Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 16 Tiết 46- CẢM XÚC MÙA THU

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1.Kiến thức:

- Cảnh mùa thu buồn và tâm trạng con người cũng buồn như cảnh.

- Củng cố những kiến thức đã học về hình thức và đặc điểm của thơ đường luật.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ và giọng điệu thơ.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Giáo án, SGK , SGV

- HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà

III. PHƯƠNG PHÁP

Giảng bình, vấn đáp.

IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1-Ổn định lớp.

 2-Kiểm tra bài cũ.

 3-Bài mới: Mùa thu là một đề tài quen thuộc của các nhà thơ xưa đặc biệt là các nhà thơ thời Đường. Chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2151 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 16 Tiết 46- CẢM XÚC MÙA THU, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Tiết: 46 CẢM XÚC MÙA THU (Thu hứng - Đỗ Phủ) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: - Cảnh mùa thu buồn và tâm trạng con người cũng buồn như cảnh. - Củng cố những kiến thức đã học về hình thức và đặc điểm của thơ đường luật. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Phân tích cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ và giọng điệu thơ. II. CHUẨN BỊ - GV: Giáo án, SGK , SGV - HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà III. PHƯƠNG PHÁP Giảng bình, vấn đáp. IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1-Ổn định lớp. 2-Kiểm tra bài cũ. 3-Bài mới: Mùa thu là một đề tài quen thuộc của các nhà thơ xưa đặc biệt là các nhà thơ thời Đường. Chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ. Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt HĐ1 - GV: Vài nét về tác giả, tác phẩm - HS: Đọc Tiểu dẫn, trả lời - GV: Nhấn mạnh những nét cơ bản . HĐ2 - GV: Gọi Hs đọc bài thơ ( Phiên âm, dịch thơ, dịch nghĩa) Lưu ý cách đọc: giọng chậm, buồn, tha thiết; nhịp thơ 4/3 hoặc 2/2/3 - HS: Đọc bài thơ - GV: Bốn câu thơ đầu tả cảnh mùa thu ở đâu? Cảnh hiện ra trước mắt người đọc như thé nào? - HS: Dựa vào văn bản phân tích Bổ sung + Những hạt sương rơi lác đác trên rừng cây thông -> tiêu điều. + Những dãy núi mờ mịt trong sương càng thêm hiu quạnh. + Những đợt sóng Trường Giang dữ dội cao tới lưng trời. +Những đám mây đùn nơi cửa ải xa xôi. - GV: Phân tích bổ sung, chốt ý Trong cảnh ấy vẫn ngầm ngụ tình của tác giả. Đó là cảm xúc, tâm trạng gì? - HS: Trả lời - GV: Giảng giải, chốt ý - HS: Trả lời câu hỏi 2 Từ không gian xa rút về không gian cận kề vì chiều dần buông, tầm nhìn dần thu hẹp, vì vận hành của tứ thơ là từ cảnh đến tình. - GV: Nhận xét, giảng giải Phân tích các hình ảnh “khóm cúc, con thuyền”; các động từ “ khai, hệ” và hai sự kết hợp đặc biệt giữa vị ngữ và tân ngư? Biện pháp nghệ thuật ? - HS: Phân tích +“Cúc”: hoa thu + “Con thuyền”: cuộc đời, con người trôi nổi -> mang chở tâm tình + “khai” : nở ->“khai tha nhật lệ”: nở ra… nước mắt + “hệ”: buộc ->“hệ cố viên tâm”: buộc vào trái tim. + “lưỡng”: chỉ số nhiều (nở rồi lại nở, lần nào cũng nở ra nước mắt) + “nhất”: chỉ, duy nhất (trái tim thương nhớ vườn xưa buộc mãi vào con thuyền) - GV: Nhận xét, phân tích bổ sung