A. Mục tiêu bài học:
Như tiết 1
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành giờ dạy - học
- Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo. và các phương tiện phụ trợ (nếu có): bảng phụ, đèn chiếu.
- Tổ chức học cho sinh thảo luận. theo phương pháp qui nạp.
C. Tiến trình tổ chức dạy - học
I. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và các nhân tố của hoạt động giao tiếp.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
II. Bài mới:
1. Vào bài: tiết trước ta đã học lí thuyết của bài, hôm nay chúng ta đi vào thực hành bài này.
2. Tiến trình dạy _ học:
175 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 học kỳ 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ (TT)
A. Mục tiêu bài học:
Như tiết 1
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành giờ dạy - học
- Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo... và các phương tiện phụ trợ (nếu có): bảng phụ, đèn chiếu...
- Tổ chức học cho sinh thảo luận.... theo phương pháp qui nạp.
C. Tiến trình tổ chức dạy - học
I. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và các nhân tố của hoạt động giao tiếp.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
II. Bài mới:
1. Vào bài: tiết trước ta đã học lí thuyết của bài, hôm nay chúng ta đi vào thực hành bài này.
2. Tiến trình dạy _ học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Thao tác 1: Gọi học sinh đọc bài tập 1, 2, 3, 5.
Thao tác 2: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận, mỗi nhóm 1 bài tập (1, 2, 3, 5).
Thao tác 3: Cho các nhóm trình bày bằng cách viết bảng hoặc nói.
Thao tác 4: Cho các nhóm trình bày .
Thao tác 5: Cho nhóm hai trình bày.
Thao tác 6: Cho nhóm ba trình bày.
Thao tác 7: Cho nhóm bốn trình bày.
Nội dung cần đạt
II. Luyện tập
1.
a. Nhân vật giao tiếp: những người nam và nữ trẻ tuổi – anh + nàng.
b. Hoàn cảnh giao tiếp: vào một đêm trăng thanh - thời gian thích hợp cho những câu chuyện tâm tình của nam nữ trẻ tuổi: bộc bạch tình cảm yêu đương.
c. Nhân vật anh nói về việc “trẻ non đủ lá” và đặt ra vấn đề “nên chăng” tính đến chuyện “đan sàn”.
Mục đích: không phải ... thuần nói đến việc đan sàng mà cũng như tre, họ đã đến tuổi trẻ trưởng thành, nên tính đến chuyện kết duyên.
d. Cách nói của chàng trai rất phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp. Cách nói đó rất tế nhị mang màu sắc văn chương, phong cách nghệ thuật, vừa có hình ảnh, vừa đậm sắc thái tình cảm nên dễ đi vào lòng người.
2.
a. Trong cuộc giao tiếp, các nhân vật giao tiếp đã thực hiện các hành động cụ thể: chào (cháu chào ông ạ!), cháu đáp (A Cổ hả?), khen (Lớn tướng rồi nhỉ?), hỏi (Bố cháu cỏ gởi ... không?), đáp lời (Thưa ông, có ạ!).
b. Cả ba câu đều có hình thức hỏi nhưng chỉ có câu thứ ba là nhằm mục đích hỏi. Còn hai câu trước là lời chào đáp và khen.
c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ tình cảm thái độ và quan hệ trong giao tiếp là kính mến đối với ông và yêu quý, trìu mến của ông đối với A Cổ.
3.
a. Tác giả HXH đã muốn bộc bạch với mọi người về vẻ đẹp, thân phận chìm nổi của người phụ nữ nói chung và của tác giả nói riêng đồng thời khẳng định phẩm chất trong sáng của người phụ nữ và của mình.
b. Người đọc căn cứ vào các từ: trắng tròn, các từ ngữ và cuộc đời của tác giả.
4.
a. Nhân vật giao tiếp:
+ Bác Hồ: Chủ tịch nước
+ Học sinh: chủ nhân tương lai của đất nước.
b. Hoàn cảnh giao tiếp: đất nước vừa giành được độc lập.
c. Nội dung:
+ Niềm vui sướng vì học sinh được hưởng nền độc lập.
+ Nhiệm vụ và trách nhiệm đối với đất nước.
+ Lời chúc
d. Mục đích:
+ Để chúc mừng
+ Xác định nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang.
e. Thư viết vừa chân tình vừa gần gũi, nghiêm túc.
BT 4: học sinh tự viết.
