Giáo án NGữ văn 10 Tuần 1: Vài nét về văn học trà vinh trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam

A -Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh

- Nắm được đại cương ba bộ phận lớn của văn học Trà Vinh (VHTV).

- Nắm được một cách khái quát quá trình phát triển của văn học Trà Vinh .

- Hiểu được những nét đặc sắc của văn học Trà Vinh .

B-Phương tiện thực hiện:

SGK, tài liệu tham khảo , giáo án

C- Cách thức tiến hành :

-Phương pháp :phát vấn , đàm thoại , quy nạp , đọc sáng tạo .

D - Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra tập

3. Bài mới :

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án NGữ văn 10 Tuần 1: Vài nét về văn học trà vinh trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :1 Ngày soạn:15/9/2012 Tiết Bổ sung : VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC TRÀ VINH TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM A -Mục tiêu bài học: Giúp học sinh - Nắm được đại cương ba bộ phận lớn của văn học Trà Vinh (VHTV). - Nắm được một cách khái quát quá trình phát triển của văn học Trà Vinh . - Hiểu được những nét đặc sắc của văn học Trà Vinh . B-Phương tiện thực hiện: SGK, tài liệu tham khảo , giáo án C- Cách thức tiến hành : -Phương pháp :phát vấn , đàm thoại , quy nạp , đọc sáng tạo ... D - Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra tập 3. Bài mới : Hoạt động của G/V và H/S Yêu cầu cần đạt HS đọc mục I(SGK) ? VHTV gồm mấy bộ phận lớn. HS trả lời ? HS thống kê các thể loại VHDGTV. HS trả lời ? Nội dung của VHDGTV HS trả lời GV giảng thêm :VHDGTV có sự giao lưu từ ba dòng chính :VHDG người Kinh , VHDG người Khmer và VHDG người Hoa . -HS đọc SGK.(2) ? Qúa trình phát triển của văn học trung đại TV HS trả lời HS đọc (3) ?Quá trình phát triển của văn học hiện đại TV HS trả lời GV giảng thêm HS đọc phần II ? VHTV có những đặc trưng nào HS trả lời ,GV giảng bổ sung 4/Cñng cè: ? GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ về các bộ phận của VHTV 5/. DÆn dß: Học bài và chuẩn bị bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam ./. I. Các bộ phận hợp thành của VHTV : - VHTV gồm 2 bộ phận lớn: + Văn học dân gian (VHDG) +Văn học viết (VHV):VHTĐ+VHHĐ 1. Văn học dân gian: - Thể loại: có 09 thể loại: + truyền thuyết + truyện cổ tích + truyện ngụ ngôn + truyện cười + tục ngữ + câu đố + ca dao + vè + truyện thơ - Nội dung : + ghi lại hình ảnh của một vùng đất hoang vu trong buổi đầu khai phá , + thể hiện tình yêu và lòng tự hào trước vẻ đẹp của những danh lam thắng tích , sự phong phú của những sản vật ở địa phương , + tính cách người TV : trọng nghĩa khinh tài, tính tình bộc trực , nếp sống hào phóng và tấm lòng hiếu khách . 2.Văn học trung đại : -Thế kỷ XIX VHTĐ mới có điều kiện “nảy nở và phát triển “ -Tác giả :Bùi Hữu Nghĩa -Tác phẩm : văn tế Nôm (văn tế vợ, văn tế con gái ), thơ Đường luật , tuồng Kim Thạch kỳ duyên và Tây Du , Mậu Tòng (hiện chưa sưu tầm được) 3. Văn học hiện đại : a. VHTV từ năm 1900 đến năm 1945: VH Quốc ngữ TV hình thành từ đầu TKXX -Văn chính luận : Trần Hữu Độ (Tiếng chuông truy hồn (1926), Hồi trống tự do (1926), Hồn độc lập (1926), Tờ cớ mất quyền tự do (1926), Tinh thần tư trợ (1927), dịch tác phẩm của Trương Khải Siêu. -Tiểu thuyết hiện đại:Hồ Biểu Chánh (Cha con nghĩa nặng , Chút phận linh đinh , Khóc thầm , Con nhà nghèo ,… -Thơ ,báo : Khổng Dương (Ly tao –tập thơ 1940, , Dạ túy –tập thơ , chưa xuất bản , Cứu lấy quê hương –biên khảo và nhận định , không rõ năm xuất bản ) b.VHTV từ năm 1945 đến năm 1975: - Thể loại :truyện kí và thơ . - Nội dung : yêu quê hương , đất nước , lòng căm thù giặc , ca ngợi cuộc kháng chiến và con người kháng chiến chống ngoại xâm ; khai thác mâu thuẫn xung đột giữa ta và địch , đặt lợi ích nhân dân lên trên hết . c. VHTV từ năm 1975 đến nay : -VHTV đã có bước chuyển mình . - Tác giả :Lê Tân , Thủy Nguyên , Tăng Hữu Thơ , Ngô Vĩnh Nguyên , Đặng Tấn Đức , Châu Thị Cẩm Liên , Hoàng Anh Tâm ,……. -Thể loại :kí , truyện ngắn , thơ ca . -Nội dung : phản ánh cuộc sống chiến đấu , lao động sản xuất của nhân dân TV trong hai cuộc kháng chiến , ghi nhận sự đổi mới trên nhiều lĩnh vực , đề tài tình yêu , cảm hứng thế sự . - Về nghệ thuật : sự lựa chọn thể loại , phương thức thể hiện chủ đề , hình