I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Bức tranh chân thực,sinh động về cuộc sống xa hoa,đầy quyền quý nơi phủ chúa
Trịnh và thái độ,tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.
-Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông.
-Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng đọc-hiểu thể kí trung đại theo đặc trưng thể loại.
3. Tư tưởng:
-Chán ghét cuộc sống,xa hoa nhưng tù túng, ngột ngạt, thiếu sinh khí.
-Ca ngợi lối sống trong sáng,tránh xa danh lợi tầm thường.
II. PHƯƠNG PHÁP DAỴ HỌC: Diễn giảng kết hợp thuyết minh.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách chuẩn kiến thức, soạn giáo án.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở học.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2.Giới thiệu bài mới.
3.Nội dung bài mới
29 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 950 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 11 Trường THPT Anh hùng Núp Năm học 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:1 Ngày soạn:15.8.2012
Tiết: 1,2 Ngày dạy:20.8.2012
VAØO PHUÛ CHUÙA TRÒNH
(Trích Thượng kinh kí sự - LÊ HỮU TRÁC)
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Bức tranh chân thực,sinh động về cuộc sống xa hoa,đầy quyền quý nơi phủ chúa
Trịnh và thái độ,tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.
-Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông.
-Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng đọc-hiểu thể kí trung đại theo đặc trưng thể loại.
3. Tư tưởng:
-Chán ghét cuộc sống,xa hoa nhưng tù túng, ngột ngạt, thiếu sinh khí.
-Ca ngợi lối sống trong sáng,tránh xa danh lợi tầm thường.
II. PHƯƠNG PHÁP DAỴ HỌC: Diễn giảng kết hợp thuyết minh.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách chuẩn kiến thức, soạn giáo án.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở học.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2.Giới thiệu bài mới.
3.Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: GV giúp HS tìm hiểu chung.
-GV cho HS đọc to phần tiểu dẫn SGK và tóm tắt những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Lê Hữu Trác?
-HS đọc và tóm tắt những nét chính.
-GV lắng nghe, nhận xét và khái quát chung.
-GV giới thiệu thêm về Hải thượng tông y tâm lĩnh.( gồm 66 quyển sang tác trong suốt 40 năm,là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam).
-GV yêu cầu HS nêu vị trí của tác phẩm Thượng kinh kí sự? Giải thích thế nào là kí sự?
-GV yêu cầu HS dựa vào phần tiểu dẫn tóm tắt nôi dung của tác phẩm?
-HS trả lời theo hướng dẫn của GV.
-GV nhận xét,hoàn chỉnh câu trả lời của HS.
-GV yêu cầu HS tìm vị trí của đoạn trích:
“Vào phủ chúa Trịnh”?
-HS trả lời.
-GV khái quát kiến thức trọng tâm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc-hiểu đoạn trích “ Vào phủ chúa Trịnh”
- GV cho 2 HS lần lượt đọc văn bản,chú ý phân chia bố cục của văn bản?
-HS đọc, phân chia bố cục và nêu nội dung chính của từng phần.
-GV nhận xét,tổng hợp ý kiến.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa.
-GV đặt câu hỏi:
? Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế nào?( đường vào phủ,khuôn viên vườn hoa,bên trong phủ,nội cung của thế tử)
-HS tìm những chi tiết trong đoạn trích miêu tả quang cảnh trong phủ.
- GV theo dõi câu trả lời của HS và khái quát kiến thưc trọng tâm.
? Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa hiện lên ra sao?
-HS trả lời và tìm dẫn chứng để chứng minh.
-GV nhận xét và khái quát kiến thức.
? Những quan sát,ghi nhận của nhân vật “tôi” nói lên cách nhìn,thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào?
-HS theo dõi câu hỏi, phát biểu ý kiến xây dựng bài.
? Qua đó, em hiểu gì về con người của thầy thuốc Lê Hữu Trác
?Theo em,bút pháp kí sự của tác giả có gì đặc sắc?