Chốt ý chính Hai câu cuối nhà thơ tả cảnh buổi chiều bên sông nơi thành Bạch Đế như thế nào? - HS: Trả lời Hai câu cuối: đột ngột, dồn dập âm thanh của mùa thu: tiếng “thước” đo vải, “dao” cắt vải, tiếng “chày” đập áo (may áo rét cho người chinh thú đang trấn thủ biên cương) - GV: Phân tích, chốt ý chính - GV: Thu hứng là gì? - HS: Trả lời, đọc ghi nhớ sgk I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả. Nhà thơ hiện thực vĩ đại, được người TQ tôn vinh là “Thi thánh”. 2. Tác phẩm. - Thu hứng gồm 8 bài, đây là bài thơ mở đầu được xem như “cương lĩnh sáng tác” của cả chùm thơ. - Sáng tác năm 766 khi nhà thơ cùng với gia đình lưu lạc đến Quỳ Châu. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung; a. Bốn câu thơ đầu: - Cảnh mùa thu ở Quỳ Châu :điêu tàn, vắng vẻ, lạnh lẽo, dữ dội, bí hiểm, âm u. - Tâm trạng: buồn, lo âu nơi biên giới chưa thật sự bình yên, loạn lạc liên miên ( loạn An Lộc Sơn, Sử Tư Minh) b. Bốn câu thơ cuối: - Khóm cúc nở hoa hai lần, con thuyền lẻ loi gắn với mối tình nhà . - Am thanh của tiếng chày đập vải khiến lòng người khách xa xứ càng thêm sầu não. -> Am thanh vừa kết lại bài thơ vừa mở ra nỗi buồn nhớ quê, nhớ nhà, nhớ người thân. 2. Nghệ thuật: Kết cấu chặt chẽ, hình ảnh đặc trưng, ngôn từ nhiều tầng ý nghĩa, giọng điệu và âm hưởng thơ thể hiện đúng tâm trạng u buồn,… 3.Ý nghĩa văn bản; Bài thơ thể hiện nỗi niềm riêng thấm thía và tâm sự chứa chan lòng yêu nước thương đời của tác giả. 4. Hướng dẫn tự học: - Học thuộc lòng bài thơ ( phiên âm, dịch thơ) - Kể tên một vài bài thơ cùng đề tài mùa thu của nhà thơ Việt Nam - Soạn bài: Lầu Hoàng Hạc, Nỗi oán của người phòng khuê,… Tiết:47 Đọc thêm LẦU HOÀNG HẠC – Thôi Hiệu NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ – Vương Xương Linh KHE CHIM KÊU – Vương Duy I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được chủ đề, cảm húng chủ đạo, đặc sắc nghệ thuật của từng bài thơ - Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ Đường luật. II. CHUẨN BỊ - GV: Giáo án, SGK , SGV - HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà III. PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1-Ổn định lớp. 2-Kiểm tra bài cũ: 3- Bài mới: Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt HĐ1 - HS: Đọc tiểu dẫn, văn bản Trả lời các câu hỏi sgk + Ngoài việc xác định vị trí lầu HH, toàn bài không nói gì về lầu cả. Đây là lầu HH trong tâm tưởng, gợi tâm trạng bâng khuâng, gợi nỗi nhớ (mối quan hệ xưa - nay, xa - gần, thời gian - không gian, thực - hư, cảnh - tình,…) + Cảm xúc của tg trước cái đẹp (cảnh xưa, cảnh nay, cảnh xa, cảnh gần, cảnh thực, cảnh hư,…) -> khiến người sầu. + Vì cái đẹp có khả năng thanh lọc tâm hồn - GV: Nhận xét, giảng giải Chốt ý HĐ2 - HS: Đọc tiểu dẫn, văn bản Trao đổi, thảo luận câu hỏi 1,2 sgk Trình bày, bổ sung - GV: Phân tích, chốt ý HĐ3 - HS: Đọc tiểu dẫn, văn bản Trả lời các câu hỏi sgk + Nghe được tiếng “hoa quế rụng” Trăng lên không tiếng mà làm “kinh sơn điểu” ->Đêm xuân rất yên tĩnh và tâm hồn tg cũng rất bình yên. +Nhà thơ lấy cái động để thể hiện cái tĩnh (sự tĩnh lặng của đêm và sự bình yên của tâm hồn). - GV: Bổ sung, chốt ý I. HOÀNG HẠC LÂU 1. Nội dung: - Tiếc nuối quá khứ. - Nỗi lòng: buồn, nhớ quê hương. 