I/ MỤC TIÊU KIẾN THỨC :
- Giúp học sinh :
+ Thấy được sự tàn ác, bất nhân của bọn cường hào và lũ tay sai ở các làng xã trong xã hội thực dân nửa phong kiến thời Pháp thuộc.
+ Thấy được tình cảnh khốn cùng, thê thảm của người nông dân và những phẩm chất cao đẹp của họ.
+ Thấy được tài năng nghệ thuật của Ngô Tất Tố qua đoạn trích "Tức nước vỡ bờ".
II/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Nhận định nào sau đây nói đúng nhất vê nội dung của đoạn trích "Trong lòng mẹ"
A. Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi đau của mẹ bé Hồng.
B. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của bà cô bé Hồng.
C. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ.
D. Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng.
3. Bài mới
Có nhiều những cách viết khác nhau, nhưng cả Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng đều cho ra đời những trang viết thấm đẫm nước mắt về số phận của những con người trong xã hội phong kiến. Ngô Tất Tố đã dựng lên toàn cảnh của xã hội ấy trong mùa sưu thuế mà cụ thể hơn là cái làng Đông Xá rối loạn trống mõ đầy đình và hình ảnh chị Dậu với ngôi nhà rách tươm với gánh nặng sưu thuế đang đè nặng lên đôi vai chị.
65 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :…………………………………… Ngày soạn : ………………………………
Tiết : …………………………………… Ngày dạy : ………………………………
tức nước vỡ bờ
(Trích Tắt Đèn - Ngô Tất Tố)
I/ Mục tiêu kiến thức :
- Giúp học sinh :
+ Thấy được sự tàn ác, bất nhân của bọn cường hào và lũ tay sai ở các làng xã trong xã hội thực dân nửa phong kiến thời Pháp thuộc.
+ Thấy được tình cảnh khốn cùng, thê thảm của người nông dân và những phẩm chất cao đẹp của họ.
+ Thấy được tài năng nghệ thuật của Ngô Tất Tố qua đoạn trích "Tức nước vỡ bờ".
II/ Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Nhận định nào sau đây nói đúng nhất vê nội dung của đoạn trích "Trong lòng mẹ"
A. Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi đau của mẹ bé Hồng.
B. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của bà cô bé Hồng.
C. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ.
D. Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng.
3. Bài mới
Có nhiều những cách viết khác nhau, nhưng cả Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng … đều cho ra đời những trang viết thấm đẫm nước mắt về số phận của những con người trong xã hội phong kiến. Ngô Tất Tố đã dựng lên toàn cảnh của xã hội ấy trong mùa sưu thuế mà cụ thể hơn là cái làng Đông Xá rối loạn trống mõ đầy đình và hình ảnh chị Dậu với ngôi nhà rách tươm với gánh nặng sưu thuế đang đè nặng lên đôi vai chị.
Nội dung
Phương pháp
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả :
- Ngô Tất Tố (1893-1954) quê quán Từ Sơn - Bắc Ninh.
- Sau cách mạng tháng 8 Ngô Tất tố sống và hoạt động văn hoá văn nghệ tại chiến khu B.
- Ông là nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc.Là nhà báo, dịch giả nổi tiếng
2. Tác phẩm - đoạn trích
- Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" nằm trong chương 18 của tác phẩm
II/ Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc - tìm hiểu bố cục .
- Chị Dậu ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế.
- Chị Dậu can đảm đương đầu với bọn tay sai phong kiến như cai lệ, người nhà lý trưởng.
2./ Phân tích đoạn trích
a./ Chị Dậu chăm sóc chồng con
- Giữa vụ sưu thuế căng thẳng
- Chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, hết lòng yêu thương chồng con, dịu dàng tình cảm.
b/ Chị Dậu đương đầu với bọn cai lệ và người nhà lý trưởng
- Cai lệ và người nhà lý trưởng
- Xã hội tàn nhẫn, bất công không có luật lệ.
- Chị Dậu "Nhà cháu …cháu khất"
- Chị Dậu vẫn thiết tha :
"Khốn nạn … xin ông trông lại"
- Chị Dậu xám mặt.
- Chị Dậu liền cự lại.
- Chị Dậu nghiến hai hàm răng.