-HS tìm những nét đặc sắc về nghệ thuật và phân tích những nét đặc sắc đó?
3. Hoạt động 3: GV cho HS khái quát lại đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Lê Hữu Trác (1724-1791)
a. Cuộc đời:
- Hiệu: Hải Thượng Lãn Ông.
- Người làng Liên Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương.
- Gia đình có truyền thống hoc hành và thi cử đỗ đạt làm quan.
b. Sự nghiếp:
- Là một danh y,nhà văn,nhà thơ lớn nửa cuối thế kỉ XVIII.
- Là tác giả của bộ sách y học nổi tiếng Hải
Thượng y tông tâm lĩnh.
2. Tác phẩm Thượng Kinh kí sự:
-Là quyển cuối cùng trong bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh , đánh dấu sự phát triển của văn học ( Văn xuôi tiếng Việt, thể ký)
-Tác phẩm ghi nhận những điều mắt thấy tai nghe khi tác giả được mời vào kinh chữa bệnh cho Thế tử Cán cho tới khi ông về lại Hương Sơn ..
3. Đoạn trích “ Vào phủ chúa Trịnh”
- Rút từ Thượng Kinh kí sự.
- Xếp ở cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh.
II. Đọc-hiểu văn bản:
1. Đọc-bố cục:
a. Đọc.
b.Bố cục: 2 phần
- Phần 1: ( Từ đầu…cho thật kĩ): Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa.
-Phần 2: (còn lại): Cách nhìn và thái độ của tác giả.
2. Tìm hiểu văn bản:
a.Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa.
- Quang cảnh:
+ Đường vào phủ: qua mấy lần vào cửa, mỗi cửa đều có lính canh,qua cửa phải có thẻ.
+ Khuôn viên vườn hoa: cây cối um tùm, chim kêu ríu rít,danh hoa đua thắm,gió đưa thoang thoảng mùi hương.
+ Bên trong phủ:
Đồ nghi thượng đều sơn son thếp vàng….những đồ đạc nhan gian chưa từng thấy.
Đồ tiếp khách: Mâm vàng, chén bạc,đồ ăn toàn của ngon vật lạ..
+Nội cung của thế tử: tối om,qua năm sáu lần trướng gấm.có cái sập thếp vàng,màn là che ngang sân
à Cực kỳ lộng lẫy, tráng lệ, không đâu sánh bằng.
-Cung cách sinh hoạt:
+Cách trang trí, bài trí: cầu kì ,sang trọng (DC)
+ Cách ăn uống: cầu kì,xa hoa(DC)
+ Cách xưng hô:
Trịnh Sâm thì dùng từ thánh chỉ(4 lần), thánh thượng(3 lần)
Trịnh Cán thì:Thánh thể(1lần)
Các chức sắc trong phủ: Quan chánh đường, các vị lương y, của sáu cung ba viện, kẻ truyền tin…
+Kẻ hầu người hạ: bên cạch chúa luôn có phi tần chầu chực,thế tử bị bệnh có 7,8 thầy thuốc phục dịch.
+ Nghi lễ: Phủ chúa ra vào phải có thẻ; lương y khám bệnh cũng phải lạy bốn lạy , xin phép mới được cởi áo thế tử…
àCầu kì,sang trọng,trang nghiêm,xa hoa nhưng ngột ngạt,tù túng.
b.Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của nhân vật “tôi”:
-Lúc đầu: “khúm núm” bắt mạch.
- Về sau: phân vân khi chuẩn đoán bệnh:
+Nếu kê đúng bệnh: bị danh lợi nó ràng buộc.
+Nếu chữa bệnh cầm chừng:lương tâm nghề nghiệp không cho phép.
+Cuối cùng: thẳng thắn đưa ra cách chữa đúng bệnh,kiên trì giải thích dù khác ý các quan thái y.
