I. Mục tiêu bài học
Giúp HS: Đặc trưng về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
-Tính cụ thể
-Tính cảm xúc
-Tính cá thể
*Thực hành các tính chất của ngôn ngữ sinh hoạt
II. Kiến thức trọng tâm
Nắm chắc được các đặc trưng của PCNN sinh hoạt
III. Phương tiện thực hiện
SGK,SGV,Thiết kế bài học
IV. Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, thực hành
V. tiến trình dạy học
1.Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt?NNSH được tồn tại ở mấy dạng ?
Trả lời:
Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,.đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
NNSH chủ yếu thể hiện ở dạng nói, nhưng cũng có thể ở dạng viết.Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày.
2.Bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 36 Tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/11/2007
Tiết: 36
Tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
(tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
Giúp HS: Đặc trưng về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
-Tính cụ thể
-Tính cảm xúc
-Tính cá thể
*Thực hành các tính chất của ngôn ngữ sinh hoạt
II. Kiến thức trọng tâm
Nắm chắc được các đặc trưng của PCNN sinh hoạt
III. Phương tiện thực hiện
SGK,SGV,Thiết kế bài học
IV. Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, thực hành
V. tiến trình dạy học
1.Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt?NNSH được tồn tại ở mấy dạng ?
Trả lời:
Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,...đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
NNSH chủ yếu thể hiện ở dạng nói, nhưng cũng có thể ở dạng viết.Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày.
2.Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Yêu cầu cần đạt
*HĐ1: GV yêu cầu HS xem lại VD trang 113 tiết 1 (PCNNSH) và trả lời câu hỏi
-Địa điểm và thời gian đc nói tới của vb?
(Buổi trưa, khu tập thể).
-Nhân vật trong hội thoại ?
(Lan, Hùng, Hương, mẹ Hương, ông hàng xóm- người nói).
(Lan, Hùng nói với Hương, mẹ Hương nói với Lan, Hùng,...)
-Cái đích của lời nói cụ thể ở đây là gì?
(Lan, Hùng gọi Hương đi học; mẹ Hương khuyên Lan, Hùng,...)
-Các cách diễn đạt được thể hiện qua từ ngữ trong đối thoại?
(Từ ngữ hô gọi “ơi”, khuyên bảo thân mật “khẽ chứ”, cấm đoán, quát nạt “làm gì mà..”, cách ví von, miêu tả “chạm như rùa, lạch bà lạch bạch”)
*HĐ2:GV qua trao đổi thảo luận các vấn đề, yêu cầu HS trả lời câu hỏi
-Thế nào là tính cụ thể?
*HĐ3: GV tổng kết và bổ sung cho HS ghi lại khái niệm tính cụ thể
*HĐ4:GV hướng dẫn HS tìm hiểu xem trong vb đó, có tính cảm xúc của người nói và người nghe không?
-Mỗi người nói, mỗi giọng nói đều biểu hiện thái độ, tình cảm qua giọng điệu?
+Giọng điệu thân mật trong thông tin, kêu gọi, thúc giục (Lan, Hương).
+Giọng thân mật, yêu thương trong lời khuyên bảo của người mẹ.
+Giọng thân mật trong sự trách móc (gớm), trong so sánh (chậm như rùa).
+Giọng quát nạt bực bội của ông hàng xóm (không cho ai..)
-Cách sử dụng từ ngữ có gì đặc biệt?
Những từ ngữ có tính khẩu ngữ và thể hiện cảm xúc rõ rệt như: gì mà, gớm, lạch bà lạch bạch, chết thôi,...
-Cách sử dụng kiểu câu?
Kiểu câu giàu hình ảnh sắc thái biểu cảm(câu cảm thán, câu cầu khiến), những kiểu gọi đáp, trách mắng,...
*HĐ5:Thế nào là tính cảm xúc?
*HĐ6:GV hướng dẫn HS cách tìm hiểu vấn đề qua tính cá thể.
-Y/c HS trả lời: Thế nào là tính cá thể?
Luyện tập: Bài tập1/tr127
8-3-69
Đi thăm bệnh nhân về giữa dêm khuya.Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi? Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. Thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa giữa tình thương trên mảnh đất Đức Phổ này. Rồi cảnh chia li , cảnh đau buồn cũng đến nữa...Đáng trách quá Th.ơi!Th. có nghe tiếng người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa. Chiến trường vẫn đang mùa chiến thắng.
a.Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể củat PCNNSH?
b.Theo anh chị, ghi nhật kí có lợi cho sự phát triển ngôn ngữ của mình?
II.Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
1.Tính cụ thể
Là cách thức trình bày ngôn ngữ sinh hoạt cụ thể về hoàn cảnh, về con người và về cách nói năng, từ ngữ diễn đạt. Nhằm đạt tới tính sáng rõ, chính xác và cụ thể hoá vấn đề được nói đến.
2.Tính cảm xúc
-Là việc sử dụng ngôn ngữ mang sắc thái biểu cảm cao,thể hiện tư tưởng tình cảm của con người qua ngôn ngữ ngôn từ.
-Mỗi tác phẩm lại có một sắc thái biểu cảm khác nhau như viết về tình cảm của nhà thơ nhà văn, trước hiện thực xã hội con người.
3.Tính cá thể
-Mỗi người thường có vốn từ ngữ riêng thể hiện giọng điệu thái độ, tình cảm, vốn từ ngữ ưa dùng, cách nói và cách biểu đạt của từng cá nhân,...
-Nhà văn, nhà thơ cũng có phong cách sáng tác riêng.
III.Luyện tập
1.Bài tập1/127
àa.Những từ ngữ mang tính cảm xúc và kiểu câu thuộc PCNNSH: Lặng như tờ, gì đấy?,
àb.Ghi nhật kí có lợi cho sự phát triển ngôn ngữ của từng cá nhân, giúp cho sự trau dồi kiến thức, làm phong phú vốn ngôn ngữ ngôn từ.
3.Củng cố và dặn dò
-Nắm được các khái niệm về tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể trong NNSH
-Làm bài tập còn lại /SGK-tr127
-Giờ sau học: Văn học “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm
File đính kèm:
- Phong cach ngon ngu sinh hoat.doc