A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Văn bản: Tam đại con gà: HS
- Hiểu được mâu thuẫn trái tự nhiên trong cách ứng phó của nhân vật “ thầy” trong truyện.
- Thấy được cái hay của nghệ thuật “ nhân vật tự bộc lộ”.
2. Văn bản: Nhưng nó 2 mày: HS
- Thấy được thái độ phê phán của nhân dân đối với bản chất tham nhũng của thầy lí (hình ảnh
quan lại địa phương) và (tình cảnh bi hài của người lao động lâm vào việc kiện tụng của XH nông
thôn VN xưa).
- Thấy được nghệ thuật gây cười đặc sắc của truyện.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. PTTH:
- SGK, SGV.
- Các tài liệu tham khảo.
- Thiết kế bài dạy học.
- Đèn chiếu (bảng phụ).
2. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ học theo phương pháp HS đọc sáng tạo, gợi tìm, phát
vấn, thảo luận.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định và KT bài cũ: Phân biệt Quan sát, liên tưởng và tưởng tượng? Việc miêu tả và biểu
cảm trong bài văn tự sự chỉ cần tưởng tượng, đúng không? Vì sao?
Dự kiến trả lời: HS trả lời khái niệm đã nêu trong SGK/ 75.
2. Giới thiệu bài mới:
Lời vào bài: Trong kho tàng Văn học dân gian Việt Nam, truyện cười đã mang lại tiếng cười sảng
khoái cho cuộc sống lao động còn nhiều vất vả của nhân dân; đồng thời có giá trị phê phán, giáo
dục sâu sắc. Hôm nay, chúng ta sẽ làm quen với thể loại truyện cười dân gian.
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4031 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 25- Tam đại con gà nhưng nó phải bằng hai mày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25
Ngày soạn: 14/ 10/ 2008.
Đọc văn: TAM ĐẠI CON GÀ
NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY
A. MỤC TIÊU cẦN ĐẠT:
1. Văn bản: Tam đại con gà: HS
- Hiểu được mâu thuẫn trái tự nhiên trong cách ứng phó của nhân vật “ thầy” trong truyện.
- Thấy được cái hay của nghệ thuật “ nhân vật tự bộc lộ”.
2. Văn bản: Nhưng nó … 2 mày: HS
- Thấy được thái độ phê phán của nhân dân đối với bản chất tham nhũng của thầy lí (hình ảnh
quan lại địa phương) và (tình cảnh bi hài của người lao động lâm vào việc kiện tụng của XH nông
thôn VN xưa).
- Thấy được nghệ thuật gây cười đặc sắc của truyện.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. PTTH:
- SGK, SGV.
- Các tài liệu tham khảo.
- Thiết kế bài dạy học.
- Đèn chiếu (bảng phụ).
2. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ học theo phương pháp HS đọc sáng tạo, gợi tìm, phát
vấn, thảo luận.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định và KT bài cũ: Phân biệt Quan sát, liên tưởng và tưởng tượng? Việc miêu tả và biểu
cảm trong bài văn tự sự chỉ cần tưởng tượng, đúng không? Vì sao?
Dự kiến trả lời: HS trả lời khái niệm đã nêu trong SGK/ 75.
2. Giới thiệu bài mới:
Lời vào bài: Trong kho tàng Văn học dân gian Việt Nam, truyện cười đã mang lại tiếng cười sảng
khoái cho cuộc sống lao động còn nhiều vất vả của nhân dân; đồng thời có giá trị phê phán, giáo
dục sâu sắc. Hôm nay, chúng ta sẽ làm quen với thể loại truyện cười dân gian.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn.
TT1: HS nhớ lại bài “Khái quát văn học VN”, cho biết truyện cười là gì? Có thể chia mấy loại?
TT2: Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng 2 mày là truyện cười thuộc thể loại nào? Nội dung?
HĐ2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
TT1: Tìm hiểu VB Tam đại con gà.