2. Nghệ thuật: - Những phá luật độc đáo: không kết vần (1,2), các thanh trắc-bằng đi liền nhau (3,4),… - Thủ pháp đối lập hiệu quả. 3. Ý nghĩa văn bản Bài thơ miêu tả khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc nhưng chủ yếu bộc lộ nỗi hoài vọng về thời xa xưa và nỗi nhớ quê da diết của nhà thơ. II. KHUÊ OÁN - Hai câu đầu: Người thiếu phụ “ không biết sầu”. Nàng trang điểm lộng lẫy, bước lên lầu cao để thưởng ngoạn cảnh xuân. Tâm lí nhân vật, kg và tg có sự hài hòa tuyệt đối. - Hai câu cuối: Hình ảnh cây liễu gợi sự li biệt. Bao cảm xúc liên tưởng, hồi ức dấy lên. Nàng nhớ lại giây phút chia tay và ngẫm bao ngày tháng sống trong cô đơn, nghĩ tới tuổi xuân dần qua, những gì rủi ro mà chồng mình có thể gặp để từi đó tự oán trách, lên án chiến tranh PK. III. KHE CHIM KÊU - Cảnh đêm xuân tỉnh lặng - Tâm hồn thi sĩ bình yên 4. Hướng dẫn tự học: - Nắm vững nội dung và nghệ thuật của từng bài thơ. - Soạn bài: Trình bày một vấn đề. Tiết: 48 TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Tầm quan trọng và yêu cầu của việc trình bày một vấn đề trước tập thể. - Các bước chuẩn bị để trình bày một vấn đề. 2. Kĩ năng: - Nhận ra các tình huống cần trình bày một vấn đề trước tập thể. - Lập đề cương và trình bày một vấn đề trước tập thể. II. CHUẨN BỊ - GV: Giáo án, SGK, SGV - HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà III. PHƯƠNG PHÁP Vấn đáp, nêu câu hỏi, thảo luận nhóm,… IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1 - Ổn định lớp: 2- Kiểm tra bài cũ: 3- Bài mới : Do yêu cầu của cuộc sống hay công việc, ta trao đổi hay trình bày trước đám đông về một vấn đề nào đó. Do vậy, ta phải nắm vững cách trình bày một vấn đề. Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt HĐ1 - GV: Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề? - HS: Trả lời - GV: Giảng giải, chốt ý. HĐ2 - GV: Nêu đề tài “Thời trang và tuổi trẻ” - HS: Chọn vấn đề trình bày Lập dàn ý. - GV : Gọi HS trình bày - HS: Theo dõi, nhận xét - GV: Nhận xét, bổ sung. HĐ3 - GV: Cho HS hoạt động nhóm + N1: bài tập 1 + N2: bài tập 2 * Ghi nhớ : SGK - HS: Thảo luận nhóm Đại diện trình bày. - GV: Nhận xét, bổ sung . I. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề. Là một kĩ năng giao tiếp quan trọng trong cuộc sống. II. Công việc chuẩn bị. 1. Chọn vấn đề trình bày 2. Lap dàn ý cho bài trình bày III. Trình bày. Chào hỏi, tự giới thiệu, trình bày nội dung chính, kết thúc và cảm ơn. IV. Luyện tập. 1. Bài tập1 - Bắt đầu trình bày: + Chào các bạn. Cảm ơn các bạn đã tới + Chào các bạn. Tôi rất phấn khởi + Trước khi bắt đầu - Trình bày nội dung chính: Giờ chúng ta hãy đi vào nội dung chính của đề tài - Chuyển qua chủ đề khác : + Đã xem tất cả các phương án,… chúng ta hãy chuyển sang phân tích + Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề… - Tóm tắt và kết thúc nội dung trình bày: + Tôi muốn kết thúc bài nói… + Giờ tôi sắp kết thúc bài nói… 2. Bài tập 2 Thực hành trình bày vấn đề “Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp”. 4. Hướng dẫn tự học: - Tập trình bày một vấn đề thiết thực trong cuộc sống . - Chuẩn bị bài Lập kế hoạch cá nhân. Duyệt tuần 16 – 26/11/2011 P.HT

File đính kèm:

  • docGA 10 2012T16.doc