Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết: 28 - Tập làm văn: Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm

I.Mục tiêu:Giúp học sinh:

1.Kiến thức : - Khắc sâu các kiến thức đã học về kiểu văn bản biểu cảm.

-Luyện các thao tác làm văn bản biểu cảm.

2.Kĩ năng : Rèn luyện cho HS kĩ năng tạo lập văn bản biểu cảm( tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn biểu cảm, cách diễn đạt bảo đảm tính mạch lạc, liên kết.)

3.Thái độ :Học sinh có tình yêu thiên nhiên, có đời sống tình cảm phong phú (thông qua nội dung bài viết luyện tập)

II.Chuẩn bị :

1.Giáo viên : Tham khảo tài liệu,soạn giáo án,chuẩn bị ĐDDH:Bảng phụ ghi dàn ý đề bài , các đoạn văn mẫu.

-Phương án tổ chức lớp học: ôn-luyện( tổ chức thảo luận nhóm)

2.Học sinh :Chuẩn bị trước đề bài theo yêu cầu của giáo viên.

III. Hoạt động dạy-học

1.Ổn định tổ chức (1): Giáo viên kiểm tra sĩ số,tác phong và nề nếp học sinh.

2.Kiểm tra bài cũ (4):

-Hãy trình bày về đặc điểm của văn biểu cảm, nêu các bước làm một bài văn biểu cảm?

-Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm thì ta phải làm như thế nào?

Gợi ý trả lời:

-Học sinh trình bày về đặc điểm của văn biểu cảm theo các nội dung:

+ Các cách biểu cảm( chọn một hình ảnh có ý nghĩa để ẩn dụ, tượng trưng để qua đó gởi gắm tình cảm, tư tưởng hay trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc)

+Bố cục bài văn biểu cảm: 3 phần

+ Tình cảm trong bài văn biểu cảm: chân thật, trong sáng,

-Học sinh nêu các bước làm một bài văn biểu cảm và cách tìm ý cho một bài văn biểu cảm (theo như ghi nhớ sgk)

