Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 114 Lựa chọn trật tự từ trong câu

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

- Cách sắp xếp trật tự từ trong câu.

- Tác dụng diễn đạt của những trật tự từ khác nhau.

b. Kỹ năng:

- Phân tích hiệu quả diễn đạt của việc lựa chọn trật tự từ trong một số văn bản văn học .

- Phát hiện và sửa được một số lỗi trong sắp xếp trật tự từ.

c. Thái độ:

Giáo dục học sinh kĩ năng sống: Ra quyết định lựa chọn trật tự tư 2trong câu phù hợp với mục đích giao tiếp.

2. Trọng tâm:

 - Cách sắp xếp trật tự từ trong câu.

- Tác dụng diễn đạt của những trật tự từ khác nhau.

- Phân tích hiệu quả diễn đạt của việc lựa chọn trật tự từ trong một số văn bản văn học .

- Phát hiện và sửa được một số lỗi trong sắp xếp trật tự từ.

3. Chuẩn bị:

3.1 Giáo viên: Đồ dùng + Phiếu A, B, C, D.

3.2 Học sinh: Bảng nhóm.

4. Tiến trình dạy học:

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.

4.2.Kiểm tra miệng:

4.3 Giảng bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 11549 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 114 Lựa chọn trật tự từ trong câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 114. LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU Tuần: 30 Mục tiêu: Kiến thức: - Cách sắp xếp trật tự từ trong câu. - Tác dụng diễn đạt của những trật tự từ khác nhau. Kỹ năng: - Phân tích hiệu quả diễn đạt của việc lựa chọn trật tự từ trong một số văn bản văn học . - Phát hiện và sửa được một số lỗi trong sắp xếp trật tự từ. Thái độ: Giáo dục học sinh kĩ năng sống: Ra quyết định lựa chọn trật tự tư 2trong câu phù hợp với mục đích giao tiếp. Trọng tâm: - Cách sắp xếp trật tự từ trong câu. - Tác dụng diễn đạt của những trật tự từ khác nhau. - Phân tích hiệu quả diễn đạt của việc lựa chọn trật tự từ trong một số văn bản văn học . - Phát hiện và sửa được một số lỗi trong sắp xếp trật tự từ. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: Đồ dùng + Phiếu A, B, C, D. 3.2 Học sinh: Bảng nhóm. Tiến trình dạy học: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số. 4.2.Kiểm tra miệng: 4.3 Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Vào bài: Nêu trật tự bình thường trong hai câu thơ sau: Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà. à Vào bài. Hoạt động 2: Nhận xét chung: ô Gọi HS đọc đoạn trích, sgk/110.(đèn chiếu) ô Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu? ô Sau khi biến đổi như vậy, em có nhận xét gì? { Với một câu cho trước, nếu thay đổi trật tự các từ có trong câu, chúng ta có thể có 6 cách diễn đạt khác nhau mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của nó. ô Vì sao tác giả lại chọn trật tự từ như trong đoạn trích? { Cách viết của tác giả có thể nhằm mục đích sau: nhấn mạnh vị thế xã hội, thái độ hung hãn của cai lệ, tạo liên kết câu, tạo nhịp điệu cho câu văn... - Từ roi tạo liên kết với câu trước. - Từ thét tạo liên kết với câu sau. - Cụm từ gõ đầu roi xuống đất nhấn mạnh vị thế xã hội và thái độ hung hãn của cai lệ. à Trật tự từ là cách sắp xếp từ ngữ trong một câu. Hoạt động 2: Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ ô Gọi HS đọc đoạn trích 1, sgk/111. (đèn chiếu) ô Nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ (in đậm) trong các câu? ô Gọi HS đọc đoạn trích 2, sgk/112. (đèn chiếu) ô So sánh cách sắp xếp trật tự từ (in đậm) của nhà văn Thép Mới với những cách sắp xếp khác? { Cách viết của nhà văn Thép Mới cớ hiệu quả diễn đạt cao hơn vì nó có nhịp điệu hơn (đảm bảo được sự hài hòa về ngữ âm). ð Cách sắp xếp trật tự từ có tác dụng: - Thể hiện thứ tự của sự việc, hành động… - Thể hiện vị thế xã hội của các nhân vật - Nhấn mạnh tính chất, đặc điểm của sự việc, hành động. - Tạo liên kết câu. - Tạo nhịp điệu cho câu. ô Từ các ví dụ trên, hãy rút ra nhận xét về tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu? Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. ô Gọi học sinh đọc các câu trong bài tập. GV hướng dẫn học sinh làm bài. I. Nhận xét chung: 1. Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ. 2. Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất. 3. Thét bằng giọng khàn khàn của mộ người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất. 4. Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuóng đất, thét. 5. Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét. 6. Gõ dầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ thét. II. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ - giật phắt cái thừng trong tay anh và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu à Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động. - xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn à Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động. - cai lệ và người nhà lí trưởng à Thể hiện thứ bậc cao thấp của các nhân vật và thứ tự xuất hiện của các nhân vật. - roi song, tay thước và dây thừng à Thể hiện thứ tự tương ứng với trật tự của cụm từ đứng trước: cai lệ mang roi song, người nhà lí trưởng mang tay thước và dây thừng. — Ghi nhớ: - Trật tự từ là cách sắp xếp từ ngữ trong một câu. - Tác dụng: + Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm,… + Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng; + Liên kết câu với những câu khác trong văn bản. + Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói. III. Luyện tập: Câu a: Kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử của dân tộc. Câu b: Đẹp vô cùng đảo lên trước để nhấn mạnh vẻ đẹp của Tổ quốc mới được giải phóng. Hò ô đưa lên phía trước để bắt vần lưng với sông Lô, gợi ra một không gian mênh mang sông nước, đồng thời bắt vần chân ngạt – hát để tạo ra sự hài hòa về ngữ âm cho khổ thơ. Câu c: Lặp từ và cụm từ mật thám, đội con gái để tạo liên kết với câu đứng trước. 4.4 Củng cố và luyện tập. Nối các câu ở cột A với các hiệu quả diễn đạt trật tự từ tương ứng ở cột B: A B Hắt hiu lau xám, đậm dà lòng son. Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động. Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói đén trong câu. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Thể hiện thứ bậc quan trọng của sự vật được nói đến. Trong tay đủ cả quản bút, lọ mực, giấy trắng và giấy thấm. Tạo nhịp điệu mềm mại, uyển chuyển cho câu nói. 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. - Đối với bài học ở tiết học này: + Học bài.. + Giải thích sự sắp xếp trật tự từ trong câu văn, câu thơ cụ thể. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Soạn bài “Luyện tập lựa chọn trật tự từ trong câu”. Trả lời các câu hỏi SGK vào vở soạn. 5. Rút kinh ngiệm: Nội dung: Phương pháp: Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

File đính kèm:

  • docLua chon trat tu tu trong cau(1).doc
Giáo án liên quan