- Chị Dậu túm lấy cổ hắn.
- Dịu dàng mà cứng cỏi trong ứng xử
- Giàu tình yêu thương.
- Tiềm tàng tinh thần phản kháng áp bức.
* Ghi nhớ (SGK)
III/ Luyện tập
1. Bài tập 1
2. Bài tập 2
Theo dõi phần chú thích cho biết một vài nét về tác giả Ngô Tất Tố.
Mở rộng : Với tiểu thuyết "Tắt đèn" và phóng sự việc làm Ngô Tất Tố trở thành một trong những nhà văn hiện thực hàng đầu của văn học nước nhà trước cách mạng.
Nêu một vài nét về tác phẩm và đoạn trích?
Mở rộng : Câu chuyện trong tác phẩm diễn ra bởi một vụ đốc sưu, đốc thuế ở làng Đông Xá dưới thời Pháp thuộc.
Hãy nêu ý nghĩa của tiêu đề đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"
- Tiêu đề thâu tóm được : Các phần nội dung liên quan trong văn bản. Chị Dậu bị áp bức cùng quẫn buộc phải phản ứng chống lại.
- Thể hiện đúng tư tưởng của văn bản : Có áp bức, có đấu tranh.
Dựa vào tư tưởng, chủ đề của tác phẩm đoạn trích đọc với giọng ngọt ngào van lơn và phần cuối cương quyết, cứng rắn.
Học sinh đọc
Giáo viên nhận xét
Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" diễn ra ở hai sự việc chính nào ?
đ Từ đầu đến có ngon miệng hay không ?
đ Anh Dậu uốn vai đ hết
Theo em hình ảnh chị Dậu được khắc hoạ rõ nét như ở sự việc nào ?
- Sự việc chị đương đầu với người nhà lý trưởng và cai lệ vì nó thể hiện được tinh thần phản kháng của người nông dân mà điển hình là chị Dậu.
Theo dõi đoạn đầu và cho biết chăm sóc chồng trong hoàn cảnh như thế nào?
+ Giữa vụ sưu thuế căng thẳng. Chị phải bán con, bán chó mới đủ tiền nộp sưu cho chồng để cứu chồng khỏi bọ đán đập.
Cái cách chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu diễn ra như thế nào ?
+Chị rón rén bưng bát cháo đến trước mặt chồng.
+ Ngồi nhìn chồng ăn có ngon miệng hay không.
Qua những cử chỉ và lời nói cho thấy chị Dậu là người phụ nữ như thế nào ?
Khi kể sự việc chị Dậu chăm sóc chồng tác giả đã dùng nghệ thuật tương phản. Hãy chỉ ra nghệ thuật tương phản đó.
- Tương phản giữa hình ảnh tần tảo dịu hiền, tình cảm gia đình làng xóm ân cần ấm áp với không khí căng thẳng đầy đe dọa của tiếng trống, tiếng tù và thúc thuế ở đầu làng.
đ Nổi bật nỗi khốn khó của người nông dân và ca ngợi vẻ đẹp của chị Dậu trong tính cách can đảm.
Đọc phần trích thứ hai của đoạn trích
Đối lập với chị Dậu là hình ảnh của nhân vật nào ?
Từ chú thích SGK em hiểu gì về nhân vật này ?
Gia đình chị Dậu buộc phải đóng suất thuế sưu cho người em chồng đã mất từ năm ngoái. Điều đó cho thấy thực trạng xã hội thời đó như thế nào ?
Có thể hiểu bản chất xã hội cũ từ hình ảnh tên cai lệ được không ? Hắn hiện lên như thế nào ?
- Cai lệ là một kẻ hống hách, thô bạo không còn nhân tính.
đ Đó là một xã hội đầy rẫy những bất công tàn ác một xã hội có thể gieo hoạ xuống người dân lương thiện bất cứ lúc nào.
Chuyển : Chính từ sự bất công ấy mà chị Dậu đã phản kháng lại. Truyện "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố đã tạo dựng được hình ảnh chân thực về người phụ nữ nông dân bị áp bức cùng quẫn trong xã hội phong kiến nhưng vẫn giữ vững được bản chất tốt đẹp của người lao động đó là chị Dậu.
