Giáo án Ngữ văn 7 kỳ I năm 2008

A.Mục tiêu cần đạt :

1.Kiến thức : Giúp HS cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái từ tâm trạng của mẹ trước ngày khai giảng của con

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi người

2.Thái độ : Giáo dục tình cảm biết ơn, yêu kính cha mẹ và trách nhiệm của học sinh đối với gia đình.

3.Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ, phân tích văn bản nhật dụng.

- Miêu tả diễn biến tâm trạng.

B. Chuẩn bị:

GV : Bức tranh cổng trường

HS : Soạn bài, sưu tầm tranh ảnh

 

doc145 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 950 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 kỳ I năm 2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : 18/8/2012 Giảng :20/8/2012 TUẦN 1 - TIẾT 1 PHẦN VĂN HỌC CỔNG TRƯỜNG MỞ RA ( Theo Lí Lan – Báo tuổi trẻ ) A.Mục tiêu cần đạt : 1.Kiến thức : Giúp HS cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái từ tâm trạng của mẹ trước ngày khai giảng của con - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi người 2.Thái độ : Giáo dục tình cảm biết ơn, yêu kính cha mẹ và trách nhiệm của học sinh đối với gia đình. 3.Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ, phân tích văn bản nhật dụng. - Miêu tả diễn biến tâm trạng. B. Chuẩn bị: GV : Bức tranh cổng trường HS : Soạn bài, sưu tầm tranh ảnh C.Tiến trình tổ chức các hoạt động : 1.Ổn định tổ chức : 2.Kiểm tra bài cũ : 3.Hoạt động dạy học : HĐ 1: Khởi động Giới thiệu bài : Tất cả chúng ta, đều đã trải qua cái buổi tối và đêm trước ngày khai giảng trọng đại và thiêng liêng. Còn vương vấn trong trí nhớ của ta xiết bao bồi hồi, xao xuyến...cả những lo lắng và sợ hãi. Tâm trạng của mẹ như thế nào khi cổng trường mở ra đón đứa con yêu quý. Hôm nay học bài văn này chúng ta sẽ hiểu được trong đêm trước ngày khai trường để vào lớp 1 của con, mẹ đã làm gì và nghĩ gì? Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ2: Đọc, hiểu văn bản HS đọc to, rõ ràng, thể hiện tâm trạng hồi hộp, thao thức của mẹ, giọng đọc tâm tình, trầm lắng HS đọc bài Em hiểu “ nhạy cảm” nghĩa là gì? “ Háo hức “ là tâm trạng như thế nào? HS đọc các chú thích còn lại VB nhật dụng“Cổng trường mở ra”được viết theo thể loại gì?( Phương thức biểu đạt chính là gì?) Tự sự + biểu cảm Văn bản chia làm mấy phần? ND chính từng phần? Đ1:Đầu -> ngày đầu năm học: tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai giảng Đ2: còn lại : tình cảm của mẹ đối với con Hãy nêu đại ý bài văn bằng câu văn ngắn gọn ? HS đọc từ đầu trong ngày đầu năm học ( 6, 7) Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng hai mẹ con trong đêm trước ngày khai giảng? Mẹ Con - Thao thức không ngủ, chuẩn bị đồ dùng, sách vở, đắp mền, buông màn, trằn trọc, suy nghĩ triền miên GV: trằn trọc là từ láy - Giấc ngủ đến với con nhẹ nhàng như một li sữa, ăn một cái kẹo, gương mặt thanh thoát, nghiêng trên gối mền, đôi môi hé mở, thỉnh thoảng chúm lại háo hức, trong lòng không có mối bận tâm, hăng hái tranh mẹ dọn dẹp đồ. Hãy so sánh tâm trạng hai mẹ con? Theo em tại sao người mẹ không ngủ được? HS thảo luận nhóm báo cáo - Lo lắng, chăm chút cho con, trăn trở suy nghĩ về người con. Bâng khuâng, hồi tưởng lại tuổi thơ của mình. Từ đó em hiểu gì về tình cảm của mẹ đối với con? Vậy em làm gì để đền đáp tình cảm của mẹ đối với mình? - Chăm học, chăm làm, vâng lời cha mẹ, thầy cô… Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn mẹ? - Sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đến trường, sự chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại. Vì sao tác giả để mẹ nhớ lại ấn tượng buổi khai trường đó của mình? - Vì ngày khai trường có ý nghĩa đặc biệt với mẹ, với mọi người. Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em, mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết đó có tác dụng? - Mẹ tâm sự gián tiếp với con, nói với chính mình -> nội tâm nhân vật được bộc lộ sâu sắc, tự nhiên. Những điều đó đôi khi khó nói trực tiếp. Tác dụng truyền cảm. HS theo dõi đoạn văn cuối Đoạn văn thể hiện điều gì qua hành động và lời nói của mẹ ? Câu văn nào nói về tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?“ Bằng hành động đó họ muốn…. cả hàng dặm sau này” Cách dẫn dắt của tác giả có gì đặc biệt ? Đưa ra ví dụ cụ thể mà sinh động để đi đến kết luận về tầm quan trọng của giáo dục ? GV mở rộng về giáo dục ở Việt Nam và sự ưu tiên cho giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. Người mẹ nói: bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì? HS thảo luận nhóm và báo cáo GV kết luận Từ sự phân tích trên em có suy nghĩ gì về nhan đề “ Cổng trường mở ra”? - Hình ảnh nghệ thuật mang ý nghĩa tượng trưng như cánh cửa cuộc đời mở ra. Bài văn giúp ta hiểu gì về tình cảm của mẹ và vai trò của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người? Ngày khai trường ở nước ta có phải là ngày hội của toàn XH không ? HĐ 3: Tổng kết HS đọc ghi nhớ HĐ 4: Luyện tập HS đọc, xác định yêu cầu, làm bài. GV sửa chữa, bổ sung Em tán thành ý kiến trên vì nó đánh dấu bước ngoặt, sự thay đổi lớn lao trong cuộc đời mỗi con người: sinh hoạt trong môi trường mới, học nhiều điều -> tâm trạng vừa háo hức vừa hồi hộp, lo lắng GV hướng dẫn: Viết đoạn văn 7-8 dòng Chủ đề: Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai giảng đầu tiên I.Giới thiệu chung : 1. Đọc và tìm hiểu chú thích: 2. Thể loại - Bút ký- biểu cảm 3. Bố cục: hai phần II.Phân tích : 1.Đại ý: Bài văn viết về tâm trạng người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường đầu tiên của con. 2. Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai giảng. - Tâm trạng của hai mẹ con đều khác thường nhưng không giống nhau. - Tâm trạng con: háo hức, thanh thản, nhẹ nhàng. - Tâm trạng mẹ: bâng khuâng, xao xuyến, trằn trọc suy nghĩ miên man. 3.Tình cảm của mẹ đối với con - Mẹ yêu thương, lo lắng chăm sóc, chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện cho ngày khai trường đầu tiên của con. -Mẹ đưa con đến trường với niềm tin và kì vọng vào con 4. Tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ. - Nhà trường mang lại tri thức, hiểu biết - Bồi dưỡng tư tưởng tốt đẹp, đạo lí làm người - Mở ra ước mơ, tương lai cho con người III. Ghi nhớ ( 9 ) IV. Luyện tập Bài tập 1: Bài tập 2: về nhà 4. Củng cố: Em thấy người mẹ trong bài văn là người