A.Mục tiêu bài học
Giúp HS:
-Nắm được tác dụng của việc lập dàn ý và cách thức lập dàn ý cho bài văn nghị luận.
-Tích hợp với các kiến thức về văn, tiếng Việt và vốn sống thực tế.
rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho bài văn nghị luận.
B.Phương tiện thực hiện
SGK,SGV,Thiết kế bài học
C.Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, thực hành
D.Tiến trình dạy học
1.Ổn định tổ chức lớp
2.Bài mới
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 72 Làm văn: Lập dàn ý bài văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ………….
Tiết: 72
Làm văn: Lập dàn ý bài văn nghị luận
A.Mục tiêu bài học
Giúp HS:
-Nắm được tác dụng của việc lập dàn ý và cách thức lập dàn ý cho bài văn nghị luận.
-Tích hợp với các kiến thức về văn, tiếng Việt và vốn sống thực tế.
rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho bài văn nghị luận.
B.Phương tiện thực hiện
SGK,SGV,Thiết kế bài học
C.Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, thực hành
D.Tiến trình dạy học
1.ổn định tổ chức lớp
2.Bài mới
Hoạt động của GV & HS
Yêu cầu cần dạt
*HĐ1:
GV: Diễn giảng:
Lập dàn ý là khâu trung gian giữa đề bài và bài viết . Nhờ khâu này mà luận đề bước đầu được cụ thể hoá thành một hệ thống những ý lớn, ý nhỏ liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung. Nói cách khác, dàn ý là cái sườn mà người viết dựa vào để định hướng về nội dung, tránh đc tình trạng xa đề, lạc đề, lan man. Ngoài ra, dàn ý còn gíup người viết phân bố thời gian hợp lí trong qúa trình làm bài
*HĐ2:
GV: có thể đưa ra mô hình để hs nắm rõ hơn (trang bên)
*HĐ3: GV hướng dẫn HS đi xác định cách lập dàn ý bài văn nghị luận gồm mấy bước?
+Tìm ý cho bài văn là như thế nào?
Tại sao phải tìm ý?
+Lập dàn ý gồm mấy bước? Các bước đó như thế nào?
*HĐ4: GV hướng dân HS thực hành
Bài tập 1/ Tr91
Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch HCM đã chỉ rõ: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”
Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào?
Một bạn đã tìm được số ý:
a)Giải thích khái niệm tài và đức
b)Có tài mà không có đức là người vô dụng.
c) Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
Hãy:
-Bổ sung các ý còn thiếu.
-Lập dàn ý cho bài văn.
I.Tác dụng của việc lập dàn ý
*Tác dụng:
-Là công việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản.
-Giúp bao quát đc những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận..
-Tránh tình trạng xa đề, lạc đề, lặp ý, bỏ sót, hoặc triển khai không cân xứng.
-Phân bố thời gian hợp lí khi làm bài.
*Mô hình: (1)Đề bài - (2) Dàn ý - (3) Bài viết.
(1) Đề bài: cái cho trước, mang tính bắt buộc.
(2) Dàn ý: cái tự xây dựng, mang tính sáng tạo, tuỳ thuộc vào trình độ, sở thích, kĩ năng… của mỗi cá nhân.
(3) Bài viết: sản phẩm ngôn ngữ cụ thể, hoàn chỉnh, phản ánh đầy đủ cách hiểu đề, cách lập dàn ý, khả năng vận dụng tri thức và kĩ năng,.. của người viết.
Ii. CáCH LậP DàN ý BàI VĂN NGHị LUậN
1.Tìm ý cho các bài văn
-Xác định luận đề
-Xác định các luận điểm
-Tìm luận cứ cho các luận điểm
2.Lập dàn ý
-Mở bài: Nêu luận đề (trực tiếp hoặc gián tiếp) nhằm đưa ra phương hướng cho bài văn nghị luận.
-Thân bài: Trình bày các luận điểm, luận cứ.
(hợp lí, có trọng tâm)
-Kết bài:
+Nên kết bài theo kiểu đóng hay mở?
+Khẳng định những nội dung naog?
+Mở ra những nội dung nào để người đọc tiếp tục suy nghĩ?
III..Luyện tập
Bài 1/ Tr91 (sgk)
a) Có thể bổ sung một số ý còn thiếu:
-Đức và tài có quan hệ khăng khít với nhau trong mỗi con người.
-Cần phải thường xuyên học tập, rèn luyện, phần đấu để có cả tài lẫn đức.
b)Lập dàn ý cho bài văn:
-Mở bài:
+Giới thiệu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”
+Định hướng tư tưởng của bài viết .
-Thân bài:
+Giả thích câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc ràn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân.
-Kết bài: Cần phải thường xuyên học tập, rèn luyện, phần đấu để có cả tài lẫn đức.
3.Củng cố và dặn dò:
-Nắm được tác dụng của việc lập dàn ý trước khi làm một bài văn hoàn chỉnh.
-Cách lập dàn ý bài văn nghị luận thường như thế nào?
-Chú ý: Học thuộc phần ghi nhớ /Tr91 (sgk)
-Làm bài tập 2 ở nhà
-Giờ sau học : Văn học “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
File đính kèm:
- Ngu van 10(10).doc