A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
-Nắm được những nét khái quát về VHDG cùng với những giá trị to lớn, nhiều mặt của bộ phận văn học này.
-Biết yêu mến , trân trọng giữ gìn, phát huy VHDG.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1.Kiến thức:
-Khái niệm VHDG
-Các đặc trưng cơ bản của VHDG
-Những thể loại chính của VHDG
-Những giá trị chủ yếu của VHDG
2.Kỹ năng :
-Nhận thức khái quát về VHDG
-Có cái nhìn tổng quát về VHDG VN
3. Thái độ: Yêu mến, tự hào và có ý thức bảo tồn kho tàng văn học dân gian của dân tộc.
C. PHƯƠNG PHÁP:
Phát vấn, thảo luận
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. On định lớp- kiểm diện học sinh
2.Bài cũ:
Câu hỏi: Những bộ phận hợp thành văn học Việt Nam? Trình bày hiểu biết của em về văn học dân gian?
3.Bài mới: VHDG là một thành phần văn học trong nền VHVN , giữ một vị trí vai trò hết sức quan trọng. Để hiểu rõ về VHDG chúng ta đi vào tìm hiểu bài Khái quát VHDG VN
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1901 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 2 tiết 4- khái quát văn học dân gian Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Tiết: 4
Ngày sọan: 21/08/2011
Ngày dạy: 23/08/2011 Đọc văn: KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM.
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
-Nắm được những nét khái quát về VHDG cùng với những giá trị to lớn, nhiều mặt của bộ phận văn học này.
-Biết yêu mến , trân trọng giữ gìn, phát huy VHDG.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1.Kiến thức:
-Khái niệm VHDG
-Các đặc trưng cơ bản của VHDG
-Những thể loại chính của VHDG
-Những giá trị chủ yếu của VHDG
2.Kỹ năng :
-Nhận thức khái quát về VHDG
-Có cái nhìn tổng quát về VHDG VN
3. Thái độ: Yêu mến, tự hào và có ý thức bảo tồn kho tàng văn học dân gian của dân tộc.
C. PHƯƠNG PHÁP:
Phát vấn, thảo luận
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. On định lớp- kiểm diện học sinh
2.Bài cũ:
Câu hỏi: Những bộ phận hợp thành văn học Việt Nam? Trình bày hiểu biết của em về văn học dân gian?
3.Bài mới: VHDG là một thành phần văn học trong nền VHVN , giữ một vị trí vai trò hết sức quan trọng. Để hiểu rõ về VHDG chúng ta đi vào tìm hiểu bài Khái quát VHDG VN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Họat động 1: Hình thành khái niệm văn học dân gian
Văn học dân gian là gì?
Họat động 2:Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:
-Văn học dân gian có những đặc trưng cơ bản nào?
Học sinh nêu các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.
- Tại sao nói VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng?
HS lí giải, GV nhận xét diễn giảng, chốt ý.
Thế nào là truyền miệng trong văn học dân gian?
- Em hiểu thế nào là tính tập thể?
Định hướng:
+ Tập thể bao gồm nhiều cá nhân: nhóm người hoặc nhiều nhóm người, rộng hơn là một cộng đồng dân cư.
+ VHDG đóng vai trò phối hợp họat động, tạo nhịp cho họat động ( hò chèo thuyền, hò kéo lưới, hò giã gạo…).
- GV láy ví dụ, phân tích giảng giải thêm.
Họat động 3: Tìm hiểu về hệ thống thể lọai của VHDG:
GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số thể loại tiêu biểu mỗi thể loại lấy ví dụ tác phẩm tiêu biểu. Hình thành kiến thức căn bản về khái niệm của các thể loại.
Họat động 4: Tìm hiểu những gía trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam?
-Tại sao nói văn học dân gian là kho tri thức?
- Tính giáo dục của văn học dân gian được thể hiện như thế nào?
