Giáo án Ngữ văn 10 tuần 14 Tiết 57 Đọc văn: PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG

A. MỤC TIÊU: Giúp h/s

- Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài Phú sông Bạch Đằng. Nội dung yêu nước thể hiện ở niềm tự hào về những chiến công trên sông Bạch đằng. Tư tưởng nhân văn thể hiện qua việc đề cao vai trò, vị trí, đức độ của con người, coi đây là nhân tố quyết định đối với sự nghiệp cứu nước.

- Thấy được những đặc trưng cơ bản của thể phú về các mặt kết cấu, hình tượng nghệ thuật, lời văn từ đó biết cách phân tích một bài phú cụ thể.

- Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trân trọng những địa danh lịch sử, những danh nhân lịch sử.

B. PHƯƠNG PHÁP: Sd phổồng phaùp đọc sáng tạo, gợi tìm, trao đổi thảo luận và trả lời các câu hỏi

C. CHUẨN BỊ: Thỏửy: Soaỷn baỡi+ tìm tài liệu

 Troỡ : Đọc trước bài

D1. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

I. Äỉn õởnh lớp: Kiểm tra bài soạn + sĩ số

II. Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ ”Thơ hai-cư của Ba- sô “

III. Bài mới:

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1010 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tuần 14 Tiết 57 Đọc văn: PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/ 12/ 07 Ngày giảng: Tiết: 57 Đọc văn: Phú sông bạch đằng ( bạch đằng giang phú) Trương Hán Siêu A. mục tiêu: Giúp h/s Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài Phú sông Bạch Đằng. Nội dung yêu nước thể hiện ở niềm tự hào về những chiến công trên sông Bạch đằng. Tư tưởng nhân văn thể hiện qua việc đề cao vai trò, vị trí, đức độ của con người, coi đây là nhân tố quyết định đối với sự nghiệp cứu nước. Thấy được những đặc trưng cơ bản của thể phú về các mặt kết cấu, hình tượng nghệ thuật, lời văn từ đó biết cách phân tích một bài phú cụ thể. Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trân trọng những địa danh lịch sử, những danh nhân lịch sử. b. Phương pháp: Sd phổồng phaùp đọc sáng tạo, gợi tìm, trao đổi thảo luận và trả lời các câu hỏi c. chuẩn bị: Thỏửy: Soaỷn baỡi+ tìm tài liệu Troỡ : Đọc trước bài D1. Tiến trình lên lớp I. Äỉn õởnh lớp: Kiểm tra bài soạn + sĩ số II. Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ ”Thơ hai-cư của Ba- sô “ III. Bài mới: Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: HS đọc tiểu dẫn. ? Nêu những nét chính về cuộc đời tác giả ? ? Thể phú có đặc điểm gì ? Hoạt động 2: Gọi 2 h/s đọc bài. ? Mục đích dạo chơi thiên nhiên, chiến địa của khách ? ? Qua việc nhắc các địa danh lịch sử Trung Quốc và miêu tả những địa danh lịch sử đất Việt thể hiện được điều gì ? ? Tg bộc lộ tâm trạng gì ? Gọi 1 h/s đọc đoạn: Bên sông các bô lão . . . hết. ? Vai trò của các bô lão trong bài phú ? Các bô lão kể về chiến công của ai ? Cách kể ntn ? ? Em có nhận xét gì về giọng kể của các cụ ? ? lời ca thể hiện điều gì ? ? Em hiểu gì qua lời ca nối tiếp của khách ? Hoạt động 3: I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: ( SGK ) 2. Đặc điểm thể phú: Là thể văn có vần hoặc văn vần xen lẫn văn xuôi dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời. . . Kết cấu: có 4 đoạn: đoạn mở; đoạn giải thích; đoạn bình luận; đoạn kết. 3. Giải nghĩa từ khó: ( SGK ) II. Đọc - hiểu: 1. Nhân vật khách: + Khách là sự phân thân của tg. Khách dạo chơi không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn nghiên cứu cảnh trí đất nước. . . Giương buồm dong gió chơi vơi .. à xuất hiện với tư thế của con người có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn. + Sớm . . . Nguyên, Tương Chiều . . . Vũ Huyệt Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt à Là những địa danh tác giả đi qua chủ yếu bằng sách vở và trí tưởng tượng. Thể hiện tráng chí 4 phương của khách . + Cửa Đại Than Bến Đông Triều Sông Bạch đằng à Là những hình ảnh thật có tính chất đương đại đang hiện ra trước mắt và được tg trực tiếp mô tả à cảnh hiện lên hùng vĩ hoành tráng. + Tâm trạng: vừa vui, tự hào vừa buồn đau, nuối tiếc: Vui: cảnh sông nước hùng vĩ, thơ mộng ( Nước trời: một sắc; Phong cảnh: ba thu).Tự hào trước dòng sông từng ghi bao chiến tích. Buồn: Chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi hoang vu, thời gian đang làm mờ dấu vết. 2. Các bô lão: + Bô lão là người kể và bình luận chiến tích với tư cách là người dân địa phương. + Nội dung kể: - kể về chiên tích của Trùng Hưng nhị thánh, của Ngô chúa . - Người kể đã nhắc đến những chiến công gần trước và chủ yếu kể về Trùng hưng nhị thánh. + Giọng kể: - Lúc đầu ta ra quân với khí thế hào hùngà ta lâm vào thế bí à thế giằng co tưởng cơ đồ đã bị mất à ta thắng, kẻ thù chịu nhục. - Lời kể súc tích đầy cảm hứng, có hồi hộp có sảng khoái, câu ngắn dài phù hợp với trận đánh. + Bình luận: Sông nước tuy chảy hoài à Ngẫm nghĩ suy tư về chiến công xưa; lời bình hào hùng mà sâu lắng, thiêng liêng mà có tầm triết lí + lời ca: đau buồn tiếc nuối như khách. Là tuyên ngôn sảng khoái dõng dạc về chân lí Bất nghĩa tiêu vong, anh hùng lưu danh 3. Lời ca của khách: + Ca ngợi công đức của 2 vị vua anh minh đời Trần + Lời bày tỏ khát vọng hoà bình muôn thuở trên đất nước , lời khẳng định sức mạnh của lẽ sống, đạo đức dân tộcBỡi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao => Tâm trạng chuyển biến của khách: Từ buồn đau à hân hoan phơi phới. III. Tổng kết: ( ghi nhớ- sgk ) + Bài phú không chỉ làm sống dậy hào khí chiến thắng của trận BĐ mà còn làm sáng lên chân lí muôn đời của dân tộc. + Câu tứ đơngiản mà hấp dẫn, bố cục hợp lí mà chặt chẽ, chọn lọc chi tiết, hơi văn liến mạch, cuồn cuộn cảm xúc bi tráng. IV. Củng cố- dặn dò: Học thuộc lòng từ đoạn: Bên sông hỏi ý ta. . . à hết. Soạn : Tác giả Nguyễn Trãi ====================================================== Ngày soạn: 28/ 12/ 07 Ngày giảng: Tiết: 58 Đọc văn: Tác gia: nguyễn trãi ( 1380 - 1442 ) A. mục tiêu: Giúp h/s Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi - một nhân vật lịch sử, một danh nhân văn hoá thế giới và vị trí của ông trong lịch sử văn học dân tộc: nhà văn chính luận kiệt xuất, người khai sáng thơ ca Việt Nam. Giáo dục bồi dưỡng ý thức dân tộc:; yêu quý di sản văn hoá cha ông. b. Phương pháp: Sd phổồng phaùp đọc sáng tạo, gợi tìm, trao đổi thảo luận và trả lời các câu hỏi c. chuẩn bị: Thỏửy: Soaỷn baỡi+ tìm tài liệu Troỡ : Đọc trước bài D. Tiến trình lên lớp I. Äỉn õởnh lớp: Kiểm tra bài soạn + sĩ số II. Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “ Phú sông Bạch Đằng “ III. Bài mới: Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: HS đọc tiểu dẫn. ? Nêu những nét chính về cuộc đời của tg Nguyễn Trãi ? ? Qua đó em có nhận xét chung gì về Nguyễn Trãi ? Hoạt động 2: ? Kể tên những tp chính của tg Nguyễn Trãi ? Gọi 1 h/s đọc ? Thơ ông thể hiện những nội dung gì ? ? Nêu những nét lớn về nghệ thuật thơ văn NT ? Hoạt động 3: I. Cuộc đời: + Hiệu là ức Trai. + Quê: Chí Linh- Hải Dương. + Là con của Nguyễn Phi Khanh- Trần Thị Thái và là cháu ngoại của quan tư đồ Trần Nguyên Đán. + Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và văn hoá văn học. + Thuở nhỏ chịu nhiều mất mát: mẹ mất lúc 5 tuổi; ông ngoại mất lúc 10 tuổi. + Năm 1400 ông đỗ Thái học sinh và cùng cha làm quan dưới triều nhà Hồ. + . . . Ông tham gia nghĩa quân Lam Sơn . + Năm 1439 ông cáo quan về ở ẩn tai Côn Sơn. + Năm 1440 ông được vua Lê Thái Tông mời ra giúp việc nước. + Năm 1442 xảy ra vụ án Lệ Chi Viên, ông bị oan và bị kết án “ tru di tam tộc “. + Năm 1464 Lê Thánh Tông đã minh oan cho ông. => Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, một danh nhân văn hoá thế giới nhưng cũng là một con người phải chịu nhiều oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử chế độ pk Việt Nam. II. Sự nghiệp văn chương: 1. Tác phẩm chính: ( Xem ở sgk ) 2. Nội dung: + Mang tinh thần chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì đạo lí chính nghĩa. Tư tưởng yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa: thể hiện ở văn chính luận và cả những áng thơ trữ tình. Mang ý thức dân tộc sâu sắc; quan niệm sức mạnh yêu nước là bắt nguồn từ chí nhân đại nghĩa. + Là sự kết hợp hài hoà giữa người anh hùng vĩ đại và con người trần thế nhất thế gian trong hồn thơ ức Trai: đau nỗi đau con người, yêu tình yêu của con người. 3. Nghệ thuật: + Thơ văn của ông đạt thành tựu nghệ thuật trên cả 2 bình diện thể loại và ngôn ngữ: Thơ thất ngôn xen lục ngôn; sử dung nhiều từ ngữ thuần việt; vận dụng thành công tục ngữ, ca dao và lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. III. Kết luận: HS đọc ghi nhớ ở sgk. IV. Củng cố - dặn dò: Tìm đọc các tài liệu về tác gia Nguyễn Trãi Soạn bài Bình Ngô đại cáo =============================================== Ngày soạn: 31/ 12/ 07 Ngày giảng: Tiết: 59 + 60 Đọc văn: đại cáo bình ngô A. mục tiêu: Giúp h/s Nắm được những giá trị lớn về nội dung nghệ thuật của Đại cáo bình Ngô: bản tuyên ngôn chủ quyền độc lập, áng văn yêu nước chói ngời tư tưởng nhân văn, kiệt tác văn học kết hợp hài hoà giữa 2 yêu tố chính luận và văn chương. Nắm vững đặc trưng cơ bản của thể cáo đồng thời thấy được những sáng tạo của Nguyên Trãi trong Đại cáo bình Ngô. Giáo dục bồi dưỡng ý thức dân tộc:; yêu quý di sản văn hoá cha ông. b. Phương pháp: Sd phổồng phaùp đọc sáng tạo, gợi tìm, trao đổi thảo luận và trả lời các câu hỏi c. chuẩn bị: Thỏửy: Soaỷn baỡi+ tìm tài liệu Troỡ : Đọc trước bài D1. Tiến trình lên lớp I. Äỉn õởnh lớp: Kiểm tra bài soạn + sĩ số II. Bài cũ: ? Nêu những nét chính về cuộc đời tác giả ? ? Phân tích nội dung thơ văn của Nguyễn Trãi ? III. Bài mới: Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: HS đọc tiểu dẫn. ? Bài cáo ra đời trong hoàn cảnh nào? ? Thế nào là thể cáo ? Đặc điểm ? Hoạt động 2: Gọi 4 HS đọc 4 đoạn của bài cáo. ? Em có nhận xét chung gì về giọng văn ? ? Đoạn 