Nhân vật chị Dậu được khắc hoạ bằng những chi tiết nổi bật nào ?
Phản ứng của chị Dậu có sự tăng tiến từ nhẹ nhàng đến quyết liệt, từ van xin đến đánh lại phản kháng lại người nhà lý trưởng.
Em thích nhất chi tiết nào ? Vì sao ?
(Học sinh tự bộc lộ)
Tâm trạng của chị Dậu có sự diễn biến phức tạp qua cách xưng hô : "Cháu - ông ; tôi - ông ; bà - mày".
Từ những sự phân tích đó em thấy những đặc điểm nổi bật nào trong tính cách của chị Dậu được bộc lộ ?Học sinh theo dỗi học sinh trả lời thảo luận và kết luận.
Đọc văn bản "Tức nước vỡ bờ" em hiểu gì về số phận và phẩm chất của người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ ?
- Số phận bất hạnh (mở rộng ra với những nhân vật trong một số tác phẩm khác)
- Phẩm chất : Tốt đẹp, can đảm, giàu tình yêu thương.
Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng với tác phẩm "Tắt đèn" Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn.
Em nên hiểu như thế nào về nhận định này ? (câu hỏi thảo luận)
- Chế độ phong kiến áp bức.
- Người nông dân bị bóc lột phải vùng lên.
ị Nhận xét chính xác.
Có thể học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của Ngô Tất Tố qua đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"
- Từ sự kết hợp biểu cảm và miêu tả
- Khắc hoạ nhân vật bằng kết hợp các chi tiết điển hình về cử chỉ, lời nói và hành động.
- Thể hiện chính xác quá trình tâm lý nhân vật.
Đọc lại tác phẩm "Tắt đèn" và đoạn trích soạn bài mới, học thuộc bài mới.
D/ Củng cố: Hệ thống lại những kiến thức đã học trong đoạn trích.
E/ Dặn dò: Học bài cũ đọc những bài viết hay về đoạn trích này.
IV/Rút kinh nghiệm
Tuần :…………………………………… Ngày soạn : ………………………………
Tiết : …………………………………… Ngày dạy : ………………………………
xây dựng đoạn văn trong văn bản
I/ Mục tiêu bài dạy :
- Giúp học sinh :
+ Hiểu rõ hơn về từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn, cách trình bày nội dung đoạn văn.
+ Luyện tập, củng cố kỹ năng xây dựng đoạn văn trong văn bản.
II/ Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Nội dung
?
Phương pháp
I/ Thế nào là đoạn văn
Đoạn văn là :
- Đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
- Về hình thức : Viết hoa lùi đầu dòng và có dấu chấm xuống dòng.
- Về nội dung : Thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
II/ Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề trong đoạn văn
- Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được nói đến trong đoạn văn.
- Câu chủ đề thường có vai trò định hướng về nội dung cho cả đoạn văn, vì vậy khi một (đoạn văn) văn bản có nhiều đoạn văn thì chỉ cần nhặt ra các câu chủ đề rồi ghép lại với nhau, chúng ta sẽ có một văn bản tóm tắt khá hoàn chỉnh
III/ Mối quan hệ về ý nghĩa giữa các câu trong đoạn văn
- Câu chủ đề - các câu khai triển : Quan hệ chính phụ.
- Câu khai triển - Câu khai triển quan hệ bình đẳng.
ị Một đoạn văn thường gồm nhiều câu có quan hệ chặt chẽ với nhau về ý nghĩa.
IV/ Cách trình bày nội dung đoạn văn
- Trình bày theo lối song hành
- Trình bày theo lối móc xích.
- Trình bày theo lối quy nạp
IV/ Luyện tập
1. Bài tập 1
2. Bài tập 2
Giáo viên : Đưa ra mô hình chung
Yêu cầu học sinh đọc thầm mục I trong SGK.
Đoạn văn trên gồm mấy ý ? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn ?
- Gồm 2 ý, mỗi ý được viết thành một đoạn văn.
Dấu hiệu hình thức nào có thể giúp em nhận biết đoạn văn ?
- Dựa vào hình thức chấm xuống dòng viết hoa ở đầu câu.
Từ những dấu hiệu đó cho biết thế nào là đoạn văn ?