à Dửng dưng trước những cám dỗ vật chất , không đồng tình trước cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do.
àMột thầy thuốc giỏi,bản lĩnh,giàu kinh nghiệm,y đức cao
3. Nghệ thuật:
- Quan sát tỉ mỉ,ghi chép trung thực,miêu tả cụ thể,sống động,chọn lựa được những chi tiết “đắt”.
- Lối kể chân thực,hấp dẫn,hài hước.
-Kết hợp văn xuôi và thơ làm tăng chất trũ tình cho tác phẩm.
IV.Tổng kết:
1.Nội dung:
Bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa,quyền quí của chúa Trịnh, đồng thời bộc lộ thái độ coi thường danh lợi.
2. Nghệ thuật:
Tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực.
* Ghi nhớ:SGK/9.
4. Củng cố:
-Em hãy dựng lại chân dung Lê Hữu Trác qua đoạn trích.
-Nêu suy nghĩ về hình ảnh thế tử Trịnh Cán.
5.Dăn dò:
-Đọc lại văn bản.
-Học bài cũ.
-Soạn bài mới: “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”
V. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần:1 Ngày soạn:20.8.2012
Tiết: 3 Ngày dạy:22.8.2012
TÖØ NGOÂN NGÖÕ CHUNG ÑEÁN LÔØI NOÙI CAÙ NHAÂN
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.
2. Kĩ năng:
-Hình thành và nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nói cá nhân.
- Năng lực sáng tạo của cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ trên cơ sở những từ ngữ và qui tắc chung.
3.Tư tưởng:
- Quý trọng, bảo vệ ngôn ngữ chung đồng thời biết phát huy,sáng tạo những lời nói riêng của cá nhân.
II. PHƯƠNG PHÁP DAỴ HỌC: Thuyết minh, so sánh.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách chuẩn kiến thức, soạn giáo án.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở học
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ
3.Giới thiệu bài mới.
4.Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: GV giúp HS tìm hiểu kiến thức mới.
? Em hiểu thế nào là ngôn ngữ chung?
.
? Những biểu hiện của ngôn ngữ chung?
-HS theo dõi câu hỏi, phát biểu ý kiến xây dựng bài.
-GV theo dõi và nhận xét các câu trả lời của HS.
? Thế nào là lời nói cá nhân?
? Nêu những biểu hiện của lời nói cá nhân. Cho ví dụ chứng minh.
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi câu hỏi, phát biểu ý kiến xây dựng bài.
-GV theo dõi câu trả lời và đưa ra những nhận xét,đánh giá, khái quát lại nội dung chính.
?Theo em, ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có quan hệ như thế nào?
-HS theo dõi câu hỏi, phát biểu ý kiến xây dựng bài.
2. Hoạt động 2:GV gợi ý HS giải bài tập trong SGK.
+ Bài tập 1:
Trong hai câu thơ dưới đây, từ thôi in đậm đã được tác giả sử dụng với nghĩa như thế nào?
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
-HS theo dõi gợi ý của GV, lên bảng làm BT để xây dựng bài.
+ Bài tập 2.
Nhận xét về cách sắp xếp từ ngữ trong hai câu thơ sau:
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chan mây đá mấy hòn.
I/Ngôn ngữ- tài sản chung của xã hội.
*Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc,một cộng đồng xã hội.
*Biểu hiện qua những phương diện sau:
-Thành phần của ngôn ngữ có những yếu tố chung:
+Các âm và các thanh(các nguyên âm,phụ âm và thanh điệu).
+Các tiếng(âm tiết).
+Các từ.
+Các ngữ cố định(thành ngữ,quán ngữ).
-Các quy tắc,phương thức chung trong việc
Cấu tạo,sử dụng các đơn vị ngôn ngữ.
+Quy tắc cấu tạo các kiểu câu. Vd:
+Phương thức chuyển nghĩa từ. Vd: Phương thức ẩn dụ, hoán dụ…
II/Lời nói-sản phẩm riêng của cá nhân.
