Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 26 - Bài 25 - Tiết 126: Mây và sóng (R. Ta-go)

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.

 - Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên.

B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Giới thiệu ảnh R.Tago;hệ thống câu hỏi.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

C.Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II.Kiểm tra bài cũ:

 - Đọc thuộc bài thơ “Nói với con” của Y Phương.

 - Người cha, qua việc tâm tình trò chuyện dặn dò con, muốn thể hiện và gửi gắm điều gì?

 III. Bài mới:

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1728 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 26 - Bài 25 - Tiết 126: Mây và sóng (R. Ta-go), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: Tuần 26 Bài 25 Tiết 126 MÂY VÀ SÓNG R. Ta-go š & b A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: - Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử. - Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên. B.. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Giới thiệu ảnh R.Tago;hệ thống câu hỏi. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc bài thơ “Nói với con” của Y Phương. - Người cha, qua việc tâm tình trò chuyện dặn dò con, muốn thể hiện và gửi gắm điều gì? III. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và học sinh Nội dung ghi A.Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. - GV gọi HS đọc dấu sao để tìm hiểu tác giả, tác phẩm. - Nêu vài nét về tác giả? * Ra-bin-đra-nat Tago người Ấn Độ. * Là nhà hoạt động chính trị xã hội, nhà thơ với nhiều tác phẩm đồ sộ. * Ông gặp nhiều điều không may trong cuộc sống gia đình.(6 năm từ 1902 đến1907 mất 5 người thân: vợ(1902), con gái thứ hai(1904), cha và anh(1905), con trai đầu(1907). * Thơ ông kết hợp giữa hiện đại và truyền thống, quốc tế và dân tộc; tư tưởng nhân văn cao. - Nêu vài nét về tác phẩm? * Bài thơ viết bằng tiếng Ben-gan. * In trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ) xuất bản năm1909. * Được Ta-go dịch ra tiếng Anh in trong tập Trăng non xuất bản năm 1915. B. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu từ khó, thể loại, bố cục. - GV hướng dẫn HS thực hiện các phần trên. * Đọc:Thay đổi và phân biệt mức độ giữa lời kể và lời đối thoại của em bé với những người trên mây, trong sóng. Đọc với nhịp điệu nhịp nhàng, mạch lạc mang tính nhạc. Hai câu cuối đoạn 1,2 đọc giọng say sưa, tràn trề hạnh phúc. * Tìm hiểu từ khó: ­Ngao du: đi dạo chơi đây đó. * Thể loại: thể thơ tự do(thơ văn xuôi): các câu thơ dài ngắn rất tự do, rất ít có khi không có vần, nhịp điệu nhịp nhàng cũng rất linh hoạt. * Bố cục: 2 phần ­ Thuật lại lời em bé với mây. ­ Thuật lại lời em bé với sóng. Trong từng đoạn lại có bố cục chi tiết hơn: ­ Thuật lại lời rủ rê. ­ Thuật lại lời từ chối và lý do từ chối. ­ Tả trò chơi do chính bé nghĩ ra. Với bố cục này cho thấy tình yêu thương mẹ của bé bộc lộ trọn vẹn và sâu sắc hơn. Qua lời từ chối của bé đã thể hiện tình yêu thương mẹ. Qua những trò chơi bé nghĩ ra, tình thương ấy càng nổi bật. - Hình ảnh người mẹ có được miêu tả trực tiếp hay không? * Hình ảnh người mẹ không được miêu tả trực tiếp mà chỉ xuất hiện gián tiếp qua lời con. Đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả. C. Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích. Do hai đoạn có kết cấu giống nhau nhưng lời lẽ khác nhau, nhưng vẫn có thể phân tích chung theo bố cục để tránh trùng lập. - GV gọi HS đọc hai đoạn từ: * Đoạn 1: “Mẹ ơi …… mỉm cười bay đi” * Đoạn 2: “Trong sóng …… lướt qua” - Có mấy lời hỏi và lời đáp trong từng phần đối thoại? * Có một lời hỏi và hai lời đáp trong từng phần đối thoại. - Câu trả lời thứ nhất của bé tại sao lại là một câu hỏi lại? * Em bé hỏi lại là vì em bị hấp dẫn, cuốn hút bởi những lời rủ rê của những người sống trên mây, trong sóng; vì bé rất tò mò, ham chơi, ham vui suốt ngày với bình minh vàng, vầng trăng bạc. Câu hỏi của bé về cách đi dẫn đến câu trả lời thứ hai của những người kỳ lạ, cách đi dễ dàng. - Câu trả lời thứ hai có gì đáng chú ý về thành phần? * Câu trả lời thứ hai gồm hai ý: ­Ý 1: nêu sự thật một tình thế, là lý do từ chối mẹ đợi ở nhà, buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà. ­Ý 2: là câu hỏi tu từ, hỏi để khẳng định lý do chính đáng và chắc chắn để bé kiên quyết từ chối những lời rủ rê, mời gọi hấp dẫn của họ. - Tại sao em bé không từ chối ngay lập tức lời rủ rê của những người ở trên mây, trong sóng? Theo em, họ có thể là những ai? * Bé không từ chối ngay vì nếu từ chối ngay thì lôgich tình cảm sẽ thiếu chân thực vì trẻ nào mà chẳng thích đi chơi. Nhưng cuối cùng bé quyết định từ chối, bé không muốn đánh đổi thú vui chơi với việc phải xa