Chốt : Như vậy đoạn văn là đơn vị trên câu có vai trò quan trọng trong việc tạo lập văn bản.
Đọc thầm đoạn 1 hãy tìm từ ngữ có tác dụng nêu bật chủ đề trong đoạn văn.
- Nêu về tác giả Ngô Tất Tố (cuộc đời và sự nghiệp văn chương)
Đọc đoạn trích thứ hai, ý khái quát bao trùm cả đoạn văn là gì ?
- Nội dung của tác phẩm "Tắt đèn"
Câu nào trong đoạn văn chứa ý khái quát ấy ?
- Câu đầu
Câu chứa ý khái quát của đoạn văn được gọi là câu chủ đề . Em có nhận xét gì về các câu chủ đề ?
Đọc tiếp phần tìm hiểu đoạn văn
Tìm 2 câu trực tiếp bổ sung ý nghĩa cho câu chủ đề.
Quan hệ giữa các câu chủ đề với các câu khai triển và giữa các câu khai triển với nhau có gì khác biệt ?
- Câu khai triển làm rõ hơn câu chủ đề.
- Các câu khai triển có mối quan hệ ngang hàng cùng nêu bật lên câu chủ đề.
Tìm các câu triển khai cho câu : "Qua một vụ thuế ở một làng quê …về nông thôn Việt Nam đương thời"
- Qua một vụ thuế ở một làng quê nhà văn đã dựng lên mọt bức tranh xã hội có giá trị hiện thực sâu sắc về nông thôn Việt Nam đương thời.
Giáo viên chốt : Như vậy các câu trong đoạn văn phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt ý nghĩa trong đó :
- Câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát của cả đoạn.
- Các câu khai triển trực tiếp bổ sung ý nghĩa cho câu chủ đề.
- Câu chủ đề và câu khai triển cho quan hệ chính - phụ.
- Các câu khai triển có quan hệ bình đẳng với nhau.
Đọc lại đoạn văn phần I - SGK và mục II.2-SGK.
Cho biết đoạn văn nào có câu chủ đề đoạn văn nào không có câu chủ đề.
Đoạn I : Mục 1 không có câu chủ đề.
Đoạn II : Mục 1 có câu chủ đề.
Vị trí của câu chủ đề ?
+ Đoạn 2 - mục I : Câu chủ đề nằm ở phần đầu đoạn văn.
+ Đoạn ở mục II.2-SGK : Câu chủ đề nằm ở phần cuối đoạn văn.
Các câu trong đoạn văn được trình bày theo trình tự nào ?
- Lần lượt trình bày.
- Câu chủ đề đầu đoạn văn đ cụ thể hoá ý chính.
- Câu chủ đề cuối đoạn văn đ cụ thể hoá ý chính.
Như vậy :
Đoạn 1 -I : Cách trình bày ý theo kiểu song hành.
Đoạn 1- 2 : Trình bày theo kiểu diễn dịch
Đoạn II -2 : Trình bày theo kiểu quy nạp.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ
Văn bản sau đây có thể chia thành mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt thành mấy đoạn văn/
- Văn bản trên chia thành 2 ý, mỗi ý được diễn đạt thành 1 đoạn văn.
Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn sau :
- Đoạn a : Diễn dịch
- Đoạn b : Song hành
- Đoạn c : Song hành
Đoạn văn
A
A1 A2 A3 câu khai triển bậc 1
B1 B2 B3 câu khai triển bậc 2
DCủng cố: Hệ thống kiến thức đã học về đoạn văn.Cho hs viết các đoạn văn tại lớp.
E/ Dặn dò: Học sinh học thuộc phần lý thuyết và làm các bài tập
IV/Rút kinh nghiệm
Tuần :…………………………………… Ngày soạn : ………………………………
Tiết : …………………………………… Ngày dạy : ………………………………
viết bài tập làm văn (số 1)
I/ Mục tiêu kiến thức :
- Giúp học sinh :
+ Có cách cảm thụ một tác phẩm hoặc một chi tiết
+ Nắm được thế nào là đoạn văn, hiểu được tính thống nhất trong chủ đề của văn bản.
+ Luyện tập bài viết văn và đoạn văn.