* Lời nói là sản phẩm được cá nhân tạo ra trên cơ sở vận dụng các yếu tố ngôn ngữ chung và tuân thủ các quy tăc chung.
1.Giọng nói cá nhân.
Khi nói, giọng mỗi người có vẻ riêng không gióng người khác (trong, ồ, the thé, trầm…) vì thế mà ta nhận ra người quen khi không nhìn thấy mặt
2.Vốn từ ngữ cá nhân
Vốn từ ngữ cá nhân phụ thuộc vào nhiều phương diện như lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vốn sống…
Ví dụ: Cùng để chỉ quan hệ bạn bè: mày – tao, cậu – tớ, ta – mi, xưng tên…
3.Sự chuyển đổi,sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung,quen thuộc.
Ví dụ: Bướm chán ong chường, dày gió dạn sương, bướm lả ong lơi (Nguyễn Du) biện pháp tách từ
4. Việc tạo ra các từ mới.
Nguyễn Tuân dùng từ cá đẻ chỉ công an
Công an giao thông gọi là bồ câu
5.Việc vận dụng linh hoạt,sáng tạo quy tắc chung,nguyên tắc chung.
Ví dụ: Con người ta có thể trong sáng đến thế! Tận tụy đến thế! Dũng mãnh đến thế!
(Nguyễn Khải)
III. Mối quan hệ giứa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
– Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra lời nói cụ thể của mình, đồng thời để lĩnh hội dược lời nói của cá nhân khác.
– Ngôn ngữ chung được hiện thực hóa trong lời nói cá nhân
III/ Luyện tập:
Bài tập 1:Nhận xét về cách dùng từ của Nguyễn Khuyến.
-Trong 2 câu thơ của NK, không có từ nào là từ mới. Các câu đều quen thuộc với mọi cá nhân trong cộng đồng người Việt. Nhưng có từ thôi được nhà thơ dùng với nghĩa mới
-Thôi vốn có nghĩa chung là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó. Ở đây, NK dùng từ thôi với nghĩa chấm dứt, kết thúc cuộc đời. đó là sự sáng tạo nghĩa mới cho từ thôi, thuộc về lời nói cá nhân NK.
Bài tập 2:
-Hai câu thơ dùng toàn các từ ngữ quen thuộc với mọi người, nhưng sự phối hợp của chúng, trật tự sắp xếp của chúng thật khác thường, là cách xếp đặt của riêng HXH
-Trật tự thông thường:
Từng đám rêu xiên ngang mặt đất
Mấy hòn đá đâm toạc chân mây
-Tác dụng: đưa động từ mạnh ra đầu câu tạo nên âm hưởng mạnh cho câu thơ và tô đậm các hình tượng thơ.
5. Củng cố:GV nhấn mạnh một số nội dung chính, quan trọng:
+ Thế nào là ngôn ngữ chung? Biểu hiện?
+ Thế nòa là lời nói cá nhân? Biểu hiện?
6. Dặn dò:
– Bài tập ở nhà: Bài tập 3 phần Luyện tập
– Soạn bài: Từ tình (Bài II) Hồ Xuân Hương
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần:1 Ngày soạn:22.8.2012
Tiết: 4 Ngày dạy:25.8.2012
TÖÏ TÌNH
-HOÀ XUAÂN HÖÔNG-
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
-Cảm nhận tâm trạng buồn tủi , phẩn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống , khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
-Tài năng nghệ thuật thơ Nôm Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt , cách dùng từ ngữ ,hình ảnh giản dị , giàu sức biẻu cảm , táo bạo mà tinh tế.
2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3. Tư tưởng:
Cảm thông,chia sẻ những khát khao chính đáng của con người.
