Giáo án môn văn lớp 10 chuyên văn năm học 2007-2008

A. Mục tiêu:

- Kiến thức: Hiểu được hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp. Nắm được các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và tác động của chúng đối với hiệu quả giao tiếp.

- Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản

- Giáo dục: Thấy được tầm quan trọng của giao tiếp ngôn ngữ, có ý thức vận dụng những kiến thức được học để nâng cao hiệu quả giao tiếp thực tiễn.

B. Phương pháp: qui nạp và tích hợp

C.Phương tiện: SGK và giáo án, Truyện cười dân gian, ca dao tục ngữ Việt Nam.

D.Tiến trình bài giảng:

1.Ổn định:

2.Kiểm tra:

3.Bài mới:

 

doc143 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn văn lớp 10 chuyên văn năm học 2007-2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án môn văn lớp 10 chuyên Văn Năm học 2007-2008 Giáo viên Đỗ Lê Nam Ví dụ về cấu trúc tạo giá trị nghệ thuật của văn bản. Điều mong đợi nhất Tõm sự của đổi trẻ trước ngày cưới vẫn đỳng cả sau lễ cưới nhưng theo chiều ngược lại.  - Chàng: Thật tuyệt vời! Cuối cựng thỡ giờ phỳt anh mong đợi nhất cũng đó tới! - Nàng: Em phải ra đi à? - Chàng: Khụng. Thậm chớ em đừng bao giờ nghĩ tới điều đú! - Nàng: Anh cú yờu em khụng? - Chàng: Tất nhiờn rồi! - Nàng: Anh cú phản bội em khụng? - Chàng: Khụng! Sao em lại cú ý nghĩ đú cơ chứ? - Nàng: Anh sẽ hụn em chứ? - Chàng: Đương nhiờn. - Nàng: Anh sẽ đỏnh em chứ? - Chàng: Khụng bao giờ! - Nàng: Em cú thể tin anh được khụng? Sau ngày cưới: Hóy đọc từ dưới lờn Ví dụ về đề văn  Ngoan cố Hóy tả con vật mà em yờu thớch. Cụ giỏo ra đề bài tập làm văn: Hóy tả con vật mà em yờu thớch. Một học sinh viết: - Con vật mà em yờu thớch nhất là con rận... Và học sinh này bắt đầu tả con rận, chi tiết đến từng cọng lụng. Nhưng cụ giỏo khụng hài lũng vỡ con vật này khụng được đẹp, nờn yờu cầu cậu học sinh tả con chú. Hụm sau cậu bộ nộp bài: - Con chú nhà em cú rất nhiều lụng, vỡ thế nú rất lắm rận. Sau đõy em xin tả con rận... Hơi bực mỡnh, cụ giỏo bốn cẩn thận chọn một con vật khụng cú rận, là con cỏ, và bảo cậu tả lại. Cậu bộ viết: - Con cỏ sống ở dưới nước nờn nú khụng cú lụng, nhưng nú cú rất nhiều vảy. Nếu nú sống trờn cạn thỡ chắc hẳn nú phải cú nhiều lụng. Mà nhiều lụng thỡ sẽ cú rận. Sau đõy em xin tả con rận... Hoàn toàn khụng hài lũng, cụ giỏo đưa ra yờu cầu chút: Hóy tả bạn gỏi ngồi cạnh em. Cụ chắc mẩm cậu bộ khụng thể nào gỏn cho cụ bạn xinh xắn kia là cú rận cho được. Cuối cựng cụ nhận được bài làm: - Bạn gỏi ngồi cạnh em rất xinh xắn và sạch sẽ, bạn cú mỏi túc búng mượt, cho nờn bạn khụng cú con rận nào. Tuy nhiờn, em vẫn xin tả con rận...   Tuần: 8. Tiết: 39 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ A. Mục tiêu: - Kiến thức: Hiểu được hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp. Nắm được các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và tác động của chúng đối với hiệu quả giao tiếp. - Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản - Giáo dục: Thấy được tầm quan trọng của giao tiếp ngôn ngữ, có ý thức vận dụng những kiến thức được học để nâng cao hiệu quả giao tiếp thực tiễn. B. Phương pháp: qui nạp và tích hợp C.Phương tiện: SGK và giáo án, Truyện cười dân gian, ca dao tục ngữ Việt Nam. D.Tiến trình bài giảng: 1.