Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 25, 26 tiết: 45 – 48 kĩ năng làm văn văn nghị luận

I.LÍ THUYẾT

 1.Tác dụng của việc lập dàn ý

- Giúp cho người viết bao quát được những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận,

- Tránh được tình trạng xa đề, lạc đề hoặc lặp ý; tránh được việc bỏ sót hoặc triển khai ý không cân xứng.

- có dàn ý, người viết cũng đồng thời sẽ biết phân phối thời gian hợp lí khi làm bài, tránh sự mất cân đối trong bài viết.

 2.Cách lập dàn ý trong văn nghị luận

 - Muốn lập dàn ý trong văn nghị luận, cần nắm chắc yêu cầu của đề bài, từ đó tiến hành các bước: tìm hệ thống luận điểm, luận cứ, sắp xếp, triển khai hệ thống ý đó theo trật tự hợp lí, có trọng tâm.

 - Dàn ý của bài văn nghị luận cũng được triển khai thành ba phần:

 +Mở bài: giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề.

 +Thân bài: triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ.

 +Kết bài: nhấn mạnh ý nghĩa hoặc mở rộng vấn đề.

 II.THỰC HÀNH

 1.Tiến hành các bước lập dàn ý cho đề bài sau:

 “Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M.Gorky có viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”

 Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên

 Gợi ý:

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 25, 26 tiết: 45 – 48 kĩ năng làm văn văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25, 26 Tiết: 45 – 48 Ngày soạn: 7/2/2012 KĨ NĂNG LÀM VĂN VĂN NGHỊ LUẬN I.LÍ THUYẾT 1.Tác dụng của việc lập dàn ý - Giúp cho người viết bao quát được những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận,… - Tránh được tình trạng xa đề, lạc đề hoặc lặp ý; tránh được việc bỏ sót hoặc triển khai ý không cân xứng. - có dàn ý, người viết cũng đồng thời sẽ biết phân phối thời gian hợp lí khi làm bài, tránh sự mất cân đối trong bài viết. 2.Cách lập dàn ý trong văn nghị luận - Muốn lập dàn ý trong văn nghị luận, cần nắm chắc yêu cầu của đề bài, từ đó tiến hành các bước: tìm hệ thống luận điểm, luận cứ, sắp xếp, triển khai hệ thống ý đó theo trật tự hợp lí, có trọng tâm. - Dàn ý của bài văn nghị luận cũng được triển khai thành ba phần: +Mở bài: giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề. +Thân bài: triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ. +Kết bài: nhấn mạnh ý nghĩa hoặc mở rộng vấn đề. II.THỰC HÀNH 1.Tiến hành các bước lập dàn ý cho đề bài sau: “Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M.Gorky có viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới” Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên Gợi ý: Tìm hiểu đề: Đề bài yêu cầu cần triển khai vấn đề gì? (vai trò của sách) Các kiến thức cần huy động ở đâu? (trong cuộc sống thực tế) Hình thức thể loại của bài văn là gì? (giải thích và bình luận) b.Tìm ý *Xác định luận đề: - Bài văn cần làm sáng tỏ luận đề: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới. - Đây là ý kiến xác đáng, cần tán thưởng và làm theo. *Xác định các luận điểm: - Bài làm có ba luận điểm cơ bản: (1) Sách là sản phẩm tinh thần cơ bản của con người (ghi lại những hiểu biết về tự nhiên và xã hội). (2) Sách mở rộng trước mắt mỗi chúng ta những chân trời mới. (3) Từ ý nghĩa đó, mỗi chúng ta cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách. *Tìm luận cứ cho luận điểm: - Các luận cứ cho luận điểm (1): +Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người +Sách là kho tàng tri thức của nhân loại. - Các luận cứ cho luận điểm (2) +Sách giúp ta hiểu về thế giới tự nhiên và xã hội. + Sách giúp ta vượt qua thời gian, không gian. +Sách là người bạn tâm tình, gân gũi, giúp ta tự hoàn thiện về nhân cách của con người. - Các luận cứ cho luận điểm (3) +Nên đọc và làm theo các loại sách tốt, phê phán sách có hại. +Tạo thói quen lựa chọn sách , hứng thú đọc và học theo các sách có nội dung tốt. +Học những điều hay trong sách bên cạnh việc học trong thực tế cuộc sống. c.Lập dàn ý: *Mở bài trực tiếp: - Nêu khái quát vai trò tác dụng của sách trong đời sống. - Dẫn câu nói của M.Gorky. *Thân bài triển khai lần lượt các luận điểm: - Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người ( ghi lại nhứng hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội) +Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người +Sách là kho tàng tri thức của nhân loại. +Sách giúp ta hiểu về thế giới tự nhiên và xã hội. + Sách giúp ta vượt qua thời gian, không gian. +Sách là người bạn tâm tình, gân gũi, giúp ta tự hoàn thiện về nhân cách của con người. - Mỗi chúng ta cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách. +Nên đọc và làm theo các loại sách tốt, phê phán sách có hại. +Tạo thói quen lựa chọn sách , hứng thú đọc và học theo các sách có nội dung tốt. +Học những điều hay trong sách bên cạnh việc học trong thực tế cuộc sống. *Kết bài : mở rộng vấn đề: +Tình hình thị trường sách hiện nay phức tạp ra sao? (số lượng đâu sách nhiều, chất lượng sách, in ấn không đảm bảo,…) +Cần lựa chọn sách tốt? (nhờ sự tham vấn của thầy cô, các phương tiện thông tin đại chúng…) +Hiện nay, giới trẻ có rất nhiều cách để cập nhật thông tin và giải trí, vậy việc đọc sách còn đem lại hiệu quả nữa hay không? Kí duyệt: Trương thị Liễu Tuần: 27, 28 Tiết: 49 – 52 Ngày soạn: 22/2/2012 KĨ NĂNG VẬN DỤNG CÁC THAO TÁC TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I.LÍ THUYẾT 1.Thao tác nghị luận là những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu về kĩ thuật được qui định trong hoạt động nghị luận. 2. Các thao tác chính: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, qui nạp và so sánh. II.THỰC HÀNH 1.Thao tác so sánh: Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết (sau khi dãn ra những tấm gương về sự hi sinh, cống hiến cho kháng chiến): Những cử chỉ cao quí đó, tuy khác nhau mỗi việc làm, nhưng đều giống nhau về lòng nồng nàn yêu nước. Hình thức so sánh nhằm chỉ nhưng điểm giống nhau giữa các hiện tượng thực tế. 2.Thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, qui nạp: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy, các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. (Thân Nhân Trung, Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Bảo Đại thứ ba) Từ câu thứ nhất sang câu thứ hai, tác giả dùng phép phân tích để xem xét hai mặt của mối quan hệ giữa hiền tài và đất nước. Nhưng từ hai câu đầu sang câu thứ ba thì thao tác đã chuyển từ phân tích sang diễn dịch. Tác giả dựa vào luận điểm vững chắc: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” để suy ra một cách đầy sức thuyết phục: phải coi trọng việc bồi đắp nguyên khí, gây dựng nhân tài cho đất nước. Đề: Từ xưa người ta nhận định “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi là “thiên cổ hùng văn”. Anh/ chị hãy giải thích nhận định trên và phân tích để làm sáng tỏ nhận định đó. 1.Giải thích 1.1.Thế nào là “thiên cổ hùng văn” (là áng văn hùng tráng cả nghìn đời còn lưu truyền) 1.2. Vì sao gọi “Bình ngô đại cáo” là “thiên cổ hùng văn” - “Bình Ngô đại cáo” được gọi là hùng văn vì nội dung thể hiện một tinh thần yêu nước mãnh liệt, tinh thần chiến đấu hết sức mãnh liệt, khí thế hào hùng, lòng căm thù giặc sôi sục. Bài cáo ghi lại một thời kì đau thương mà oanh liệt của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Minh với những chiến thuật hết sức đúng đắn và sáng tạo đã đem lại những trận đánh long trời, lỡ đất làm cho quân thù khiếp sợ, đẩy chúng đến sự thất bại toàn diện và nhục nhã. - Bài cáo được viết với nghệ thuật xuất sắc; lời văn biền ngẫu hoành tráng, hơi văn cuồn cuộn như bão giông, như sóng lớn, từ ngữ sắc bén như những nhát dao sắc bén, chém thẳng vào quân xâm lược, phép đối tạo nên kết cấu mạnh mẽ thể hiện cảm xúc hào sảng trong những ngày nghĩa quân Lam Sơn thăng trận. - Bài cáo mãi mãi là âm vang hào hùng trên non sông đất Việt vì ghi lại được những ý chí, khát vọng chiến thắng, hòa bình, độc lập của toàn dân; vì đã khẳng định được quyền tự chủ và ý chí chiến đấu đến cùng để giành quyền tự chủ của dân tộc. bài cáo còn nêu lên tư tưởng nhân nghĩa để khẳng định đạo lí ngàn đời của nhân dân Việt Nam. - Sự bất hủ của bài cáo là do thiên tài nghệ thuật của Nguyễn Trãi, còn có sự góp phần của dịch giả. 2.Chứng minh - “Bình ngô đại cáo” là một bản hùng ca xuất sắc về nội dung và nghệ thuật. Bài văn ca ngời đất nước và dân tộc với lối văn trong sáng, tràn đầy sức mạnh và lòng tự tin, tự hào. - “Như nước Đại Việt …chứng cớ còn ghi” - Một bản cáo trạng đanh thép về tội ác của quân xâm lược. - “Nướng dân đen…chịu được” (phân tích để làm sáng tỏ lòng căm thù giặc sôi sục của tác giả). - Nỗi niềm trăn trở lo âu cho vận mệnh của đất nước thể hiện tình yêu nước thương dân sâu sắc(phân tích ý và nêu dẫn chứng để làm rõ vần đề). Kí duyệt: Trương Thị Liễu - Kết thúc bài cáo là những lời ca trang trọng và tơi vui nhất, là niềm hạnh phúc dạt dào.

File đính kèm:

  • docphu dao 10 tuan 27 28.doc