như thế nào? 5.Dặn dò : HS học bài và soạn bài mẹ tôi. Soạn : 20/8/2012 Giảng :22/8/2012 TUẦN 1 - TIẾT 2 PHẦN VĂN HỌC MẸ TÔI ( Ét- môn- đô đơ A- mi –xi ) A.Mục tiêu cần đạt : 1.Kiến thức : Giúp HS cảm nhận và hiểu được tình cảm thiêng liêng, cao quý, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái. - Qua tâm trạng của người cha trước lỗi lầm của con đối với mẹ, tác giả muốn những đứa con phải khắc sâu trong lòng, mẹ là người đáng kính đáng yêu .Phạm lỗi với mẹ là một trong những lỗi đáng trách, đáng lên án. - Nghệ thuật biểu hiện tính cảm và tâm trạng qua bức thư. 2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc và phân tích . 3.Thái độ : Biết kính trọng, yêu thương cha mẹ B. Chuẩn bị : GV : Chuẩn bị bài HS : Soạn bài C.Tiến trình tổ chức các hoạt động : 1.Ổn định tổ chức : 2.Kiểm tra bài cũ : Văn bản cổng trường mở ra giúp em hiểu gì về tâm trạng của người mẹ với con trong đêm trước ngày khai trường? 3.Hoạt động dạy học : HĐ1: Khởi động Giới thiệu bài : Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng, cao cả. Nhưng không phải lúc nào ta cũng nhận ra điều đó, chỉ khi mắc lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. Văn bản “ mẹ tôi” sẽ cho ta bài học như thế. Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ2: Đọc, hiểu văn bản HS đọc chú thích SGk và nêu vài nét về tác giả? Văn bản được trích từ đâu? Về hình thức văn bản có gì đặc biệt? Nêu nguyên nhân khiến người cha viết thư cho con? - Chú bé nói không lễ độ với mẹ -> cha viết thư giáo dục con. Những chi tiết nào miêu tả thái độ của người cha trước sự vô lễ của con? - Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy. Bố không thể nén được cơn giận. Con mà lại xúc phạm đến mẹ ư ? - Thà bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc. Con không được tái phạm nữa. - Trong một thời gian con đừng hôn bố. Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng trong phần trên? - So sánh => đau đớn - Câu cầu khiến => mệnh lệnh- Thà bố không có con… ->bội bạc - Câu hỏi tu từ => ngỡ ngàng- Con mà lại xúc phạm.. Qua các chi tiết đó em thấy được thái độ của cha như thế nào ? HS đọc tiếp Đ2 Những chi tiết nào nói về người mẹ? Hình ảnh người mẹ được tác giả tái hiện qua điểm nhìn của ai? Vì sao? - Thức suốt đêm,quằn quại, nức nở mất con . - Người mẹ sẵn sàng bỏ hết hạnh phúc tránh đau đớn cho con . - Có thể đi ăn xin để nuôi con, hi sinh tính mạng để cứu con. Từ điểm nhìn ấy người mẹ hiện lên như thế nào? Thái độ của người bố đối với người mẹ như thế nào? -Trân trọng, yêu thương. Một người mẹ như thế mà En-ri-cô không lễ độ -> sai lầm khó mà tha thứ. Trước thái độ của bố En-ri-cô có thái độ như thế nào? - Xúc động vô cùng. Điều gì đã khiến em xúc động khi đọc thư bố? - Lời nói chân thành, sâu sắc của bố - Em nhận ra lỗi lẫm của mình Nếu bố trực tiếp nói hoặc mắng em trước mọi người liệu En-ri-cô có xúc động như vậy không? Vì sao? - Thư: đọc, suy nghĩ, thấm thía, không thấy bị xúc phạm - Đã bao giờ em vô lễ chưa? Nếu vô lễ em làm gì ? HĐ3: Tổng kết Qua văn bản em rút ra được bài học gì? HS đọc ghi nhớ HĐ4: Luyện tập Vai trò vô cùng to lớn của người mẹ được thể hiện trong đoạn: “ Khi