Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 84 đọc thêm- Nỗi thương mình (trích truyện kiều)

A. MỤC TIấU BÀI HỌC

I. Mức độ cần đạt

Giỳp HS:

- Hiểu được tâm trạng của Kiều trong cảnh ngộ từ một thiếu nữ tài sắc, tâm hồn trong trắng bị đẩy vào chốn lầu xanh nhơ bẩn;

- Cảm nhận được tấm lũng trõn trọng, sự cảm thụng sõu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật.

- Thấy được đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích (tượng trưng- ước lệ, điệp từ, các hình thức đối xứng, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình).

II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.

1. Về kiến thức.

- Nỗi thương thân và sự ý thức cao về nhõn phẩm của Kiều.

- Sử dụng cỏc phộp tu từ, hỡnh thức đối xứng.

2. Về kĩ năng.

- Củng cố kĩ năng đọc – hiểu một đoạn thơ trữ tỡnh.

- Rèn kĩ năng phân tích những câu thơ hay.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- Sgk, sgv, Truyện Kiều và các tài liệu tham khảo.

- Hs soạn bài theo các câu hỏi của sgk.

- Gv soạn thiết kế dạy- học.

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức đọc diễn cảm, trao đổi thảo luận, phát vấn- đàm thoại.

D. TIẾN TRèNH DẠY HỌC

I. Ổn định tổ chức lớp.

II. Kiểm tra bài cũ:

 Câu hỏi: Đọc thuộc đoạn trích Trao duyên? Nhận xét về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích đó?

 Dự kiến trả lời:

- Học sinh đọc diễn cảm, chính xác đoạn thơ

- Vẻ đẹp của nhân vật Thuý Kiều: Đoạn trích bộc lộ phẩm chất cao quý của Thuý Kiều trong tình yêu. trước tình yêu tan vỡ nàng có thể làm tất cả những gì có thể được cho hạnh phúc của người mình yêu, đồng thời nói lên nỗi đau đớn cực độ một khi đành phải tự nguyện từ bỏ tình yêu.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1764 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 84 đọc thêm- Nỗi thương mình (trích truyện kiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/3/2012 Tiết 84 Ngày dạy: 23/3/2012 Đọc thờm nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều) Nguyễn Du A. MỤC TIấU BÀI HỌC I. Mức độ cần đạt Giỳp HS: - Hiểu được tõm trạng của Kiều trong cảnh ngộ từ một thiếu nữ tài sắc, tõm hồn trong trắng bị đẩy vào chốn lầu xanh nhơ bẩn; - Cảm nhận được tấm lũng trõn trọng, sự cảm thụng sõu sắc của Nguyễn Du đối với nhõn vật. - Thấy được đặc sắc nghệ thuật của đoạn trớch (tượng trưng- ước lệ, điệp từ, các hình thức đối xứng, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình). II. Trọng tõm kiến thức, kĩ năng. 1. Về kiến thức. - Nỗi thương thõn và sự ý thức cao về nhõn phẩm của Kiều. - Sử dụng cỏc phộp tu từ, hỡnh thức đối xứng. 2. Về kĩ năng. - Củng cố kĩ năng đọc – hiểu một đoạn thơ trữ tỡnh. - Rốn kĩ năng phõn tớch những cõu thơ hay. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - Sgk, sgv, Truyện Kiều và các tài liệu tham khảo. - Hs soạn bài theo các câu hỏi của sgk. - Gv soạn thiết kế dạy- học. C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức đọc diễn cảm, trao đổi thảo luận, phát vấn- đàm thoại. D. TIẾN TRèNH DẠY HỌC I. ổn định tổ chức lớp. II. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Đọc thuộc đoạn trích Trao duyên? Nhận xét về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích đó? Dự kiến trả lời: - Học sinh đọc diễn cảm, chính xác đoạn thơ - Vẻ đẹp của nhân vật Thuý Kiều: Đoạn trích bộc lộ phẩm chất cao quý của Thuý Kiều trong tình yêu. trước tình yêu tan vỡ nàng có thể làm tất cả những gì có thể được cho hạnh phúc của người mình yêu, đồng thời nói lên nỗi đau đớn cực độ một khi đành phải tự nguyện từ bỏ tình yêu. III. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Đương thời và nhiều thập kỉ sau, ko phải người đọc nào cũng đồng cảm, thương xót nàng Kiều, nhất là với đoạn đời nàng phải làm kĩ nữ. Nguyễn Công Trứ từng lên án “Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm!”. Chu Mạnh Trinh lại đồng cảm, bênh vực “Sợi tơ mành theo gió bay đi/ Cánh hoa rụng chọn gì đất sạch”,... Đặc sắc và đáng khâm phục ở thiên tài và tấm lòng của Nguyễn Du là ông đã lấy nhân vật kĩ nữ làm nhân vật trung tâm của mình. Hơn thế nữa, ông còn đồng cảm, ngợi ca nàng Kiều như một bông sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tâm trạng của nàng trong những ngàybuộc phải ê chề tiếp khách theo lệnh của Tú Bà để hiểu rõ điều đó. Hoạt động của gv và hs Yêu cầu cần đạt Bs HĐ 1: HD HS tỡm hiểu chung về đoạn trớch I. TèM HIỂU CHUNG TT 1: Tỡm hiểu vị trớ đoạn trớch Đoạn trích nằm ở vị trí nào của tác phẩm? - Tóm lược các sự việc xảy ra trước đoạn trích này? Hs phát biểu. Gv nhận xét, bổ sung: Sau khi bán mình cho Mã Giám Sinh, Thúy Kiều rơi vào lầu xanh của mụ Tú Bà. Phẫn uất vì bị lừa gạt và làm nhục, nàng rút dao tự tử nhưng ko thành. ở lầu Ngưng Bích, nàng lại mắc lừa Sở Khanh, bị Tú Bà đánh đập tơi bời, đến mức phải kêu lên: “Thân lươn bao quản lấm đầu/ Tấm lòng trinh bạch từ sau xin chừa”. Nàng buộc phải chấp nhận làm kĩ nữ... 1. Vị trớ đoạn trớch - Thuộc phần: Gia biến và lưu lạc. - Từ câu 1229-1248. TT 2: Đọc văn bản Yêu cầu hs đọc diễn cảm. Hướng dẫn giọng đọc: chậm, xót xa, ngậm ngùi 2. Đọc văn bản TT 3: Tỡm hiểu bố cục văn bản - Tìm bố cục của đoạn trích? 