Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13 - Bài 13 - Tiết 63: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng, miền đất nước.

B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hệ thống câu hỏi; bảng phụ.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

C.Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu một đoạn thơ có dùng từ địa phương mà em biết.

 III. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5792 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 13 - Bài 13 - Tiết 63: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Bài13 Tiết 63 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( PHẦN TIẾNG VIỆT) ************* A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng, miền đất nước. B.Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hệ thống câu hỏi; bảng phụ. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu một đoạn thơ có dùng từ địa phương mà em biết. III. Bài mới: Hoạt động của GV và HS * Hoạt động 1: Hướng dẫn mở rộng vốn từ ngữ địa phương. - GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 1: - Hãy tìm trong phương ngữ em đã sử dụng hoặc trong một phương ngữ mà em biết những từ ngữ: a. Chỉ ra các sự vật, hiện tượng, …… không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. - GV hướng dẫn HS xem mẫu: nhút(phương ngữ Trung); bồn bồn(phương ngữ Nam). b. Đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân. - GV hướng dẫn HS xem mẫu ở bảng kẻ. c. Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân. - GV hướng dẫn HS xem mẫu ở bảng. * Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích vai trò của từ ngữ địa phương trong mối quan hệ với từ ngữ toàn dân. - GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 2: Cho biết vì sao những từ ngữ địa phương như ở bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền của đất nước ta như thế nào? - Câu hỏi 3: Quan sát hai bảng mẫu ở bài tập 1 và cho biết những từ ngữ nào(ở trường hợp b) và cách hiểu nào(ở trường hợp c) được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân? - Câu hỏi 4: Đọc đoạn thơ trong bài Mẹ Suốt của Tố Hữu và chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào? Việc sử dụng những từ ngữ địa phương trong đoạn thơ có tác dụng gì? Nội dung ghi I. Mở rộng vốn từ ngữ địa phương: 1. a. * Nghệ tĩnh: -Chẻo: một loại nước chấm. - Tắc: một loại quả họ quýt. - Nốc: chiếc thuyền. - Nuộc chạc: mối day. * Thừa Thiên Huế: - Sương: gánh. - Bọc: Cái túi áo. - Nhút: chỉ món ăn làm bằng sơ mít múi trộn với một vài thứ khác. - Đọi:bát cơm. * Nam Bộ: -Mắc: đắt. - Reo: kích động. - Bồn bồn: chỉ một loại cây thân mền, sống ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu. b.Đồng nghĩa nhưng khác về âm: * Bắc: bố, mẹ, mũ, giả vờ, đâu, nghiện, vào, xa, cái bát, vừng, thuyền, quả, quả doi, quả dứa, tuyệt vời, thấy, cô, ngã, … * Trung: ba(bọ), mạ(mụ), giả đò, mô, vô, ngái, cái tô, mè, trái, trái đào(quả doi), chộ, o, bổ …… * Nam: ba(tía), má, giả đò, ghiền, vô, cái chén, mè, ghe, trái, trái mận, trái thơm, hết sảy, cô, té …… c. Đồng âm nhưng khác về nghĩa: * Bắc: - Hòm chỉ một thứ đồ đựng,hình hộp thường bằng gỗ hay kim loại mỏng, có nắp đậy kín. - Ốm: gầy. - Bới: Giỡ khoai. - Bắp: chân tay. * Trung Nam: - Hòm chỉ áo quan hay quan tài dùng để khâm liệm người chết. - Ốm: gầy. - Bới: xới cơm. - Bắp: ngô. * Phương ngữ Trung Nam và ngôn ngữ toàn dân:Nón, mũ chỉ đồ dùng để đội đầu che mưa nắng thường bằng lá có hình một vòng tròn nhỏ dần lên đỉnh. II. Vai trò của từ ngữ địa phương trong mối quan hệ với từ ngữ toàn dân: - Có những từ ngữ địa phương vì có những sự vật, hiện tượng xuất hiện ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác. Điều đó cho thấy Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán. - Một số từ ngữ địa phương có thể chuyển thành từ ngữ toàn dân vì những sự vật, hiện tượng mà những từ ngữ này gọi tên vốn chỉ xuất hiện ở một địa phương, nhưng sau đó dần dần phổ biến trên cả nước như: sầu riêng, chôm chôm …… III. Hai bảng mẫu a và b: - Hai bảng mẫu có tư toàn dân: lợn, nón, cá quả, ngã, ốm. - Phương ngữ thường lấy làm chuẩn của tiếng Việt là phương ngữ miền Bắc nhất là tiếng Hà Nội. IV. Tìm từ ngữ địa phương, nói phương ngữ, nêu tác dụng: - Từ ngữ địa phương: chi, rứa, nờ, tui, cớ, răng, ưng, mụ. - Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ Trung dùng phổ biến ở tỉnh Bắc Trung Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. -“ Mẹ Suốt” viết về mẹ Quảng Bình. Những từ ngữ địa phương góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách của một người mẹ trên vùng quê ấy; làm tăng sự sống động gợi cảm của tác phẩm. IV. Dặn dò: 1. Họp nhóm tự tìm hiểu thêm một số từ địa phương tương ứng với từ toàn dân. 2. Chuẩn bị bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. - Trả lời các câu hỏi mục I SGK/ 176, 177. - Xem trước phần luyện tập. V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY63.DOC
Giáo án liên quan