- Cái đáng cười ở đây là gì?
- Tìm hiểu các tình huống gây cười.
Phân tích cái dốt của thầy đồ biểu hiện trong các tình huống…
? Qua tìm hiểu, em thấy thầy đồ là người ntn?
? Truyện có ý nghĩa gì?
GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
GV gọi HS đọc Ghi nhớ.
TT2: Tìm hiểu VB 2.
- Chỉ ra cái đáng cười của truyện?
- Chỉ ra các tình huống gây cười?
? Hành động xòe 5 ngón tay của Cải có ý nghĩa gì?
? Thầy Lí muốn nói gì qua hành động xòe 5 ngón tay…?
? Phân tích ý nghĩa của từ “ phải”? nghệ thuật gì?
à Dùng lời nói để mọi người nghe, dùng cử chỉ để cho Cải hiểu à bản chất xảo quyệt của thầy Lí.
- Chỉ ra tính kịch tạo tiếng cười?
- Truyện tố cáo đối tượng nào? Em nghĩ gì về nhân vật Ngô và Cải? ( đáng thương, đáng trách)
GV nhận xét, kết luận.
GV gọi HS đọc Ghi nhớ.
HĐ3:
TT1: Nêu đặc trưng của thể loại truyện cười?
TT2: Em hãy nêu giá trị của truyện cười?
GV chốt lại.
TT3: GV gọi HS đọc ghi nhớ.
I. Giới thiệu:
1. Thể loại:
Truyện cười:
+ Truyện khôi hài: Mục đích giải trí, giáo dục.
+ Truyện trào phúng: phê phán.
2. Văn bản: Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày: truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán.
- Thầy đồ dốt.
- Quan lại tham nhũng.
II. Đọc hiểu:
1. Tam đại con gà:
a. Cái đáng cười:
Thầy đồ dốt >< hay khoe chữ, nhận dạy trẻ.
b. Tình huống cười: cái cười thể hiện nhiều lần.
- Chữ “ kê”: thầy không nhận được mặt chữ; bảo học trò đọc “ dủ dỉ …dù dì” à dạy bừa.
- Sợ người khác nghe, bảo học trò đọc khẽ à Sĩ diện hão, giấu dốt.
- Khấn hỏi thổ công – tin thổ công – bảo học trò đọc to à cái dốt phơi bày ra.
- Chạm trán với chủ nhà: cái dốt bị lật tẩy, nhạo báng thổ công, gượng gạo chống chế - lấp liếm để giấu dốt à Kết thúc bất ngờ, cái dốt bị lật tẩy.
à Càng xử lí các tình huống, bản chất dốt của thầy đồ càng bị lộ tẩy.
à Chân dung thầy đồ: dốt nát, khoe chữ, liều lĩnh, giấu dốt một cách ngây ngô – tạo 1 chuỗi cười.
c. Ý nghĩa cái cười:
- Phê phán thói giấu dốt – một tật xấu trong nhân dân, đặc biệt là các hạng thầy đồ trong xã hội PK suy tàn.
- Khuyên răn: chớ giấu dốt, hãy mạnh dạn học hỏi.
d. Ghi nhớ: SGK.
2. Nhưng nó phải bằng 2 mày:
a.Cái đáng cười:
- Thầy Lí ăn hối lộ - ra công đường dùng hành động để giải thích.
- Cải vừa mất tiền vừa bị đánh.
b. Tình huống gây cười:
- Hành động( cử chỉ phi ngôn ngữ - ng/ ngữ cử chỉ)
+ Cải xòa 5 ngón: kí hiệu của tiền tệ.
Nhắc thầy Lí số tiền lót trước.
+ Thầy Lí xử kiện: xòe 5 ngón tay trái úp lên 5 ngón tay phải à kí hiệu đồng tiền đút lót gấp hai.
à lẽ phải nhiều hơn.
à Lẽ phải = tiền, cái phải bị cái trái che lấp.