3. Bố cục văn bản 3 phần. - 4 câu đầu: hoàn cảnh sống của Thúy Kiều. - 8 câu tiếp: tâm trạng của Thúy Kiều. - 8 câu cuối: khái quát nỗi niềm tâm trạng của Thúy Kiều bằng cảnh vật. HĐ 2: HD HS đọc – hiểu chi tiết văn bản II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN. TT 1: HD HS phõn tớch, cảm nhận 04 cõu thơ đầu - Đọc 4 câu đầu, em thấy cảnh sinh hoạt ở lầu xanh hiện lên qua lời kể - tả của tác giả ntn? Các hình ảnh: bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm, Tống Ngọc, Trường Khanh là các hình ảnh ntn? ý nghĩa của chúng? Phân tích sự sáng tạo của Nguyễn Du trong cụm từ bướm lả ong lơi? Hs thảo luận, phát biểu. Gv nhận xét, bổ sung: Miêu tả cuộc sống của Thúy Kiều ở chốn thanh lâu, Nguyễn Du ko né tránh hiện thực nhưng cũng ko miêu tả hiện thực trần trụi khiến tác phẩm sa vào những điều tà dâm, nên ông đã chọn những hình ảnh tượng trưng, ước lệ... 1. 4 câu đầu: Cảnh sống của Thuý Kiều ở chốn lầu xanh - Cảnh sinh hoạt ở chốn lầu xanh: ồn ào, nhộn nhịp. - Những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng ước lệ: bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm, Tống Ngọc, Trường Khanh. " tả cảnh sống thực của Thúy Kiều với thân phận một kĩ nữ lầu xanh. " giữ được chân dung cao đẹp của nhân vật. " thể hiện thái độ trân trọng, cảm thông của tác giả với nhân vật. - Cụm từ: bướm lả ong lơi. " Nguyễn Du đã tách hai từ ghép (ong bướm, lả lơi) tạo thành cặp tiểu đối: bướm lả/ ong lơi. " cụ thể hóa, nhấn mạnh hiện thực trớ trêu của Kiều nơi lầu xanh: bọn khách làng chơi ra vào dập dìu, tấp nập. - Các hình ảnh đối xứng: Cuộc say đầy tháng - Trận cười suốt đêm. Sớm đưa Tống Ngọc - Tối tìm Trường Khanh " diễn tả cuộc sống nhục nhã ê chề kéo dài của Kiều. TT2: HD HS phõn tớch, cảm nhận 8 cõu thơ tiếp theo Nhận xét về giọng điệu, lời kể, ngôi kể? Câu thơ ngắt nhịp như thế nào? Tác dụng? Kiều ở trong bối cảnh nào? Khoảnh khác ấy có ý nghĩa thế nào đối với Kiều? Câu thứ 2 có cách ngắt nhịp thế nào? hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp bất thường này? Gv bình: Nếu ở 4 câu trên là lời miêu tả hoàn cảnh khách quan của tác giả thì ở 8 câu này, tác giả và nhân vật có sự đồng cảm sâu sắc. Nguyễn Du như đã nhập thân vào nhân vật. Nhân vật tự bày tỏ trực tiếp về tâm trạng của mình. Câu thơ “Giật mình mình lại hương mình xót xa” thể hiện rõ nỗi thương mình của nhân vật chính. Người phụ nữ xưa thường được giáo dục theo tinh thần an phận thủ thường, cam chịu, nhẫn nhục. Khi nhân vật biết “Giật mình mình lại thương mình xót xa”, điều đó mang ý nghĩa “cách mạng” (sự biến đổi lớn) trong sự tự ý thức. Con người ko chỉ biết hi sinh , nhẫn nhục, cam chịu mà đã có ý thức về phẩm giá, nhân cách bản thân - ý thức về quyền sống của bản thân. Từ nỗi xót xa cho số phận mình Kiều nghĩ đến thời điểm nào? Cuộc sống của Kiều ở thời điểm đó? Còn hiện tại của Kiều ra sao? GV bình: Quá khứ đối lập với hiện tại một cách khốc liệt. Dĩ vãng chỉ được gợi lên qua một câu còn hiện tại được nhắc đến liên tiếp trong nhiều câu thơ. Kiều vừa nhớ lại những năm tháng hạnh phúc “Êm đềm trướng rủ màn che” thì hiện tại khốc liệt đã ập đến, ko kịp để hoài niệm đọng lại thành giấc mơ. Hiện tại phũ phàng là một ám ảnh đã nghiền nát quá khứ tươi đẹp. Em có nhận xét gì về cách diễn đạt và cách dùng từ trong 4 câu miêu tả về qúa khứ và hiện tại của Kiều? Hiệu quả của nó? 2. 