ổn định: 2.Kiểm tra: 3.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HĐ I:Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu bài học I. Tiếp cận bài mới: HĐ II: Tìm hiểu nội dung chính 1.Khái quát về giao tiếp, hoạt động giao tiếp bằng NN: *Đọc phần 1, nêu những hiểu biết của em về giao tiếp: - Mục đích giao tiếp là gì? - Có bao nhiêu phương tiện giao tiếp? - Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có bao nhiêu quá trình? - Trong giao tiếp, văn bản thường có mấy loại thông tin chính, chúng là gì? II. Nội dung chính: 1.Khái quát về giao tiếp và hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: - Mục đích giao tiếp là trao đổi thông tin, nhờ đó xã hội tồn tại và phát triển. - Có nhiều phương tiện giao tiếp: ngôn ngữ, điệu bộ, kí hiệu, hình vẽ, âm nhạc…Trong đó giao tiếp bằng ngôn ngữ là quan trọng nhất. Ví dụ: Bài hát, kịch câm, biển báo gia thông, tranh cổ động… - Hai quá trình là tạo lập văn bản ( nói và viết ) và lĩnh hội văn bản ( nghe và ghi ). - Văn bản thường có hai loại thông tin: 1. Thông tin miêu tả là thông tin về đối tượng được nói đến. 2. Thông tin liên cá nhân là thông tin đi kèm thể hiện quan hệ giữa người tham gia giao tiếp.Vai trò của chúng tuỳ thuộc vào từng tình huống giao tiếp cụ thể. Ví dụ: Truyện cười “ Trả lời vắn tắt”, bài ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa”. 2. Các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp: *Đọc phần 2, kết hợp với hiểu biết thực tế, cho biết các chức năng của giao tiếp và ví dụ minh hoạ? 2. Các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp: - Thông báo sự việc: - Bộc lộ: Biểu cảm - Tác động: cầu khiến. - Lưu ý: các chức năng này hoà quện trong văn bản và vai trò của từng cái phụ thuộc vào tình huống giao tiếp cụ thể. - Ví dụ: Truyện cười “ Tam đại gàn” 3. Các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: * Đọc phần 3 kết hợp với hiểu biết thực tế, hãy kể tên các nhân tố của hoạt động giao tiếp ngôn ngữ và cho ví dụ minh hoạ. 3. Các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: - Nhân vật giao tiếp: người phát và người nhận hoán đổi nhau. - Công cụ giao tiếp và kênh giao tiếp: ngôn ngữ thường là từ địa phương, biệt ngữ xã hội, chúng được chuyển tải qua các kênh: nói-nghe trực tiếp, nói- nghe gián tiếp, viết-đọc. - Nội dung giao tiếp: hiện thực cuộc sống và bản thân ngôn ngữ - Hoàn cảnh giao tiếp: thời gian, không gian, nhân vật giao tiếp ( van hoá, tôn giáo), thường có hai loại: môi trường gt lễ nghi, trang trọng và mt gt không lễ nghi, thân tình. - Ví dụ: 4. Tác động của các nhân tố giao tiếp đến hiệu quả gt: * Đọc phần 4, kết hợp kiến thức ở phần 3 và trong cuộc sống, hãy nêu tác động của nhân tố giao tiếp đến hiệu quả giao tiếp. 4. Tác động của các nhân tố giao tiếp đến hiệu quả giao tiếp: - Về nhân vật giao tiếp: cách xưng hô, thái độ nói. - Về công cụ giao tiếp và kênh giao tiếp: - Về nội dung giao tiếp: tác động tới hình thức giao tiếp. - Về hoàn cảnh giao tiếp: HĐ III: Kết luận về bài học: “ Lời nói, đọi máu” “ Bệnh từ miệng mà vào, hoạ từ miệng mà ra” “ Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” “ Học ăn, học nói, học gói, học