* Đề bài : Hãy kể lại những kỷ niệm ngày đầu tiên đi học
* Yêu cầu :
- Xác định được ngôi kể thứ nhất và thứ ba
- Xác định trình tự kể
+ Theo thời gian, không gian.
+ Theo diễn biến của sự việc.
+ Theo diễn biến của tâm trạng.
(có thể kết hợp các cách kể bằng thủ pháp đồng hiện).
- Xác định cấu trúc của văn bản (3 phần).
- Phân đoạn và cách trình bày các đoạn văn.
- Thực hiện 4 bước tạo lập văn bản (chú ý bước lập đề cương)
Tuần :…………………………………… Ngày soạn : ………………………………
Tiết : …………………………………… Ngày dạy : ………………………………
lão hạc
(Nam Cao)
I/ Mục tiêu kiến thức :
- Giúp học sinh học và cảm nhận từ văn bản Lão Hạc
+ Cảnh khốn cùng, nhân cách cao quý của nhân vật Laoc Hạc qua dó là số phận đau thương và những phẩm chất tiểm ẩn của người nông dân lao động trong xã hội cũ.
+ Niềm thương cảm và trân trọng của tác giả (qua nhân vật ông giáo) dành cho người nông dân nghèo khổ.
+ Thấy được nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao. Kết hợp tự sự với miêu tả biểu cảm, khắc hoạ nhân vật, kể chuyện từ ngôi thứ nhất khám phá bi kịch đời sống hiện thực.
II/ Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra vở soạn của học sinh
3. Bài mới
Giới thiệu : Trước cách mạng tháng 8 truyện ngắn của Nam Cao phần lớn chỉ xoay quanh những bi kịch trong cuộc đời của những người nông dân nghèo khổ - đó là một Chí Phèo, một Binh Tư, một Lang Rận. Còn trong truyện ngắn của Lão Hạc ông không chỉ miêu tả xúc động cảnh cùng khổ và số phận bi đát của người nông dân mà quan trọng nhất là ông đã nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao thượng của họ.
Nội dung
?
Phương pháp
I/ Giới thiệu tác giả tác phẩm.
1.Tác giả
- Nam Cao (1915-1951) quê ở làng Đại Hoàng phủ Lý Nhân.
- Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về người nông dân nghèo và trí thức nghèo
2. Tác phẩm
Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao
II/ Đọc tìm hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu bố cục
a. Đọc
b. Bố cục
- Nhân vật ông giáo
- Nhân vật Lão Hạc
+ Lão Hạc với cậu vàng.
+ Lão Hạc với con trai.
- Cái chết của Lão Hạc
2. Phân tích
a. Nhân vật ông giáo
- Ông giáo cảm thông với cuộc sống tính tình của Lão Hạc.
- Thương Lão Hạc giữ đúng lời hứa với Lão Hạc.
- Nghệ thuật kể chuyện độc đáo thông qua nhân vật ông giáo là người dẫn chuyện.
b. Nhân vật Lão Hạc
* Lão Hạc với cậu Vàng
- Cậu Vàng là tài sản tinh thần duy chất còn lại của Lão Hạc
- Lão có tình yêu thương rộng lớn tình yêu thương dành cho cả loài vật.
Giáo viên : Treo tranh
* Lão Hạc với anh con trai
- Lão Hạc rất hiểu tâm tư của con, thương con đến đứt ruột
- Lão luôn mong nhớ con, đợi con về.
Cái chết của Lão Hạc
- Lão chết để không phạm vào số tiền của con.
- Đó là một cái chết vật vã đau đớn.
- Cái chết thể hiện tình yêu thương sâu sắc.
III/ Tổng kết
1. Nghệ thuật
2. Nội dung
* Ghi nhớ SGK
IV/ Luyện tập
Hướng dẫn về nhà.
Đọc phần chú thích, cho biết một vài nét về tác giả Nam Cao.
Trước cách mạng tháng 8 Nam Cao viêt về cuộc sống quần quại đau đớn bế tắc của người nông dân nghèo trong xã hội cũ nhưng sau cách mạng Nam Cao chân thành tận tuỵ sáng tác ohục vụ kháng chiến. Ông đã hy sinh trên đường công tác. Ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng HCM do những thành công đóng góp của ông.