8 câu tiếp: Tâm trạng đau đớn, sự tự giày vò thể hiện vẻ đẹp, tâm hồn cao cả của Thuý Kiều. - Lời kể, ngôi kể: chuyển từ khách quan (4 câu trên) " chủ quan - Thúy Kiều bày tỏ trực tiếp nỗi lòng mình. - Khi tỉnh rượu/ lúc tàn canh. " Nhịp cắt 3/3. đ diễn ta rthời gian từ từ trôi trong lặng lẽ đến ghê sợ - Bối cảnh + Khi tỉnh rượu (Hết khách) + lúc tàn canh (Gần sáng) đ Khoảnh khắc hiếm hoi Kiều đối diện với chính mình, sống thực với mình hơn, lúc đó nàng mới giật mình xót xa về sự thay đổi thảm hại của thân phận mình - Giật mình/ mình lại thương mình/ xót xa. + Nhịp cắt 2/4/2 : cách ngắt nhịp bất bình thường của thơ lục bát nhưng góp phần diễn tả tâm trạng của Kiều vào thời khắc này. + Nhịp 2 ở đầu câu thơ diễn tả cái giật mình thảng thốt của Thuý Kiều. + Tiếp đó, nhịp 4 đặt ở giữa làm cho câu thơ giãn ra, diễn tả sự mệt mỏi, chán chường. + Nhịp 2 ở cuối câu thơ buông ra như một tiếng thở dài ‘xót xa”. + Một dòng thơ có đến 3 từ “mình” đã cực tả nỗi cô đơn của Thuý Kiều " Nỗi thương mình- biểu hiện sự tự ý thức của con người cá nhân trong lịch sử VHTĐ. Đó là ý thức về phẩm giá, nhân cách và quyền sống của bản thân. Qúa khứ: Hiện tại Phong gấm tan tác như hoa giữa đường rủ là dày gió dạn sương bướm chán ong chường đ êm đềm, đ phũ phàng. trong trắng - Bốn câu hỏi tu từ có 4 từ để hỏi “Sao” (khi sao, giờ sao, mặt sao, thân sao) liên tiếp diễn tả sự giày vò trong tâm hồn Thuý Kiều - “Mặc...” đặt ở đầu câu thơ diễn tả một sự từ chối dứt khoát, tạo ra sự đối lập gay gắt: + “người” để chỉ khách làng chơi + “mình” vừa để chỉ số ít, vừa để chỉ sự cô độc của chính mình. ] Tâm trạng: đau buồn, tủi hổ đến ê chề, chán chường, mỏi mệt, ghê sợ chính bản thân mình của nhân vật khi bị đẩy vào hoàn cảnh sống nhơ nhớp. TT3: HD HS phõn tớch, cảm nhận 8 cõu thơ cuối. Giữa cảnh xô bồ ở chốn lầu xanh, Tuý Kiều sống ra sao? GV nêu vấn đề: Thể xác có thể bị đoạ đầy phũ phàng, Thuý Kiều có thể cố gắng “giữ trinh bạch linh hồn trong bụi bẩn”. Nhưng chỉ ngần ấy thôi cũng là đã quý lắm rồi. ý thức tự giác giữ phẩm giá và nhân cách đã biến thành thái độ và hành động cụ thể. Chưa tách được thân xác thì hãy tách hồn mình ra khỏi lầu xanh, để linh hồ tránh được cái thấp hè, ti tiện, xấu xa. Hồn nàg sẽ làmộthồn cô đơn, nhưng trong cô đơn có trong sạch. Nguyễn Du đã để nhân vật tự khẳng định phẩm giá cao đẹp của mình giữa chốn bùn nhơ. Nơi đó chỉ có thể cướp đi thể xác của nàng chứ ko thể làm nhục tâm hồn, phẩm giá của nàng. Tâm trạng buồn đau, tủi hổ, chán chường, tự thương mình cho thấy rõ ý thức về nhân phẩm của Thúy Kiều- một tâm hồn trong trắng, cao thượng, một bông sen giữa chốn bùn nhơ... 3. 8 câu còn lại: Những cố gắng để giữ phẩm giá của Thuý Kiều. - Cuộc sống kĩ nữ của Kiều: Vẻ ngoài ợớ Thực chất tao nhã, đủ cả nhơ nhớp, tủi nhục. “cầm, kì, thi, tửu”, đủ lệ “phong, hoa, tuyết, nguyệt”. - Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. " Mối quan hệ tương đồng: ngoại cảnh - tâm cảnh, cảnh - tình. " Khái quát quy luật tâm lí của con người được biểu hiện trong thơ văn: con người nhìn thiên nhiên qua lăng kính tâm trạng. " Nêu lên một biện pháp nghệ thuật phổ biến của văn học: tả cảnh ngụ tình. ] Tâm trạng: gượng gạo, buồn đau, tủi hổ, chán chường, bẽ bàng. " ý thức nhân phẩm của một tâm hồn cao thượng, trong trắng. HĐ 3: Tổng kết nội dung bài học III. TỔNG KẾT: TT 1: Khỏi quỏt nội dung đoạn trớch Giá trị nội dung của đoạn trích? 1. Nội dung: Nỗi thương thân xót phận và ý thức cao về nhân phẩm của nhân vật " giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. TT 2: Khỏi quỏt nghệ thuật đoạn trớch Giá trị nghệ thuật của đoạn trích? 2. Nghệ thuật: - Ước lệ tượng trưng, đối xứng, điệp từ, điệp ngữ. - Tả cảnh ngụ tình. IV. Củng cố, dặn dò: Yêu cầu hs:- Học thuộc đoạn trích. - Soạn bài: Lập luận trong văn nghị luận. rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docT84 Doc them NOI THUONG MINH.doc