mở.” “ Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê.” “ Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy.” “ Ăn có nhai, nói có nghĩ.” III. Kết luận về bài học: - Chốt lại những đề mục chính của bài. - Tích hợp với phần giảng văn: vận dụng các kiến thức về hoạt động giao tiếp ngôn ngữ, đặc biệt là tác động của nhân tố giao tiếp tới hiệu quả gt trong việc phân tích tác phẩm văn học: cách xưng hô, đặc điểm ngôn từ… Tìm trong ca dao Việt Nam hay văn chương nói chung những câu khuyên chúng ta cần phải cẩn trọng khi nói năng, gt: “ Nói hay hơn hay nói” “Nói với người say như vay không trả.” “Nói có sách, mách có chứng.” “ Ăn lúc đói, nói lúc say.” “ Ăn lắm thì hết miếng ngon, nói lắm thì hết lời khôn hoá rồ”. “ Rượu nhạt uống lắm cũng say, người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.” “ Biết thì hãy thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.” “ Người ta cần hai tai để nghe nhưng chỉ cần một miệng để nói.” “ Người ta chỉ mất ba năm để học nói, nhưng phải mất sáu mươi năm để học im lặng.” ( Razun Gamzatốp). HĐ IV: Củng cố, dặn dò IV. Củng cố, dặn dò: - Làm bài tập: 2, 3 SGK - Soạn bài “Quan sát, thể nghiệm đời sống.” Tuần: 8 .Tiết: 40 Quan sát và thể nghiệm cuộc sống A. Mục tiêu: - Kiến thức: Hiểu được vai trò của quan sát, thể nghiệm đời sống với việc làm văn. Vận dụng kết quả quan sát và thể nghiệm đời sống vào việc viết văn. - Kĩ năng: Đọc hiểu, quan sát, thể nghiệm thực tế. - Giáo dục: Có ý thức quan sát, tìm hiểu cuộc sống xung quanh để tự bồi bổ vốn kiến thức cho việc học tập. B.Phương pháp: qui nạp và tích hợp C.Phương tiện: SGK và giáo án, sách tham khảo, mở rộng D.Tiến trình bài giảng: 1.ổn định: 2.Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu nội dung, mục đích bài học Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt I. Quan sát: *Đọc SGK và trả lời : ? Quan sát là gì. ? Làm thế nào để quan sát một cách hiệu quả. ? Khi quan sát, người ta dùng phương pháp gì. I. Quan sát: - Quan sát là xem xét cẩn thận, kỹ càng, có mục đích, nhằm khám phá bản chất đối tượng hay phát hiện những đổi thay, những điều mới lạ, có ý nghĩa nhưng ẩn kín mà mắt thường dễ bỏ qua. Ví dụ: - Muốn quan sát hiệu quả phải có phương pháp quan sát đúng đắn. - Người ta thường dùng những phương pháp quan sát như sau: + Chú ý đến những điểm khác lạ hoặc lặp đi lặp lại. + Đi theo không gian từ gần đến xa, từ ngoài vào trong, từ tĩnh đến động, từ bộ phận đến toàn thể; theo thời gian từ bắt đầu đến kết thúc, từ trước đến sau. + Có sự so sánh, đối chiếu, liên tưởng, phân tích, đáng giá. + Ví dụ: Danh hoạ Nga quan sát vũng nước tiểu của con chó trên băng mà tưởng tượng đó là hổ phách. Thầy của Lêona đờ Vanhxi cho ông vẽ đi vẽ lại quả chứng hàng nghìn lần chỉ để cho ông nhận ra được sự không giống nhau của hai quả chứng bất kỳ. Câu nói của Tô Hoài: Quan sát giỏi là lấy nét chính, nét riêng, móc ra ngóc ngách của sự vật, đôi khi là nét mình hứng thú nhất do mình khổ công tìm ra. II. Thể nghiệm * Đọc SGK, liên hệ thực tế: ? Thể nghiệm là gì. ? Thể nghiệm và quan sát có gì giống và khác nhau. ? Vai trò của quan sát và thể nghiệm trong việc viết văn. ? Thử lý giải vì sao có nhà văn nhà thơ không hề đi thực tế nhưng lại có sáng tác giá trị như “ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của