đ Tác phẩm còn thể hiện nỗi đau đớn, xót xa của tác giả và của người đọc về thân phận cuả người nông dân trong xã hội phong kiến.
Giáo viên : Chú ý vào những đoạn đối thoại để thể hiện giọng đọc cho phù hợp
Theo em văn bản chia thành mấy phần ?
Tìm hiểu một số những từ khó.
- Phần chí : Uất hiệu vì không đạt được ước muốn.
- Sở mệ phu : Nơi tuyển mộ, thu nhận người đi làm phu.
- Cầu tự : Cầu trời lễ Phật ở các đền chùa để sinh con trai.
Thái độ của ông giáo đối với nhận xét của vợ ông và của Binh Tư về Lão Hạc như thế nào ?
- Ông hiểu vợ ông và cả Binh Tư tại sao lại có những suy nghĩ như vậy. Bởi vì họ quá khổ, cái khổ cực làm cho họ co một cái nhìn ti tiện.
Từ đầu truyện khi nghe Lão Hạc lầm nhầm nói chuyện bán chó thái độ của ông giáo như thế nào ?
Ông giáo đã thật hiểu nỗi băn khoăn của Lão Hạc chưa ?
Ông giáo chỉ cho là câu chuyện "Nghe đã nhàm" cho rằng lão quý con chó của lão không bằng ông quý những cuốn sách. Ông giáo không hiểu nỗi băn khoăn của Lão Hạc.
Tại sao ông giáo lại trở thành người láng giềng gần gũi nhất của Lão Hạc.
(Lão Hạc có nhiều chuyện và chuyện nào cũng mang sang kể với ông giáo) ông giáo đã cảm thông với cuộc sống tính tình Lão Hạc
Ông giáo và Lão Hạc 2 lứa tuổi khác nhau 2 nghề nghiệp khác nhau nhưng lại có một điểm chung nào ?
- Đều giống nhau ở sự nghèo túng ông đã từng nói với Lão Hạc "Kiếp ai cũng thế thôi, cụ tưởng tôi sướng hơn chàng ?"
- Ông đã trở thành người láng giềng vì ông có chung cảnh ngộ, ông cố tìm hiểu họ.
Theo em tình cảm của ông giáo với Lão Hạc thể hiện sâu sắc nhất ở những chi tiết nào ?
- Thương Lão Hạc cho nên không muốn nói cái nguyên nhân đau lòng về cái chết của Lão Hạc.
- Tác giả tự nhận lấy trách nhiệm mà Lão Hạc đã tin và gửi gắm.
- Tác giả sẽ nói với con trai Lão Hạc như một lời hứa trước vong linh của Lão Hạc. Nó thể hiện sự cảm thông sâu sắc của ông giáo với Lão Hạc. Nhân vật ông giáo cũng chính là tác giả Nam Cao và là người dân chuyện.Em có nhận xét gì nghệ thuật dẫn chuyện của tác giả
- Nghệ thuật kể chuyện độc đáo dễ hiểu có sức thuyết phục, làm nổi bật dễ hiểu có sức thuyết phục làm nổi bật nhân vật ông giáo, tác giả nhân vật tôi.
Sau khi vợ mất đứa con trai phẫn chí ra đi thì tài sản còn lại của Lão Hạc là gì ?
- Mảnh vườn ba sào.
- Cậu Vàng.
Ba sào vườn là tài sản về vật chất còn cậu Vàng là tài sản về tinh thần. Ta không thẻ hình dung được chân dung Lão Hạc nếu thiếu đi con chó ấy/
Rõ ràng Nam Cao đã có một dụng ý nghệ thuật khi để cậu vàng xuất hiện như một thành viên trong gia đình Lão Hạc. Theo em dụng ý ấy là gì ?
- Đối chiếu với ý thức sở hữu của anh trí thức với nông dân.
đ Ông giáo quý những cuốn sách - đó là kỷ vật về thời gian đầy mơ ước và cũng chỉ thế thôi còn cậu vàng với Lão Hạc thì biết bao ý nghĩa. Nó vừa là tài sản "Lão lẩm nhẩm" quy ra tiền vừa là một vật nuôi "Định bụng lúc cưới vợ" nhưng đặc biệt nó là một kỷ vật của đứa con trai, 1 sợi dây liên lạc lạ lùng với đứa con trai vắng mặt.