đã khôn lớn….. tình yêu thương đó” HS đọc , xác định yêu cầu, làm bài GV hướng dẫn, bổ sung I.Giới thiệu chung : 1.Tác giả : - Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mixi (1846-1908) là nhà văn Ý thế kỷ XIX 2.Tác phẩm: Văn bản “ Mẹ tôi” trích trong tác phẩm “ Những tấm lòng cao cả” 1886 - Thể loại : Viết thư II. Phân tích : 1. Thái độ của người cha trước lỗi lầm của con. - Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố => so sánh - Người cha rất đau đớn và bực bội, đau sót bất ngờ. - Người cha Ngỡ ngàng, buồn bã, tức giận, cương quyết, nghiêm khắc nhưng chân thành nhẹ nhàng. 2. Hình ảnh người mẹ - Là người hiền hậu, dịu dàng, giàu đức hi sinh, hết lòng yêu thương, chăm sóc con -> người mẹ cao cả, lớn lao. 3. Thái độ của En - ri - cô: III.Tổng kết : Ghi nhớ (12) IV. Luyện tập Bài tập: 4. Củng cố: - Học văn bản em hiểu thêm gì về tình cảm của cha mẹ đối với con cái? Từ đó em cần phải làm gì? 5.Dặn dò : - HS học bài và soạn bài cuộc chia tay của những con búp bê . Soạn : 23/8/2012 Giảng :25/8/2012 TUẦN 1 - TIẾT 3 PHẦN TIẾNG VIỆT TỪ GHÉP A.Mục tiêu cần đạt : 1.Kiến thức : Giúp HS nắm được cấu tạo của hai từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập; hiểu được đặc điểm, ý nghĩa của chúng. 2.Thái độ : Giáo dục HS ý thức học tập. 3.Kĩ năng : Biết vận dụng để viết đoạn, câu, tạo văn bản B. Chuẩn bị: GV: Soạn bài và bảng phụ HS : Đọc bài C.Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 1 : Khởi động GV vẽ sơ đồ Đặc điểm của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập như thế nào ? HĐ 2: Hình thành kiến thức mới HS đọc BT1 ( SGK 13) Xác định tiếng chính và tiếng phụ trong hai từ ghép “ bà ngoại” và “ thơm phức” - Bà ngoại: + Bà: tiếng chính + Ngoại: tiếng phụ - Thơm phức: +Thơm: chính + Phức: tiếng phụ - Những từ ghép trên gọi là ghép chính phụ Em hiểu thế nào là từ ghép chính phụ? Các tiếng trong hai từ “ quần áo”, “ trầm bổng” có phân ra tiếng chính và tiếng phụ không? – Không Các tiếng có quan hệ với nhau như thế nào về mặt ngữ pháp? - Bình đẳng -> Từ ghép đẳng lập Qua hai bài tập trên, em thấy từ ghép được chia làm mấy loại? Đặc điểm của từng loại? HS đọc ghi nhớ GV khái quát lại. HS đọc BT SGK14 So sánh nghĩa của từ “ bà ngoại” với nghĩa của “ bà”.? Nghĩa của từ “ thơm phức” với từ “ thơm”? - Từ “ bà ngoại “ hẹp hơn so với nghĩa của từ “ bà” - Từ“ thơm phức” hẹp hơn nghĩa của “ thơm” Tương tự hãy so sánh nghĩa của từ “ quần áo” với nghĩa của tiếng “ quần, áo”? Nghĩa của “ trầm bồng” với nghĩa “ trầm’ và “ bồng”? - Từ “quần áo” rộng hơn, khái quát hơn nghĩa của “ quần, áo” - Nghĩa của từ “ trầm bổng” rộng hơn nghĩa của từ “ trầm “ và “ bồng” Nghĩa của từ ghép đẳng lập và chính phụ có đặc điểm gì? HS đọc ghi nhớ GV nhận xét HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập Phân loại từ ghép? Nhóm 1+2: tìm từ ghép chính phụ Nhóm 3: tìm từ ghép đẳng lập Đại diện báo cáo -> HS nhận xét. GV kết luận Điền thêm tiếng để tạo thành từ ghép chính phụ ? HS lên bảng điền . HS nhận xét. GV nhận xét Điền thêm tiếng để tạo từ ghép đẳng lập ? - Xinh đẹp, xinh tươi. Học hành, học hỏi HS điền từ . GV nhận xét Tại sao có thể nói một cuốn