Giáo án Ngữ văn- Chiều tối (mộ)

A. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 - Nội dung: Thấy được một vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí Minh: dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng.

 - Nghệ thuật: Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc – phân tích thơ trữ tình.

 3. Thái độ: Có thái độ yêu mến bài thơ và thấu hiểu, đồng cảm với cảnh ngộ và tâm trạng của tác giả.

B. Chuẩn bị:

 1. Phương tiện:

 - Giáo viên: Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa Ngữ văn 11, thiết kế bài học, thiết bị, tư liệu.

 -Học sinh: Chuẩn bị bài soạn, sách giáo khoa Ngữ văn 11, chuẩn bị hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa.

 2. Phương pháp:

 - Phương pháp đọc – hiểu, đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh, đối chiếu, tái hiện.

C. Tiến trình tổ chức bài học:

 1. Ổn định tổ chức lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ.

 3. Dạy bài mới:

 - Lời vào bài:

 Hồ Chí Minh là một tác giả quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Người đã để lại một sự nghiệp văn học vô cùng phong phú và đặc sắc. Mặc dù không chủ ý trở thành nhà thơ song những vần thơ của Bác trong tập thơ “Nhật kí trong tù” vẫn ngời sáng vẻ đẹp truyền thống và hiện đại.

 Hôm nay, cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ “Chiều tối” để thấy được vẻ đẹp cổ điển và hiện đại cũng như tinh thần lạc quan yêu đời vượt lên trên hoàn cảnh của Hồ Chí Minh.

- Bài mới:

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 12154 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn- Chiều tối (mộ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/08/2013 Ngày giảng: 26/08/2013 CHIỀU TỐI (Mộ) -Hồ Chí Minh- A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nội dung: Thấy được một vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí Minh: dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng. - Nghệ thuật: Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc – phân tích thơ trữ tình. 3. Thái độ: Có thái độ yêu mến bài thơ và thấu hiểu, đồng cảm với cảnh ngộ và tâm trạng của tác giả. B. Chuẩn bị: 1. Phương tiện: - Giáo viên: Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa Ngữ văn 11, thiết kế bài học, thiết bị, tư liệu. -Học sinh: Chuẩn bị bài soạn, sách giáo khoa Ngữ văn 11, chuẩn bị hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa. 2. Phương pháp: - Phương pháp đọc – hiểu, đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh, đối chiếu, tái hiện. C. Tiến trình tổ chức bài học: 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Dạy bài mới: - Lời vào bài: Hồ Chí Minh là một tác giả quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Người đã để lại một sự nghiệp văn học vô cùng phong phú và đặc sắc. Mặc dù không chủ ý trở thành nhà thơ song những vần thơ của Bác trong tập thơ “Nhật kí trong tù” vẫn ngời sáng vẻ đẹp truyền thống và hiện đại. Hôm nay, cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ “Chiều tối” để thấy được vẻ đẹp cổ điển và hiện đại cũng như tinh thần lạc quan yêu đời vượt lên trên hoàn cảnh của Hồ Chí Minh. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cần đạt * Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. GV: Hồ Chí Minh là tác giả rất quen thuộc với mỗi chúng ta. -H: Những hiểu biết của em về Hồ Chí Minh? GV: Hồ Chí Minh (1890 – 1969) sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước tại làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bản thân là một người thông minh, ham học hỏi và có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. Trong cuộc đời, Người viết văn để phục vụ cách mạng và để lại cho hậu thế một sự nghiệp văn chuơng phong phú về thể loại, đặc sắc trong phong cách biểu hiện. GV gọi một em học sinh đọc phần tiểu dẫn - SGK/41. -H: Nêu hoàn cảnh sáng tác tập thơ “Nhật kí trong tù”? GV: Như vậy, đây là một cuốn nhật kí bằng thơ được Bác làm trong hoàn cảnh lao tù. Bằng sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình, cuốn nhật kí đã ghi lại một cách trung thực bộ mặt đen tối của nhà tù Tưởng Giới Thạch. Qua đó thể hiện bức chân dung tự hoạ tinh thần của Hồ Chí Minh. -H: Nêu những hiểu biết về bài thơ “Chiều tối”? * Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản. GV: Khi đọc chúng ta chú ý đọc đúng nhịp thơ, giọng chậm rãi, bình tĩnh, thoáng chút vui, ấm ở câu thơ cuối, ở từ “hồng” chú ý đọc hơi to và kéo dài hơn. GV đọc bài thơ. GV gọi 1- 2 em học sinh đọc bài thơ. -H: Bài thơ “Chiều tối” viết bằng thể thơ nào? GV gọi học sinh nhận xét về thể thơ của nguyên tác và bản dịch. GV lưu ý về một số từ, câu chưa chuyển hết ý nguyên tác của bản dịch. Ví dụ câu “Cô vân mạn mạn độ thiên không” dịch là “Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không” chưa rõ ý cô đơn, lẻ loi. Câu “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc” dịch là “Cô em xóm núi xay ngô tối” thừa chữ “tối” (trong nguyên tác không có từ “tối” mà vẫn rõ ý tối mới hàm xúc, kín đáo). Chữ “thiếu nữ” dịch thành “cô em” chưa thật phù hợp với giọng điệu và tình cảm chung của tác giả trong bài thơ. → Tuy nhiên, cho đến nay, bản dịch này của Nam Trân vẫn là bản dịch thơ đạt nhất. GV: Thông thường một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật gồm 4 phần: Khai - thừa - chuyển - hợp tương ứng với 4 câu thơ. -H: Bằng những cảm nhận ban đầu về bài thơ, em nào có cách chia bố cục khác không? GV: Trong hoàn cảnh chuyển lao vất vả, con ng bị mất tự do, dễ gợi ra giọng điệu thở than mệt mỏi, nhưng ở đây, cảm hứng thơ đến với Bác thật tự nhiên. * Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc – hiểu chi tiết. GV gọi học sinh đọc 2 câu thơ đầu. -H: Bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu được hiện lên như thế nào? Ý nghĩa của nó? -H: Cảnh vật ở đây có gì đặc sắc? (Hình ảnh “chim mỏi” không chỉ được quan sát ở trạng thái vận động bên ngoài mà còn được cảm nhận sâu từ trạng thái bên trong “mỏi mệt” → sự tương quan giữa người và cảnh, giữa ngoại cảnh và tâm cảnh → sự hòa hợp, đồng điệu giữa tâm hồn nhà thơ với thiên nhiên). -H: Em có nhận xét gì về hình ảnh “chòm mây” trong bản dịch và trong nguyên tác? (Trong nguyên tác, “cô” là cô đơn, lẻ loi cho thấy tính chất cô độc, lẻ loi của áng mây trên bầu trời; “mạn mạn” là từ láy gợi nhịp điệu chậm chạp, lững lờ). -H: Em cảm nhận nhân vật trữ tình là người như thế nào? -H: Như vậy, qua hai câu thơ đầu rút ra được điều gì? GV gọi học sinh đọc 2 câu thơ cuối. -H : Em có nhận xét gì về sự chuyển đổi của tứ thơ ? -H: Trung tâm của bức tranh ấy là hình ảnh nào? (Cô gái xóm núi xay ngô trẻ trung, khỏe mạnh, đầy sức sống, là trung tâm của cảnh vật). -H: Ý nghĩa của điệp vòng “ma bao túc” – “ bao túc ma”? -H: So sánh câu thơ thứ ba của bản dịch với nguyên tác? (Nguyên tác không nói “tối” nhưng người đọc vẫn cảm thấy bóng tối bao trùm khắp nơi bởi ánh sáng của lò than là điểm sáng duy nhất nổi bật lên trong bức tranh). -H: Em cảm nhận đc điều gì qua chữ “hồng” ở cuối bài thơ? GV: Với 1 chữ “hồng” Bác đã làm sáng rực toàn bộ bài thơ, làm mất đi sự mệt mỏi, vội vã đã diễn tả ở hai câu đầu. → đó là dấu hiệu của sự sống, sự ấm cúng sum vầy sau một ngày lao động, mang lại sự ấm áp trong lòng người tù trước cảnh chiều hôm; → Chỉ 1 chữ thôi mà cân lại 27 chữ ở trên. -H: Em cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ? -H: Qua hai câu thơ cuối em rút ra được điều gì? * Hoạt động 4: Tổng kết. -H: Hãy trình bày những điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? GV gọi học sinh đọc ghi nhớ trong SGK tr.42. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả: - Hồ Chí Minh (1890 - 1969). - Quê: Nam Đàn - Nghệ An. - Gia đình: Nhà nho yêu nước. - Bản thân: Thông minh, yêu nước và thương dân sâu sắc. - Sự nghiệp văn học: Phong phú, đặc sắc. 2. Tác phẩm: a. Tập thơ “Nhật kí trong tù”: - Hoàn cảnh ra đời tập thơ “Nhật kí trong tù”: + Là tập nhật kí viết bằng thơ, được Bác sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ từ mùa thu năm 1942 – 1943 tại tỉnh Quảng Tây. + Tập thơ gồm 134 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay lấy tên là “Ngục trung nhật kí”. Năm 1960, tập thơ được dịch ra tiếng Việt và có tên là “Nhật kí trong tù”. b. Bài thơ “Chiều tối”: - Vị trí: Bài thứ 31 của tập thơ “Nhật kí trong tù”. - Hoàn cảnh sáng tác: Trên đường chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942. II. Đọc – hiểu văn bản. 1. Đọc văn bản. 2. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. 3. Bố cục: - Gồm 2 phần: + Hai câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối qua cảm nhận của nhà thơ; + Hai câu thơ cuối: Bức tranh đời sống con người. 4. Đọc – hiểu theo bố cục: a. Hai câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối qua cảm nhận của nhà thơ. * Bức tranh thiên nhiên: - Không gian: Rộng lớn, thinh vắng → làm nổi bật sự lẻ loi, cô đơn của con người, cảnh vật. - Thời gian: Chiều tối – thời khắc cuối cùng của một ngày→ mỏi mệt, cần được nghỉ ngơi. - Điểm nhìn: Từ dưới lên cao → phong thái ung dung, lạc quan của tác giả. - Cảnh vật: Sự xuất hiện của hai hình ảnh: + Chim mỏi: Biểu tượng cho buổi chiều tà → cảm nhận từ trạng thái bên trong của sự vật. + Chòm mây: Cô đơn, đang trôi chầm chậm giữa bầu trời bao la. - So với bản phiên âm: + “Cô vân” dịch thành “chòm mây” → dịch chưa sát, bản dịch làm mất đi tính chất cô độc, lẻ loi của áng mây trên bầu trời. + “mạn mạn” dịch thành “trôi nhẹ” → chưa thấy được tư thế chậm chạp gợi vẻ uể oải, lững lờ không muốn trôi của áng mây. * Nhân vật trữ tình: + Ung dung tự tại; + Hòa nhập với thiên nhiên; + Tinh thần lạc quan vượt lên trên hoàn cảnh; + Yêu tự do. ð Tiểu kết: Ÿ Đề tài, hình ảnh quen thuộc, bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình. Ÿ Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối thật đẹp và khoáng đãng mang đậm màu sắc cổ điển. b. Hai câu thơ cuối: Bức tranh đời sống con người. * Bức tranh đời sống: - Hai câu thơ cuối có sự chuyển đổi của tứ thơ: + Điểm nhìn: trên trời → mặt đất. + Thời gian: chiều muộn → tối. + Không gian: rộng (núi rừng) → hẹp (xóm núi). + Hình ảnh: thiên nhiên → con người lao động. → Hình ảnh con người lao động trở thành trung tâm của bức tranh. => Lao động vất vả nhưng tự do, khoẻ khoắn. - Điệp vòng: “ma bao túc” – “bao túc ma”: + Diễn tả vòng quay của chiếc cối xay ngô; + Nhịp điệu lao động hăng xay; + Vòng quay của thời gian, không gian; + Đem lại cho người đi đường lúc chiều hôm chút hơi ấm của sự sống. - So với bản phiên âm: + Chữ “thiếu nữ” dịch thành “cô em” chưa thật phù hợp. + Dịch thừa chữ “tối” → làm mất sự kín đáo, hàm súc của ý thơ “ý tại ngôn ngoại”. - Chữ “hồng” được xem là nhãn tự của bài thơ, nơi hội tụ ánh sáng, sự ấm áp và cả ý nghĩa toàn bài thơ: + “hồng” - của ánh lửa lò than hiện thực nơi cô gái đang xay ngô; + “hồng” - màu hồng của ngọn lửa cách mạng luôn thôi thúc Bác không bỏ cuộc; + “hồng” – màu hồng của niềm tin tưởng, sự lạc quan luôn cháy trong tim Bác. → Chữ “hồng” rực sáng cả bài thơ vừa làm cho bức tranh chiều tối trở nên sáng hơn vừa sưởi ấm người tù thi sĩ trên con đường giải lao lạnh lẽo, cô đơn. * Vẻ đẹp tâm hồn tác giả: + Lạc quan, yêu đời; + Yêu lao động; + Ý chí, nghị lực phi thường; + Tình yêu thương nhân dân, nâng niu tất cả chỉ quên mình. ð Tiểu kết: Bằng thủ pháp điệp vòng, lấy sáng tả tối, tác giả cho ta thấy bức tranh lao động hiện ra thật gần gũi, tươi vui. III. Tổng kết. 1. Nội dung: Bài thơ “Chiều tối” cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh. 2. Nghệ thuật: Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt mang vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại. D. Củng cố: - GV chốt lại kiến thức chính, trọng tâm của bài học; - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, bài tập 2 của phần luyện tập trong SGK tr.42. E. Dặn dò: - GV dặn dò học sinh về nhà học thuộc lòng bài thơ (bản phiên âm và dịch nghĩa), làm bài tập phần luyện tập; - Phân tích được bức tranh thiên nhiên và đời sống con người qua cảm nhận của nhà thơ; - Soạn bài “Từ ấy” của Tố Hữu. F. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docBai tho Chieu toi cua Ho Chi Minh.doc