Tố Hữu, “ Tiếng hát con tàu”, “ Người đi tìm hình của nước’ của Chế Lan Viên. Phải chăng không cần quan sát thể nghiệm vẫn có thể sáng tác. II. Thể nghiệm: - Thể nghiệm là cách tích luỹ vốn sống quan trọng đối vơi việc làm văn. - Thể nghiệm giống quan sát ở chỗ cùng xem xét, tìm hiểu, khám phá đối tượng một cách có mục đích, có ý thức. Nhưng chúng khác nhau ở chỗ: người quan sát chủ yếu đứng bên ngoài hoặc bên cạnh đối tượng, hoàn cảnh để nhìn vào; còn người thể nghiệm chủ động tưởng tượng để tự đặt mình vào hoàn cảnh, thâm nhập đối tượng. Do đó người thể nghiệm có được sự hiểu biết về đối tượng sâu sắc và thấm thía hơn người quan sát. - Ví dụ: câu nói của Mac-xim Goóc-ki: - Giúp cho tác giả có vốn hiểu biết, tư liệu quý giá để làm chất liệu sáng tác. - Không phải, các tác giả này tuy chưa đi đến tận nơi nhưng họ đã có sự trải nghiệm gián tiếp qua sách vở, lời kể của người khác, đặc biệt họ đã có sự trải nghiệm ở những đối tượng tương tự. Hơn nữa họ rất giàu cảm xúc và giỏi liên tưởng. III. Luyện tập: 1. Bài 1: Đọc bài và trả lời câu hỏi SGK: Chỉ ra phương pháp quan sát của các nhà văn và kết quả quan sát của họ ở các đọan. 2. Bài 2: III. Luyện tập: 1. Bài 1: - Đoạn 1: Quan sát tỉ mỉ, chính xác, tinh tế, từ tĩnh đến động, theo trình tự thời gian trước sau, có sự liên tưởng. - Đoạn 2: Quan sát tỉ mỉ, tinh tế, từ trên xuống dưới, từ gần đến xa, có sự so sánh, liên tưởng, tưởng tượng thiên về thể nghiệm, tác giả nhập vào tâm hồn của lão Khúng để đọc ra suy tư, tâm trạng của lão. - Quan sát và thể nghiệm luôn gắn chặt nhau vì cái nọ hỗ trợ cho cái kia. Quan sát để hiểu bề ngoài, hiểu khái quát, trên cơ sở đó, người ta mới biết làm thế nào để có cách thể nghiệm hiệu qủa nhằm khám phá bản chất đối tượng. 2. Bài 2: Học sinh chọn một trong ba đề, tốt nhất chia lớp thành ba nhóm để làm sau đó chữa bổ sung, đánh giá nhóm nào làm tốt nhất. IV. Củng cố, dặn dò: IV. Củng cố, dặn dò: - - Soạn bài “ Xuý Vân giả dại” V. Rút kinh nghiệm: V. Rút kinh nghiệm: - Nội dung: - Hình thức: Tuần: 8 .Tiết: 41, 42 Xuý Vân giả dại ( Trích chèo Kim Nham ) A. Mục tiêu - Kiến thức: Thấy được đặc sắc nội dung, nghệ thuật của chèo cổ qua đoạn trích “ Xuý Vân giả dại”: Thấy được nghệ thuật thể hiện nội tâm nhân vật đặc sắc của chèo cổ. - Kĩ năng: Phân tích tác phẩm sân khấu kịch hát dân gian - Giáo dục: Có thái độ xót thương, thông cảm đối với bi kịch tình yêu và ước vọng chính đáng của người phụ nữ trong xã hội cũ. B.Phương pháp: qui nạp và tích hợp C.Phương tiện: SGK và giáo án, sách tham khảo, mở rộng D.Tiến trình bài giảng: 1.ổn định: 2.Kiểm tra: 3.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HĐ1: Tìm hiểu chung * Đọc tiểu dẫn, trả lời: ? Hiểu biết của em về chèo cổ ? Tóm tắt vở chèo “ Kim Nham” - Giới thiệu về đoạn trích “Xuý Vân giả dại”. I.Tìm hiểu chung: - Chèo cổ hay chèo truyền thống, chèo sân đình là thể loại kịch hát dân gian đặc sắc của đồng bằng Bắc Bộ. - Phần quan trọng nhất của vở chèo là tích trò(kịch bản): “ có tích mới dịch nên trò” và nghệ thuật biểu diễn. - Kim Nham là học trò nghèo lên kinh ôn thi, được huyện Tể gả cho hai con gái là Xuý Vân và Xuý Quỳnh. - Xuý Vân rất đảm đang nhưng chỉ ước gia đình bình dị, không hợp với mộng công danh