sách mà không có thể nói một cuốn sách vở ? Có phải mọi thứ hoa màu hồng đều gọi là hoa hồngkhông ? a. Hoa hồng -> Từ ghép b.Cái áo dài bị ngắn -> Vì cái áo ngắn so … c.Cà chua là một loại cà… d.Cá trê, cá chép, có loại vàng không gọi là cá vàng So sánh nghĩa của các từ ghép với nghĩa của những từ tạo nên nó ? Phân tích cấu tạo của những từ ghép ? I. Các loại từ ghép 1. Bài tập 2. Nhận xét - Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ. Tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau - Các từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ (bình đẳng về mặt ngữ pháp) 3. Ghi nhớ ( SGK) II. Nghĩa của từ ghép: 1. Bài tập: 2. Nhận xét: - Nghĩa từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính. - Nghĩa của từ ghép đẳng lập tổng hợp hơn nghĩa các tiếng tạo ra nó 3. Ghi nhớ( SGK) III. Luyện tập Bài tập 1: - CP: Xanh ngắt, lâu đời, nhà máy, nhà ăn, cây cỏ, nụ cười - ĐL: Suy nghĩ, chài lưới, ẩm ướt, đầu đuôi. Bài tập 2: - Bút chì, thước kẻ.... Bài tập 3: - Núi sông, núi đồi. Ham muốn, ham mê - Mặt mũi, mặt mày. Tươi tốt, tươi vui Bài tập 4: - Sách vở -> đẳng lập - sách vở là sự vật khác nhau Bài tập 5: Bài tập 6: - Mát tay: Người co kinh nghiệm giỏi . Bài tập 7: 4. Củng cố: - Có mấy loại từ ghép? Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của chúng? 5. Dặn dò : - HS học bài và làm bài tập 4,5,6, 7 Soạn : 23/8/2012 Giảng : 25/8/2012 TUẦN 1 - TIẾT 4 PHẦN TẬP LÀM VĂN LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN A.Mục tiêu cần đạt : 1.Kiến thức : Giúp HS muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết. Sự liên kết ấy cần được thể hiện trên cả hai mặt: hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa. 2.Thái độ : Giáo dục HS ý thức tự giác học tập 3.Kĩ năng : Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết - Rèn kĩ năng và thói quen sự dụng liên kết khi xây dựng văn bản B. Chuẩn bị: GV: Soạn bài, đoạn văn mẫu HS : soạn bài C.Tiến trình tổ chức các hoạt động : 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Hoạt động dạy học: HĐ 1: Khởi động Giới thiệu bài: Trong cuộc sống cũng như trong học tập chúng ta phải tiếp xúc với nhiều loại văn bản, nhiều khi phải xây dựng văn bản nữa. Để văn bản dễ hiểu, mạch lạc giữa các phần, các đoạn phải có sự liên kết. Vậy liên kết trong văn bản là gì? Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 2: Hình thành kiến thức mới HS đọc BT( SGK17) Nếu bố của En-ri-cô chỉ viết mấy câu như vậy thì En-ri-cô có hiểu điều bố muốn nói chưa ? - Nếu tách từng câu ra khỏi đoạn văn thì hiểu được. Các câu có sai ngữ pháp không, nội dung đã rõ chưa? - Các câu văn chính xác, đúng ngữ pháp nội dung rõnhưng chưa đảm bảo làm nên văn bản . Đoạn văn còn thiếu tính gì ? Đọc ý 1 phần ghi nhớ Đọc bài tập 2b SGK17 Trong đoạn văn trên thiếu ý gì mà nó trở nên khó hiểu ? - Văn bản chưa có sự nối liền, chưa có sự liên kết. * GV: Đoạn văn trên lủng củng, khó hiểu vì thiếu từ ngữ liên kết, đó chính là thiếu sự liên kết về hình thức Ngoài sự liên kết về hình thức, văn bản muốn dễ hiểu cần có điều kiện gì nữa? - Nghĩa là các ý, các câu, các đoạn phải thống nhất nội dung, cùng hướng về nội dung nào đó. HĐ3: Ghi nhớ Hãy cho biết văn bản có tính liên kết phải có điều kiện gì? Sử dụng phương tiện gì? HS đọc ghi nhớ GV khái quát nội dung ghi nhớ HĐ 4: Hướng dẫn luyện tập GV chia nhóm HS thảo luận - Sắp xếp các câu văn theo thứ tự 1,4,2,5,3 HS trình bày. GV sửa chữa , bổ sung. Đoạn văn có tính liên kết chưa ? HS báo cáo HS nhận xét -> GV kết luận Hãy điền các từ sau để đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ với nhau ? HS làm bài GV sửa chữa Hãy giải thích vì sao 2 câu văn lại cạnh nhau ? HS trả lời GV nhận xét - Hai câu văn nếu tách khỏi các câu khác thì rời rạc, câu trước nói về mẹ, câu sau nói về con. - ĐV có câu 3 đứng sau, 2 câu trở thành một thể thống nhất có tính liên kết chặt chẽ. Viết một đoạn văn ngắn 5-7 câu trong đó có sử dụng sự liên kết, chỉ ra các phương tiện liên kết đó ? - Thu đã về. Thu xôn xao lòng người. Lá reo xào xạc. Gió thu nhè nhẹ thổi, lá vàng nhẹ bay. Nắng vàng tươi rực rỡ. Trăng thu mơ màng. Mùa thu là mùa của cốm, của hồng. Trái cây ngọt lịm ăn với cốm vòng dẻo thơm. I. Liên kết và phương tiện liện kết trong văn bản 1.Tính liên kết của văn bản: a. Bài tập: b. Nhận xét: - Đoạn văn khó hiểu, lộn xộn, không rõ ràng vì không có tính liên kết. - Muốn văn bản rõ nghĩa , dễ hiểu -> có tính liên kết 2.Phương tiện liên kết trong văn bản - Liên kết hình thức: dùng phương tiện ngôn ngữ, từ, cụm từ, câu để nối các ý, câu, đoạn văn - Liên kết về nội dung : cùng hướng về một nội dung nào đó II. Ghi nhớ SGK (18) III. Luyện tập Bài tập 1: Bài tập 2: - Thời gian- sáng – trưa- chiều - Các câu văn chưa có tính liên kết. - Các câu không có sự gắn bó về nội dung. Bài tập 3: Điền lần lượt theo thứ tự: bà, bà, cháu, bà, bà, cháu, thế là Bài tập4: Bài tập 5: 4. Củng cố: - Liên kết văn bản là gì? Liên kết trong văn bản gồm những loại nào? 5.Dặn dò : - HS học bài và làm bài tập 4,5 (19) Soạn : 25/8/2012 Giảng :27/8/2012 TUẦN 2 - TIẾT 5 PHẦN VĂN HỌC CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ A.Mục tiêu cần đạt : 1.Kiến thức: Giúp HS thấy được những tình cảm chân thành sâu sắc của hai anh em trong truyện. - Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những ban nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh bất hạnh. Biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn ấy. - Thấy được cái hay của truyện là cách kể rất chân thật và cảm động. 2.Thái độ: Giáo dục HS biết cảm thông và chia sẻ với những người bạn gia đình gặp bất hạnh. B. Chuẩn bị : GV: Soạn bài HS: Soạn bài và vẽ tranh C.Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Sau khi học xong văn bản “Cổng trường mở ra” em có cảm nhận gì về hình ảnh người mẹ ? 3.Hoạt động dạy học: HĐ1: Khởi động Giới thiệu bài : Cuộc đời con người có nhiều nỗi bất hạnh song với tuổi thơ bất hạnh nhất là sự tan vỡ gia đình. Trong hoàn cảnh ấy những đứa trẻ sẽ ra sao, tâm tư, tình cảm của chúng như thế nào? Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 2: Đọc, hiểu văn bản GV đọc mẫu. HS đọc HS nhận xét, GV nhận xét Hãy tóm tắt nội dung văn bản? (Truyện kể về cuộc chia tay của anh em Thành - Thuỷ do gia đình tan vỡ, bố mẹ li hôn. Trước khi chia tay hai anh em chia đồ chơi. Thành đã muốn nhường hết cho em nhưng nghe mẹ thúc giục, Thành vội lấy hai con búp bê đặt hai bên, thấy thế Thuỷ giận dữ không muốn chia sẻ hai con búp bê. Sau đó hai anh em dắt nhau đến trường để Thuỷ chia tay cô giáo và các bạn. Cuộc chia tay thật xúc động, Thuỷ và Thành trở về nhà thì xe đã đến, mẹ cùng mấy người hàng xóm khuân đồ lên xe Thuỷ để lại con vệ sĩ cho anh. Đến khi xe gần chạy, Thuỷ lại chạy lại để nốt con em nhỏ cạnh con vệ sĩ rồi em nức nở chạy lên xe) Nêu những hiểu biết của em về truyện? Em hiểu “ ráo hoảnh” là gì? HS đọc từ khó SGK Văn bản có thể chia ra làm mấy phần ? Đ1: Từ đầu -> Giấc mơ thôi ->Lệnh chia đồ chơi của mẹ Đ1: Tiếp -> Hiếu thảo như vậy->Diễn biến cuộc chia búp bê Đ3: Tiếp->Tôi đi ->Chia tay cô giáo Đ4: Còn lại -> Phút cuối cùng của cuộc chia tay Truyện viết về ai? Về việc gì? Ai là nhân vật chính trong truyện? - Truyện viết về hai anh em Thành - Thuỷ, cuộc chia tay cảm động của họ. Nhân vật chính: Thành - Thuỷ Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? - Truyện kể theo ngôi thứ nhất Nhan đề truyện gợi lên điều gì ? Tác dụng: giúp tác giả thể hiện được một cách sâu sắc suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật, tăng thêm tính chân thực của truyện -> sức thuyết phục cao. Tên truyện: Những con búp bê vốn là đồ chơi của tuổi thơ gợi nên sự ngộ nghĩnh, vô tư, ngây thơ, vô tội -> thế mà đành chia tay -> tên truyện gợi tình huống buộc người đọc theo dõi, góp phần thể hiện ý định của tác giả HĐ 3,4: Luyện tập I.Giới thiệu chung: 1. Đọc, chú thích : 2.Tác phẩm : - Truyện ngắn “ Cuộc chia tay của những con búp bê” – Khánh Hoài được giải nhì trong cuộc thi viết về quyền trẻ em 1992 - Từ khó 3.Bố cục: II.Phân tích : 1. Nhan đề của truyện : - Tên truyện gợi tình huống buộc người đọc phải theo dõi, chú ý và góp phần thể hiện ý định của tác giả. 4. Củng cố: - Tên văn bản “ cuộc chia tay của những con búp bê”có ý nghĩa gì ? 5. Dặn dò : - HS học bài và soạn tiếp bài Soạn : 27/8/2012 Giảng :29/8/2012 TUẦN 2 - TIẾT 6 CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ (Tiếp theo ) A.Mục tiêu cần đạt : 1.Kiến thức: Giúp HS thấy được những tình cảm chân thành sâu sắc của hai anh em trong truyện. - Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những ban nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh bất hạnh. Biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn ấy. - Thấy được cái hay của truyện là cách kể rất chân thật và cảm động. 2.Thái độ: Giáo dục HS biết cảm thông và chia sẻ với những người bạn gia đình gặp bất hạnh. B. Chuẩn bị : GV: Soạn bài HS: Soạn bài và vẽ tranh C.Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt truyện cuộc chia tay của những con búp bê ? 3.Hoạt động dạy học: HĐ1: Khởi động Giới thiệu bài : Hai anh em Thành - Thủy rất ngoan, rất thương nhau phải đau đớn chia tay với những con búp bê, khi bố mẹ chúng không sống với nhau nữa, cuộc chia tay bắt buộc đó đã diễn ra như thế nào ? Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 2: Tìm hiểu văn bản HS đọc từ “ Gia đình tôi khá giả” đến “ vừa đi vừa trò chuyện” Tìm những chi tiết trong truyện nói về tình cảm của hai anh em Thành - Thuỷ? - Rất thương nhau - Thuỷ mang kim ra tận sân vận động vá áo cho anh. Thành chiều nào cũng đón em đi học về. - Nắm tay nhau trò chuyện - Khi chia đồ chơi, Thành nhường hết cho em - Thuỷ thương anh, để con vệ sĩ gác cho anh. Em có nhận xét gì về tình cảm của hai anh em? Khi Thành chia hai con búp bê sang hai bên Thuỷ nói và hành động gì? - Tru tréo, giận dữ: Anh lại chia rẽ con vệ sĩ với con Em nhỏ ra à? Sao anh ác thế?” Lời nói và hành động của Thuỷ lúc này có gì mâu thuẫn? - Chia đồ chơi: Thành nhường hết cho em. Thuỷ để lại con vệ sĩ gác cho anh. Kết thúc truyện, Thuỷ đã lựa chọn cách giải quyết như thế nào? Cách giải quyết ấy gợi cho em suy nghĩ tình cảm gì? - Thuỷ để cả hai con búp bê gần nhau không để chúng phải chia lìa. GV: Búp bê không xa nhau nhưng con người phải xa nhau, đó là chi tiết xúc động và hàm chứa ý nghĩa sâu sắc khiến người đọc càng thêm thương cảm một bé gái giàu lòng vị tha, nhân ái bao la, nỗi xót đau càng như cứa vào lòng người đọc -> sự chia tay của hai em nhỏ thật không nên xảy ra. HS quan sát tranh- trang 22 Mô tả nội dung của bức tranh HS đọc “ gần trưa…. 24”) Tìm những chi tiết miêu ta tình cảm của Thuỷ với các bạn và cô giáo? - Thuỷ nức nở - Cô giáo: sửng sốt, ôm chặt lấy Thuỷ, cô tái mặt, nước mắt giàn giụa - Các bạn: Khóc thút thít, sững sờ., nắm chặt tay Thuỷ Em có nhận xét gì về cuộc chia tay ấy? Chi tiết nào khiến cô giáo bàng hoàng và khiến em xúc động nhất? Vì sao? - Thuỷ cho biết, em sẽ không đi học nữa do nhà bà ngoại xa trường quá. Các từ “ thút thít”, “ nức nở”, “ sững sờ” miêu tả tâm trạng của Thuỷ và các bạn -> Từ láy Khi dắt Thuỷ ra cổng trường tâm trạng của Thành như thế nào? - Kinh ngạc, thấy mọi người vẫn bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật. Vì sao Thành có tâm trạng đó? - Khi mọi vật vẫn bình thường, hai anh em phải chịu đựng nỗi mất mát. Tâm hồn mình nổi giông bão, đất trời sụp đổ -> mọi người bình thường. Đọc đoạn cuối- trang 25 Tìm chi tiết miêu tả tâm trạng của Thuỷ khi thật sự phải rời xa anh? * Thuỷ: như mất hồn, mặt xanh như tàu lá -> so sánh lấy vệ sĩ đặt lên giường anh -> hôn nó, khóc nức nở, dặn dò, lấy con Em nhỏ đặt bên con vệ sĩ * Thành: mếu máo, đứng như chôn chân ->Sử dụng từ láy, so sánh Tâm trạng của hai anh em? Thuỷ để lại con búp bê và lời dặn có ý nghĩa gì ? HS thảo luận nhóm Trong câu chuyện có mấy cuộc chia tay ? - Cuộc chia tay giữa bố mẹ, hai con búp bê, cô giáo và các bạn, hai anh em. Trong các cuộc chia tay, cuộc chia tay nào cảm động nhất vì sao ? - Cuộc chia tay giữa hai anh em là cảm động nhất. HS quan sát tranh ( trang 25) mô tả bức tranh? Qua câu chuyện tác giả muốn nhắn gửi mọi người điều gì? HĐ 3: Ghi nhớ HS đọc ghi nhớ GVchốt * Môi trường gia đình có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của trẻ em ? HĐ 4: Hướng dẫn luyện tập Đọc thêm “ Trách nhiệm của bố mẹ”, “Thế giới rộng vô cùng” II.Phân tích 2.Tình cảm của hai anh em Thành và Thuỷ: - Rất thương nhau - Thuỷ mang kim ra tận sân vận động vá áo cho anh. Thành chiều nào cũng đón em. -> Rất mực gần gũi, thương yêu, chia sẻ và quan tâm lẫn nhau.

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 7 ki 1.doc