II. PHƯƠNG PHÁP DAỴ HỌC: thuyết minh kết hợp diễn giảng.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách chuẩn kiến thức, soạn giáo án.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở học
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Giới thiệu bài mới.
4.Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
1.Hoạt động 1: GV HD HS tìm hiểu chung
-GV cho HS đọc to phần tiểu dẫn SGK và tóm tắt những nét chính về cuộc đời của Hồ Xuân Hương?
- HS đọc và tóm tắt những nét chính.
-GV lắng nghe, nhận xét và khái quát chung.
? Trình bày những biểu biết của em về sự nghiệp thơ văn Hồ Xuân Hương ? Tác phẩm và nội dung thơ văn của bà?
? Đọc vài bài thơ của Hồ Xuân Hương mà em biết?
- HS theo dõi câu hỏi, phát biểu ý kiến xây dựng bài.
-GV theo dõi câu trả lời và đưa ra những nhận xét,đánh giá, khái quát lại nội dung chính.
2. Hoạt động 2: GV HD HS tìm hiểu văn bản.
- GV cho 2 HS lần lượt đọc văn bản,chú ý phân chia bố cục của văn bản?
-HS đọc, phân chia bố cục và nêu nội dung chính của từng phần.
-GV nhận xét,tổng hợp ý kiến.
? Hai câu thơ đầu đề cập đến những nội dung gì?
-HS theo dõi câu hỏi, phát biểu ý kiến xây dựng bài.
? Câu thơ thứ 2 tác giả sử dụng những biện pháp
nghệ thuật gì?
-GV theo dõi câu trả lời, nhận xét,đánh giá, khái quát lại nội dung chính.
? Hai câu 3 và 4 bàn luận về vấn đề gì?
HS theo dõi câu hỏi, phát biểu ý kiến xây dựng bài.
? Nhịp thơ,từ ngữ,hình ảnh thiên nhiên trong
Hai câu luận có gì đặc biệt?
-GV đọc lại một lần nữa hai câu thơ.
- HS lắng nghe và nhận xét nhịp thơ.
? Từ hình ảnh thiên nhiên ấy con người HXH hiện
lên với tính cách gì?
?Nhân xét về nhịp thơ trong hai câu cuối.?
? Từ xuân (đi) và xuân (lại lại) có đồng nghĩa? Nếu không thì nghĩa cụ thể của chúng là gì?
? Hai câu kết nói lên tâm sự gì của tác giả?
GV theo dõi câu trả lời, nhận xét,đánh giá, khái
quát lại nội dung chính.
? Nêu gíá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
3. Hoạt động 3:GV cho HS khái quát lại đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
a.Cuộc đời:
-Quê làng Quỳnh Đội , huyện Quỳnh Lưu , Nghệ An
-Con người vợ lẽ.
-Đi nhiều nơi, giao lưu kết bạn với nhiều bạn thơ.
-Là một thiên tài kĩ nữ nhưng tình duyên nhiều éo le , ngang trái
b: Sự nghiệp:
-Tác phẩm
+Thơ Nôm truyền tụng (trên dưới 40 bài).
+ Tập Lưu Hương kí gồm 24 bài thơ chữ Hán và 26 bài thơ chữ Nôm.
-Nội dung: thươngcảm, đề cao vẻ đẹp, khát vọng hạnh phúc người phụ nữ.
-Nghệ thụât:Trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian
Ò Bà chúa thơ Nôm.
2.Tác phẩm
a.Hòan cảnh sáng tác:
- Bài thơ thứ 2 , trong chùm 3 bài thơ .
-Sáng tác khi bà lấy chồng làm lẽ.
b.Thể loại:
Thể thơ Nôm Đường luật , thất ngôn bát cú
II. Đọc-hiểu văn bản:
1. Đọc-bố cục:
a. Đọc:
b. Bố cục: Đề-thực-luận-kết
2. Tìm hiểu văn bản:
a.Hai câu đề:
-Thời gian :đêm khuyaÒ Thời gian thích hợp để bộc bạch nỗi niềm.
