A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1.Kiến thức: Hiểu được.
- Tình yêu tha thiết thuỷ chung và khát vọng tự do yêu đơng của các chàng trai cô gái Thái.
- Thấy được đặc điểm nghệ thuật của truyện thơ dân tộc Thái được thể hiện trong tác phẩm.
2.Kỹ năng:
3. Thái độ, tình cảm:
II. Phương tiện dạy học.
1.GV : SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn .
III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
B. Tiến trình dạy học.
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: 5
1. Câu hỏi: Vị trí, bố cục và đại ý đoạn trích lời tiễn dặn trích truyện thơ tiễn dặn người yêu?
2.Đáp án:
- Chàng trai trở về giữa lúc cô gái phải về nhà chồng. Chàng trai dặn cô hết lời hết lẽ. Tiễn cô về nhà chồng, anh ở lại một thời gian chứng kiến cảnh cô bị chồng đánh đập, hành hạ khổ sở. Anh chăm sóc cho cô và mong ớc ngày xum họp.
- Đoạn trích gồm hai lời tiễn dặn.
+ Đoạn một từ đầu đến “Khi goá bụa về già”. Lời tiễn dặn thể hiện tâm trạng xót thương của chàng trai và nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái.
+ Đoạn hai còn lại: Lời tiễn dặn của chàng trai khẳng định mối tình tha thiết bền chặt của mình.
- Qua hai lời tiễn dặn, đoạn trích làm nổi bật diễn biến tâm trạng từ xót thương trước tình cảm đau khổ tuyệt vọng của cô gái đến khẳng định tình yêu chung thuỷ và khát vọng hạnh phúc của chàng trai với người mình yêu.
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài mới ( 1 ) .Đọc tìm hiểu tâm trạng của cô gái và lời khẳng định tình yêu của chàng trai.
2. Nội dung:
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 13883 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao Tiết 26- Lời tiễn dặn (Trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu) Tiết 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 20/10 Giảng ngày 21/10
Tiết: 25,26 Môn :Đọc hiểu.
Lời tiễn dặn
(Trích truyện thơ Tiễn dặn ngời yêu)
Tiết 2
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1.Kiến thức: Hiểu được.
- Tình yêu tha thiết thuỷ chung và khát vọng tự do yêu đơng của các chàng trai cô gái Thái.
- Thấy được đặc điểm nghệ thuật của truyện thơ dân tộc Thái được thể hiện trong tác phẩm.
2.Kỹ năng:
3. Thái độ, tình cảm:
II. Phương tiện dạy học.
1.GV : SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn .
III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
B. Tiến trình dạy học.
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: 5’
1. Câu hỏi: Vị trí, bố cục và đại ý đoạn trích lời tiễn dặn trích truyện thơ tiễn dặn người yêu ?
2.Đáp án:
- Chàng trai trở về giữa lúc cô gái phải về nhà chồng. Chàng trai dặn cô hết lời hết lẽ. Tiễn cô về nhà chồng, anh ở lại một thời gian chứng kiến cảnh cô bị chồng đánh đập, hành hạ khổ sở. Anh chăm sóc cho cô và mong ớc ngày xum họp.
- Đoạn trích gồm hai lời tiễn dặn.
+ Đoạn một từ đầu đến “Khi goá bụa về già”. Lời tiễn dặn thể hiện tâm trạng xót thương của chàng trai và nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái.
+ Đoạn hai còn lại: Lời tiễn dặn của chàng trai khẳng định mối tình tha thiết bền chặt của mình.
- Qua hai lời tiễn dặn, đoạn trích làm nổi bật diễn biến tâm trạng từ xót thương trước tình cảm đau khổ tuyệt vọng của cô gái đến khẳng định tình yêu chung thuỷ và khát vọng hạnh phúc của chàng trai với người mình yêu.
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài mới ( 1’ ) .Đọc tìm hiểu tâm trạng của cô gái và lời khẳng định tình yêu của chàng trai.
2. Nội dung:
II. Đọc hiểu.
1. Diễn biến tâm trạng của chàng trai và nỗi đau khổ của cô gái
b.Nỗi đau khổ của cô gái.10’
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Kiến thức cần đạt
?Tìm những hình ảnh, từ ngữ thể hiện nỗi đau khổ của cô gái trong đoạn trích và giải thích nguyên nhân nỗi đau khổ đó?
Cô như chờ đợi, bám lấy một cái gì. Mặt khác ớt cay, cà đắng, lá ngón độc địa gợi tâm trạng đau khổ của cô gái. Sự chờ đợi ngóng trông ấy chỉ là vô vọng mà thôi. Nguyên nhân của nỗi đau khổ ấy là do chế độ hôn nhân bắt buộc mà chế độ phong kiến đã giành quyền do cha mẹ, ngăn cấm hạnh phúc của con cái.
Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi
- Hình ảnh thể hiện nỗi đau:
+ Vừa đi vừa ngoảnh lại
+ Vừa đi vừa ngóng trông.
+ Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ
+ Em tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi.
+ Tới rừng lá ngón ngóng trông.
- Từ ngữ:
Chân bước xa lòng càng đau càng nhớ.
Hình ảnh, từ ngữ ấy diễn tả nỗi đau khổ của cô gái. Sự chờ đợi vô vọng.
2.Lời khẳng định tình yêu của chàng trai. 15’
?Lời tiễn dặn đầu, chàng trai đã dặn cô gái những gì?
... Đôi ta yêu nhau, đợi tới tháng Năm lau nở
Đợi mùa nớc đỏ cá về
Đợi chim tăng ló hót gọi hè
Không lấy đợc nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông
Không lấy đợc nhau thời trẻ ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già.
Chia nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày trước lớp. 4 tổ 4 nhóm.
- Lời tiễn dặn đầu, chàng trai dặn cô gái.
Lời tiễn dặn của chàng trai đã nhấn mạnh chữ đợi. Đó là lời hẹn ước của chàng trai. Thời gian chờ đợi được tính bằng vụ, bằng cả đời người. Lời tiễn dặn ấy được diễn tả bằng hình ảnh quen thuộc, gần gũi với ngời Thái. Nó góp phần phác hoạ tình cảm chân thực, bền chắc của chàng trai dân tộc Thái.
?Lời tiễn dặn đầu tập trung trong một chữ đợi. Em có suy nghĩ gì? Hãy so sánh lời tiễn dặn ở phần một với lời tiễn dặn ở phần hai của đoạn trích?
Cả hai lời tiễn dặn đều mang sắc thái tình cảm đồng thời bộc lộ tư tởng tiến bộ. Đó là phơi bầy thực chất xã hội phong kiến miền núi đã ngăn cấm toả chiết tình cảm con người. Vì vậy “Lời tiễn dặn” là tiếng nói chứa chan tình cảm nhân đạo, khát vọng đòi quyền sống của con người. Ta mới hiểu vì sao đồng bào Thái biết yêu quý say mê coi “Tiễn dặn ngời yêu” là niềm tự hào của họ, người Thái có câu “Hát tiễn dặn lên gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, anh đi cày quên cày”.
Chia nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày trước lớp. 4 tổ 4 nhóm.
- Lời tiễn dặn đầu tập trung trong một chữ đợi. Chờ đợi là tình nghĩa thuỷ chung của chàng trai với cô gái. Tình yêu của họ là bất tử. Song chờ đợi cũng có nghĩa là chấp nhận cuộc sống hiện tại chỉ còn hi vọng ở tương lai, thể hiện sự bất lực trước tập tục, chấp nhận hôn nhân do cha mẹ định đoạt.
- Nếu lời tiễn dặn đầu tập trung trong một chữ đợi thì lời tiễn dặn sau tập trung trong một chữ cùng. Cả hai lời tiễn dặn thể hiện ước hẹn, chờ đợi cùng nhau vươn lên khát vọng tự do, khát vọng giải phóng.
?Tại sao có thể nói những lời tiễn dặn thiết tha của chàng trai trong truyện chính là lời phản kháng tập tục hôn nhân của dân tộc Thái xa?
Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi
- Những lời tiễn dặn tha thiết chính là những lời phản kháng tập tục hôn nhân của dân tộc Thái ngày xa.
+ Vì đâu mà họ phải chia li
+ Vì đâu họ phải chịu khổ.
Tất cả vì chế độ phong kiến đã giành quyền cho cha, mẹ quyết định phận của con cái. Vì vậy lời tiễn dặn chính là lời tố cáo phản kháng tập tục hôn nhân ngày xa của đồng bào dân tộc Thái.
+ Họ đã nguyện chết cùng nhau cũng là thái độ phản kháng mãnh liệt lại hoàn cảnh xã hội. Một xã hội đã không để cho con người yêu nhau được sống bên nhau là xã hội bất công vô lí.
III. Củng cố 3’
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Kiến thức cần đạt
? Đánh giá khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ?
Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi
- Đoạn trích đã phác thảo chân dung chàng trai, cô gái là nạn nhân của chế độ phong kiến miền núi.
- Biết cái hôm qua để càng yêu cái hôm nay.
- Nghệ thuật: dùng từ ngữ, hình ảnh gần gũi với đời sống của đồng bào dân tộc ít người.