- Ngôn ngữ: chơi chữ độc đáo.
Phải: + Lẽ phải.
+ Điều bắt buộc (tiền).
à lập lờ giữa 2 nghĩa.
à Trong XHPK, đồng tiền vừa là lẽ phải, vừa là sự bắt buộc với mọi người.
à Truyện như một màn kịch ngắn. Tiếng cười tạo ra từ những mâu thuẫn: chủ động >< phi đạo lí.
c. Ý nghĩa tiếng cười:
- Phê phán thầy Lí xử kiện bằng tiền, bản chất tham lam xảo quyệt.
- Đồng tiền ngự trị chốn công đường, bất chấp công lí.
- Cảnh tỉnh những người có hành vi tiêu cực ( lo lót, tiền mất tật mang)
d. Ghi nhớ: SGK.
III. Kết luận:
1. Đặc trưng Truyện cười:
- Bố cục chặt chẽ, ngắn gọn, ít nhân vật (nhân vật là đối tượng chủ yếu của tiếng cười)
- Ngôn ngữ giản dị mà sắc nhọn, tình huống đặc sắc.
2. ND: nhân dân dùng tiếng cười để vạch trần những cái xấu trong xã hội( thầy đồ dốt nát, quan lại tham nhũng); đồng thời là lời cảnh tỉnh cho mọi người.
3. Ghi nhớ: SGK trang 79-80.
3. Củng cố: Nắm được bản chất của tiếng cười.
4. Dặn dò:
Chuẩn bị: “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa”.
Nhóm 1: Câu 1 HDHB + câu 1 luyện tập.
Nhóm 2: Câu 2 HDHB + câu 2 luyện tập.
Nhóm 3: Câu 3,4 HDHB.
Nhóm 4: Câu 5,6 HDHB.
D. Rút kinh nghiệm:
Tiết 26, 27
Ngày soạn: 19/ 10/ 2008.
CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: GV hướng dẫn HS
- hiểu, cảm nhận được tiếng hát TT và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong XHPK xưa qua nghệ thuật riêng đậm sắc màu dân gian của ca dao.
- Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại.
- Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng tác của họ.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. PTTH:
- SGK, SGV.
- Các tài liệu tham khảo.
- Thiết kế bài dạy học.
- Tranh ảnh minh hoạ.
- Đèn chiếu (bảng phụ).
2. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo,
trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định và KT bài cũ:
- Có ý kiến cho rằng “thầy đồ khá thông minh, nhanh trí trong việc lấp liếm sự dốt nát”. Ý kiến
của em như thế nào? Vì sao?
- Văn bản “Nhưng … mày”, đối tượng phê phán số 1 là ai? Tính kịch được thể hiện qua những
yếu tố bất ngờ nào?
Dự kiến trả lời:
Vb1: Không đồng ý, vì thầy đồ càng cố lấp liếm sự dốt nát bao nhiêu thì sự dốt nát ấy càng tự phơi
bày và lộ tẩy bấy nhiêu.
Vb2: Đó là nhân vật Lí trưởng. Yếu tố bất ngờ: thầy lí tuyên bố đánh Cải mười roi.
2. Dạy bài mới:
Lời vào bài: Ngày xưa, người bình dân mượn câu hát, bài hát dân gian để bày tỏ tâm tư tình cảm.
Chùm Ca dao TT, yêu thương tình nghĩa sẽ cho chúng ta hiểu hơn về vẻ đẹp tâm hồn của người
lao động xưa.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Tiết 26
HĐ1:HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn.
TT1: Nêu những ý chính về nội dung của ca dao?
TT2: Nghệ thuật của ca dao?
GV nhận xét, kết luận.
HĐ2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ bài 1-6.
TT1: Bài 1,2 giống nhau ntn về nghệ thuật? Đó là lời than của ai? Lời than gợi tâm trạng gì?
Nhóm 1: Đọc những câu ca dao có mô thức mở đầu tương tự?
Hình thức lặp lại với tần số khá lớn nói lên điều gì?
Em hiểu gì về hình ảnh: tấm lụa đào phất phơ giữa chợ biết vào tay ai, củ ấu gai ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen?
Nỗi đau xót nhất của nhân vật trữ tình là gì?
à Người con gái bước vào tuổi đẹp nhất, hphúc nhất à nỗi lo về thân phận ập đến.
Sự đối lập và lời mời nhấn mạnh điều gì?
HS khác bổ sung.
GV liên hệ bài thơ “ Bánh trôi nước” ( HXH) từ đó nhận xét, kết luận.
TT2: HS tìm hiểu theo câu hỏi của GV.
Nhóm 2: Bài ca dao nói về tâm trạng của ai? Cách mở đầu bài ca dao này có gì khác so với bài 1,2?
à Không dùng mô thức mà dùng lối đưa đẩy.
Em hãy đọc vài câu ca dao có lối mở đầu này?
à Trèo lên cây bưởi hái hoa.
…Trèo lên cây gạo cao cao…
Ý nghĩa biểu cảm của từ “ai”?
Nghệ thuật gì?à Chơi chữ: Chuaà khế
à chua xót.
HS trả lời câu hỏi 2b HDHB.
à Hệ thống so sánh ẩn dụ: trời, trăng, sao.
Láy lại: sánh với; nhấn mạnh: chằng chằng.
à Dù xa cách nhưng vẫn xứng, vẫn đẹp đôi vừa lứa.
Chàng trai hỏi cô gái để làm gì?
à Tự bộc lộ lòng mình.
Hình ảnh “ Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời” nói lên điều gì?
GV nhận xét, kết luận.
3a. Củng cố:
Đặc sắc nghệ thuật ở mỗi bài ca dao than thân?
Tiết 27:
TT3: Bài ca dao là tâm trạng của ai? Nghệ thuật gì được sử dụng?
à Nhân hoá, hoán dụ: khăn, đèn, mắt.
Những câu hỏi dồn dập bộc lộ tâm trạng gì?
Nhóm 3: Nghệ thuật gì được sử dụng trong 6 câu đầu? Ý nghĩa? Đọc vài câu ca dao có hình ảnh chiếc khăn?
à láy lại từ “ khăn”, điệp khúc, NT đảo thanh, sử dụng hình ảnh vận động trái chiều “ xuống, lên, rơi, vắt”.
à Gửi khăn, gửi áo, gửi lời
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa.
Nhớ khi khăn mở, trầu trao
Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình.
GV liên hệ: Nhớ ai em những khóc thầm,
Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa.
16 thanh bằng ( phần lớn thanh không).
Độc đáo về nghệ thuật ở 2 câu ca dao này?
à Điệp khúc được sử dụng lại nhưng nỗi nhớ được đặt vào cây đèn.
Ý nghĩa hình tượng “ mắt ngủ không yên”?
Em hiểu gì về ý nghĩa 2 câu cuối?
GV liên hệ: Lễ giáo PK, tập tục Nho giáo.
Thể thơ gợi cảm giác gì?
TT4: Đây là lời của ai? Nói điều gì? Nhận xét về mô thức mở đầu? Liên hệ những câu ca dao có cùng mô thức này?
à Hai ta cách một con sông,
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.
… Gần đây mà chẳng sang chơi,
Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu…
GV: Em hiểu gì về “ Chiếc cầu- dải yếm- sông rộng một gang”?
GV nhận xét, kết luận.
TT5: GV gọi Nhóm 4 trả lời câu hỏi đã chuẩn bị.
Nghệ thuật gì được sử dụng?
à Lối nói trùng điệp, nhấn mạnh, tiếp nối: muối, ba năm, chín tháng, còn mặn, còn cay, nghĩa nặng, tình dày.
Phân tích nghệ thuật và giá trị biểu hiện của “Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu nghìn ngày mới xa”?