D. Dặn dò:
- Các em về chuẩn bị bài “ Văn Bản” theo câu hỏi sách giáo khoa.
Ngày soạn: 6/9/200
Tiết: 6. Tiếng Việt
VĂN BẢN
A. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Có được những kiến thức thiết yếu về văn bản, đặc điểm của văn bản và kiến thức khái quát về các loại văn bản xét theo phong cách chức năng ngôn ngữ.
- Nâng cao kỹ năng thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp.
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành giờ dạy _ học:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, giáo án và các phương tiện khác: bảng phụ, tài liệu minh hoạ...
- Sử dụng hình thức phát vấn, trao đổi, thảo luận,... đi theo phương pháp qui nạp.
C. Tiến trình tổ chức giờ dạy - học
I. Ổn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra vở của một số em về phần ra bài tập về nhà.
III. Bài mới
1. Vào bài
Hằng ngày, các em tiếp xúc với nhiều loại văn bản, hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu các văn bản để hiểu rõ hơn về các loại văn bản.
2. Tiến trình dạy - học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm, đặc điểm văn bản.
Thao tác 1: Em hãy kể tên một số loại văn bản đã học?
Thao tác 2: gọi học sinh đọc các văn bản 1, 2, 3 trong sách giáo khoa.
Thao tác 3: gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong sách giáo khoa?
→ Hướng dẫn: văn bản 1, 2, 3 được tạo ra trong hoạt động giao tiếp giữa ai và ai, số lượng câu, vấn đề ở từng văn bản.
- Văn bản 1 tạo ra trong hoạt động giao tiếp chung. Đáp ứng nhu cầu truyền cho nhau kinh nghiệm sống. Diễn đạt trong một câu.
- Văn bản 2 tạo ra trong hoạt động giao tiếp giữa cô gái và mọi người. Lời than thân của cô gái. Diễn đạt trong 4 câu.
- Văn bản 3 tạo ra trong hoạt động giao tiếp giữa vị chủ tịch nước với toàn thể quốc dân đồng bào. Là nguyện vọng và khẳng định quyết tâm của dân tộc là giữ gìn, bảo vệ độc lập dân tộc. Diễn đạt trong 15 câu văn bản 1, 2, 3 đặt ra vấn đề cụ thể, nhất quán và triển khai nhất quán trong từng văn bản.
Thao tác 4: gọi học sinh đọc và trả lời các câu hỏi 3, 4, 5?
→ Hướng dẫn
- Văn bản 1: đề cập đến một kinh nghiệm sống.
- Văn bản 2: số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Văn bản 3: kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.
→ Các câu trong văn bản (2) và (3) đều có quan hệ nhất quán và cùng thể hiện một chủ đề. Các câu đó có quan hệ ý nghĩa rõ ràng và được liên kết với nhau một cách chặt chẽ.
Văn bản 3 có bố cục:
+ Mở bài “Hỡi đồng ... quốc”
+ Thân bài: “Chúng ta ... dân tộc ta”.
+ Kết bài: phần còn lại
- Mục đích:
+ Văn bản 1: mong đến cho người đọc một kinh nghiệm sống.
+ Văn bản 2: nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
+ Văn bản 3: đề cập đến vấn đề chính trị: kháng chiến chống thực dân Pháp.
Thao tác 5: thông qua việc phân tích ví dụ hãy rút ra khái niệm văn bản? và các đặc điểm của nó.
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh tìm hiểu các loại văn bản.
Thao tác 1: gọi học sinh đọc và trả lời câu 1 trong sách giáo khoa?
→ Hướng dẫn
- Văn bản 1: đề cập đến một kinh nghiệm sống, thuộc lĩnh vực đời sống. Từ ngữ thông thường.
- Văn bản 2: nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, mọi lĩnh vực nghệ thuật, từ ngữ thông thường.
- Văn bản 3: đề cập đến vấn đề chính trị: kháng chiến chống Pháp. Từ ngữ chính trị xã hội được sử dụng nhiều.
- Văn bản 1, 2: TBình nội dung thông qua hình ảnh cụ thể → hình tượng.
- Văn bản 3: dùng lí lẽ và lời lẽ để khẳng định.
Thao tác 2: chia lớp thành 4 tổ cho học sinh thảo luận, rồi từng tổ trình bày?
Tổ 1: phạm vi sử dụng
- Văn bản 2: dùng trong lời văn giao tiếp có tính nghệ thuật.
- Văn bản 3: dùng trong lời văn giao tiếp về chính trị.
- Các văn bản trong sách giáo khoa dùng trong lời văn giao tiếp khoa học.
- Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh là lĩnh vực giao tiếp hành chính.
Tổ 2: mục đích giao tiếp
- Văn bản 2: bộc lộ cảm xúc.
- Văn bản 3: kêu gọi toàn dân kháng chiến.
- Các văn bản trong sách giáo khoa: truyền thụ kiến thức khoa học.
- Đơn và giấy khai sinh: TB ý kiến, nghiện vọng hoặc ghi nhận những sự việc, hiện tượng trong đời sống và tổ chức hành chính.
Tổ 3:
+ Văn bản 2: từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh.
+ Văn bản 3: từ ngữ chính trị
+ Văn bản trong sách giáo khoa: từ ngữ khoa học.
+ Đơn và giấy khai sinh: từ ngữ hành chính.
Tổ 4: kết cấu
+ Văn bản 2: kết cấu của ca dao, thơ lục bát.
+ Văn bản 3: ba phần
+ Văn bản trong sách giáo khoa: mạch lạc, chặt chẽ.
+ Đơn và giấy khai sinh: có mẫu hoặc in sẵn chỉ điền thông tin.
Thao tác 3: từ việc trả lời các câu hỏi trên, em hãy kể tên và phân biệt tên và phân biệt các loại văn bản?
Hoạt động 3: hướng dẫn học sinh cũng cố và luyện tập.
Thao tác 1: gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
Nội dung cần đạt
I. Khái niệm, đặc điểm
* Tìm hiểu văn bản:
1. Khái niệm
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn liên kết về hình thức thống nhất về nội dung.
2. Đặc điểm
- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặc chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
- Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung.
- Mỗi văn bản đều có mục đích nhất định.
II. Các loại văn bản
→ Các loại văn bản: sách giáo khoa.
III. Củng cố, luyện tập
1. Củng cố: ghi nhớ
2. Luyện tập: tiết sau.
D. Dặn dò:
- Các em về ôn lại các kiến thức cũ đã học ở Trung học cơ sở để làm bài viết số 1.
- Tham khảo các đề trong sách.
Ngày soạn: 6/9/2007
Tiết: 7. Làm văn
BÀI LÀM VĂN SỐ 1
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh
- Cũng cố những kiến thức và kỹ năng làm văn, đặc biệt là về văn biểu cảm và văn nghị luận.
- Vận dụng được những hiểu biết đó để viết một bài văn nhằm bộc lộ cảm nghĩ của bản thân về một sự vật sự việc, hiện tượng gần gũi trong thực tế hoặc về một tác phẩm văn học quen thuộc.
- Thấy rõ hơn nữa trình độ làm văn của bản thân từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành giò dạy - học
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo.
- Giáo viên chủ yếu diễn giải cho học sinh hiểu vấn đề.
C. Tiến hành tổ chức giờ dạy - học
Hoạt động 1: giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần hướng dẫn chung cho học sinh nằm được một số vấn đề.
Thao tác 1: nêu các yêu cầu cụ thể của bài làm.
Hoạt động 2: Giáo viên ra đề.
Đề 1: Chọn một hình ảnh trong cuộc sống và nêu cảm nhận của em về hình ảnh đó.
Đề 2: Nêu suy nghĩ và cảm xúc của em về một tác phẩm văn học đã được học.
Hoạt động 3: gợi ý cách làm bài.
Thao tác 1:
Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề; xác định đối tượng để bộc lộ cảm xúc.
Cảm xúc, suy nghĩ phải phù hợp với đề bài.
Tránh mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
D. Dặn dò:
- Các em về soạn bài “Chiến thắng mtao mxây " (trích Đăm săn - Sử thi Tây Nguyên) theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
Ngày soạn: 11/9/2007
Tiết: 8, 9. Đọc văn
CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
(Trích sử thi “ĐămSăn”)
A. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Nắm được đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng kiểu “nhân vật anh hùng sử thi”, về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn ngữ.
- Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy được giá trị của sử thi về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là cách sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về một cuộc sống hoà hợp, hạnh phúc.
- Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là huy sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc yêu vui của cộng đồng.
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành giờ dạy - học
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, giáo án, các phương tiện hỗ trợ: tranh ảnh, bảng phụ...
- Sử dụng các hình thức phát vấn, trao đổi, thảo luận... đi theo phương pháp qui nạp.
C. Tiến hành tổ chức giờ dạy - học
I. Kiểm tra bài cũ: lồng trong giờ học mới.
II. Bài mới:
1. Vào bài: Sử thi là hình thức văn chương truyền miệng nó ra đời trong buổi bình minh của cuộc sống với tư duy cảm xúc hồn nhiên, hoang dã và mộng mơ. Sử thi của các dân tộc thiểu số rất có giá trị. Hôm nay, ta đi vào tìm hiểu sử thi Đăm Săn với đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”.
2. Tiến trình dạy - học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn.
Thao tác 1: dựa vào phần tiểu dẫn hãy trình bày những hiểu biết của em về sử thi?
→ Hướng dẫn: khái niệm, phân loại, đặc điểm?
Giáo viên cần nói rõ đặc điểm của mỗi loại:
- Sử thi thần thoại:
+ Nhân vật trung tâm là anh hùng văn hoá.
+ Phản ánh một thời kỳ lịch sử dài hình thành tộc người và đất nước.
- Sử thi anh hùng:
+ Nhân vật trung tâm: người anh hùng giỏi chiến đấu + bảo vệ thị tộc, giỏi lao động, chinh phục thiêng nhiên, tổ chức cộng đồng.
+ Phản ánh xã hội Tây Nguyên đang ở giai đoạn tiền gc, tiền qgia.
+ Miêu tả chiến tranh với ý nghĩa tích cực, tư cách số phận của nhân vật anh hùng phản ánh rõ nét tính cách, số phận của cộng đồng.
Thao tác 2: gọi học sinh đọc phần này và giáo viên tóm tắt nội dung theo bố cục ba phần.
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn trích.
Thao tác 1: cho học sinh đóng vai để đọc.
Thao tác 2: theo em đoạn trích có thể chia làm mấy phần?
→ Hai phần:
+ Đăm Săn chiến thắng và thu phục dân làng của Mtao.
+ Tổ chức ăn mừng chiến thắng.
Thao tác 3: em hãy tìm những chi tiết NT nói về tích cách và hành động của Đăm Săn và MTao Mxây? Qua đó cho biết tính cách của Đăm Săn?
→ Cho học sinh tìm dẫn chứng trong sách giáo khoa, chú ý lời nói, hoạt động của nhân vật.
Thao tác 4: hãy tìm hiểu những chi tiết nghệ thuật miêu tả hành động của Đăm Săn và MTao Mxây? Tại sao tác giả miêu tả hành động MTao Mxây múa trước và việc mô tả song hành hai tù trưởng có ý nghĩa gì?
→ Hướng dẫn: cho học sinh tìm trong văn bản, gạch dưới chân.
- Qua trận đánh với Mtao Mxây, em nhận xét như thế nào về nhân vật Đăm Săn?
Thao tác 5: trong lễ ăn mừng, Đăm Săn được miêu tả như thế nào? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng?
→ Hướng dẫn: ngoại hình, sức khoẻ.
- Cảnh ăn mừng chiến thắng được miêu tả như thế nào? Thể hiện khát vọng gì của người cổ đại?
- Cách đối đáp của Đăm Săn với dân làng của Mtao Mxây có gì đặc biệt?
Thao tác 6: Thái độ của nô lệ hai bên và của các tù trưởng khác như thế nào trước chiến thắng của Đăm Săn?
Thao tác 7: Qua cuộc chiến này em hiểu người cổ đại quan niệm như thế nào về chiến tranh? Vai trò của người anh hùng
Hoạt động 3: hướng dẫn học sinh củng cố, luyện tập.
Thao tác 1: gọi học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa.
Thao tác 2: hướng dẫn học sinh làm bài luyện tập trong sách giáo khoa.
Nội dung cần đạt
I. Tiểu dẫn
1. Vài nét về sử thi Việt Nam
a. Khái niệm
Sử thi là những sáng tác tự sự có qui mô lớn, thường bằng văn vần, có nội dung kể lại những sự kiện hay những nhân vật mang tầm vóc cộng đồng dân tộc.
b. Có hai loại sử thi
+ Sử thi thần thoại
+ Sử thi anh hùng
c. Đặc điểm:
- Ra đời và phản ánh và thời kỳ ấu thơ của dân tộc, tộc người.
- Thế giới sử thi rất đặc biệt: con người và thần linh giao nhau.
- Là hình thức nghệ thuật nguyên hợp có qui mô đồ sộ.
2. Tóm tắt sử thi “Đăm Săn” và vị trí đoạn trích
a. Tóm tắt
- Đăm Săn về làm chồng Hơ Nhi, Hbhi và trở lên một tù trưởng giàu có hùng mạnh.
- Những chiến công của Đăm Săn đánh thắng các tù trưởng độc ác giành lại vợ, đem lại sự giàu có và uy danh cho mình và cộng đồng.
- Khát vọng chinh phục thiên nhiên, vượt qua mọi thách thức, tập tục xã hội nhưng không phải lúc nào cũng chiến thắng, đạt được khát vọng.
- Đăm Săn đã ngã xuống nửa chừng trên con đường thực hiện khát vọng bắt con gái thần Mặt trời. Đăm Săn cháu ra đời sẽ tiếp tục sứ mệnh còn bỏ dở của Đăm Săn.
2. Vị trí đoạn trích
(Sách giáo khoa)
II. Đọc hiểu đoạn trích
1. Đọc
2. Hiểu
a. Hình tượng Đăm Săn
* Lúc thách đấu với MTao Mxây.
- Đăm Săn rất quyết liệt, dứt khoát và là người bản lĩnh.
* Khi chiến đấu:
- Hiệp 1: bình tĩnh, thản nhiên → bản lĩnh.
- Hiệp 2: thể hiện sức mạnh và tài năng của mình.
- Hiệp 3: thể hiện sự dũng mãnh của mình nhưng không cầu cứu thần linh.
- Hiệp 4: giết chết kẻ thù → quyền uy và sức mạnh.
→ Là người anh hùng lí tưởng có sự hoà hợp giữa sức mạnh thần linh và cộng đồng dân tộc.
* Trong lễ ăn mừng chiến thắng:
- Đăm Săn là một tù trưởng giàu sang, hùng mạnh và là trung tâm của buổi lễ.
+ Hình thể và sức vóc của được mọi người ca tụng→ so sánh, phóng đại.
+ Các tù trưởng đều đến chúc mừng.
- Cảnh ăn mừng đông vui náo nhiệt → khát vọng của người cổ đại về cuộc sống no đủ, xã hội phồn thịnh, thống nhất.
b. Đăm Săn thu phục dân làng Mtao Mxây
- Hỏi 3 lần→ chân thành và nhiệt tình
- Nô lệ của MTao Mxây: trầm trồ, thán phục và sẵn sàng thần phục đi theo vị anh hùng.
- Nô lệ của Đăm Săn: vui mừng với chiến thắng.
- Các tù trưởng khác: chúc mừng, vui vẻ.
→ Mục đích của chiến tranh là thống nhất và phát triển cộng đồng để có cuộc sống giàu có, thịnh vượng.
- Sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi khát vọng của cá nhân anh hùng với cộng đồng.
III. Củng cố, luyện tập
1. Củng cố:
Ghi nhớ (sách giáo khoa)
2. Luyện tập: (sách giáo khoa)
D. Dặn dò:
- Các em về học bài và soạn bài “Văn bản” theo câu hỏi sách giáo khoa.
Ngày soạn: 15/9/2007
Tiết: 10. Tiếng Việt
VĂN BẢN (tt)
A. Mục tiêu bài học:
Tiết trước:
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành giờ dạy _ học:
Như tiết trước
C. Tiến trình tổ chức giờ dạy _ học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh làm phần luyện tập.
Thao tác 1: gọi học sinh đọc bài tập 1 và lần lượt trả lời các câu hỏi.
Thao tác 2: gọi học sinh đọc bài hai và sắp xếp thành văn bản hoàn chỉnh, mạch lạc.
Thao tác 3: chia lớp thành 4 nhóm thảo luận, sau đó gọi từng nhóm lên trình bày. Các nhóm còn lại nhận xét → giáo viên tổng kết.
Thao tác 4: giáo viên đưa cho học sinh một văn bản: Tôi đang đi trong rừng giữa một đêm trăng tuyệt đẹp. Rừng U Minh thượng đang bị tàn phá một cách khủng khiếp. Trăng có lúc tròn lúc khuyết nhưng bao giờ cũng đẹp.