-Âm thanh :tiếng trống canh dồnÒ Không gian vắng vẻ, yên lặng.
ÒBước đi dồn dập của thời gian, rối bời tâm trạng.
- Đảo ngữ: Trơ cái hông nhan.
- Đối: Cái hồng nhan- nước non.
ÒThể hiện cái cá thể trơ trọi trước cái rộng lớn, cái vô vô cùng.
-Hai biện pháp nghệ thuật trên hô ứng với nhau
nhấn mạnh cái trơ trọi,cô đơn đến tận cùng của người phụ nữ.
b.Hai câu thực:
- Người phụ nữ mượn hương rượu để che lấp nỗi buồn., nhưng càng uống lại càng tỉnh Ò HXH chua chát khi tự ý thức về thân phận lẻ loi của mình.
- Vầng trăng bóng xế: HXH muốn nói đến tuổi tác của mình đã qua cái thời son sắc.
- Khuyết chưa tròn: duyên tình chưa trọn vẹn.
Ò Nối đau về sự trớ trêu của duyên phận.
c. Hai câu luận:
- Nhịp thơ đột ngột nhanh, mạnh, tứ thơ vút lên.
- Nghệ thuật đảo ngữ: xiên ngang, đâm toạcÒsức sống mãnh liệt của thiên nhiên.
Ò Ý thức phản kháng mạnh mẽ,thể hiện khát vọng vượt thoát khỏi cái số phận hẩm hiu,lẽ mọn, phụ thuộc và bị động của bản thân..
Ò Thể hiện sức sống sống mãnh liệt,cá tính mạnh mẽ, ngang tàng, táo bạo.
d. Hai câu kết:
- Giọng thơ: chùng xuống như một tiếng thở dài.
- Xuân đi: tuổi xuân của đời con gái lặng lẽ phôi pha.
- Xuân lại lại: Thời gian cứ vô tình lặng lẽ trôi.
- Mảnh tình: duyên phận nhỏ nhoi của tác giảÒ san sẻ, chỉ còn lại tý con con.
Ò Tâm trạng ngao ngán, chán chường,buồn tủi vì dù có thách thức duyên phận, gắng gượng vươn lên khát vọng hạnh phúc nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch.
e. Nghệ thuật:
- Sử dụng từ thuần việt giàu hình ảnh, màu sắc, hình ảnh, đường nét.
- Xây dựng hình tượng độc đáo.
III. Tổng kết:
1.Nội dung: Tự tình thể hiện tâm trạng, thái độ của HXH: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Qua đó cho ta thấy khát vọng sống,khát vọng hạnh phúc của bà.
2. Nghệ thuật: Thể hiện tài năng độc đáo của Bà Chúa thơ Nôm trong việc sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng.
* Ghi nhớ: SGK
5. Củng cố:
- GV nhấn mạnh nội dung chính của tác phẩm.
- Cho HS đọc Tự tình I, nêu nhận xét sự giống và khác nhau giữa hai bài thơ.
6. Dặn dò:
- Học thuộc bài thơ.
- Soạn bài tiếp theo:” Câu cá mùa thu”- Nguyễn Khuyến.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần:2 Ngày soạn:25.8.2012
Tiết: 5,6 Ngày dạy:27.8.2012
CAÂU CAÙ MUØA THU
NGUYEÁN KHUYEÁN
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu Việt Nam vùng đông bằng Bắc Bộ và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân.
- Thấy được tài năng thơ Nôm với bút pháp tả cảnh và nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Nguyễn Khuyến.
2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3. Tư tưởng: Tình yêu thiên nhiên, đất nước.
II. PHƯƠNG PHÁP DAỴ HỌC:
Thuyết minh,gợi mở.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên: sách giáo khoa, sách chuẩn kiến thức, soạn giáo án.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở học.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ.