à Câu bát kéo dài.
Ba vạn sáu nghìn ngày = 100 năm = Một đời người.
HĐ3: GV hướng dẫn HS tổng kết.
TT1: GV gọi HS nhắc lại những nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong các bài ca dao đã học.
TT2: Qua 6 bài ca dao, em hiểu gì về người bình dân?
TT3: GV gọi một HS đọc phần Ghi nhớ.
I. Giới thiệu:
1. Nội dung: ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ gia đình, XH, đất nước.
2. Nghệ thuật:
- Lời ca ngắn, theo thể lục bát hoặc lục bát biến thể.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, gần với lời nói hàng ngày.
- Lối diễn đạt lặp lại.
II. Đọc hiểu:
1. Tiếng hát than thân: ( bài 1, 2, 3)
a. Bài 1,2:
- Mô thức mở đầu “Thân em như…”: lời than thân ngậm ngùi xót xa của người phụ nữ.
à Họ là loại người khổ nhất trong XH cũ.
- So sánh, ẩn dụ:
+ Bài 1: người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình nhưng số phận chông chênh không có gì đảm bảo.
à Món hàng để mua bán.
+ Bài 2:
. Sự đối lập phẩm chất bên trong >< hình thức bên ngoài.
. Lời mời mọc.
à Khẳng định giá trị thực: vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn.
. Lời mời mọc da diết.
à Giá trị của họ không được ai biết đến.
* Tiếng nói à thân phận bị lệ thuộc của người phụ nữ.
à khẳng định phẩm giá của họ.
b. Bài 3:
* Tâm trạng người lỡ duyên:
- Lối đưa đẩy, gợi cảm hứng: nỗi chua xót vì lỡ duyên.
- Ai (xác định): XH phong kiến ngăn cách, làm tan nát bao tình yêu đôi lứa; nỗi niềm chua xót, đắng cay (hỏi khế nhưng là để bộc lộ lòng mình).
à Lời than da diết, thấm thía.
* Tình nghĩa: Vẫn luôn bền vững, thuỷ chung.
c. Vẻ đẹp tâm hồn:
- Mòn mỏi vì chờ đợi.
- Cô đơn của sự ngóng trông.
- Nỗi đau của người lỡ duyên.
à Duyên kiếp không thành nhưng vẫn bền vững, sắt son.
2. Tiếng hát yêu thương( bài 4, 5)
a. Bài 4:
*. Tâm trạng nhân vật trữ tình:
- Nỗi niềm thương nhớ bồn chồn của người con gái đang yêu.
+ Khăn:
. Vật kỷ niệm.
. Cùng chia sẻ nỗi niềm thương nhớ.
. Nỗi nhớ triền miên, da diết, trào dâng, rối bời, không tự chủ được cả bước đi dáng đứng “ra ngẩn vào ngơ” à Nỗi nhớ có không gian.
. Nỗi nhớ thương bâng khuâng, da diết, kìm nén cảm xúc.
+ Ngọn đèn:
. Ngọn lửa tình yêu.
. Nỗi nhớ thương đằng đẵng với thời gian à Nỗi nhớ được đo theo thời gian.
+ Mắt: ưu tư nặng trĩu.
- Lo lắng cho số phận, cho hạnh phúc lứa đôi.
à Tiếng hát yêu thương và đòi hỏi được yêu thương.
*. Nghệ thuật:
- Thể thơ 4 chữ, lục bát.
- Dùng biểu tượng để bộc lộ tâm trạng nhân vật trữ tình.
b. Bài 5: Ước muốn gặp gỡ, thương yêu.
- Mô thức: Ước gì.
}
- Chiếc cầu - dải yếm.
ảo à cầu tình yêu,
- Sông rộng 1 gang khoảng cách tâm hồn tuy
xa mà gần.
- Dải yếm: gần gũi, nồng ấm, mềm mại, nữ tính.
