Giáo án Ngữ văn: Đại cáo bình ngô (bình ngô đại cáo) - Nguyễn trãi

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức

- Bản hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt.

- Bản tuyên ngôn độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hoà bình.

- Nghệ thuật mang đậm tính chất sử thi, lí lẽ chặt chẽ, đanh thép, chứng cứ giàu sức thuyết phục.

2. Kĩ năng: Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại cáo.

3. Thái độ: Giáo dục, bồi dưỡng ý thức dân tộc, trân trọng di sản văn hoá của cha ông.

B. Chuẩn bị bài học:

1. Giáo viên: Sgk. Giáo án, đọc tài liệu tham khảo.

2. Học sinh: SGK, vở ghi.

C. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5213 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn: Đại cáo bình ngô (bình ngô đại cáo) - Nguyễn trãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ (Bình Ngô đại cáo) - Nguyễn Trãi A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức - Bản hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt. - Bản tuyên ngôn độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hoà bình. - Nghệ thuật mang đậm tính chất sử thi, lí lẽ chặt chẽ, đanh thép, chứng cứ giàu sức thuyết phục. 2. Kĩ năng: Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại cáo. 3. Thái độ: Giáo dục, bồi dưỡng ý thức dân tộc, trân trọng di sản văn hoá của cha ông. B. Chuẩn bị bài học: 1. Giáo viên: Sgk. Giáo án, đọc tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: SGK, vở ghi. C. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Tg Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt - Hs đọc đoạn 3 - Quá trình kháng chiến của quân dân ta có thể chia thành mấy giai đoạn? - Hình ảnh lãnh tụ được xây dựng bằng những chi tiết như thế nào? - Trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, Lê Lợi có những tâm tư tình cảm như thế nào ? - Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. - Từ tấm lòng yêu nước ấy đã thôi thúc hoài bão gì trong ông? - Để thực hiện hoài bão ấy, ông có ý chí như thế nào? - Hãy nhận xét khái quát về hình tượng Lê Lợi? - Buổi ban đầu, Lê Lợi đã gặp phải những khó khăn như thế nào? - Vừa khi cờ nghĩa dấy lên/ chính lúc quân thù đang mạnh - Tuấn kiệt như sao buổi sớm/ Nhân tài như lá mùa thu - Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần/ Lúc Khôi huyện quân không một đội - Vậy nhờ có sức mạnh nào giúp Lê Lợi vượt qua những khó khăn đó? - Manh lệ chi đồ tứ tập. + Manh: những người dân cày lưu tán + Lệ: những người tôi tớ đi ở ª Tư tưởng tiến bộ. - Ngoài sức mạnh nhân dân, còn có yếu tố nào? - Nhận xét về nghệ thuật xây dựng hình tượng của tác giả ? (là nơi hội tụ những khó khăn gian khổ và ý chí quyết tâm, sức mạnhcủa toàn dân tộc.) - cội nguồn sức mạnh quân đội ta là? - Tác giả ca ngợi và khẳng định sức mạnh làm nên chiến thắng cuộc khởi nghĩa ... - Giai đoạn sau của cuộc kháng chiến có thể chia thành mấy đoạn? - Chiến thắng của ta và thất bại của địch được miêu tả qua những chi tiết như thế nào? - Khí thế của đợt phản công này được thể hiện như thế nào? - Tác giả đã lựa chọn những từ ngữ nào để miêu tả chiến thắng của ta? - Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu thơ sau? ª Đó là nhịp của triều dâng, sóng dậy, của gió lay, bão giật, của sóng trào, bão cuốn. ª Âm hưởng của một bản hùng ca oai hùng của dân tộc. - Khung cảnh chiến trường được miêu tả như thế nào? - Tìm những từ ngữ miêu tả sức mạnh, chiến thắng của ta và thất bại của địch? - Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ? - Đối ngược với sự khiếp sợ đó của giặc, ta đã có những chính sách như thế nào? - Nhận xét về các hình ảnh không gian được sử dụng? - Nhận xét về bút pháp miêu tả - Giọng văn? - Bài học lịch sử? ( bĩ lại thái, hối lại minh) - Nhận xét về tình cảm của tác giả? Phần 2 – Tác phẩm I. Tiểu dẫn: II. Đọc - hiểu văn bản 1. Luận đề chính nghĩa: 2. Luận tội kẻ thù 3. Quá trình chinh phạt và những chiến thắng 3.1. Hình tượng lãnh tụ Lê Lợi * Con người - Xuất thân: Chốn hoang dã nương mình ª Bình thường - Tình cảm: Ngẫm thù lớn há đội trời chung, căm giặc nước thề không cùng sống, quên ăn vì giận, đau lòng nhức óc ª Tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sục sôi. + Hoài bão: đăm đăm muốn tiến về đông ª Lí tưởng, hoài bão lớn lao: muốn khôi phục cơ nghiệp tổ tông + Ý chí: , trằn trọc, băn khoăn, gắng chí khắc phục gian nan ª Ý chí, quyết tâm sắt đá được nung nấu, tôi luyện qua thử thách. ª Lê Lợi là sự thống nhất giữa con người bình thường và những phẩm chất phi thường của vị lãnh tụ cuộc khởi nghĩa, * Những khó khăn: - Tương quan lực lượng chênh lệch: ta non yếu > < địch mạnh mẽ - Thiếu tướng tài giỏi - Thiếu quân, thiếu lương. * Sức mạnh - Nhân dân bốn cõi một nhà/ Tướng sĩ một lòng phụ tử ª Tinh thần đoàn kết của nhân dân ª Lần đầu tiên trong lịch sử, Nguyễn Trãi tuyên ngôn về vai trò và sức mạnh nhân dân - những người manh, lệ. - Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh/ ...lấy ít địch nhiều. ª Chiến thuật quân sự linh hoạt, tài ba. - Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo. ª Tính chất chính nghĩa: chiến đấu vì dân, để yên dân trên tinh thần nhân đạo của nhân dân. ªSức mạnh của đội là sức mạnh đội quân nhân nghĩa từ dân mà ra, vì dân mà chiến đấu và chiến đấu bằng sức mạnh nhân dân. ªHình tượng lãnh tụ là vị anh hùng áo vải xuất thân từ nhân dân mang đầy đủ phẩm chất và sức mạnh cộng đồng. 3.2. Bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa. * Đợt phản công thứ nhấti Chiến thắng của ta Thất bại của địch - sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay - Sĩ khí: hăng, quân thanh: mạnh máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm, thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm ª Quân ta chiến thắng vang dội, địch tan tác, thảm hại, nghe hơi mà mất vía * Đợt phản công thứ hai - Khí thế: + Ngày mười tám… Ngày hai mươi… Ngày hăm lăm… Ngày hăm tám… ª Nghệ thuật liệt kê, kết cấu trùng điệp tạo nhạc điệu dồn dập, sảng khoái, âm thanh giòn giã như sóng trào, bão cuốn. + Sĩ tốt/ kén người hùng hổ... ... Đánh hai trận/ tan tác chim muông ª Câu văn dài ngắn biến hoá linh hoạt, nhịp câu nhanh, mạnh cộng hưởng cấu trúc trùng điệp tạo thành những rung chuyển bão táp dữ dội. - Kết quả: + Khung cảnh chiến trường: sắc phong vân phải đổi/ ánh nhật nguyệt phải mờ. Ta Địch - Sức mạnh của ta: đá núi cũng mòn, nước sông phải cạn. - Chiến thắng của ta: Sạch không kình ngạc, Tan tác chim muông, Trút sạch lá khô, Phá toang đê vỡ - Thất bại của địch: Thây chất đầy đường/ Máu trôi đỏ nước; máu chảy trôi chày, thây chất thành núi... ª Những hình tượng hoành tráng, đa dạng, đo bằng sự lớn rộng, kì vĩ của thiên nhiên tạo nên bức tranh chiến thắng vĩ đại, rung chuyển đất trời của nhân dân ta. ª Với bút pháp nghệ thuật đậm chất anh hùng ca, BNĐC xứng đáng là một áng thiên cổ hùng văn tổng kết toàn bộ cuộc kháng chiến chống quân Minh của dân tộc. - Chính sách: Mở đường hiếu sinh, không giết hại mà vẫn thắng. ª Tính chất nhân nghĩa sáng ngời, và khát vọng hoà bình ổn định lâu dài. 4. Tuyên ngôn độc lập Xã tắc từ đây bền vững/ giang sơn từ đây đổi mới - Lời tuyên ngôn trang trọng, hào hùng trong không gian, thời gian mang chiều kích vũ trụ vĩnh hằng - Bài học lịch sử sâu sắc : + Sự vững bền của đất nước phải xây dựng trên cơ sở phục hưng dân tộc. + Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và sức mạnh thời đại. ª Lòng tự hào, phấn khởi trước chiến thắng, trước sự đổi mới của giang sơn đất nước và niềm tin vào tương lai tươi sáng. ª Tình yêu đất nước và khát vọng hoà bình. III. TỔNG KẾT 1. Nội dung 2. Nghệ thuật

File đính kèm:

  • docDAI CAO BINH NGO.doc