Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 69: Đọc văn- CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN (Trích – “Truyện kì mạn lục”)

I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu được phẩm chất dũng cảm, kiên cường, trọng công lí, chính nghĩa và tinh thần dân tộc của nhân vật Ngô Tử Văn .

- Thấy được cách kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính của tác giả.

- Vận dụng kiến thức vào việc phân tích nhân vật trong truyện truyền kì.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng đọc, tóm tắt mọt tác phẩm tự sự trung đại.

3. Thái độ

 - Củng cố thêm lòng yêu chính nghĩa ở học sinh, thể hiện niềm tự hào về người trí thức nước Việt.

II- Chuẩn bị của GV và HS

1. Giáo viên: Bài soạn, tranh minh họa, máy chiếu.

2. Học sinh: Bảng phụ, vở soạn

III- Tiến trình bài dạy

1. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)

 CH:Hãy tóm tắt nội dung cốt truyện?

2. Nội dung bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 69: Đọc văn- CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN (Trích – “Truyện kì mạn lục”), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày giảng Lớp Sĩ số Tờn HS vắng 6/02/2012 10A1 10A2 10A3 10A4 10A5 10A7 Tiết 69: Đọc văn Chuyện chức phán sự đền tản viên (Trích – “Truyện kì mạn lục”) - Nguyễn Dữ - I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu được phẩm chất dũng cảm, kiên cường, trọng công lí, chính nghĩa và tinh thần dân tộc của nhân vật Ngô Tử Văn . - Thấy được cách kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính của tác giả. - Vận dụng kiến thức vào việc phân tích nhân vật trong truyện truyền kì. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng đọc, tóm tắt mọt tác phẩm tự sự trung đại. 3. Thái độ - Củng cố thêm lòng yêu chính nghĩa ở học sinh, thể hiện niềm tự hào về người trí thức nước Việt. II- Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên: Bài soạn, tranh minh họa, máy chiếu. 2. Học sinh: Bảng phụ, vở soạn III- Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ:(5 phút) CH :Hãy tóm tắt nội dung cốt truyện ? 2. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản * HĐ 1 : Cuộc gặp gỡ giữa Ngô Tử Văn và Bách Hộ Thôi (20 phút) - GV :Sự việc gì xảy ra sau khi Tử Văn đốt đền tà? - GV: Nhận xét như thế nào về Bách Hộ Thôi? (hắn là người như thế nào) - GV: Thái độ của Tử Văn trước lời mắng mỏ, doạ nạt của Bách Hộ Thôi? - GV: Khi đựơc giúp đỡ thổ công bày tỏ thái độ như thế nào với Ngô Tử Văn? - GV: Qua lời thổ công ta “ngộ” ra điều gì? - GV: Thái độ của Tử Văn trước cảnh tượng địa ngục? Thảo luận nhóm: 5 phút Mỗi nhóm 4-5 h/s + Những sự việc gì đã xảy ra với Tử Văn khi ở địa ngục? + Thái độ của Tử Văn trước những sự việc ấy? H/s thảo luận trình bày, g/v chuẩn xác kiến thức. - GV: Kết quả cuối cùng ra sao? Ai thua, Ai thắng? Ai được ban thưởng? * HĐ 2: Ngụ ý phê phán của truyện (5 phút) - GV: Hãy chỉ ra ngụ ý phê phán của truyện? (phê phán ai, phê phán những hiện tượng gì?) * HĐ 4: Nghệ thuật kể chuyện và vai trò yếu tố kì ảo (7 phút) - GV : Những yếu tố kì ảo có trong tác phẩm. Vai trò của những yếu tố kì ảo đó? - GV: Truyện có hấp dẫn không? vì sao? (điều gì đã tạo sức hấp dẫn cho truyện?) - G/v gợi ý: Cách kể, xây dựng cốt truyện, kết thúc của truyện. * HĐ 5: Luyện tập ( 3 phút) Gọi 2 h/s đọc ghi nhớ: Hãy