Giáo án Ngữ Văn 8 Tuần 17 Trường THCS Nguyễn Khuyến

I. MỤC TIÊU:

 Giúp học sinh:

- Củng cố kiến thức; nhận thấy được nguyên nhân của những ưu, nhược điểm trong bài viết Tập làm văn (các kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý; cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn văn; bố cục và trình bày).

- Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tạo lập văn bản thuyết minh, kĩ năng tự sửa chữa và rút kinh nghiệm cho các bài viết sau.

- Có ý thức học hỏi và phấn đấu, thi đua lành mạnh trong học tập.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Chấm bài, tổng hợp chất lượng bài viết; soạn giảng.

- HS: Xem lại phần lí thuyết.

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC:

 Ổn định lớp: (Lớp trưởng báo cáo sĩ số và tình hình chuẩn bị bài ở nhà của các bạn)

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.

Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.

Phương pháp: Thuyết trình.

Thời gian: 2 phút

 

 Hoạt động 2: Tìm hiểu các yêu cầu của bài viết

Mục tiêu: HS biết tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho đề bài văn bản tự sự kết hợp yếu tố nghị luận

Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm

Thời gian: 15

 

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 8 Tuần 17 Trường THCS Nguyễn Khuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Tiết 65 Ngày soạn: 09/12/2012 Ngày dạy: 10/12/2012 TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 3 ( Thuyết minh một thứ đồ dùng) I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Củng cố kiến thức; nhận thấy được nguyên nhân của những ưu, nhược điểm trong bài viết Tập làm văn (các kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý; cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn văn; bố cục và trình bày). - Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tạo lập văn bản thuyết minh, kĩ năng tự sửa chữa và rút kinh nghiệm cho các bài viết sau. - Có ý thức học hỏi và phấn đấu, thi đua lành mạnh trong học tập. II. CHUẨN BỊ: - GV: Chấm bài, tổng hợp chất lượng bài viết; soạn giảng. - HS: Xem lại phần lí thuyết. III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC: Ổn định lớp: (Lớp trưởng báo cáo sĩ số và tình hình chuẩn bị bài ở nhà của các bạn) Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 2 phút Hoạt động 2: Tìm hiểu các yêu cầu của bài viết Mục tiêu: HS biết tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho đề bài văn bản tự sự kết hợp yếu tố nghị luận Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm Thời gian: 15 Hoạt động dạy-học Nội dung cần đạt * Thao tác 1: Tìm hiểu đề bài. - HS nhắc lại đề bài; GV chép đề bài lên bảng và hướng dẫn tìm hiểu đề. - GV: ? Hãy nhắc lại kết quả tìm hiểu đề của em (cấu tạo của đề)? Từ đó, em hiểu được như thế nào về yêu cầu của đề bài? - HS nhắc lại kết quả tìm hiểu đề (…) - GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa về cách tìm hiểu đề của HS. * Đề bài: Thuyết minh về một thứ đồ dùng, vật dụng trong gia đình. - Thể loại: thuyết minh - Nội dung: một thứ đồ dùng trong gia đình -Hình thức: Bố cục chặt chẽ, mạch lạc và có sức thuyết phục. * Thao tác 2: Tìm ý. - GV: ? Em hãy nhắc lại cách tìm ý của mình? Em đã tìm được những ý nào để xây dựng bài văn? - HS nhắc lại cách tìm ý và những ý đã tìm được (…) - GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa về cách tìm ý của HS. - HS lắng nghe và rút kinh nghiệm - Đặc điểm kiểu dáng; - Đặc điểm cấu tạo: gồm mấy bộ phận? - Đặc điểm, vai trò chức năng của từng bộ phận? - Công dụng của đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày? - Cách sử dụng, bảo quản đồ dùng. * Thao tác 3: Làm dàn ý. Nhắc lại cách làm dàn ý của em? Các ý trong phần thân bài được em lựa chọn sắp xếp theo trình tự ra sao? Vì sao? - HS nhắc lại cách làm dàn ý của mình (…) - GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa về cách lập dàn ý của HS: + Bố cục + Cách sử dụng và cách sắp xếp các ý trong từng phần của bài văn. - HS lắng nghe và rút kinh nghiệm. Đề bài: Thuyết minh về một thứ đồ dùng, vật dụng trong gia đình. Mở bài (1đ): Giới thiệu về một đồ dùng, vật dụng trong gia đình. B. Thân bài (5đ): - Đặc điểm kiểu dáng, nhãn hiệu (nếu có), họa tiết, trang trí. - Đặc điểm cấu tạo: gồm mấy bộ phận? Đặc điểm, vai trò chức năng của từng bộ phận? - Công dụng của đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày? - Cách sử dụng, bảo quản đồ dùng. C. Kết bài (1đ): Bày tỏ thái độ nhận xét về đồ dùng. Hoạt động 3: Chữa và đọc bài Mục tiêu: HS biết được ưu điểm , nhược điểm của bài viết; Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp Thời gian: 10 * Thao tác 1: Chữa bài. - GV: Trả bài viết cho HS - GV: Từ kết quả thống kê được sau khâu chấm bài, trước khi đi vào sửa lỗi, GV chú ý nêu những ưu điểm trong bài viết của các em; sau đó mới sửa các lỗi hình thức (lỗi nội dung đã chữa đan xen ở hoạt động 1) mà các em mắc phải thường là các lỗi : + Viết tắt, viết số, dùng các kí hiệu tùy tiện + Lỗi chính tả: dấu ngã, hỏi; phụ âm ch/tr, r/x, d/gi,… + Lỗi dùng dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn, ngoặc kép, … + Lỗi dùng từ thiếu trong sáng, câu văn sai ngữ pháp + Lỗi xây dựng và liên kết đoạn văn, …vv - HS nhận bài và lắng nghe, tự rút kinh nghiệm. - GV giải đáp mọi thắc mắc của HS (nếu có). * Ưu điểm: - Xác định được các yêu cầu của đề bài - Bố cục cân đối, mạch lạc - Một số bài có cách diễn đạt trôi chảy, giàu hình ảnh (…………………………………………………………) * Nhược điểm: - Viết tắt, viết số, dùng kí hiệu tùy tiện: …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………………. - Sử dụng dấu câu chưa chính xác, chưa hợp lí: ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………. - Viết câu chưa đúng: ………………………………………………………. ………………………………………………………. ………………………………………………………. ………………………………………………………. ………………………………………………………. - Dùng từ còn thô và chưa chuẩn xác: ………………………………………………………. ………………………………………………………. ………………………………………………………. ………………………………………………………. ……………………………………………………….. * Thao tác 2: Đọc bài. - GV thống kê chất lượng chung của cả lớp (có thể đối chiếu với các lớp cùng khối) - GV chọn 03 bài viết (khá giỏi, trung bình, yếu kém) cho HS đọc to trước lớp. Em có nhận xét gì về nội dung và hình thức diễn đạt của các bài viết vừa đọc? - HS trao đổi và nêu nhận xét của mình. - GV biểu dương, khích lệ HS. Lớp Khá giỏi TB Yếu kém Hoạt động 4: Đọc tham khảo. Mục tiêu:Biết viết đoạn văn đúng và hay. Phương pháp:Thảo luận nhóm, kĩ thuật động não Thời gian:10 phút - GV chuẩn bị và tổ chức cho HS đọc một số đoạn văn tham khảo, sau đó, hướng dẫn tìm hiểu trình tự lập luận của đoạn văn. * Đoạn mở bài tham khảo: (Lấy bài làm của HS) * Đoạn kết bài tham khảo: (Lấy bài làm của HS) * Đoạn thân bài tham khảo: (Lấy bài làm của HS) Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình. Thời gian: 5 phút. a. Bài vừa học: - GV tổ chức cho HS rút kinh nghiệm chung về bài viết Tập làm văn - HS xem lại bài, sửa chữa những lỗi mắc phải và tự rút kinh nghiệm cho bài viết lần sau; đọc và chuẩn bị bài mới. b. Bài sắp học Soạn bài: Ôn tập tổng hợp Tiết 66 Ngày soạn: 09/12/2012 Ngày dạy: 11/12/2012 ÔN TẬP TỔNG HỢP ( Phần văn bản) A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh: - Nắm vững nội dung nghệ thuật trọng tâm của các văn bản đã học nhất là nội dung trọng tâm. - Biết so sánh và đối chiếu giữa các văn bản. B/ CHUẨN BỊ GV: giáo án HS: Chuẩn bị bài. C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ : III.Bài mới- giới thiệu: Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức về nội dung các văn bản. Mục tiêu: HS khái quát kiến thức đã được học. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình. Thời gian: 40 phút. STT VĂN BẢN TÁC GIẢ THỂ LOẠI PTBĐ NỘI DUNG TRỌNG TÂM * Truyện kí Việt Nam 1 Tôi đi học Thanh Tịnh (1911-1988) Truyện ngắn Tự sự xen miêu tả và biểu cảm. Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên. Diễn tả cảm nghĩ bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm. 2 Trong lòng mẹ- từ chương IV ( Trích “Những ngày thơ ấu”- gồm 9 chương Nguyên Hồng (1918-1982) Hồi kí TS+MT,BC Kể lại một cách chân thực và đầy cảm động những cay đắng tủi cực cùng tình thương yêu cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ đầy bất hạnh của mình. 3 Tức nước vỡ bờ ( Trích từ chương 18- “Tắt đèn” gồm 26 chương Ngô Tất Tố (1893-1954) Tiểu thuyết TS+MT,BC Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của XHTDPK đương thời, đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân VN lúc bấy giờ. 4 Lão Hạc Nam Cao (1915-1951) Truyện ngắn TS+MT,BC Số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của Nam Cao. * Thơ Việt Nam Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Phan Bội Châu ( 1867- 1940 ) Thất ngôn bát cú Đã giảm tải Khí phách hiên ngang, bất khuất của người tù yêu nước anh hùng. 5 Đập đá ở Côn Lôn Phan Chu Trinh ( 1972- 1926 ) Thất ngôn bát cú Trữ tình Khí phách hiên ngang, bất khuất,tư thế lẫm liệt của người tù yêu nước anh hùng. Nhà tù của ĐQTD không thể khuất phục ý chí, nghị lực và niềm tin lí tưởng của người chí sĩ CM. 6 Muốn làm thằng cuội Tản Đà ( 1889- 1939 ) Thất ngôn bát cú Kết hợp tự sự và trữ tình Nỗi chán ghét thực tại tầm thường, khao khát hướng tới vẻ đẹp toàn thiện toàn mĩ của thiên nhiên. 7 Hai chữ nước nhà Trần Tuấn Khải ( 1895- 1983 ) Song thất lục bát Kết hợp tự sự với biểu cảm Bày tỏ và khơi gợi nhiệt huyết yêu nước của người VN trong cảnh nước mất nhà tan. 8 Ông đồ Vũ Đình Liên ( 1913- 1996 ) Thơ ngũ ngôn Kết hợp giữa biểu cảm với kể, tả Niềm cảm thương, tiếc nuối của tác giả trước lớp đời tàn và những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai. * Văn học nước ngoài 9 Cô bé bán diêm An-dec-xen ( 1805-1875 ) Truyện ngắn TS+MT,BC Số phận đáng thương của em bé và lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh của tác giả. 10 Đánh nhau với cối xay gió Xéc-van-téc ( 1547- 1616 ) Tiểu thuyết TS+MT,BC Tác giả xây dựng thành công một cặp nhân vật tương phản về tính cách, mang ý nghĩa nhân sinh và xã hội sâu sắc: Đôn Ki-hô-tê thì có khát vọng cao cả, dũng cảm nhưng mê muội, hoang tưởng; còn Xan-chô Pan -xa chỉ ước muốn tầm thường, có phần hèn nhát nhưng lại tỉnh táo và thực tế. 11 Chiếc lá cuối cùng O-hen-ri ( 1862- 1910 ) Truyện ngắn TS+MT,BC Xây dựng truyện có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ, kết cấu đảo ngược tình huống, làm cho chúng ta rung cảm trước tình thương yêu cao cả giữa những con người nghèo khổ. 12 Hai cây phong Ai-ma-tôp ( 1928- 2008 ) Truyện ngắn TS+MT,BC Hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ. Qua đó ta thấy được tình yêu quê hương da diết và lòng xúc động đặc biệt vì đấy là hai cây phong gắn với câu chuyện hết sức cảm động về thầy Đuy-sen. * văn bản nhật dụng 13 Thông tin về ngày trái đất năm 2000 Thuyết minh. Làm sáng tỏ về tác hại của việc dùng bao ni lông, về lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông, đã gợi cho chúng ta những việc có thể làm ngay để cải thiện môi trường sống, để bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta. 14 Ôn dịch thuốc lá Nguyễn Khắc Viện XUẤT PHƯỚC T ết minh Thuyết minh, nghị luận. Giống như ôn dịch, nạn thuốc lá rất dễ lây lan và gây những tổn thât 1to lớn cho sức khoẻ và tính mạng con mgười. Nó còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch: nó gặm nhấm sức khoẻ con người nên không thể kịp thời nhận biết, nó gây tác hại nhiều mặt đối với cuộc sống gia đình và xã hội. Bởi vậy muốn chống lại nó, cần phải có quyết tâm cao hơn và biện pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch. 15 Bài toán dân số Thái An Thuyết minh, nghị luận. Bài toán dân số nêu ra vấn đề bức xúc hiện nay của loài người trên Trái Đất là nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số quá nhanh. Từ vấn đề này, tác giả lên tiếng cảnh báo về tỉ lệ sinh con quá cao của phụ nữ ở một số nước ở châu Phi, châu Á, gợi ra cho người ta suy nghĩ về mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số với sự phát triển kinh tế- xã hội. Và cũng giúp người ta nhận thấy: gia tăng dân số quá nhanh sẽ đi kèm với nghèo nàn, lạc hậu… Đó là một hiểm họa cần phải ngăn chặn. Hướng dẫn tự học Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình. Thời gian: 5 phút. a. Bài vừa học: - GV tổ chức cho HS rút kinh nghiệm chung về bài viết Tập làm văn - HS xem lại bài, sửa chữa những lỗi mắc phải và tự rút kinh nghiệm cho bài viết lần sau; đọc và chuẩn bị bài mới. b. Bài sắp học Soạn bài: Ôn tập tổng hợp Tiết 67,68 Ngày soạn: 09/12/2012 Ngày dạy: 14/12/2012 ÔN TẬP TỔNG HỢP ( Phần Tiếng việt) A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: - Nắm vững nội dung của phần Tiếng việt đã học nhất là nội dung trọng tâm. - Biết so sánh và đối chiếu kiến thức của các từ vựng, ngữ pháp, và dấu câu. B/ CHUẨN BỊ: GV: giáo án HS: Chuẩn bị bài. C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. On định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ : III.Bài mới- giới thiệu: Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức về từ vựng Mục tiêu: HS khái quát kiến thức đã được học. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình. Thời gian: 40 phút. stt TÊN BÀI NỘI DUNG TRỌNG TÂM VÍ DỤ 1 Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ Khái niệm - Từ ngữ nghĩa rộng: khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. - Từ ngữ nghĩa hẹp: Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hảm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. Lưu ý - Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác. 2 Trường từ vựng Khái niệm Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. VD: Trường từ vựng hình dang: gầy, cao,mập, thấp, Lưu ý 1. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. 2. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại. 3. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nmhiều trường từ vựng khác nhau. 4. cách chuyển trường từ vựng có tác dụng làm tăng sức gợi cảm. 3 Từ tượng hình, từ tượng thanh Khái niệm 1. Từ tượng hình: là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. 2. Tư tượng thanh: là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên con người lom khom, đủng đỉnh… róc rách, ủn ỉn, ha ha… Công dụng Gợi hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động -> có giá trị biểu cảm cao. - Thường sử dụng trong văn miêu tả, tự sự. 4 Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Khái niệm 1. Từ ngữ địa phương:Là từ chỉ sử dụng ở một ( một số) địa phương nhất định. 2. Biệt ngữ xã hội:Là những từ chỉ sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định. VD: phao ( tài liệu), cháy giáo án ( dạy không hết bài do thiếu thời gian) - U ( mẹ), heo ( lợn) - Phao ( tài liệu), cháy giáo án ( dạy không hết bài do thiếu thời gian Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. - Phải phù hợp với tình huống giao tiếp. - Trong thơ văn: sử dụng hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật. - Muốn trách lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH, cần tìm hiểu những từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết. 5 Nói quá Khái niệm - Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả. Đen như cột nhà cháy. Tác dụng - Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. 6 Nói giảm nói tránh ( đã giảm tải ) Khái niệm - Noi giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục thiếu lịch sự. XUẤT PHƯỚC Ông ấy đã qua đời rồi. 2. Hệ thống hoá kiến thức ngữ pháp. Mục tiêu: HS khái quát kiến thức đã được học. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình. Thời gian: 40 phút. stt TÊN BÀI NỘI DUNG TRỌNG TÂM VÍ DỤ 1 2 Trợ từ Khái niệm - Là những từ ngữ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó Có, những, chính, đích, ngay… - Đặt câu: Chính Lan nói vớt tôi như vậy đấy. Thán từ Đặc điểm - Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. - Thường đứng ở đầu câu. - Có khi được tách ra thành một câu đặc biệt. Chao ôi, con chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Phân loại - Có hai loại: + Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ôi… + Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng 3 Tình thái từ Chức năng - Được thêm vào trong câu để cấu tạo nên câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán hoặc để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. Cháu đi học à? Phân loại - Tình thái từ nghi vấn: à, , hử, chứ, hả, chăng.. - Tình thái từ cầu khiến: nào, đi, với… - Tình thái từ cảm thán: sao, thay… - Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé… 4 Câu ghép Đặc điểm - Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. - Mỗi cụm CV này được gọi là một vế câu. Trăng lên, trăng đứng, trăng tà. Cách nối các vế câu. - Dùng các từ có tác dụng nối : + Nối bằng 1 quan hệ từ. + Nối bằng 1 cặp quan hệ từ. + Nối bằng 1 cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau. - Không dùng từ nối : Giữa các vế cần có dấu phẩy, dấm chấm phẩy, dấu hai chấm. 5 Dấu ngoặc đơn Công dụng - Dùng để đánh dấu phần chú thích ( giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm) Tiếng trống của Phìa ( lí trưởng) thúc gọi nộp thóc rền rĩ. 6 Dấu hai chấm Công dụng - Đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó. - Đánh dấu lời dẫn trực tiếp ( dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang). Bộ: đơn vị đo chiều dài hay dùng ở Anh và Mĩ, bằng 0,3048 7 Dấu ngoặc kép Công dụng - Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. - Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai. - Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn. Tục ngữ có câu: “ Không thầy đố mày làm nên” Hướng dẫn tự học Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình. Thời gian: 5 phút. a. Bài vừa học: - GV tổ chức cho HS rút kinh nghiệm chung về bài viết Tập làm văn - HS xem lại bài, sửa chữa những lỗi mắc phải và tự rút kinh nghiệm cho bài viết lần sau; đọc và chuẩn bị bài mới. b. Bài sắp học Soạn bài: Ôn tập tổng hợp Xác nhận của BGH Tổ chuyên môn nhận xét Tuần 18 Tiết 69 Ngày soạn: 16/12/2012 Ngày dạy: 17/12/2012 ÔN TẬP TỔNG HỢP ( Phần Tập làm văn) A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh: - Nắm vững nội dung của phần tập làm văn đã học nhất là nội dung trọng tâm: Văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. - Biết cách lập dàn bài bài văn tự sự. B. CHUẨN BỊ GV: giáo án HS: Chuẩn bị bài. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ : III.Bài mới- giới thiệu: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: HD củng cố lí thuyết về văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm. ? yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự có tác dụng gì? Hoạt động 2 Củng cố dàn ý bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm. Nhắc lại dàn bài của bài văn tự sự? Muốn làm bài văn tự sự trước hết chúng ta phải làm gì? I. Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự. - Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn. II. Dàn ý bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Mở bài: Giới thiệu sự việc nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện ( cũng có thể nêu kết quả trước) - Thân bài:Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự. - Kết bài: Nêu kết cục, cảm nghĩ của người trong cuộc ( người kể hay một nhân vật nào đó) Hướng dẫn tự học Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình. Thời gian: 5 phút. a. Bài vừa học: - GV tổ chức cho HS rút kinh nghiệm chung về bài viết Tập làm văn - HS xem lại bài, sửa chữa những lỗi mắc phải và tự rút kinh nghiệm cho bài viết lần sau; đọc và chuẩn bị bài mới. b. Bài sắp học Soạn bài: Ôn tập tổng hợp

File đính kèm:

  • docTuần 17- PVR.doc
Giáo án liên quan