mẹ, để mẹ phải ở một mình. ð Tình thương mẹ đã thắng lời mời gọi của những người sống trên mây, trong sóng. * Những người trên mây, trong sóng là thế giới thần tiên kỳ ảo trong truyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại được nghe, đọc và tưởng tượng ra. Đó là những tiên đồng, ngọc nữ xinh đẹp phơi phới bay lững lờ trên mây, là những nàng tiên cá tuyệt vời dập dờn trong sóng biển mênh mông. Thế giới mà họ hứa hẹn với bé vô cùng kỳ diệu mà bé vẫn từ chối vì mẹ thân yêu. GV giảng thêm: Tinh thần nhân văn sâu sắc của bài thơ chính là sự khắc phục ham muốn chính đáng của tuổi thơ để làm vui lòng mẹ chứng tỏ tình cảm của bé với mẹ thật sâu nặng. - GV gọi HS đọc hai đoạn từ: * Đoạn 1: “Nhưng con biết … xanh thẳm” * Đoạn 2: “Nhưng con biết … ở chốn nào” - Hãy thuật từng trò chơi mà bé nghĩ ra để thay thế cho việc ngao du cùng mây, sóng. Đặc điểm và ý nghĩa của những trò chơi đó là gì? * Em bé khắc phục ham muốn, không tìm cách lên mây hay nương theo làn sóng, bé đã nghĩ ra trò chơi của mình. Trò chơi của bé thú vị ở chỗ nó hòa hợp tuyệt diệu giữa tình yêu thiên nhiên và tình mẹ con. Chính bé đóng vai làm mây, làm sóng còn mẹ thành vầng trăng bạc và bến bờ kỳ lạ. Nơi chơi không phải ở tận nơi nào xa tít mà chính dưới mái nhà thân yêu của hai mẹ con. Chơi đùa với vầng trăng là ôm mặt mẹ, ôm lấy mẹ. Nô giỡn với bến bờ kỳ lạ là những con sóng lăn, lăn vỗ mãi vỗ mãi là tiếng cười giòn tan của sóng-con, tiếng cười dịu dàng của bờ-mẹ. Không ai có thể biết mẹ con ta ở chốn nào mà có thể ở khắp nơi, không ai có thể tách rời. ð Tình mẹ con là thiêng liêng, bất tử. - Nêu ý nghĩa của câu thơ “Con lăn, lăn mãi …… chốn nào”? * Những trò chơi trên mây, trong sóng tượng trưng cho bao thú vui hấp dẫn. “Bến bờ kỳ lạ” là tấm lòng bao la và bao dung của mẹ. Cách chơi trong trò chơi thể hiện niềm hạnh phúc vô biên, tràn ngập của con, của sự hòa hợp thương yêu của hai mẹ con, giữa thiên nhiên, vũ trụ và cuộc sống con người. Tình mẹ con ở khắp nơi, thiêng liêng, bất từ. - Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn gợi cho ta suy nghĩ gì? * Cuộc sống có nhiều cám dỗ. Chỗ dựa vững chắc để khước từ cám dỗ đó là tình mẫu tử. * Tạo trí tưởng tượng nhưng hạnh phúc không xa xôi mà chính do con người tạo dựng. * Thấy mối quan hệ giữa tình yêu và sự sáng tạo. D. Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết. - Nêu chủ đề của bài thơ? * Ca ngợi tình mẹ con phổ biến, thiêng liêng và bất diệt. - Nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? * Bố cục cân đối, đối xứng nhưng không trùng lặp. * Đối thoại lồng trong lời kể. * Sự tưởng tượng phóng khoáng. - GV gọi HS đọc phần ghi nhớ. * HS đọc ghi nhớ SGK/89. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: 2. Tác phẩm: II. Đọc, tìm hiểu từ khó, thể loại, bố cục: 1. Đọc: 2. Tìm hiểu từ khó: 3. Thể loại: 4. Bố cục: - Câu chuyện với mẹ về những người ở trên mây và trò chơi thứ nhất của bé. - Câu chuyện của em bé với mẹ về những người ở trong sóng và trò chơi thứ hai của em bé. III. Phân tích: 1. Lời từ chối của bé trước sự mời gọi, rủ rê của những người sống trên mây, trong sóng: - Lời rủ rê của mây: * Chơi từ khi thức dậy. * Chơi với bình minh, vầng trăng. - Lời rủ rê của sóng: * Ca hát. * Ngao du khắp nơi. ð Lời rủ rê hấp dẫn, lôi cuốn bé. - Bé từ chối lời rủ rê đầy quyến rũ vì không muốn xa mẹ, mẹ đợi ở nhà. * Tình yêu thương mẹ đã chiến thắng lời mời gọi. * Tất cả vì mẹ thân yêu. 2. Trò chơi của bé: - Bé làm mây, sóng. - Mẹ làm trăng, bến bờ kỳ lạ. ðSự hòa hợp tuyệt diệu giữa tình yêu thiên nhiên và tình mẹ con. - Trò chơi sáng tạo của bé thể hiện niềm hạnh phúc vô biên, tràn ngập của con, của sự hòa hợp thương yêu của hai mẹ con giữa thiên nhiên, vũ trụ và cuộc sống con người. IV. Tổng kết: Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ Mây và sóng của Ra-bin-đra-nát Ta-go đã ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. IV.Củng cố: - Nêu nghệ thuật xây dựng hình ảnh “mây, sóng, trăng, bờ biển, bầu trời”. - Nêu tinh thần nhân văn sâu sắc của bài thơ. V.Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 1. Học thuộc ghi nhớ. 2. Chuẩn bị bài Ôn tập về thơ. - Lập bảng thống kê theo mẫu cho trong SGK/89. - Ghi lại tên các bài thơ theo từng giai đoạn theo SGK/89. - Nhận xét về những điểm chung và riêng trong nội dung và cách biểu hiện tình mẹ con trong các bài thơ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò, Mây và sóng. - Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng. - Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh trong các bài: Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Con cò. - Phân tích khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học. VI.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY126.DOC