viết đoạn kết khác cho tác phẩm? 3. Củng cố : (1 phút) - Chuyện đề cao những người trung thực, ngay thẳng, giàu tinh thần dân tộc đồng thời khẳng định niềm tin vào công lí, chính nghĩa của nhân dân ta. 4. Hướng dẫn học bài ở nhà (2 phút) - Bình luận chi tiết Ngô Tử Văn được nhân chức phán sự ở đền Tản Viên. - xác định những chi tiết kì ảo trong truyện và cho biết tác dụng của chúng. - Suy nghĩ của em về lời bình của tác giả ở cuối truyện.3 - Học bài và soạn bài sau: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh. 1. Ngô Soạn (Tử Văn) - Người đốt đền tà. a. Cách giới thiệu nhân vật: b. Việc đốt đền: c. Cuộc gặp gỡ giữa Ngô Tử Văn và Bách Hộ Thôi. + Hồn ma cư sĩ Bách Hộ Thôi bị mất chỗ nương náu " Tử Văn sốt nóng, sốt rét, buông lời tự mắng mỏ chàng nhân danh người theo đạo Nho đe doạ chàng, quyết kiện chàng. + Bách Hộ Thôi Lúc sống theo giặc Chết:Cậy mạnh đánh đuổi và chiếm đền của Thổ Thần, lừa dối huyết thực của dân mà tác quoái. " Lúc bị đốt đền: Cao giọng giảng giải đạo đức, đội lốt chính, nhân danh thiện. " Xảo trá, lừa lọc, cậy thế làm càn, tham lam, hung ác. + Thái độ của Tử Văn: Biết rõ sự thật, tự tin, kiên cường tự nhiên ngất ngưởng coi thường lời đe doạ của Bách Hộ Thôi. d. Cuộc gặp gỡ giữa Ngô Tử Văn và ông già Thổ Công: - Thái độ của Thổ Công: Được giúp đỡ bất ngờ, cảm kích mừng rỡ, nói rõ sự thật (cung cấp chứng cứ) mong Tử Văn quan tâm làm việc nghĩa đến cùng. " Logic tạo ra sự đi lên của câu truyện. - Lời nói của Thổ Công cho thấy một thực tế: hiện tượng thần thánh các đền miếu gần quan tham của đút lót " bênh vực cho tên họ Thôi " Thổ Công chịu thất bại. ( hiện tượng xã hội được kì ảo hoá) " Người làm việc nghĩa sẽ được đồng tình ủng hộ g. Cảnh Tử Văn bị bắt và cuộc đối chất ở Minh Ti: - Cảnh địa ngục rùng rợn: Không khiếp sợ. - Bị quỷ doạ, bị vu oan " bị gông, bị trói, bị giải đi rất nhanh: Một mực kêu oan đòi được minh xét công khai. " Bị kết thêm tội ngoan cố, bướng bỉnh. - Bị Diêm Vương mắng hỏi: Không khiếp sợ, run rẩy, giãi bày sự thật với lời lẽ cứng cỏi, không chịu nhún nhường, tranh biện trực tiếp với tên đội mũ trụ. " Dũng cảm, quyết đấu tranh đến cùng cho chân lí, lẽ phải, biện hộ cho mình, cứu giúp Thổ Thần. " Chàng chiến thắng, tên họ Thôi bị trừng trị thích đáng, dân gian được bình an, thổ công được trả lại đền, chàng được ban thưởng xứng đáng. 2. Ngụ ý phê phán của truyện: - Phê phán hồn ma tướng Minh giả mạo Thổ Thần: Sống chết đều hung ác, xảo quyệt, tham lam, hại dân, hại thần " bị trừng trị thích đáng. - Phê phán hiện tượng oan trái bất công, vua quan (Diêm vương và cộng sự), quan liêu, xa dân" nhân dân lương thiện chịu oan ức, bất công, ngang trái. 3. Nghệ thuật kể chuyện và vai trò yếu tố kì ảo: - Nghệ thuật kể chuyện: Hấp dẫn xen lẫn chuyện người, thần, ma " vẫn linh hoạt, hấp dẫn. - Yếu tố kì ảo: Dày đặc " hấp dẫn, chuyên chở nội dung và cảm hứng hiện thực. - Cách kể từng đoạn, từng đoạn theo thời gian đầy li kì, biến hoá linh hoạt mà vẫn tự nhiên, logic. - Cốt truyện đi lên: Mở " thắt nút " cao trào " gây sự hồi hộp, hấp dẫn. - Kết thúc: Có hậu " u mơ của người dân thời kì trung đại. IV. Tổng kết - Luyện tập. 1. Ghi nhớ Sgk: 2. Luyện tập: H/s tự làm việc, - H/s hoạt động độc lập, trả lời, g/v nhận xét đánh giá.

File đính kèm:

  • docTiet 69 Chuyen chuc phan su den Tan vien.doc
Giáo án liên quan