Thao tác 5: sau đó cho các em trả lời theo từng ý.
→ Giáo viên tổng kết.
Nội dung cần đạt
II. Luyện tập:
1. a. Chủ đề của đoạn văn tập trung ở câu mở đầu hay giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau.
b. Các câu tiếp theo của đoạn văn nhằm khai triển ý của câu trên bằng những dẫn chứng cụ thể về quan hệ của lá cây với môi trường khác nhau. Tất cả các câu trong đều xoay quanh và làm rõ chủ đề đó.
c. Nhan đề: mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường.
2.
Có hai cách sắp xếp:
1, 3, 5, 2, 4
1, 3, 4, 5, 2
3. Học sinh tự viết:
→ Đây không phải là văn bản hoàn chỉnh, mạch lạc vì chủ đề của chúng không được triển khai một cách thống nhất.
4.
- Gửi cho Ban giám hiệu và giáo viên.
- Người viết là phụ huynh ở ..... vị là người xin phép.
- Nội dung cơ bản: họ tên, lí do, thời gian nghỉ, lời hứa.
- Kết cấu: đủ các phần.
- Học sinh tự viết
III. Củng cố, luyện tập
D. Dăn dò:
- Các em về soạn bài “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ”.
Ngày soạn: 20/9/2007
Tiết 11, 12: Đọc văn
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỴ CHÂU - TRỌNG THUỶ
(Truyền Thuyết)
A. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Qua phân tích một truyền thuyết cụ thể, nắm được đặc trưng chủ yếu của truyền thuyết. Kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố lịch sử với yếu tố tưởng tượng, phản ảnh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử.
- Nắm được giá trị, ý nghĩa của truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thuỷ. Từ bi kịch nước mắt của cha con An Dương Vương và bi kịch tình yêu của Mỵ Châu - Trọng Thuỷ, nhân dân muốn rút ra và trao truyền lại cho các thế hệ sau bài học lịch sử về ý thưc đề cao cảnh giác với âm mưu của kẻ thù xâm lược trong công cuộc giữ nước. Điều đáng lưu ý là bài học lịch sử đó cần đựơc đặt trong bối cảnh hiện tại vừa cần hội nhập với thế giớivừa phải giữ giữ vững an ninh chủ quyền đất nước.
- Rèn luyện thêm kỹ năng phân tích truyện dân gian để có thể hiểu đúng ý nghĩa của nghệ thuật trong truyền thuyết.
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành một giờ dạy _ học:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, giáo án và các phương tiện phụ trợ: tranh ảnh, bảng phụ...
- Sử dụng hình thức phát vấn, trao đổi, thảo luận... đi theo hướng qui nạp.
C. Tiến trình dạy - học
I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ
III. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn.
Thao tác 1: gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn và tìm hiểu về thể loại.
Thao tác 2: đặc trưng cơ bản của truyền thuyết.
Thao tác 3: giá trị và ý nghĩa của truyền thuyết?
Thao tác 4: truyền thuyết tồn tại trong môi trường nào? Ý nghĩa của nó?
Thao tác 4: dựa vào cơ sở nào mà truyền thuyết này ra đời?
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
Thao tác 1: theo em văn bản được trình bày theo bố cục mấy đoạn?
Thao tác 2: hãy tìm và liệt kê những chi tiết liện quan đến nhân vật An Dương Vương.
→ Hướng dẫn: lúc xây thành, chế nỏ, lúc giặc đến ... → gạch chân trong sách.
Thao tác 1: quá trình xây thành của An Dương Vương được miêu tả như thế nào?
Thao tác 2: do đâu mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ? Kể về sự giúp đỡ đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá như thế nào về nhà vua.
Thao tác 3: em hãy tìm những chi tiết nghệ thuật thể hiện sự mất cảnh giác của An Dương Vương?
Thao tác 4: em đánh giá như thế nào về sai lầm của An Dương Vương.
Thao tác 5: sáng tạo những chi tiết về rùa vàng, Mỵ Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái ... nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật lịch sử An Dương Vương và việc mất nước?
Thao tác 6: so sánh hình ảnh An Dương Vương xuống biển với hình ảnh Thánh Gióng về trời ?
Thao tác 7: Mị Châu đã sai lầm như thế nào?
Thao tác 8: Cho học sinh đọc câu hỏi trong sách giáo khoa rồi thảo luận. Sau đó cho các em trình bày ý kiến của mình → giáo viên đúc kết lại.( Theo em Rùa Vàng kết tội Mỵ Châu là giặc có nghiêm khắc quá không?)
Thao tác 9: Em đánh giá như thế nào về sự sai lầm của Mỵ Châu.
Thao tác 10: Trọng Thuỷ lấy Mỵ Châu và mục đích gì? có yêu Mỵ Châu không? chi tiết thể hiện điều đó?
Thao tác 11: Cái chết của Trọng Thuỷ nói lên điều gì? Ý nghĩa của mối tình bi thảm đó? Thái độ của nhân dân?
Thao tác 12: Em hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai - giếng nước”?
→ Hướng dẫn: giáo viên cân nói rõ chi tiết hợp thành... Cần tránh cho học sinh quan niệm rằng hình ảnh này là do nhân dân sáng tạo ra để ca ngợi mối tình Mị Châu - Trọng Thuỷ.
Thao tác 11: Theo em đâu là cái “cốt lõi lịch sử “ của truyện?
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng
kết
- Bài học lịch sử rút ra?
Nội dung cần đạt
I. Tiểu dẫn:
1. Thể loại:
a. Đặc trưng của truyền thuyết
- Là thể loại theo sát lịch sử, kể về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử có thật nhưng có nét độc đáo là mang màu sắc thần kì.
b. Giá trị và ý nghĩa của truyền thuyết
- Biểu lộ niềm tự hào cùng những ước mơ về sức mạnh đánh giặc ngoại xâm và sức mạnh chinh phục tự nhiên của mình.
- Là lời minh giải cho những lề thức cùng các di tích lịch sử → tăng tính thiêng liêng cho lễ hội.
c. Môi trường sinh thành, tồn tại
- Tồn tại chủ yếu trong những lễ hội tưởng niệm các nhân vật và sự kiện lịch sử.
2. Truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thuỷ
- Cụm di tích lịch sử cổ Loa: khung không gian và thời gian ra đời.
- Có 2 lớp truyện chính: An Dương Vương xây thành và chế tạo nỏ thần thành công nhờ sự giúp đỡ của thần Rùa Vàng. Hai là kể về nguyên nhân kiến cơ đồ nhà nước Âu Lạc “đắm biển sâu” liên quan đến mối tình Mỵ Châu - Trọng Thủy.
- Văn bản trích từ “ Truyện Rùa Vàng” trong “Lĩnh Nam chích quái”.
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Bố cục: 4 đoạn.
- Đoạn 1: thuật lại quá trình xây thành chế nỏ từ thất bại đến thành công của An Dương Vương nhờ có sự giúp sức của Rùa Vàng.
- Đoạn 2: thuật lại hành vi đánh cắp nỏ thần của Trọng Thuỷ.
- Đoạn 3: thuật lại diễn biến của cuộc chiến tranh lần 2 giãi hai nước và kết thúc bi kịch đối với cha con An Dương Vương.
- Đoạn 4: thuật lại kết cục đầy cay đắng và nhục nhã đối với Trọng Thuỷ cùng với chi tiết “ngọc trai - giếng nước” có ý nghĩa minh oan cho Mị Châu.
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Nhân vật An Dương Vương và thái độ nhân dân
* An Dương Vương xây thành, chế nỏ, bảo vệ đất nước.
- Thành đắp đến đâu lở đến đó → thần giúp đỡ → thành xây xong.
- Vì: An Dương Vương có ý thức đề cao cảnh giác, lo xây thành, chuẩn bị vũ khí từ khi giặc chưa đến. Ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng ngoại xâm của dân tộc.
* An Dương Vương mất cảnh giác:
- Gả con gái cho con kẻ thù.
- Cậy mình có nỏ thần → mất cảnh giác → chủ quan khinh địch.
→ An Dương Vương đã mất cảnh giác, mơ hồ mơ hồ về bản chất tham lam, độc ác của kẻ thù nên đã mở đường cho con trai đối phương lọt vào làm nội gián.
Thái độ, tình cảm của nhân dân:
- Kính trọng đối với thái độ dũng cảm của vị anh hùng, phê phán sự mất cảnh giác của Mị Châu và là lời giải thích lí do mất nước nhằm xoa dịu n
File đính kèm:
- Giaoan10hk2.doc