của chồng. - Khi chồng đi vắng, nàng đã yêu gã họ sở Trần Phương và giả điên để bỏ chồng theo hắn. - Sau đó nàng bị Trần Phương phụ bạc, lỡ làng, đau khổ mà hoá điên thật. - Kim Nham đỗ cao làm quan, gặp Xuý Vân ăn xin, chàng cho bạc vào trong nắm cơm. Xuý Vân quá xấu hổ nhảy xuống sông tự tử. - Là một trong những đoạn trích hay nhất của chèo cổ Việt Nam nói về việc Xuý Vân giả dại buộc Kim Nham giải phóng cho mình để đi theo Trần Phương. HĐ2: Đọc hiểu 1. Luyện đọc và chia đoạn - Cả đoạn trích là lời hát của Xuý Vân khi giả dại, hãy tìm các điệu hát, phân vai đọc. ? Nếu căn cứ vào diễn biến tâm trạng của Xuý Vân , ta có thể chia đoạn trích thành mấy đoạn, nêu nội dung của chúng. II.Đọc hiểu 1. Luyện đọc và chia đoạn: - Có các lối nói và điệu hát lần lượt như sau: nói lệch, hát quá giang, hát xưng danh, hát điệu con gà rừng, hát điệu sa lệch, nói điệu sử rầu, hát sắp, hát ngược - Mỗi bạn đọc một lối nói hoặc điệu hát của Xuý Vân. Một bạn đọc lại toàn bộ. - Căn cứ vào diễn biến tâm trạng của Vân, ta có thể chia đoạn trích thành các đoạn như sau: + Nói lệch, hát qúa giang, hát xưng danh: Tâm trạng gượng ép, lỡ làng, dang dở, mặc cảm, tủi nhục. + Hát điệu con gà rừng: Tâm trạng lạc lõng, cô đơn, cay đắng, uất ức, thất vọng vì không đạt được mơ ước hạnh phúc bình dị. + Nói điệu sử rầu: Tâm trạng nhớ thương người yêu, tù túng, ngột ngạt, bế tắc. + Hát ngược: Tâm trạng điên dại, trớ trêu, mất phương hướng, muốn phá đảo lộn, phá tung tất cả. 2.Phân tích tâm trạng của Xuý Vân ? Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng Xuý Vân. 2.Phân tích tâm trạng của Xuý Vân a. Tâm trạng bẽ bàng, dang dở: - Đau thiết thiệt van: nỗi đau đớn không thể kìm nén trong lòng mà bật thành tiếng kêu than. - Kêu đò không thưa, càng chờ càng đợi càng trưa chuyến đò: giống như người gọi đò mà không được, thân phận lệ thuộc, không được làm chủ bản thân, đợi chờ trong vô vọng, mệt mỏi, chán chường. - phải luỵ đò: thân phận phụ thuộc - chả nên gia thất thì về, chúng chê, bạn cười: nhận ra hoàn cảnh tan vỡ, ê chề, lỡ làng. - không giăng gió gặp người gió trăng: thang minh cho mình, vốn không phải là người lẳng lơ, ăn ở hai lòng nhưng vì gặp người trăng gió mà ra nông nỗi này. b. Tâm trạng cô đơn lạc lõng - con gà rừng ăn lẫn với công: ẩn dụ cho thân phận lạc lõng của Xuý Vân trong gia đình Kim Nham. - láng giềng, xuân huyên ai hay: cô đơn, không có ai hiểu và thông cảm. - để anh đi gặt để nàng mang cơm: ước mơ bình dị của cô tan vỡ trước mộng công danh của Kim Nham. Cô càng thấy thất vọng, cô đơn, lạc lõng. c. Nhớ thương nhân ngãi: - thương nhân ngãi, nhớ nhân tình: - con cá nằm vũng chân trâu, năm bảy cần câu châu vào: nhận thức được hoàn cảnh trớ trêu, nguy hiểm của mình. d. Tâm trạng hỗn loạn điên dại: - câu hát ngược biểu lộ tâm trạng điên dại - muốn phá tung tất cả các khuôn khổ để tìm lối thoát. 3. Kết luận: ? Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm là gì. 3. Kết luận: - Đoạn trích nói nên tâm trạng điên điên dại dại của Xuý Vân trong đó chất chứa tất cả sự bẽ bàng, dang dở, cô đơn, lạc lõng, vỡ mộng, muốn phá tung tất cả khuôn khổ lễ giáo để tìm một con đường giải thoát cho khát vọng tình yêu tự do. - Đoạn trích thành công ở nghệ thuật khắc hoạ tâm lý nhân vật qua hành động, ngôn ngữ rối loạn, lộn xộn. III. Củng cố dặn dò: - Soạn bài “ Đọc hiểu văn bản văn học” III. Củng cố dặn dò: - Tích hợp: tâm trạng nhân vật trữ tình và bi kịch tình yêu của Xuý Vân và những người con gái khác trong ca dao than thân. Liện hệ “Nguyệt Cô hoá cáo” Tuần: 9.Tiết: 43 Đọc hiểu văn bản văn học A. Mục tiêu - Kiến thức: Hiểu được mục đích yêu cầu của việc đọc hiểu văn bản văn học. Nắm được các bước đọc hiểu văn bản văn học. - Kĩ năng: Đọc hiểu, vận dụng lý thuyết đọc hiểu vào việc thực hành với các tác phẩm cụ thể. - Giáo dục: Có ý thức vận dụng kĩ năng đọc hiểu vào việc học tác phẩm văn học. B.Phương pháp: qui nạp và tích hợp C.Phương tiện: SGK và giáo án, Tuyển tập tác phẩm thơ văn Việt Nam và thế giới. D.Tiến trình bài giảng: 1.ổn định: 2.Kiểm tra: 3.Bài mới: Hoạt động thầy và trò Nội dung cần đạt I. Mục đích yêu cầu của việc đọc- hiểu văn bản văn học * Đọc Sgk và trả lời: ? Cho biết sự cần thiết của việc đọc hiểu văn bản văn học ? Yêu cầu của việc đọc hiểu tác phẩm văn học I. Mục đích yêu cầu của việc đọc- hiểu văn bản văn học 1. Sự cần thiết của việc đọc- hiểu văn bản văn học - Giúp hiểu đúng giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học. - Có thái độ đồng cảm, cảm thông với người khác. 2. Mục đích yêu cầu đọc- hiểu tác phẩm văn học - Phải thường xuyên đọc nhiều tác phẩm văn học. - Biết liên hệ, tưởng tượng, suy ngẫm tạo thành thói quen thưởng thức văn học. - Biết tra cứu, học hỏi. II. Các bước đọc- hiểu vbvh * Đọc sgk liên hệ kinh nghiệm thực tế, trả lời: ? Có mấy bước đọc- hiểu ? Nêu cụ thể nội dung từng bước. II. Các bước đọc- hiểu văn bản văn học - Có bốn bước chính: * Bước1: Đọc hiểu ngôn từ - Trước hết phải có ấn tượng toàn vẹn về tác phẩm bằng cách đọc thông suốt. - Hiểu được các từ lạ, từ khó, các điển cố, các phép tu từ. - Thơ cần học thuộc, truyện cần tóm tắt được nội dung cốt truyện. * Bước 2: Đọc- hiểu hình tượng nghệ thuật - Phải biết tưởng tượng, liên hệ thực tế để cụ thể hoácác tình cảnh, các hình tượng khái quát. - Phát hiện các mâu thuẫn tiềm ẩn và lôgíc vận động bên trong của hình tượng ( mạch ngầm văn bản). - Sau đó, quan trọng hơn là phải nắm được mạch ngầm văn bản. Bằng cách dựa trên trật tự xuất hiện và sự vận động của hệ thống hình tượng. * Bước 3: Đọc- hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong tác phẩm văn học - Tư tưởng là linh hồn của tác phẩm. Nó thường không được để thể hiện trực tiếp bằng lời mà nằm ngoài lời. - Do đó, người đọc cần có năng lực phán đoán, khái quát chính xác tư tưởng. - Nhưng đôi khi ta có thể tìm tư tưởng được thể hiện trực tiếp qua nhan đề, lời đề từ, hoặc những đoạn trữ tình ngoại đề, những câu triết lý trong tác phẩm. * Bước 4: Đọc hiểu và thưởng thức văn học là - Bừng sáng về nhận thức trí tuệ - Rung động về tình cảm trước số phận con người và tấm lòng, tài nghệ của tác giả. - Thích thú, ấn tượng với các chi tiết đặc sắc. - Khi đọc các kiệt tác nhân loại mà chưa đạt được trạng thái ấy thì coi như chưa đạt tầm cao rung cảm và hưởng thụ nghệ thuật. III. Thực hành - Vận dụng các bước đọc- hiểu với một bài ca dao và truyện ngắn. III. Thực hành - Bài ca dao: - Truyện ngắn : IV. Củng cố, dặn dò IV. Củng cố, dặn dò: - Tích hợp: Vận dụng