Tình cảm mà Lão Hạc dành cho cậu vàng là một tình cảm như thế nào ?
- Đó là tình cảm thân mật Lão Hạc coi cậu vàng như một đứa con trai độc nhất. ở bên cậu vàng lão có một nguyện cầu rất tự nhiên được làm cha và được làm ông nội.
- Cậu nhớ bố cậu không hả cậu vàng ?
- à không, à không, không giết cậu vàng đâu nhỉ.
Giáo viên : Lão dành tất cả tình yêu thương ông nuôi cho cậu vàng cứ thế ranh giới sự phân công bình đẳng người - vật đã bị xoá nhoà từ bao giờ.
Nhưng rồi lão đã phải bán đi tài sản quý giá đó. Lão kể tỷ mỷ chuyện bán chó của mình với ông giáo qua những chi tiết nào ?
- Lão cố làm ra vẻ vui vẻ.
- Lão cười như mếu.
- Mắt lão ầng ậc nước …
Lão hu hu khóc.
Những từ ngữ chi tiết này diễn tả tâm trạng gì của Lão Hạc ?
- Đau đớn, xót xa.
Em có nhận xét gì về nghẹ thuật lột tả tâm lý nhân vật qua những từ ngữ : Cười như mếu, ầng ậc, co rúm, hu hu.
Tâm trạng đau đớn khốn khổ của Lão Hạc được miêu tả thật tinh tế theo chiều tăng tiến. Nhà văn rất giỏi quan sát và hình như rất thuộc khuôn mặt của người dân.
Giáo viên :
Tích hợp Trường từ vựng
Từ tượng hình, tượng thanh
Qua đó ta thấy Lão Hạc là người như thế nào ?
Nhưng cuộc sống tàn ác đã làm cho lão buộc phải chà đạp, phải thu tiêu mối quan hệ tình cảm ấy. Lão dần rơi vào bi kịch. Con chó không chỉ làm hiện nên nguyên vẹn tính người tự nhiên sâu thẳm trong Lão Hạc mà đằng sau đó Nam Cao còn kín đáo ký thác một triết lý đau buồn về thân phận trớ trêu của con người.
Con có suy nghĩ gì về câu nói đầy chua chát của Lão Hạc : "Ông giáo… chẳng hạn".
- Thân phận của lão nói riêng và thân phận của người nông dân trong xã hội phong kiến nói chung có gì khác thân phận của một con chó. Chính bởi vậy ông không hề thanh minh cho hành động bán chó của mình là hoá kiếp cho nó để trở thành một kiếp người như ông.
Bình - chuyển
Tại sao Lão Hạc không cho con bán vườn
Vì :- Bán vườn cưới vợ về ở đâu.
- Bán vườn cũng không đủ cưới vợ.
Nhưng lão không dám nói rằng lão khuyên con …chi tiết ấy hiểu gì về tình cảm của Lão Hạc với đức con.
- Lão Hạc rất hiểu tâm tư của con. Lão thương con đến đứt ruột.
Đọc đoạn : "Tôi chỉ con … là con tôi" em hiểu gì về tâm trạng Lão Hạc.
- Thương con nhưng cũng thấy sự tuyệt vọng của lão - vì nghèo khó.
Tình thương của lão được biểu hiện như thế nào khi con lão phẫn chí bỏ đi.
- Lão luôn mong nhớ con, đợi con về.
Chi tiết "Mảnh vườn ba sào" thấy được tình thương con của lão như thế nào ?
- Giữ cho con.
- Trồng cấy trên mảnh vườn ba sào.
- Kỷ vật của mẹ để lại.
Giáo viên : Lão đã già nhưng vẫn cố làm lụng để nuôi thân chứ nhất định không đụng đến tiền của con, Lão giữ lại mảnh vườn cũng vì lẽ đó.
Lão Hạc đã chuẩn bị cho cái chết của mình như thế nào ?
- Gửi ông giáo ba sào vườn.
- 30 đồng bạc để lo ma chay.
Vì sao Lão Hạc lại quyết định đi đến cái chết.