à Bắc cầu mời mọc người mình yêu à chủ động trong tình yêu, táo bạo, mãnh liệt mà trữ tình, ý nhị.
3. Tiếng hát tình nghĩa ( bài 6):
- Biểu tượng: gừng cay – muối mặn: Hương vị của tình người ( cha mẹ thương nhau…).
- gừng cay – muối mặn
Nghĩa nặng - tình dày à mặn mà, nồng nàn theo thời gian; tình nghĩa vững bền, thủy chung không bao giờ phai nhạt.
à Không bao giờ xa cách.
à Người VN giàu tình, nặng nghĩa.
III. Tổng kết:
1. Đặc sắc nghệ thuật:
- Sự lặp lại mô thức mở đầu bài ca: “Thân em như”…
- Các hình ảnh biểu tượng: chiếc cầu, tấm khăn, ngọn đèn, gừng cay - muối mặn…
- Hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
- Thể lục bát, thể 4 chữ, thể song thất lục bát, thể hỗn hợp, ngôn ngữ chọn lọc gợi cảm.
à Ca dao là tiếng nói của cộng đồng, là nghệ thuật truyền thống mang đậm sắc thái dân gian.
2. Nội dung: Ghi lại một cách chân thực những nỗi niềm chua xót, đắng cay và những tình cảm yêu thương, thủy chung của người bình dân trong cuộc sống. Qua đó, ta nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của họ.
3. Ghi nhớ: SGK trang 85.
3b. Củng cố: HS tìm thêm những câu ca dao khác về “Thân em…”
Làm phần còn lại của bài 2* Luyện tập.
4. Dặn dò:
Học thuộc Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.
Chuẩn bị: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
D. Rút kinh nghiệm:
Tiết 28
Ngày soạn: 21/ 10/ 2008.
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: GV hướng dẫn HS
- Phân biệt đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- Tự tìm lấy câu trả lời ngắn gọn chính xác theo yêu cầu của GV.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. PTTH:
- SGK, SGV.
- Các tài liệu tham khảo.
- Thiết kế bài dạy học.
- Đèn chiếu (bảng phụ).
2. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định và KT bài cũ:
Đọc bài ca dao số 4 - ca dao yêu thương tình nghĩa. Cảm nhận của em về tâm trạng nhân vật trữ
tình?
Dự kiến trả lời: Nỗi nhớ thương da diết khôn nguôi, nỗi nhớ lan tỏa cả không gian lẫn thời gian;
đồng thời cô gái phải đối diện với nỗi lo cho số phận và hạnh phúc lứa đôi.
2. Dạy bài mới:
Lời vào bài: Con người khi thông tin với nhau có thể diễn ra ở hai dạng: dùng ngôn ngữ nói hoặc
ngôn ngữ viết. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đặc điểm của ngôn ngữ nói và
ngôn ngữ viết.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận.
Phân biệt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết theo 4 nội dung sau:
Khái niệm.
Hoàn cảnh sử dụng.
Các phương tiện hỗ trợ.
Từ ngữ và câu văn.
HS khác bổ sung, sửa chữa.
GV nhận xét kết luận.
I. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:
TT
Ngôn ngữ nói
Ngôn ngữ viết
1. Khái niệm?
Là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hàng ngày, người nói – nghe tiếp xúc trực tiếp luân phiên nhau trong vai nói và vai nghe.
Là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.
2. Đặc điểm?
a. Hoàn cảnh sử dụng:
b.Phương tiện hỗ trợ:
c. Từ ngữ và câu văn:
- Người nói: ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ.
- Người nghe:
+ Lĩnh hội ngay, ít có điều kiện phân tích, suy ngẫm.
+ Có thể phản hồi để người nói điều chỉnh.