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4121 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết: 28 - Tập làm văn: Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 29-09-2008 Tiết : 28 - Tập làm văn: LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BẢN BIỂU CẢM ************** & ************** I.Mục tiêu:Giúp học sinh: 1.Kiến thức : - Khắc sâu các kiến thức đã học về kiểu văn bản biểu cảm. -Luyện các thao tác làm văn bản biểu cảm. 2.Kĩ năng : Rèn luyện cho HS kĩ năng tạo lập văn bản biểu cảm( tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn biểu cảm, cách diễn đạt bảo đảm tính mạch lạc, liên kết.) 3.Thái độ :Học sinh có tình yêu thiên nhiên, có đời sống tình cảm phong phú (thông qua nội dung bài viết luyện tập) II.Chuẩn bị : 1.Giáo viên : Tham khảo tài liệu,soạn giáo án,chuẩn bị ĐDDH:Bảng phụ ghi dàn ý đề bài , các đoạn văn mẫu. -Phương án tổ chức lớp học: ôn-luyện( tổ chức thảo luận nhóm) 2.Học sinh :Chuẩn bị trước đề bài theo yêu cầu của giáo viên. III. Hoạt động dạy-học 1.Ổn định tổ chức (1’): Giáo viên kiểm tra sĩ số,tác phong và nề nếp học sinh. 2.Kiểm tra bài cũ (4’): -Hãy trình bày về đặc điểm của văn biểu cảm, nêu các bước làm một bài văn biểu cảm? -Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm thì ta phải làm như thế nào? Gợi ý trả lời: -Học sinh trình bày về đặc điểm của văn biểu cảm theo các nội dung: + Các cách biểu cảm( chọn một hình ảnh có ý nghĩa để ẩn dụ, tượng trưng để qua đó gởi gắm tình cảm, tư tưởng hay trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc) +Bố cục bài văn biểu cảm: 3 phần + Tình cảm trong bài văn biểu cảm: chân thật, trong sáng,… -Học sinh nêu các bước làm một bài văn biểu cảm và cách tìm ý cho một bài văn biểu cảm (theo như ghi nhớ sgk) 3.Bài mới( 38’): Giới thiệu bài : (1’)Giáo viên nêu mục đích ,yêu cầu của việc luyện tập để trên cơ sở đó dẫn dắt học sinh đi vào bài mới. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 8’ 5’ 20’ 5’ H/động 1: H/dẫn hs tìm hiểu đề và tìm ý cho đề bài. -Gv chép đề bài -Để làm đề văn này thì em dự định sẽ tiến hành theo mấy bước? -Gv kết luận về các bước làm -Để tìm hiểu đề và tìm ý cho bài văn biểu cảm thì ta phải làm như thế nào? -Đề bài yêu cầu viết về điều gì? -Gv giải thích yêu cầu của đề qua các từ : loài cây, em ,yêu + loài cây: Đối tượng biểu cảm. +em : Người viết là chủ thể bày tỏ tình cảm ,cảm xúc, thái độ của mình. +yêu: Tình cảm của mình đối với loài cây đó. -Hãy cho biết loài cây mà em yêu. -Gv định hướng cho hs loài cây để thực hiện làm bài( cây hoa phượng). -Tại sao em lại yêu thích cây phượng?(Gv có gợi ý cho hs về các biểu hiện để các em yêu thích :đặc điểm của cây, sự gần gũi của cây với em, vai trò của cây trong cuộc sống con người … ) -Gv nhận xét, kết luận về những lí do khiến các em yêu thích cây hoa phượng. -Em sẽ biểu cảm về cây hoa phượng theo phương thức nào? -Gv kết luận về phương thức biểu cảm của đề bài. H/động 2:H/dẫn hs lập dàn ý -Dàn ý của bài văn bịểu cảm bao gồm có mấy phần ,nhiệm vụ của mỗi phần? -Gv kết luận. -Em hãy lập dàn ý cho đề bài trên cơ sở các ý em vừa tìm được. -Gv theo dõi,thu bảng nhóm ,cho các nhóm nhận xét chéo -Gv kết luận về dàn ý đề bài H/động 3: Hướng dẫn hs viết đoạn văn. -Em cần lưu ý gì về từ ngữ trong khi viết đoạn văn? -Gv kết luận. -Gv yêu cầu hs viết đoạn mở bài. -Gv theo dõi, nhắc nhở. -Gv thu bảng nhóm , cho các nhóm nhận xét chéo. -Gv kết luận, đưa ra cách mở bài mẫu cho hs tham khảo (ở bảng phụ). -Gv cho hs thảo luận, triønh bày lần lượt các ý thứ nhất và ý thứ hai của phần TB: Đặc điểm của loài cây, vai trò và ý nghĩa của loài cây (Gv theo dõi hs thảo luận,yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày lần lượt các đoạn văn.) -Gv nhận xét những ưu điểm và hạn chế trong các đoạn văn của các nhóm(Gv có thể đưa ra đoạn văn mẫu cho hs tham khảo) -Gv cho hs thực hiện viết phần kết bài. (Gv theo dõi hs viết, thu bảng nhóm treo lên bảng và cho các nhóm nhận xét chéo) -Gv nhận xét,đưa ra đoạn văn kết bài mẫu. H/ động 4: Củng cố, tổng kết -Gv tổng hợp lại những ưu điểm và hạn chế của hs trong quá trình thực hiện đề bài( tinh thần tham gia, nội dung chất lượng bài làm,…) -Gv đọc cho hs nghe một văn bản mẫu tham khảo( Gv có chỉ ra những ưu điểm của bài văn) -Gv khắc sâu cho hs những yêu cầu cần thiết để làm một bài văn biểu cảm có giá trị -Gv nhận xét chung, tổng kết tiết học. -Hs đọc đề bài -Cần thực hiện theo 4 bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý ,viết bài ,đọc và sửa bài. -Cần phải xác định đối tượng biểu cảm, hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp ,cảm xúc, tình cảm của mình trong các trường hợp đo.ù -Viết về một loài cây mà em yêu thích . -Hs nghe GV giải thích. -Hs chọn lựa loài cây cụ thể. -Hs nắm được loài cây mình sẽ biểu cảm. -Hs thực hiện trả lời câu hỏi để tìm ý cho đề bài. -Hs nghe giáo viên tổng hợp. -Hs:Theo cách gián tiếp (cũng có thể trực tiếp) -Hs:Dàn ý bài văn biểu cảm có 3 phần.( HS nêu nhiệm vụ của mỗi phần). -Hs thực hiện thaỏ luận nhóm và lập dàn bài vào bảng phụ nhóm. -Các nhóm nhận xét chéo. -Hs tham khảo dàn bài. -Hs:Từ ngữ phải được chọn lựa, mang tính biểu cảm cao … -Hs thảo luận nhóm để viết đoạn mở bài (viết vào bảng phụ nhóm.) -Các nhóm nhận xét chéo. -Hs tham khảo cách mở bài của GV -Hs thảo luận nhóm để trình bày ý thứ nhất ,ý thứ hai của phần thân bài(thảo luận nhóm). -Các nhóm cử đại diện trình bày kết qua.û -Hs nghe nhận xét để rút kinh nghiệm và tham khảo đoạn văn của GV đưa ra. -Hs thảo luận, trình bày phần kết bài( viết ở bảng phụ nhóm) -Các nhóm nhận xét chéo. -Hs tham khảo cách kết bài mẫu của GV -Hs nghe và rút kinh nghiệm. -Hs nghe để học tập cách viết -Hs nghe, khắc sâu kiến thức Đề : Loài cây em yêu. 1.Tìm hiểu đề và tìm ý. -Đối tượng : Loài cây . -Tình cảm : Yêu thích ,gắn bó. -Các biểu hiện của loài cây: + Đặc điểm của cây +Vai trò, ý nghĩa của loài cây trong cuộc sống + Sự gắn bó của loài cây đối với em 2.Lập dàn ý : a.Mở bài:Giới thiệu loài cây và lí do em yêu thích loài cây đó. b.Thân bài: -Các đặc điểm gợi cảm của cây. - Sự gắn bó, ý nghĩa của cây phượng trong cuộc sống của em, của mọi người. c.Kết bài: Tình cảm của em đối với loài cây đó 3.Viết đoạn văn . 4.Dặn dò về nhà(3’): -Về nhà trên cơ sở đề bài đã viết sẵn, tiếp tục viết những đoạn văn còn lại cho đề bài và viết thành một bài văn hoàn chỉnh. -Đọc văn bản : Cây sấu Hà Nội ở sgk. -Chuẩn bị tiếp bài mới : Văn bản : “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan Yêu cầu : Đọc kĩ văn bản từ 4-5 lần, đọc kĩ phần chú thích * ở sgk,chú ý đến những nét chính về tác giả, thể thơ của bài thơ .Soạn bài theo các câu hỏi ở sgk. IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docgat7(4).doc