài: (1/)
- Động vật từ khi xuất hiện luôn luôn biến đổi và tiến hoá. Dựa vào sơ đồ cây phát sinh giới động vật cho ta biết được nội dung nói trên.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 66: Ôn tập học kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 7D. Tiết TKB: Ngày giảng:..tháng 04 năm 2013. Sĩ số: 23 vắng: ....
TIẾT 66:
ÔN TẬP HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nêu được sự tiến hoá của giới động vật từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
- Học sinh thấy rõ được đặc điểm thích nghi của động vật với môi trường sống.
- Chỉ rõ giá trị nhiều mặt của giới động vật
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp.
- Kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh về động vật đã học.
- Bảng thống kê về cấu tạo và tầm quan trọng
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: (4/)
- Không kiểm tra bài cũ
2. Bài mới:
* GV giới thiệu vào bài: (1/)
- Động vật từ khi xuất hiện luôn luôn biến đổi và tiến hoá. Dựa vào sơ đồ cây phát sinh giới động vật cho ta biết được nội dung nói trên.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 1: (15/)
Sự tiến hoá của giới động vật và sự thích nghi thứ sinh
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng 1 “Sự tiến hoá của giới động vật”
- GV kẻ sẵn bảng 1 trên bảng phụ cho HS chữa bài.
- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK trang 200, thu thập kiến thức.
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời
- Đại diện nhóm lên ghi kết quả vào bảng 1, nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
1. Tiến hoá của giới động vật
- Giới động vật đã tiến hoá từ đơn giản đến phức tạp.
- GV cho HS ghi kết quả của nhóm.
- GV tổng hợp các ý kiến của các nhóm.
- Cho HS quan sát bảng đáp án.
- GV yêu cầu HS theo dõi bảng 1, trả lời câu hỏi:
- Sự tiến hoá của giới động vật được thể hiện như thế nào ?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- Sự thích nghi của động vật với môi trường sống thể hiện như thế nào ?
- Thế nào là hiện tượng thứ sinh? Cho ví dụ cụ thể ?
- GV cho các nhóm trao đổi đáp án
- Hãy tìm trong các loài bò sát, chim có loài nào quay trở lại môi trường nước ?
- Cho HS rút ra kết luận.
- Các nhóm sửa chữa nếu cần.
- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến.
+ Sự tiến hoá thể hiện sự phức tạp về tổ chức cơ thể, bộ phận nâng đỡ
- Cá nhân nhớ lại các nhóm động vật đã học và môi trường sống của chúng, thảo luận nhóm. Yêu cầu nêu được:
+ Sự thích nghi của động vật: có loài sống bay lượn trên không (có cánh), loài sống ở nước (có vây), sống nơi khô cằn (dự trữ nước).
+ Hiện tượng thứ sinh: quay lại sống ở môi trường của tổ tiên.
VD: Cá voi sống ở nước.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS ghi vở
- Từ động vật đơn bào đến động vật đa bào đến động vật đa bào bậc cao.
- Môi trường sống chuyển từ nước lên cạn.
2. Sự thích nghi thứ sinh
- Động vật thích nghi với môi trường sống.
- Động sau khi tiến hoá (thích nghi đời sống trên cạn) nhưng quay trở lịa sống thích nghi với môi trường nước gọi là thích nghi thứ sinh.
HOẠT ĐỘNG 2: (20/)
Tầm quan trọng trong thực tiễn của động vật
- GV yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng 2 “Những động vật có tầm quan trọng trong thực tiễn”
- GV kẻ bảng 2 để HS chữa bài.
- GV nên gọi nhiều nhóm chữa bài để có điều kiện đánh giá hoạt động của nhóm.
- Động vật có vai trò gì ?
- Động vật gây nên những tác hại như thế nào ?
- Cá nhân nghiên cứu nội dung trong bảng 2, trao đổi nhóm tìm tên động vật cho phù hợp với nội dung.
- Đại diện nhóm lên bảng ghi kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân trả lời, lớp bổ sung
- Cá nhân trả lời, lớp bổ sung
3. Tầm quan trọng thực tiễn của động vật
- Đa số động vật có lợi cho tự nhiên và cho đời sống con người.
- Một số động vật gây hại.
Đặc điểm
Cơ thể đơn bào
Cơ thể đa bào
Đối xứng toả tròn
Đối xứng hai bên
Cơ thể mềm
Cơ thể mềm, có vỏ đá vôi
Cơ thể có bộ xương ngoài bằng kitin
Cơ thể có bộ xương trong
Ngành
Động vật nguyên sinh
Ruột khoang
Các ngành giun
Thân mềm
Chân khớp
Động vật có xương sống
Đại diện
Trùng roi
Tuỷ tức
Giun đũa, giun đất
Trai sông
Châu chấu
Cá chép, ếch, thằn lằn bóng đuôi dài, chim bồ câu, thỏ
Tầm quan trọng thực tiễn
Tên bài
- Động vật không xương sống
- Động vật có xương sống
Động vật có ích
- Thực phẩm (vật nuôi, đặc sản)
- Dược liệu
- Công nghiệp
- Nông nghiệp
- Làm cảnh
- Trong tự nhiên
- Tôm, cua, rươi, .
- Mực
- San hô
- Giun đất
- Trai ngọc
- Nhện, ong
- Cá, chim, thú
- Gấu, khỉ, rắn
- Bò, cầy, công
- Trâu, bò, gà
- Vẹt
- Cá, chim
Động vật có hại
- Đối với nông nghiệp
- Đối với đời sống con người
- Đối với sức khoẻ con người
- Châu chấu, sâu, gai, bọ rùa
- Ruồi, muỗi
- Giun đũa, sán
- Chuột
- Rắn độc
3. Củng cố: (4/)
- GV cho HS trả lời câu hỏi:
+ Dựa vào bảng 1 trình bày sự tiến hoá của giới động vật?
+ Nêu tầm quan trọng thực tiễn của động vật?
4. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1/)
- Dặn HS chuẩn bị tốt cho bài thi học kì tiếp theo
- Chuẩn bị cho bài tham quan thiên nhiên.
+ Lọ bắt động vật, hộp chứa mẫu, kính lúp cầm tay, vở ghi chép, kẽ sẵn bảng trang 205 SGK, vượt bắt bướm.
File đính kèm:
- giao_an_mon_sinh_hoc_lop_7_tiet_66_on_tap_hoc_ki_2.doc