Sử dụng ngữ điệu (quan trọng) kèm theo nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…
- Từ ngữ đa dạng: Từ khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ, thán từ, trợ từ, chêm xen…
Ví dụ: Dựng tóc gáy, lạnh xương sống, xanh mặt, thót tim, vỡ mật…
- Câu văn:
+ Sử dụng hình thức tỉnh lược.
+ Rườm ra, có yếu tố dư thừa, trùng lặp.
- Sử dụng chữ viết, các quy tắc chính tả, quy cách tổ chức văn bản.
- Người viết có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa.
- Người đọc có điều kiện đọc lại, phân tích, nghiền ngẫm.
Dấu câu, các ký hiệu chữ viết, hình vẽ, bảng biểu, sơ đồ…
- Từ ngữ:
+ Được lựa chọn, thay thế à chính xác.
+ Phù hợp với từng phong cách.
+ Tránh dùng từ khẩu ngữ, tiếng lóng, tiếng tục, từ địa phương.
Ví dụ: Sợ hãi
Sử dụng những câu dài, nhiều thành phần nhưng mạch lạc, chặt chẽ.
HĐ2: GV mời HS giải bài tập.
TT1: HS trả lời theo các gợi ý SGK.
HS khác bổ sung, sửa chữa.
GV nhận xét, kết luận.
TT2: HS trả lời theo các gợi ý SGK.
HS khác bổ sung, sửa chữa.
GV nhận xét, kết luận.
TT3: HS trả lời theo các gợi ý SGK.
HS khác bổ sung, sửa chữa.
GV nhận xét, kết luận.
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
- Sử dụng hệ thống thuật ngữ của các ngành khoa học: Vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, bản sắc, phong cách, thể văn, văn nghệ, chính trị, khoa học …
- Thay thế các từ: Vốn chữ (thay cho từ vựng), phép tắc (ngữ pháp).
- Tách dòng sau mỗi câu để trình bày rõ từng luận điểm.
- Dùng các từ ngữ chỉ thứ tự trình bày: một là, hai là, ba là để đánh dấu các luận điểm.
- Dùng dấu câu: Hai chấm, chấm, phẩy, ba chấm, ngoặc đơn, ngoặc kép.
à Sử dụng ngôn ngữ viết rất chuẩn mực.
2. Bài tập 2:
- Các từ hô gọi: kìa, này… ơi, nhỉ…
- Các từ tình thái: có khối… đấy, đấy, thật đấy…
- Các kết cấu câu trong ngôn ngữ nói: có … thì, đã… thì…
- Các từ ngữ thường dùng trong ngôn ngữ nói: mấy ( giò), có khối, nói khoác, sợ gì, đằng ấy…
- Phối hợp giữa lời nói và cử chỉ: cười như nắc nẻ, cong cớn, ton ton, cười tít…
- Thay vai nói, nghe giữa cô gái và Tràng.
3. Bài tập 3:
a. Câu thiếu chủ ngữ, dùng ngôn ngữ viết.
Bỏ các từ thì đã, thay hết ý bằng rất.
à Trong thơ ca VN có nhiều bức tranh mùa thu rất đẹp.
b. Thừa từ như, dùng từ địa phương: vống lên, đến mức vô tội vạ.
Bỏ như, thay bằng các từ: quá mức thực tế, một cách tuỳ tiện.
à Còn máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai quá mức thực tế một cách tuỳ tiện.
c. Câu văn tối nghĩa, sử dụng từ khẩu ngữ: thì như, thì cả, sất.
Sử dụng từ không đúng: ai, sử dụng từ không có hệ thống để chỉ loài vật.
à Cá, rùa, ba ba, tôm, cua, ốc sống ở dưới nước đến các loài chim, vạc, cò; gia cầm như vịt, ngỗng chúng chẳng chừa một loài nào cả.
3. Củng cố: Ghi nhớ: SGK
4. Dặn dò:
Chuẩn bị: Các câu hỏi HD học bài “ Ca dao hài hước”.
Đọc thêm: “Lời tiễn dặn”
D. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Giao an van 10 2528.doc