2.Giới thiệu bài mới.
3.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
1.Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
-GV cho HS đọc to phần tiểu dẫn SGK và tóm tắt những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Lê Hữu Trác?
-HS đọc và tóm tắt những nét chính.
-GV lắng nghe, nhận xét và khái quát chung.
? Nội dung thơ Nguyễn Khuyến?
-HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
-GV giải thích thêm về cảm hứng thế sự trong thơ Nguyến Khuyến.
-HS lắng nghe,ghi nhớ.
?Đề tài,xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm “ Thu điếu”
-HS phát biểu xây dựng bài.
-GV ghi nhận câu trả lời, bổ sung,sửa chữa.
2. Hoạt động 2: GV HD HS đọc- hiểu văn bản.
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
GV đưa ra các câu hỏi gợi ý:
?Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc?
?Từ điểm nhìn ấy,tác giả đã bao quát cảnh thu như thế nào?
?Mùa thu ở nông thôn Bắc Bộ được tác giả vẽ bằng những màu sắc gì? Màu nào là màu chủ đạo? Nó gợi lên cho chúng ta cảm giác như thế nào? Đó là mùa thu của vùng quê nào?
?Nêu nhận xét về không gian trong Câu cá mùa thu?
? Qua các chuyển động,màu sắc, âm thanh các em thấy cảnh thu được hiện lên như thế nào trong bài thơ?
? Không gian mùa thu đã góp phần diễn tả tâm trạng của tác giả như thế nào?
-HS theo dõi câu hỏi, phát biểu ý kiến xây dựng bài.
-GV theo dõi câu trả lời và đưa ra những nhận xét,đánh giá, khái quát lại nội dung chính.
? Bài thơ có những nét nghệ thuật sâu sắc?
?Cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu và tình thu?
3. Hoạt động 3: GV cho HS khái quát lại đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Nguyến Khuyến (1835-1909)
a. Cuộc đời:
-Hiệu:Quế Sơn,sinh ra ở huyện Ý Yên,tỉnh Nam Định,sống chủ yếu ở Yên Đổ-Bình Lục-Hà Nam.
-Là một người tài năng,có cốt cách thanh cao,có tấm lòng yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc.
b. Sự nghiệp:
- Sáng tác bằng cả chữ Nôm và chữ Hán với số lượng lớn,sáng tác nhiều thể loại (thơ,văn,câu đối) nhưng chủ yếu là thơ.
- Nội dung thơ Nguyễn Khuyến: nói lên tình yêu quê hương đất nước gia đình,bạn bè;phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực,thuần hậu,chất phác;châm biếm đả kích thức dân xâm lược,tầng lớp thống trị,đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái với dân, với nước.
Ú Ông là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.
2. Tác phẩm: Thu điếu
- Đề tài: mùa thu- đề tài quen thuộc trong thơ ca.
- Xuất xứ: là một trong ba bài thơ trong chùm thơ thu (Thu điếu, thu vịnh, thu ẩm) của Nguyễn Khuyến.
- Hoàn cảnh: viết trong thời gian sau khi cáo quan về ở ẩn tại quê nhà.
II. Đọc-hiểu văn bản:
1. Đọc-bố cục:
a. Đọc.
b.Bố cục: 3 phần
-Phần 1( hai câu đầu): Giới thiệu cảnh câu cá mùa thu.
-Phần 2( bốn câu tiếp): Cảnh thu câu cá.
-Phần 3(hai câu cuối): Tâm sự của nhà thơ.
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Cảnh thu:
-Điểm nhìn của nhà thơ:có sự thay đổi:từ gần(từ ao thu lạnh lẽo) Òcao( tầng mây lơ lủng),từ xa (ngõ trúc quanh co) Ògần( tựa gối ôm cần).
-Hình ảnh thu:
+Sóng gợn nhẹ,lá vàng rơi nhanh.
