Giáo án Ngữ văn 10 năm học 2008 Làm văn: chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp học sinh:

 - Hiểu được vai trò và tác dụng của sự việc, chi tiết tiêu biểu trong một VB

 - Biết chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để thể hiện thái độ và tình cảm khi viết bài văn .

 

 B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 - SGK, SGV

 - Thiết kế bài học.

 

 C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

 GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo , gợi

 tìm , kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

 

 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Kiểm tra bài cũ:

 2. Giới thiệu bài mới:

 Trong thực tế cũng như khi viết bài văn, không phải bất kì sự việc, chi tiết nào cũng giúp người viết bộc lộ được tình cảm, thái độ một cách sâu sắc và hiệu quả như nhau. Vì thế khi viết cần lựa chọn được các sự việc, chi tiết tiêu biểu, phù hợp.

 Bài học hôm nay sẽ giúp các em thực hiện tốt các yêu cầu này

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 năm học 2008 Làm văn: chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/11/2006 Tiết theo PPCT: 36 Ký duyệt: Làm văn: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Hiểu được vai trò và tác dụng của sự việc, chi tiết tiêu biểu trong một VB - Biết chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để thể hiện thái độ và tình cảm khi viết bài văn . B. phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Thiết kế bài học. C. CáCH THứC TIếN HàNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo , gợi tìm , kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới: Trong thực tế cũng như khi viết bài văn, không phải bất kì sự việc, chi tiết nào cũng giúp người viết bộc lộ được tình cảm, thái độ một cách sâu sắc và hiệu quả như nhau. Vì thế khi viết cần lựa chọn được các sự việc, chi tiết tiêu biểu, phù hợp. Bài học hôm nay sẽ giúp các em thực hiện tốt các yêu cầu này Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Vai trò và tác dụng của việc lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu. 1. Bài tập 1 ( HS đọc yêu cầu bài số 1) Thái độ và tình cảm của người viết trong 2 đoạn có điểm gì giống nhau ? Đoạn nào t/g thể hiện tình cảm trực tiếp, đoạn nào gián tiếp ? 2. Bài học: Qua bài tập, rút ra bài học gì về vai trò và tác dụng của việc lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu II. Phương pháp lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu. 1. Bài tập 2: ( HS đọc yêu cầu-SGK) Thái độ, tình cảm của tác giả đối với ông bà Nghị là thái độ, tình cảm như thế nào? Để thể hiện thái độ, tình cảm ấy nhà văn đã lựa chọn sự việc gì và những chi tiết nào ? Phân tích tác dụng của nó? ( GV mở rộng ) Nếu yêu mến và tự hào về nhân vật thì người viết có dùng cách tả và những hình ảnh, từ ngữ như trên không ? 2. Bài học : Để lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu, người viết cần phải làm những gì ? * Lưu ý : III.Luyện tập : 1. Bài tập 3 ( GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về 1 nhân vật ) 2. Bài tập 4 ( Yêu cầu HS về nhà làm ) - Điểm giống nhau của 2 đoạn trích : Cả hai đoạn trích đều thể hiện tình yêu quê hương đát nước - Đó là thái độ trân trọng, tự hào và yêu mến tha thiết đối với con người, sản vật và phong cảnh quê hương . - Điểm khác nhau của 2 đoạn văn: + Đoạn văn của Nguyễn Tuân biểu hiện rõ thái độ, tình cảm của mình ( Tôi rất yêu bến đò Hồ; lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn ... phải yêu mến cuộc đời trồng trọt chăn nuôi lắm, ...) + Đoạn văn của Vũ Tú Nam lại thể hiện một cách gián tiếp. Ông không trực tiếp nói lên tình cảm của mình mà chỉ miêu tả hình ảnh cây gạo qua 2 mùa rõ rệt ( Mùa cây gạo ra hoa và mùa cây gạo hết hoa) -> nhưng người đọc vẫn nhận thấy: Phải yêu TN đất nước vô cùng, phải gắn bó sâu nặng với cảnh vật QH mới có thể viết được những đoạn văn miêu tả có hồn và đầy sức sống như vậy . - Một bài văn bao giờ cũng nhằm hướng tới một ( hoặc nhiều)người đọc nào đó. Vì thế, trong khi viết, người viết thường thể hiện tình cảm, thái độ của mình. Có hai cách bộc lộ tình cảm, thái độ thường gặp: + Bộc lộ trực tiếp : Còn gọi là trữ tình ( Thơ, tuỳ bút, tản văn ...) + Bộc lộ gián tiếp :thông qua các sự việc, chi tiết người viết gửi gắm tình cảm, thái độ của mình một cách kín đáo, nên người đọc phải rất tinh tế mới có thể nhận biết được ( truyện ngắn, tiểu thuyết ...) - Để bộc lộ thái độ, tình cảm, người viết phải biết chọn lựa những sự việc, chi tiết tiêu biểu, phù hợp - Đó là những chi tiết có khả năng thể hiện rõ nhất tư tưởng của tác giả . - Mặc dù không trực tiếp nói ra, nhưng có thể thấy rõ thái độ, tình cảm của t/g đối với nhân vật là: Thái độ coi thường, châm biếm, mỉa mai và tình cảm căm ghét đối với hạng người trọc phú , giàu có nhưng vô học, dốt nát. - Tác giả chọn bữa ăn và hàng loạt các chi tiết ăn uống của vợ chồng Nghi Quế để miêu tả nhân vật, làm rõ tính cách ; Qua đó thể hiện thái độ, tình cảm của mình: + Miếng ăn, cách ăn thể hiện rất rõ tầm văn hoá, tư thế và tính cách của người ăn - Cha ông ta từ xưa cũng đã xem việc ăn là việc quan trọng " Học ăn, học nói, học gói, học mở " + Các chi tiết tiêu biểu của ông Nghị : Ném đũa, húp canh đánh soạt một cái, vừa nhai vừa nuốt, vừa giục thằng hầu lấy tăm, nhúng 2 ngón tay vào chậu, vuốt qua 2 mép,súc miệng òng ọc và nhổ toẹt xuống nền nhà ... -> Đây là loại người vô học, hách dịch, học làm sang đấy mà không nổi - Phương pháp lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu: + Cần xác định rõ thái độ, tình cảm muốn thể hiện trong văn bản. + Tìm những sự việc, chi tiết có khả năng biểu hiện thái độ và tình cảm. + chọn những sự việc, chi tiết tiêu biểu, phù hợp nhất . - Trong việc lựa chọn sự việc, chi tiết cần lưu ý những chi tiết ngỡ như nhỏ nhặt nhưng lại " đắt giá" trong việc bộc lộ thái độ, tình cảm của người viết. - Nhóm 1: Thái độ và tình cảm của t/ g với nhân vật ADVương - Nhóm 2 : Thái độ và tình cảm của t/ g với nhân vật Mị Châu - Nhóm 3 :Thái độ và tình cảm của t/ g với nhân vật Trọng Thuỷ

File đính kèm:

  • doc19 chon su viec, chi tiet tieu bieu.doc