- Vì một lý do : Lão không muốn sống để phạm phải số tiền của con. Vì Lão bị dồn đến chân tường của sự đói nghèo.
Cái chết của Lão là một cái chết như thế nào ?
- Đó là một cái chết vật vã đau đớn.
- Lão xin bả chó để ăn, để tự kết liễu đời mình.
Giáo viên : Cái chết dữ dội của lão khiến cho chúng ta không khỏi xúc động. Đó là một bằng chứng về tình mẫu tử thiêng liêng. Chính bởi vậy cái chết của Lão chưa hiểu là đã bi quan, cuộc đời chưa hiểu đã đáng buồn lại đáng buồn theo một nghĩa khác.
Theo em, một Lão Hạc chết rồi mà tại sao ông giáo vẫn thấy cuộc đời chưa hẳn đáng buồn.
- Vì cái chết thể hiện tình yêu thương sâu sắc …
Tại sao từ cái chết của Lão Hạc ông giáo lại nhìn nhận cuộc đời đáng buồn theo 1 nghĩa khác.
- Ông nghĩ đến số phận bi thảm của người nông dân để giữ được phẩm chất ở mình thì phải đánh đổi bằng cả tính mạng.
Giáo viên : Bình - chốt
Nhắc lại nét tiêu biểu về nghệ thuật và nội dung.
Giáo viên treo bảng phụ phần tổng kết
* Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
D/ Củng cố: Hệ thống lại những kiến thức đã học trong đoạn trích.
E/ Dặn dò: Học bài cũ đọc những bài viết hay về đoạn trích này.
IV/Rút kinh nghiệm
Tuần :…………………………………… Ngày soạn : ………………………………
Tiết : …………………………………… Ngày dạy : ………………………………
từ tượng hình, từ tượng thanh
I/ Mục tiêu kiến thức :
- Giúp học sinh hiểu được
+ Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.
+ Tích hợp với văn ở văn bản Lão Hạc, với tập làm văn qua bài liên kết các đoạn văn trong văn bản.
+ Rèn luyện kỹ năng sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong việc viết văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm.
II/ Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là từ tượng hình. Lấy ví dụ minh hoạ.
- Thế nào là từ tượng thanh. Lấy ví dụ minh hoạ.
3. Bài mới
Giới thiệu : Để diễn tả được dụng ý của người viết trong quá trình thiết lập văn bản để đoạn văn thêm giàu hình ảnh, có sắc thái biểu cảm người viết hay dùng từ tượng thanh và từ tượng hình.
Nội dung
?
Phương pháp
I. Đặc điểm công dụng của từ tượng thanh và từ tượng hình
- Từ tượng thanh là gợi tả hình ảnh, dáng vẻ trạng thái của sự vật.
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm của tự nhiên, của con người.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
2. Bài tập 2
3. Bài tập 3 : Phân biệt ý nghĩa
4. Bài tập 4 : Đặt câu với những từ tượng hình tượng thanh sau đây
Đọc thầm văn bản I
Trong những từ in đậm trên, từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái của sự vật.
- Co rúm lại
- Xô lại với nhau
- Ngoẹo về một bên
- Mếu máo, móm mém
- Rũ rượi, sòng sọc…
Những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên con người
- Hu hu
- ư ử
Những từ nào gợi tả hình ảnh dáng vẻ hoạt động, trạng thái mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả tự sự ?
- Thể hiện một cách cụ thể, sinh động có giá trị biểu đạt cao.
Thế nào là từ tượng thanh, thế nào là từ tượng hình ?
Chốt và đưa ra bài tập nhanh
tìm những từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn sau :
Chị Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng uể oải chống tay xuống phản, anh vừa rèn vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo anh ới kề vào đến miệng cai lện và người nhà lý trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.
- Từ tượng thanh : Sầm sập
- Từ tượng hình : uể oải, run rẩy
Tìm những từ tượng hình, tượng thanh trong những câu sau :
- Từ tượng thanh : Rón rén, bỏ khoẻo, chỏng
- Từ tượng hình : Soàn soạt, bịch, bộp
Tìm 5 từ tượng hình gợi tả
File đính kèm:
- Vo bo.doc