phương pháp đọc hiểu vào công việc cảm thụ tác phẩm văn học. - Soạn bài “ Đọc tích luỹ kiến thức” Tuần: 9. Tiết: 44 Đọc tích luỹ kiến thức A. Mục tiêu - Kiến thức: Hiểu được vai trò của đọc, tích luỹ kiến thức. Biết cách đọc tích luỹ kiến thức. - Kĩ năng: Đọc hiểu - Giáo dục: Hiểu được vai trò của đọc tích luỹ kiến thức và có ý thức vận dụng vào thực tế học văn. B.Phương pháp: qui nạp và tích hợp C.Phương tiện: SGK và giáo án, sách tham khảo, mở rộng D.Tiến trình bài giảng: 1.ổn định: 2.Kiểm tra: 3.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt I. Vai trò của đọc tích luỹ kiến thức. * Đọc SGK và trả lời: ? Vai trò của việc đọc tích luỹ kiến thức I. Vai trò của đọc tích luỹ kiến thức - Một mặt, có thêm kiến thức gián tiếp do không có điều kiện quan sát thể nghiệm. Chúng ta thấy rõ điều này qua tấm gương của các nhà văn lớn: V. Huygô viết “ Những người khốn khổ” tả cống ngầm Pari, chiến trường Oatéclô, Auxteclic. - Mặt khác, nó giúp hiểu văn, kích thích suy nghĩ, liên hệ thực tế, bổ sung, trau dồi kinh nghiệm, kĩ thuật viết văn. - Hơn nữa, làm văn, đọc và viết vốn có quan hệ mật thiết với nhau. - Vì thế, người ta quan niệm viết văn là năng khiếu và kĩ thuật. II. Phương pháp đọc tích luỹ kiến thức. * Đọc SGK và cho biết phương pháp đọc tích luỹ. II. Phương pháp đọc tích luỹ kiến thức. - Không nên đọc tràn lan mà cần chọn lọc tài liệu thuộc phạm vi mình quan tâm, do thầy cô hướng dẫn. - Đọc nắm bắt tư tưởng chủ chốt, phát hiện ra vấn đề và biết suy nghĩ liên tưởng, tưởng tượng. - Đầu tiên là đọc lướt qua các đề mục, mục lục để bao quát nội dung. Chọn lọc chỗ cần đọc kĩ, đọc sâu, đọc đi đọc lại nhiều lần để nắm bắt lấy tư tưởng. Ngoài ra còn có cách đọc trắc nghiệm, thử dự đoán phần kết thúc. - Cuối cùng phải ghi vào sổ tay những trích đoạn, chi tiết, từ ngữ quan trọng, những câu danh ngôn, châm ngôn. Từ những tri thức ấy mà nẩy ra những suy nghĩ mới. Ví dụ Phạm Tiến Duật có sự quan sát, tổng hợp khá tinh tế và hóm hỉnh khi noi: “ Biết bao người làm thơ về Đèo Ngang Mà không biết con đèo chạy dọc” III. Luyện tập * Bài 1: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi SGK III. Luyện tập * Bài 1: - Đoạn a: Nhà văn Nguyễn Tuẫn đã nêu lên ý mới lạ: Xưa nay người ta vẫn có tâm lý coi thường hai nghề đánh cá và kiếm củi. Đồng thời, nói đến bộ tứ bình: “ Ngư, tiều, canh, mục”, ai cũng nghĩ đó là một thứ ước lệ, chứ không để ý đến giá trị thực tiễn của nó. Nhưng kỳ thực, trong lịch sử, đánh cá và kiếm củi là hai nghề quan trọng đối với đs ndân ta. Điều đó bắt nguồn từ việc thiên nhiên nước ta vô cùng nhiều sông ngòi và rừng núi. Để phát hiện ra điều này, nhà văn đã vận dụng kiến thức về địa lý, lịch sử, văn thơ dân gian, trung đại. - Đoạn b: Cuốn “ Nhị thập tứ hiếu” đã gây ấn tượng cho nhà văn Lỗ Tấn. Xưa nay, hầu như ai cũng coi đó là kinh điển mẫu mực về lòng hiếu thảo. Nhưng từ một cái nhìn hiện đại đầy nhân đạo và thực tiễn, nhà văn Lỗ Tấn đã nêu lên ý mới lạ: trong sách có nhiều tấm gương không đáng học tập. IV. Củng cố, dặn dò IV. Củng cố, dặn dò - Tích hợp: Kết hợp giữa kiến thức lý luận văn học và giảng văn. - Soạn bài “Khái quát về văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX” Tuần: 9.Tiết: 45, 46 Khái quát về văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX A. Mục tiêu - Kiến thức: Nắm được vị trí, các giai đoạn phát triển và những đặc điểm cơ bản của văn học trung đại Việt Nam. Biết vận dụng kiến thức trên vào việc tìm hiểu và hệ thống hoá những tri thức về tác phẩm đã học. - Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản - Giáo dục: Nhận thức được quá trình phát triển của văn học trung đại Việt Nam. Biết trân trọng những thành quả nghệ thuật của dân tộc. B.Phương pháp: qui nạp và tích hợp C.Phương tiện: SGK và giáo án, sách tham khảo, mở rộng D.Tiến trình bài giảng: 1.ổn định: 2.Kiểm tra: 3.Bài mới: Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, chấm dứt nghìn năm Bắc thuộc. Từ đây, đất nước ta bắt đầu hình thành nền độc lập tự chủ. Văn học chữ viết cũng bắt đầu hình thành và phát triển. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt I. Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt Nam. * Đọc SGK và trả lời ? Văn học viết Việt Nam chia làm mấy giai đoạn. ? Văn học trung đại là gì. Vị trí, vai trò của vhọc trung đại. ? Riêng trong giai đoạn trung đại có mấy giai đoạn ? Trình bày nội dung của từng gđ. I. Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt Nam. - Chia thành 3 giai đoạn lớn: gđ trung đại X đến hết XIX, gđ hiện đại từ đầu XX đến 1945, gđ từ 1945 đến hết thế kỷ XX. - Văn học trung đại là văn học viết được sáng tác từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Văn học trung đại có vai trò cực kỳ quan trọng. Từ đây tiếng Việt ra đời, hệ thống thể loại ngoại nhập và nội sinh hoàn thiện, hình thành các truyền thống tư tưởng và nghệ thuật quan trọng nhất, làm nền tảng vững chắc cho gđ sau. - Văn học trung đại có thể chia thành bốn giai đoạn: + Từ thế kỉ X đến hết XIV + Từ thế kỉ XV đến hết XVII + Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu XIX + Nửa cuối thế kĩ XIX. 1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV ? Bối cảnh lịch sử, xã hội của giai đoạn này có đặc điểm gì. ? Khái quát về thành tựu văn học giai đoạn này. ? Trình bầy những thành tựu cụ thể của văn học giai đoạn này về văn tự, thể loại, nội dung tư tưởng. 1.Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV * Bối cảnh: Đây là giai đoạn xây dựng quốc gia thống nhất, đấu tranh chống xâm lăng, xây dựng nền văn hiến với chế độ khoa cử và tôn giáo Phật, Nho. * Khái quát: Đặt nền móng vững chắc và toàn diện cho văn học Việt Nam từ chữ viết đến thể loại, nội dung đến hình thức, tiếp thu kế thừa tinh hoá văn hóa nước ngoài và văn hoá dân gian trong nước đến việc bước đầu sáng tạo các giá trị văn học. * Cụ thể: - Về văn tự, sử dụng chữ Hán theo cách riêng của người Việt. Sau đó chữ Nôm dân tộc được sáng tạo và bắt đầu dùng để sáng tác. - Thể loại: Đều tiếp thu từ Trung Quốc + Các thể loại chính luận của Trung Quốc như chiếu, hịch, biểu, tấu, văn bia… tạo ra các áng văn giá trị như Thiên đô chiếu, Hịch tướng sĩ… + Tiếp theo là các thể văn xuôi lịch sử văn hoá như Lĩnh Nam chích quái, Đại Việt sử ký. + Song song với đó là việc tiếp thu thơ, phú, từ để biểu lộ tâm tư tình cảm người Việt. - Nội dung, tư tưởng: chủ yếu là khẳng định và ngợi ca dân tộc: văn minh văn hiến lâu đời, truyền t

File đính kèm:

  • docNgu van 10 Nang Cao.doc