Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 67: Đọc văn những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi

I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

1. Kiến thức

- Hiểu được nguồn gốc tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn và những chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật: nghệ thuật xây dựng tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất hiện thực và màu sắc Nam Bộ.

2. Kĩ năng

- Đọc- hiểu truyện ngắn hiện đại theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ

- Biết trân trọng , yêu thương và cảm phục những con người bình thường mà giàu lòng trung hậu, vô cùng dũng cảm đã đem máu xương để giữ gìn , bảo vệ đất nước.

- Phát huy truyền thống yêu nước của con người VN.

II- Chuẩn bị của GV và HS

1.GV: Bài soạn, câu hỏi gợi mở, phiếu học tập.

2.HS: Vở soạn, bảng phụ.

III- Tiến trình bài dạy

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

CH: Phân tích nhân vật chú Năm trong tác phẩm “ Những đứa con trong gia đình”?

2. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 67: Đọc văn những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:08/ 02/2011 Ngày dạy:……………Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng……………………………… …………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng……………………………… …………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng……………………………… …………….Lớp12C5.Sĩ số…………Vắng……………………………… …………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng……………………………… …………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng……………………………… Tiết 67: Đọc văn Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi - I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 1. Kiến thức - Hiểu được nguồn gốc tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn và những chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật: nghệ thuật xây dựng tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất hiện thực và màu sắc Nam Bộ. 2. Kĩ năng - Đọc- hiểu truyện ngắn hiện đại theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ - Biết trân trọng , yêu thương và cảm phục những con người bình thường mà giàu lòng trung hậu, vô cùng dũng cảm đã đem máu xương để giữ gìn , bảo vệ đất nước. - Phát huy truyền thống yêu nước của con người VN. II- Chuẩn bị của GV và HS 1. GV: Bài soạn, câu hỏi gợi mở, phiếu học tập. 2. HS: Vở soạn, bảng phụ. III- Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) CH: Phân tích nhân vật chú Năm trong tác phẩm “ Những đứa con trong gia đình”? 2. Bài mới: Hoạt động dạy học của thầy và trò Kiến thức cơ bản *HĐ1: Nhân vật Chiến( 15 phút) - GV : Chiến có những nét gì giống mẹ ? Nhận xét ? - GV: Ngoài những nét tính cách giống mẹ nêu trên, ở Chiến còn có điểm gì khác ? - GV hướng dẫn HS tìm dẫn chứng và phân tích. * HĐ2: Nhân vật Việt ( 20 phút) - GV: Nêu cảm nhận của em về nhận vật Việt? Con người, tính cách của Việt? - GV: Lúc ở nhà Việt là người ntn? - GV: Khi bị thương nằm lại ở chiến trường Việt có thái độ và hành động như thế nào? - GV: Ngoài mặt trận Việt tỏ ra là người như thế nào? - GV: Nhờ đâu mà Việt có được những phẩm chất đó? - GV yêu câu HS tìm chi tiết chứng minh. - GV: Khi bị thương nằm ở chiến trường Việt đã tỏ ra là người như thế nào? - GV: Điều gì tạo nên phẩm chất con người? * HĐ3: Giá trị nghệ thuật ( 5 phút) - GV: Tác phẩm đã tạo được tình huống gì? - GV: Tác dụng của tình huống truyện? - GV: Nhận xét về giá trị nghệ thuật của đoạn trích? - HS đọc ghi nhớ SGK. c. Nhân vật Chiến - Chiến có những nét giống mẹ: Căm thù giặc sâu sắc, gan góc, dũng cảm, lập được nhiều công -> là hình ảnh tiếp nối, kế thừa từ người mẹ. - Chiến là một tính cách đa dạng: vừa là một cô gái mới lớn, tính khí còn rất “ trẻ con”, vừa là người chị biết nhường em, biết lo toan , đảm đang , tháo vát. - So với mẹ, Chiến khác ở cái vẻ trẻ trung, duyên dáng , được trực tiếp cầm súng đánh giặc trả thù nhà, thực hiện lời thề như dao chém đá của mình: “ Nếu giặc còn thì tao mất”. d. Nhận vật Việt: - Việt có cái nét riêng dễ mến của cậu con trai mới lớn lộc ngộc, vô tư, tính tình còn rất trẻ con, ngây thơ, hiếu động. + Hay tranh giành phần hơn với chị. Việt thích đi câu cá, bắt chim, khi đi bộ đội mà vẫn mang theo chiếc ná thun trong túi. + Mọi việc trong nhà, Việt đều phó thác cho chị. Nghe chị tính toán -> đồng ý hết, lăn kềnh ra ván, cười khì khì, chộp bắt đom đóm nghịch. + Cách thương chị của Việt cũng rất trẻ con “ giáu chị như giấu của riêng”, vì sợ mất chị trước những lời đùa tếu của anh em. + Khi bị thương, nằm lại chiến trường, không tìm thấy đồng đội thì khóc như con nít, không sợ chết mà sợ ma cụt đầu. - Ngoài mặt trận, khi phải đối mặt với kẻ thù, Việt không còn là cậu con trai ngây thơ, hồn nhiên nữa, rất chững chạc như một người lính trẻ dũng cảm, gan góc, kiên cường-> Phẩm chất ấy là dòng mấu truyền thống của gia đình luôn chảy trong Việt, không biết sợ trước sự tàn bạo nào. + Khi còn nhỏ, Việt dám xông thẳng vào thằng giặc vừa giết chết ch mình mà đá. + Khi chưa đủ tuổi tòng quân,đã nằng nặc đòi đi cầm súng trả thù cho ba má. + Chiến đấu dũng cảm, lập chiến công, không màng sống chết, quyết tấn công giặc tới cùng : Mày chỉ giỏi giết gia đình tao . Nhưng với tao, mày là thằng chạy. - Kế tục truyền thống cách mạng của gia đình : bị trọng thương, một mình nằm giữa chiến trường-> vẫn trong tư thế chờ tiêu giệt giặc “ Tao sẽ chờ mày… mày là thằng chạy” => Hành động giết giặc để trả thù nước, nợ nhà đã trở thành một trong những thước đo quan trọng nhất về phẩm cách con người của nhân vật Nguyễn Thi. 2. Giá trị nghệ thuật - Tình huống truyện: Việt- 1 chiến sĩ quân giải phóng- bị thương phải nằm lại chiến trường-> truyện kể theo dòng nội tâm của Việt khi liền mạch( lúc tỉnh), khi gián đoạn( lúc ngất)..-> làm câu chuyện trở nên chân thật hơn, có thể thay đổi đối tượng, không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình. - Chi tiết vừa chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. - Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm sắc thái Nam Bộ. - Giọng văn chân thật, tự nhiên, nhiều đoạn gây xúc động mạnh… *. Ghi nhớ : SGK 3. Củng cố: ( 3 phút) CH: Qua câu chuyện về những con người trong gia đình nhà văn Nguyễn Thi muốn khẳng định điều gì? Trả lời: Sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 4. Hướng dẫn học bài: (2 phút) - Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm “ Những đứa con trong gia đình” - So sánh hai nhân vật Việt và Chiến.

File đính kèm:

  • doctiet 68- Nhung dua con trong gia dinh.doc
Giáo án liên quan