tượng nghệ thuật mới . II-Vài nét đặc trưng về VHTV: -VHTV là bản hợp ca hào hùng về tinh thần yêu nước chống ngoại xâm .. -VHTV đã ghi nhận được những sắc màu của quê hương . -VHTV là tấm gương phản chiếu sự kết tinh văn hóa của ba dân tộc Kinh , Khmer, Hoa Tuần :2 Ngày soạn:16//9/2012 Tiết Bổ sung : KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN TRÀ VINH A -Mục tiêu bài học: Giúp học sinh -Nắm được những đặc trưng cơ bản và hệ thống thể loại của VHDGTV . B-Phương tiện thực hiện: SGK,SGV,giáo án C- Cách thức tiến hành : -Phương pháp :phát vấn , đàm thoại , quy nạp , đọc sáng tạo ... D - Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra tập 3. Giới thiệu bài mới:Văn học dân gian TV là một trong hai bộ phận hợp thành văn học TV .Để hiểu rõ hơn về những đặc trưng cơ bản của VHDGTV cũng như các thể loại của VHDG TV.Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài Khái quát VHDGTV. Hoạt động của G/V và H/S Yêu cầu cần đạt ? Em hiểu như thế nào là VHDG. GV giảng thêm về ngôn từ được sử dụng trong các tác phẩm VHDG H/S đọc từng phần SGK. ? Văn học dân gian TV có những thể loại nào HS trả lời GV giảng thêm ?nội dung của VHDGTV HS trả lời . GV giảng thêm . HS đọc II ? Thế nào là thần thoại ? TV có những câu chuyện thần thoại nào ? I. Đặc trưng cơ bản của VHDG? - Về phương diện thể loại : truyền thuyết, truyện cười, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ. -Về phương diện nội dung : + ghi lại hình ảnh của một vùng đất hoang vu trong buổi đầu khai phá . + tình yêu và lòng tự hào trước vẻ đẹp của những danh lam thắng tích , sự phong phú của những sản vật ở địa phương + tính cách người TV : trọng nghĩa khinh tài , tính tình bộc trực , nếp sống hào phóng và tấm lòng hiếu khách II. Những thể loại chính của VHDGTV: 1.Thần thoại : là thể loại tự sự bằng văn xuôi , kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giớ tự nhiên và văn hóa , phản ánh nhận thức , cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người :Sự hình thành loài người ,Ông trời ,… 2. Truyền thuyết : là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại các sự kiện và nhân vật có liên quan đến lịch sử địa phương ,dân tộc , thường dùng yếu tố tưởng tượng để lí tưởng hóa các sự kiện và nhân vật được kể , thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân . Có hai loại:truyền thuyết gắn với hiện tượng tự nhiên thần bí :Cặp ngỗng thần trên vàm Láng Thé ..; gắn với đia danh : Ao Bà Om , Cù lao Cổ Chiên , Vàm Bảy Vàng …. 3.Ca dao –dân ca : là thể loại trữ tình bằng văn vần , diễn tả đời sống nội tâm của con người .Ca dao TV thể hiện tiếng nói nghĩa tình , lòng tự hào về những sản vật quê hương . Trà Vinh có bún nước lèo Có chùa Ông Mẹt , ao đào Bà Om Có đình thờ vía Quan Công , Đền thần Hiếu Tử , thờ Trần Trung Tiên 4.Vè : là thể loại văn vần , kể lại và bình luận về những sự kiện có tính chất thời sự hoặc những sự kiện lịch sử đương thời . .Vè mang tính trào phúng khi đả kích các hiện tượng tiêu cực cảu xã hội như các thói hư ,tật xấu : Con gái hư , Uống rượu ,Thịt chó , Làm biếng ,…. .Các tệ nạn xã hội :Đánh bạc ,Ông đùm ,. Bà đề ,…. .Tình yêu quê hương đất nước :Tập Ngãi , Cơn bão năm Thìn ,… .Tình yêu lao động :Đi cấy ,Trái cây , Các loài cá ,…. 5.Tục ngữ :là lời nói có tính nghệ thuật , đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thế giới tự nhiên và đời sống con người :Chớp đông nhay nháy , gà gáy thì mưa . Ăn chắc mặc bền ….. 6.Câu đố :là lời nói có tính nghệ thuật , miêu tả sự vật , hiện tượng bằng lời nói ám chỉ , giấu không cho biết sự vật , hiện tượng để người nghe tự đoán ra , nhằm giải trí và rèn luyện khả năng phán đoán :Cá gì làm nước trong xanh ,cá gì mãn kiếp làm anh học trò .(cá phèn , cá mực)… 7. Truyện thơ dân gian : là thể loại văn vần kết hợp phương thức tự sự với trữ tình , phản ánh số phận của người nghèo khổ và khát vọng về tình yêu , hạnh phúc lứa đôi , về công lý xã hội . 4/. Củng cố: ? Nêu những đặc điểm cơ bản của VHDGTV.?Kể lại một câu truyện đã đọc. ? Hãy nêu những hiểu biết của anh/chị về các thể loại cơ bản của văn học dân gian TV 5/. Dặn dò: - Học bài .Tập hát một điệu dân ca quen thuộc . - Chuẩn bị bài Chiến thắng Mtao Mxây ./.

File đính kèm:

  • docChuong trinh dia phuong 10.doc
Giáo án liên quan