1 nêu lên những nội dung chính nào ? ? Tư tưởng nhân nghĩa là gì ? Quan niệm của Nguyễn Trãi về tư tưởng nhân nghĩa ? ? Cơ sở khẳng định chủ quyền của Nguyễn Trãi có gì mới so với Nam quốc sơn hà ? I. Tìm hiểu chung: Hoàn cảnh ra đời bài cáo: Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hoà, rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo bình Ngô. TP có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên, ngôn độc lập công bố vào tháng Chạp năm Đinh Mùi( đầu 1428 ) Đặc điểm thể cáo: Là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương , một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết. Cáo được viết bằng văn xuôi hay văn vần, nhưng phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu ngắn dài không gò bó, mỗi cặp 2 vế đối nhau. Bố cục bài cáo gồm 4 phần: + Nêu luận đề chính nghĩa. + Vạch rõ tội ác kẻ thù. + Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa. + Tuyên bố chính quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa. II. Đọc - hiểu: 1. Đoạn 1: + Tư tưởng nhân nghĩa: Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí. Nhân nghĩa: à là yên dân }=>Trừ tham à là trừ bạo }tàn bạo ngược, giữ cuộc sống bình yên cho người dân. Muốn yên dân thì phải trừ bạo. ố Ông đã đưa đến một nội dung mới lấy ra từ thực tiễn dân tộc để đưa vào tư tưởng nhân nghĩa: Nhân nghĩa phải gắn với chống xâm lược. + Chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt: Cơ sở: Cương vực lãnh thổ: Núi sông . . . đã chia. Phong tục tập quán : Bắc- Nam cũng khác. Nền văn hiến: đã lâu. Lịch sử, chế độ riêng: từ Triệu, Đinh, Lí, Trần => Đây là cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử có tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời: Từ trước; Vốn xưng; Đã lâu; Đã chia; Cũng khác; à Cái khác so với bài thơ Thần: phong tục, tập quán, lịch sử. . . Tác giả Nam quốc sơn hà khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc dựa vào thiên thư còn Nguyễn Trãi dựa vào lịch sử. Đó là bước tiến của tư tưởng thời đại, nhưng đồng thời cũng là tầm cao của tư tưởng ức Trai. D2. Tiến trình lên lớp I. Äỉn õởnh lớp: Kiểm tra bài soạn + sĩ số II. Bài cũ: ? Đọc thuộc lòng đoạn 1 bài cáo? ? Phân tích đặc điểm thể cáo? III. Bài mới: Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: ? Tội ác ác của giặc Minh được tg vạch trần như thế nào ? ? Em có nhận xét gì về cách kể tội ác của giặc Minh ở đoạn văn này ? ? Em có nhận xét gì về lời văn ? Hoạt động 2: ? Cuộc k/ng bước đầu gặp phải khó khăn gì ? Hướng khắc phục ? ? Cuộc k/ ng diễn ra ntn ? - HS tóm tắt- GV minh hoạ bằng một số h/ảnh. Hoạt động3: Hoạt động 4: 2. Đoạn 2: Nướng dân đen...;Vùi con đỏ. . .;Dối trời, lừa dân.. .;Bại nhân nghĩa; Nặng thuế khoá Mò ngọc; tìm vàng; bắt chim; bẫy hươu ; Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ. à Dùng hình tượng; các động từ mạnh => tố cáo tội ác kẻ thù: hành động diệt chủng, tàn sát người dân vô tội, huỷ diệt môi trường sống. => Lời văn là bản cáo trạng đanh thép, thống thiết: khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết. . . 3.