Định hướng:
+ Văn học dân gian giáo dục con người tình yêu đối với con người, tôn vinh giá trị con người, tinh thần đấu tranh để bảo vệ và giải phóng con người khỏi những áp bức bất công.
- Văn học dân gian có những giá trị nghệ thuật đặc sắc nào?
Định hướng:
+ Thơ ca dân gian là sự sáng tạo mang đậm chất trữ tình. Ơ ca dao sử dụng triệt để những thể phú, tỉ, hứng…
Họat động 5: Tổng kết
Nhận xét khái quát về văn học dân gian Việt Nam sau khi em được học bài này?
Hướng dẫn HS luyện tập
I. Tìm hiểu chung
1.Khái niệm VHDG
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh họat khác nhau trong đời sống cộng đồng.
2.Đặc trưng của văn học dân gian:
@ Tính truyền miệng
- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ: Ngôn từ nghệ thuật, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.
- Văn học dân gian tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng: Theo hai chiều hướng:
+ Theo không gian:
+ Theo thời gian:
- Tính truyền miệng còn biểu hiện trong diễn xướng dân gian – Diễn xướng là hình thức trình bày tác phẩm dân gian một cách tổng hợp.
@Tính tập thể:
- Văn học dân gian là kết quả của quá trình sáng tác tập thể.
- Văn học dân gian do nhiều cá nhân sáng tác nhưng không phải trong cùng một thời điểm. Ai cũng có thể thêm thắt, sửa chữa, dần trở nên đầy đủ, phong phú hơn về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật.
@.Tính biểu diễn:
@.Tính dị bản
@. Tính địa phương
3. Hệ thống thể lọai của văn học dân gian Việt Nam:
1- Thần thọai:
2- Sử thi :
3- Truyền thuyết:
4-Truyện cổ tích:
5-Truyện ngụ ngôn :
6-Truyện cười:
7-Tục ngữ:
8- Câu đố:
9- Ca dao:
10- Vè:
11-Truyện thơ:
12- Các thể loại sân khấu:
4. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:
a -Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc:
- Tri thức trong văn học dân gian rất phong phú, đa dạng, thuộc mọi lĩnh vực của đời sống: tự nhiên, xã hội và con người.
- Với 54 dân tộc nên vốn tri thức dân gian càng phong phú.
b- Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lý làm người:Văn học dân gian góp phần hình thành cho các thế hệ những phẩm chất tốt đẹp:
- Tinh thần nhân đạo và lạc quan.
- Tinh thần yêu nước, đức kiên trung, bất khuất.
c.-Văn học dân gian có giá trị to lớn về nghệ thuật
- Tạo được đỉnh cao về nghệ thuật, của các thời đại đã qua và trở thành “ những mẫu mực không thể bắt chước”, có sức hấp dẫn lớn lao.
- Góp phần tạo cho con người khả năng cảm nhận cái đẹp.
- Văn học dân gian là nguồn nuôi dưỡng, cơ sở của văn học viết, cùng phát triển song song với văn học viết, làm cho nền văn học Việt Nam phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.
5. Tổng kết
- Văn học dân gian tồn tại dưới hình thức truyền miệng thông qua diễn xướng. Trong quá trình lưu truyền, tác phẩm văn học dân gian được tập thể không ngừng sáng tạo lại và hòan thiện. Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh họat khác nhau trong đời sống cộng đồng.
- Văn học dân gian có nhiề giá trị to lớn về nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ, cần được trân trọng và phát huy.
II.Luyện tập:
Kể lại một câu chuyện cổ dân gian mà em đã từng nghe.Tìm hiểu các đặ trưng của truyện cổ đó
III.Hướng dẫn tự học
-Nhớ lại những câu chuyện, những lời ru của bà, của mẹ… mà em đã từng nghe.
-Tập hát một điệu dân ca quen thuộc
E. Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
File đính kèm:
- VHDG.doc