Bài tập nâng cao 7’
?Những từ ngữ hình ảnh, cách ví von nào trong đoạn trích thể hiện tình yêu mãnh liệt của đôi trai gái đồng thời thể hiện rõ màu sắc dân tộc của người Thái?
Chia nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày trước lớp. 4 tổ 4 nhóm.
Trong đoạn trích ta bắt gặp những từ ngữ, hình ảnh:
Chết ba năm hình còn treo đó
Chết thành sông, vục nớc uống mát lòng
Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm
Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung
Chết thành muôi ta múc xuống cùng bát
Chết thành hồn, chung một mái song song.
Chàng trai khẳng định với cô gái sống chết có nhau. Từ “chết” lặp lại sáu lần cũng là sáu lần chàng trai khẳng định sự gắn bó không thể sống xa nhau. Dẫu có phải chết cũng chết cùng nhau. Từ ngữ và hình ảnh vừa chân thật vừa gần gũi đã diễn tả tình yêu mãnh liệt của đôi bạn tình người Thái.
Lời chàng trai thể hiện khát vọng giải phóng được sống trong tình yêu cũng rất mãnh liệt:
Yêu nhau yêu trọn đời gỗ cứng
Yêu nhau yêu trọn kiếp đến già
Ta yêu nhau tàn đời gió không rung không chuyển
Người xiểm xui không ngoảnh không nghe
“Yêu nhau”, “yêu trọn đời”, “yêu trọn kiếp” là sự khẳng định quyết tâm không gì lay chuyển nổi. Gió không bao giờ ngừng. Song dẫu gió có thể ngừng (tàn đời gió) thì tình yêu của họ cũng không thay đổi. Mượn hình ảnh “gỗ cứng”, từ ngữ mang đậm sắc thái của người dân tộc, “tàn đời gió” vừa khẳng định tình yêu và khát vọng hạnh phúc đến muôn đời vừa đậm đà bản sắc của tộc người Thái trên rẻo Tây Bắc Tổ quốc. Sự bền vững của tình yêu đôi lứa được so sánh với thiên nhiên. Ngược lại sự vô cảm của thiên nhiên nhờ tình yêu thổi vào lại trở nên có hồn, có cốt:
... Đôi ta yêu nhau, đợi tháng Năm lau nở
Đợi mùa nước đỏ cá về
Đợi chim tăng ló hát gọi hè
Không lấy đợc nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông.
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già.
e. tham khảo 3’
Tiễn dặn người yêu đã chắt lọc được tinh hoa của dân ca dân tộc Thái trong Tản chụ xiết xương, Tản chụ xống xương và cả Quặm ổn ók. Nhờ thế, giá trị nổi bật của Tiễn dặn người yêu là tính chất trữ tình tinh tế và đa dạng.
Ngoài ra, Tiễn dặn người yêu cũng có tính chất tự sự. Lấy "tiễn dặn" làm trung tâm, Xống chụ xon xao (Tiễn dặn ngời yêu) đã trở về quá khứ, kể lại chuyện từ ngày hai người mới còn ở trong bụng mẹ, với ý thức là để nêu lên bài học cho đời sau :
Nay hãy kể từ trước đến sau
Kể chuyện qua về bù chuyện tới
Kể từ ngày ấy thời xa...
Như thế là Xống chụ cùng với các thứ Tản chụ đều chung một nguồn gốc, nhưng Xống chụ không còn là từng mảng tâm trạng chung của mọi người trong tình yêu nữa mà bắt đầu đi vào hệ thống sự việc và tâm lí của những nhân vật cụ thể theo một trật tự thời gian nhất dịnh. Tuy vậy, chúng ta cũng cha thể đòi hỏi trật tự này phù hợp với lô gích một cách thật chặt chẽ, và ở đây nhân vật cũng còn có phần phiếm chỉ với tên gọi “Anh” và “Chị”.
Tất cả những giá trị nói trên tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của Tiễn dặn ngời yêu mà từ xa nhân dân Thái đã diễn đạt trong câu ví : "Hát Tiễn dặn lên, gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, chàng trai quên cày ruộng". Tiễn dặn ngời yêu xứng đáng là một trong những tác phẩm xuất sắc trong kho tàng thơ ca trữ tình cổ truyền các dân tộc thiểu số.
Nông Quốc Chấn - Phan Đăng Nhật,
(Lịch sử văn học Việt Nam, tập I, NXB Giáo dục, 1978)
C. Hướng dẫn học bài :
- Đọc sgk củng cố kiến thức đã học.
- Nắm vững kiến thức vở ghi.
- Ôn tập văn nghị luận.
Giờ sau học làm văn .
File đính kèm:
- tiet 27.doc