Đoạn 3: + Khó khăn: Nhân tài, quân, lương. . . và đã khắc phục: tinh thần đoàn kết và dùng mưu lược + Diến biến: + Kết quả: ta giành thắng lợi- đất nước thái bình. 3. Đoạn 4: Khẳng định nền thái bình Rút ra bài học lịch sử 4.Ghi nhớ: SGK IV. Củng cố - dặn dò: - Học thuộc lòng bài cáo - Nắm vẵng nội dung bài học =============================================== Ngày soạn: 31/ 12/ 07 Ngày giảng: Tiết: 61 Làm văn: Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh A. mục tiêu: Giúp h/s Nắm được những kiến thức cơ bản về tính chuẩn xác, tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh. Bước đầu vận dụng những kiến thức đã học để viết những văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác và hấp dẫn. b. Phương pháp: Sd p. phaùp trao đổi thảo luận và trả lời các câu hỏi c. chuẩn bị: Thỏửy: Soaỷn baỡi+ tìm tài liệu Troỡ : Đọc trước bài D1. Tiến trình lên lớp I. Äỉn õởnh lớp: Kiểm tra bài tập + sĩ số II. Bài cũ: ? Thế nào là văn bản thuyết minh ? III. Bài mới: Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: ? Mục đích của vb thuyết minh là gì ? ? Những điểm nào cần chú ý về tính chuẩn xác của thuyết minh ? HS làm cỏc bài tập ở mục luyện tập: Hoạt động 2: ? Tính hấp dẫn được hiểu ntn ? Yêu cầu. . . ? Hdẫn h/s làm các bài tập ở sgk. I. Tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh: + Mục đích của vb thuyết minh: Cung cấp những tri thức về sự vật khách quan nhằm giúp cho hiểu biết của người đọc ( nghe ) thêm chính xác và phong phú. Mục đích của văn bản thuyết minh sẽ không đạt được nếu nội dung của văn bản không chuẩn xác ( không đúng với chân lí, với chuẩn mực được thừa nhận ). + Yêu cầu cần đạt: Tìm hiểu thấu đáo khi viết . Thu thập đầy đủ tài liệu. Chú ý đến thời điểm xuất phát của các tài liệu để có thể cập nhật những thông tin mới và những thay đổi thường có. Luyện tập: Điểm chưa chuẩn xác: Chương trình văn lớp 10 không phải chỉ có VHDG. Chương trình văn lớp 10 không phải chỉ có ca dao tục ngữ Chương trình văn lớp 10 không có câu đố. II. Tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh: Là sức lôi cuốn thu hút người đọc + Yêu cầu: Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn không trừu tượng, mơ hồ. So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu trí vào nhớ người đọc. Kết hợp và sử dụng các kiểu câu. Khi cần nên phối hợp nhiều loại kiến thức. Luyện tập IV. Củng cố - dặn dò: Học thuộc phần nghi nhớ. Làm các bài tập ở sgk. Ngày soạn: 2/ 1/ 08 Ngày giảng: Tiết: 62 Đọc văn: Tựa “ trích diễn thi tập ” ( Trích ) Hoàng Đức Lương A. mục tiêu: Giúp h/s Hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân. Có thái độ trân trọng yêu quý di sản. b. Phương pháp: sử dung phương phỏpđọc sáng tạo, gợi tìm, trao đổi thảo luận và trả lời các câu hỏi c. chuẩn bị: Thầy : soạn bài+ tìm tài liệu Trũ: Đọc trước bài D1. Tiến trình lên lớp I. Ổn định lớp: Kiểm tra bài soạn + sĩ số II. Bài cũ: ? Đọc thuộc lòng đoạn 2 và 3 bài “Đại cáo bình Ngô “? III. Bài mới: Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Gọi 1 h/s đọc tiểu dẫn ? Hoàn cảnh ra đời tp ? Hoạt động 2: Gọi 2 h/s đọc bài ? Theo tg nguyên nhân nào khiến sáng tác văn thơ của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đời sau ? ? Ông đã làm gì để sưu tầm thơ văn tiền nhân ? ? Điều gì đã thôi thúc ông vượt khó khăn để biên soạn tuyển tập thơ này? I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: ( sgk ) 2. Tác phẩm: ( sgk ) II. Đọc - hiểu: + Nguyên nhân: Văn được ví như những món ăn ngon, đẹp như gấm vócà Món ăn ngon là khoái vị, gấm vóc là màu rất đẹp trên đời à Người có miệng có mắt không vứt bỏ, khinh thường. Văn thơ không thể đem mắt thường mà xem, không thể đem miệng tầm thường mà nếmà Chỉ có thi nhân mới có thể xem và nếm được vị ngon cái đẹp => Đó là 1 lí do. Nước ta từ thời Lí , thời Trần đến nay vẫn có tiếng là nước văn hiến: những bậc danh nhân tài tử đem sở trường của mình ra thổ lộ. . ., nhưng bậc nho danh làm quan to trong quán vì bận việc không có thì giờ biên tập. . . => Lí do thứ 2. Nhiều người ngại công việc nặng nề, tài lực kém. . => Lí do thứ 3. Thơ văn chưa được lệnh vua không được khắc trên ván.. . => Lí do 4. ố Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, logic, cụ thể. + Sưu tầm thơ văn: Nhặt nhạnh ở giấy tàn vách nát. . . *** Niềm tự hào về văn hiến dân tộc, ý thức trách nhiệm của tg trước di sản văn học của cha ông bị thất lạc, về tinh thần độc lập tự chủ, ý chí tự cường. IV. Củng cố- dặn dò: Học thuộc ghi nhớ Trả lời câu hỏi số 4 ====================================================== Ngày soạn: 2/ 1/ 08 Ngày giảng: Tiết: 63 Đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia ( Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3) Thân Nhân Trung A. mục tiêu: Giúp h/s Hiểu được hiền tài là tầm quan trọng đối với quốc gia. àen kĩ năng đọc. b. Phương pháp: Sd phổồng phaùp đọc sáng tạo, gợi tìm, trao đổi thảo luận và trả lời các câu hỏi c. chuẩn bị: Thỏửy: Soaỷn baỡi+ tìm tài liệu Troỡ : Đọc trước bài D1. Tiến trình lên lớp I. Äỉn õởnh lớp: Kiểm tra bài soạn + sĩ số II. Bài cũ: ? Đọc thuộc lòng đoạn 2 và 3 bài ” Đại cáo bình Ngô "? III. Bài mới: Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Gọi HS đọc bài, rèn kĩ năng đọc Hoạt động 2: ? Hiền tài có vai trò quan trọng như thế nào đối với đất nước ? ? Em hiểu gì mệnh đề “ Hiền tài là nguyên khí củaquốc gia “ ? ? Việc khắc bia tiến sĩ có ý nghĩa và tác dụng gì ? ? Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia tiến sĩ là gì ? I. Đọc: II. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 1. Tầm quan trọng của hiền tài với đất nước: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia: người tài cao học rộng là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội. Hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh suy của đất nước. Nhà nước đã từng trọng đãi hiền tài, làm đến mức cao nhất để khích lệ nhân tài: đề cao danh tiếng, phong chức tước, cấp bậc, ghi tên ở bảng vàng.. . Những việc đã làm chưa xứng với vai trò, vị trí của hiền tài, vì vậy cần phải khắc bia tiến sĩ để lưu danh sử sách. 2. ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia tiến sĩ: Khuyến khích nhân tài “ khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua “ Noi gương hiền tài, năn ngừa điều ác. Làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững dài lâu. 3. Bài học rút ra: Phải biết trọng nhân tài bất kì thời nào. Hiền tài có mqh sống còn với đất nước. Thấm nhuần quan điểm của nhà nước ta: giáo dục là quốc sách, trọng dụng nhân tài. Thẫm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. IV. Củng cố - dặn dò: Lập sơ đồ về kết cấu bài văn trên.

File đính kèm:

  • doctuan 14.doc