Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 63: đọc văn- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu được nội dung và giá trị của một tấm bia trong Văn Miếu- Quốc Tử giám: khẳng định tầm quan của hiền tài đối với quốc gia; Khắc bia tiến sĩ là việc làm có ý nghĩa lớn đối với đương thời và hậu thế.

- Thấy được chính sách trọng nhân tài của triều đại Lê Thánh Tông.

- Đây là bài nghị luận có kết cấu chặt chẽ, lập luận khúc chiết, giàu sức thuyết phục.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, kĩ năng lập luận trong văn nghị luận.

3. Thái độ

- Từ đó rút ra bài học lịch sử quý báu về văn hoá giáo dục cho ngày nay.

II- Chuẩn bị của GV và HS

1. Giáo viên: Bài soạn, tranh minh họa, máy chiếu

2. Học sinh: Bảng phụ, vở soạn

III- Tiến trình bài dạy

1. Kiểm tra bài cũ:(Kết hợp với bài mới)

2. Nội dung bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1967 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 63: đọc văn- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày giảng Lớp Sĩ số Tờn HS vắng 25/01/2012 10A1 10A2 10A3 10A4 10A5 10A7 Tiết 63: Đọc văn Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Thân Nhân Trung - I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu được nội dung và giá trị của một tấm bia trong Văn Miếu- Quốc Tử giám: khẳng định tầm quan của hiền tài đối với quốc gia; Khắc bia tiến sĩ là việc làm có ý nghĩa lớn đối với đương thời và hậu thế. - Thấy được chính sách trọng nhân tài của triều đại Lê Thánh Tông. - Đây là bài nghị luận có kết cấu chặt chẽ, lập luận khúc chiết, giàu sức thuyết phục. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, kĩ năng lập luận trong văn nghị luận. 3. Thái độ - Từ đó rút ra bài học lịch sử quý báu về văn hoá giáo dục cho ngày nay. II- Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên: Bài soạn, tranh minh họa, máy chiếu 2. Học sinh: Bảng phụ, vở soạn III- Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ:(Kết hợp với bài mới) 2. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu chung (5 phút) - HS đọc phần tiểu dẫn và tóm tắt nét chính. - GV: Bài văn bia này ra đời trong hoàn cảnh nào? - GV trình chiếu những văn bia đặt ở Quốc Tử Giám. - GV: Xác định vị trí của bài văn bia? Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản (7 phút) - Gọi 1-2 h/s đọc: (giọng đọc bình tĩnh, đĩnh đạc, trang trọng) - Giải nghĩa từ khó, xác định thể loại văn bản? Xác định thể loại tác phẩm? Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản (20 phút) - GV: Người như thế nào được gọi là hiền tài? - GV: Giải nghĩa từ nguyên khí? - GV: Như vậy câu khẳng định hiền tài là nguyên khí quốc gia có ý nghĩa như thế nào? - GV: Tác giả đã chỉ rõ mối quan hệ giữa hiền tài đối với sự thịnh suy của đất nước như thế nào? - GV: Cách lập luận đó là cách lập luận theo phương pháp gì? nhận xét về cách lập luận đó? - GV: Các thánh đế Minh Vương đã làm gì để thể hiện thái độ trọng hiền tài? - GV: Những việc làm được đã đủ chưa? cần phải làm tiếp những việc gì? - GV: Tại sao khắc bia đá đề danh lại có ý nghĩa khuyến khích hiền tài và ngăn ngừa kẻ ác? - GV: Tại sao khắc bia đá đề danh lại có ý nghĩa dẫn việc dĩ vãng và chỉ lối tương lai? - H/s tổng kết, đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 5: Kiểm tra 10 phút GV: cho HS kiểm tra 10 phút trên giấy. - CH: Lập sơ đồ diễn tả lập luận chặt chẽ, mạch lạc của bài văn bia? - Thảo luận cặp đôi: H/s thảo luận trả lời, g/v nhận xét đánh giá cho điểm, chuẩn xác kiến thức. 3. Củng cố ( 2 phút) - Xác định tầm quan trọng đặc biệt của hiền tài, từ đó xác định thái độ đối với hiền tài của nhà nước, các cấp lãnh đạo và toàn dân. T/L: Hiền tài là nguyên khí quốc gia, có quan hệ sống còn, có tầm quan trọng nhất đối với vận mệnh quốc gia. Nhà nước các cấp chính quyền cần có chính sách đặc biệt để khuyến khích hiền tài 4. Hướng dẫn học bài (1 phút) - Về nhà học bài và soạn bài sau: Tin hs chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh I. Tiểu dẫn. 1. Tác giả: Thân Nhân Trung (1418-1499) 2. Hoàn cảnh sáng tác: - Từ năm 1439 triều Lê đặt ra lệ xướng danh, yết bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, đãi yến và làm lễ vinh qui bái tổ cho người đỗ đạt cao. - Những người đỗ tiến sĩ được khắc tên tuổi, quê quán vào bia để ở Văn Miếu Quốc Tử Giám " việc làm độc đáo đầy ý nghĩa. - Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm tuất được ông soạn năm 1484. 3. Vị trí: - Là một trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu. - Đây là lời tựa chung cho 82 tấm bia tiến sĩ. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Đọc, giải nghĩa từ khó: 2. Thể loại: Thể văn nghị luận. III. Tìm hiểu văn bản. 1. Hiền tài là nguyên khí quốc gia: * Tầm quan trọng của hiền tài: - Hiền tài: Người có tài, đức (tài cao, đức lớn) - Nguyên khí: Khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật. " Người hiền tài đóng vai trò vô cùng quan trọng, không thể thiếu đối với sự sống còn và phát triển của đất nước, dân tộc. *Mối quan hệ của hiền tài với sự thịnh suy của đất nước: -Nguyên khí thịnh"thế nước mạnh rồi lên cao -Nguyên khí suy"thế nước yếu rồi xuống thấp " Lập luận theo kiểu diễn dịch bằng cách so sánh đối lập để thấy chân lí rõ ràng, hiển nhiên. Lập luận chặt chẽ, mạch lạc. 2. Việc làm của các thánh đế Minh Vương: - Quý trọng hiền tài, khuyến khích đề cao kẻ sĩ " ban ân lớn, ban chức tước, cấp bậc, yến tiệc, mũ áo. - Đề cao danh tiếng, niêm yết bảng vàng, vinh qui bái tổ. " Chưa đủ: vì vang danh ngắn ngủi một thời lừng lẫy nhưng không lưu truyền được lâu dài. 3. ý nghĩa của “bia đá đề danh”: - Khuyến khích hiền tài, kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn, hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua. - Ngăn ngừa kẻ ác: ý xấu bị ngăn chặn, lòng thiện tràn đầy, kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện xem đó mà cố gắng. - Dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai: Rèn rũa danh tiếng cho sĩ phu góp phần làm cho hiền tài nảy nở, đất nước hưng thịnh, đi lên, củng cố mệnh mạch (huyết mạch quan trọng). IV. Tổng kết - ghi nhớ. V. Luyện tập. - Lập luận mạch lạc, chặt chẽ của bài văn bia nổi rõ qua sơ đồ: Tầm quan trọng của hiền tài Khuyến khích, phát triển hiền tài Những việc đã làm Những việc đang, sẽ làm (khắc bia tiến sĩ) ý nghĩa tác dụng của việc khắc bia tiến sĩ

File đính kèm:

  • docTiet 63 Hien tai la nguyen khi.doc