+Trời thu xanh cao,tầng mây lơ lửng.
+Lối vào làng quanh co,trúc mọc dày.
Ò Cảnh mùa thu đẹp,quen thuộc.
-Màu sắc thu:
+ Nước trong veo,sóng biếc,lá vàng rơi ÒHài hòa,dịu nhẹ.
+ Màu chủ đạo: màu xanh (xanh ao, xanh bờ,xanh bèo) ÒCảm giác lạnh lẽo,u buồn.
-Âm thanh thu:,Tiếng lá rơi,tiếng cá đớp mồiÒkhông gian yên ắng, vắng vẻ,tĩnh mịch.
Ò:Cảnh thu đẹp,hài hòa nhưng tĩnh lặng và thanh vắng
ÒĐặc điểm hồn thu của vùng nông thôn Bắc Bộ.
b. Tình thu:
“Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.
- Tác giả nói câu cá nhưng thưc chất là đang muốn đón nhận cảnh trời thu vào trong cõi lòng.
-Cõi lòng nhà thơ: yên tĩnh,vắng lặng. Thể hiện qua:
+Sự trong veo của nước.
+Cái hơi gợn tí của sóng.
+Cái độ rơi rơi khe khẽ của lá.
+Âm thanh khẽ động của cá đớp mồi
è Cảnh thu tĩnh lặng gợi sự cô quạnh,uẩn khúc và tâm sự thời thế của nhà thơ:buồn đau, bất lực trước thực trạng đất nước đau thương.
c. Nghệ thuật:
- Ngôn từ: trong sáng,giản dị,giàu tính tạo hình,biểu cảm.
- Bút pháp thủy mặc Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu họa
-Cách gieo vần đặc biệt: eo (lẽo,veo,teo teo,vèo) à diễn tả không gian thu nhỏ,khép kín của cảnh thu và tâm trạng u uất của tác giả.
.III. Tổng kết:
1.Nội dung:
Câu cá mùa thu miêu tả cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ,đồng thời cho ta thấy tình yêu thiên nhiên,đất nước và tâm trạng trước thời thế của Nguyễn Khuyến.
2. Nghệ thuật: Câu cá mùa thu thể hiện tài thơ Nôm của Nguyễn Khuyến.
*Ghi nhớ: SGK
V. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần:2 Ngày soạn:26.08.2012
Tiết: 8 Ngày dạy:28.08.2012
THAO TAÙC LAÄP LUAÄN PHAÂN TÍCH VAØ LUYEÄN TAÄP
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nắm được mục đích,yêu cầu của thao tác lập luận phân tích.
- Biết phân tích một vấn đề xã hội hoặc văn học.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng nhận diện và chỉ ra sự hợp lí,nét đặc sắc của các cách phân tích trong các văn bản.
- Viết các đoạn văn phân tích từ một ý cho trước.
- Viết bài văn phân tích về vấn đề xã hội hoặc văn học.
3. Tư tưởng:
Phát huy khả năng phân tích một vấn đề kinh tê,xã hội hoặc văn học.
II.PHƯƠNG PHÁP DAỴ HỌC:
Đàm thoại kết hợp gợi mở.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: sách giáo khoa, sách chuẩn kiến thức, soạn giáo án.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở học.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ.
2.Giới thiệu bài mới.
3.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
1. Hoạt động 1: GV HD HS tìm hiểu mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận phân tích.
- GV cho một HS đọc ngữ liệu trong SGK và trả lời các câu hỏi gợi ý.
- HS đọc to,rõ ràng. Sau đó thảo luận và trả lời các câu hỏi trong SGK.
? Xác định nội dung ý kiến đánh giá đối với nhân vật Sở Khanh?
?Để thuyết phục người đọc, tác giả đã phân tích ý kiến của mình như thế nào?
-HS trả lời theo hướng dẫn của GV.
? Chỉ ra sự kết hợp chặt chