I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức
- Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bi phảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản.
- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc.
2. Kỹ năng:
- Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
3. Thái độ: Thể hiện tinh thần yêu nước và lên án bọn thực dân lúc bấy giờ
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên: SGK, bài giảng, bảng phụ
- Học sinh: SGK, vở bài soạn.
III Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới :
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2054 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 28 Tiết 106 Thuế máu (trích bản án chế độ thực dân pháp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nam Thái A
Ngày soạn 10 /01 /2013
Tuần 28
Tiết 106 : THUẾ MÁU
(Trích Bản án chế độ thực dân Pháp)
Nguyễn Ái Quốc
I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức
- Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bi phảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản.
- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc.
2. Kỹ năng:
- Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
3. Thái độ: Thể hiện tinh thần yêu nước và lên án bọn thực dân lúc bấy giờ
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên: SGK, bài giảng, bảng phụ
- Học sinh: SGK, vở bài soạn.
III Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động 1
GV cho Hs đọc lại đoạn 2 GV nêu cau hỏi: Ý nghĩa trào phúng của tiêu đề chế độ lính tình nguyện là gì?
- Tìm và phân tích những luận cứ về “chế độ lính tình nguyện” và hậu quả của nó. (nêu những thủ đoạn mộ lính? Phản ứng của người dân thế nào? Thực chất của việc mộ lính?)
- Cách lập luận thể hiện qua giọng điệu trào phúng (ấy thế mà . . . không ngần ngại) như thế nào?.
- Gv cho Hs đọc đoạn còn lại nêu câu hỏi:
- ý nghĩa trào phúng của tiêu đề “kết quả của sự hi sinh” ở đoạn này như thế nào? .(HSY-K)
- Kết quả sự hi sinh của người dân thuộc địa trong chiến tranh như thế nào? .(HSY-K)
- Cách đối xử của chính quyền thực dân đối với người dân thuộc địa em có nhận xét gì?
GVNX chốt ý.
- Cách tác giả kết thúc đoạn cuối văn bản có tác dụng gì?
- NT chủ yếu ở đoạn 3 này là gì?
- Ý nghĩa nội dung của văn bản. .(HSY-K)
- Yếu tố tự sự và biểu cảm (nhận xét).
- GV cho HS đọc mục ghi nhớ SGK Tr20 và ghi phần ghi nhớ.
- Học sinh đọc
- Học sinh suy nghĩ trả lời
vây bắt, cưỡng bức, dọa nạt, kiếm tiền, xích, trói, nhốt như súc vật, đàn áp dã man.
- HS phân tích, lời lẽ tâng bốc, giả dối . . với những câu hỏi bắt nguồn từ sự thất cứ xoáy vào những người bị xích giam ghiêm ngặt.
- HS đọc – thảo luận nêu ý kiến (hi sinh cho ai? Vì sao mà phải hi sinh)
- Đối lập giữa những lời hứa hẹn tốt đẹp với hành động thực tế khi chiến tranh kết thúc.
- Họ mặc nhiên trở thành “giống người hèn hạ” khẳng mang lại lợi ích gì cho họ bời chế độ bản xứ không biết đến chính nghĩa và công lí.
- HS thảo luận, nêu ý kiến (tráo trở tàn nhẫn; đánh đập vô cớ, đối xử thô bỉ như súc vật, trở nên hèn sau khi bị bóc lột hết “thuế máu”
- HSTL:Kêu gọi sự đồng tình ủng hộ chống chiến tranh phi nghĩa.
- HS nêu ý kiến: trào phúng, lập luận.
-HSTL theo cách hiểu.
-HSTL.
-HSTL.
-HS đọc ghi nhớ SGK +ghi.
I. Tìm hiểu chung..
1.Tác giả :
2. Tác phẩm:
3. Đọc văn bản
4. Thể loại : Văn nghị luận
II.Tìm hiểu chi tiết :
1. Nội dung
b.Số phận của những người dân thuộc địa :
Đáng thương , khốn khổ , bị lừa dối , bị áp bức , bị đẫy vào tình cảnh cùng quẩn ,…họ là nạn nhân của chính sách cai trị tàn bạo , nham hiểm của thực dân Pháp .
c. Kết quả của sự hi sinh:
Bộ mặt tráo trở, tàn nhẫn của chính quyền thực dân và nỗi nhục của người dân bản xứ sau khi bị đẩy vào cuộc chiến tranh phi nghĩa
2.Nghệ thuật :
-Có tư liệu phong phú , xác thực , hình ảnh giàu giá trị biểu cảm .
- Thể hiện giọng điệu đanh thép .
- Sử dụng ngòi bút trào phúng sắc sảo , giọng điệu mĩa mai.
3. Ý nghĩa:
Văn bản có ý nghĩa như một bản án tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của bọn thực dân đẩy người dân thuộc địa vào các lò lửa chiến tranh .
III. Tổng kết
Ghi nhớ (SGK)
3. Củng cố:
- Đọc chú thích . Tìm hiểu tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản
- Suu tầm một số tranh ảnh minh họa cho nội dung văn bản
- Đọc diễn cảm văn bản
4. Hướng dẫn tự học
- Đọc chú thích . Tìm hiểu tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản
- Sưu tầm một số tranh ảnh minh họa cho nội dung văn bản
- Đọc diễn cảm văn bản
- Về nhà học bài : Nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa
- Soạn bài: ''Hội thoại” .
* Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tiết 106.doc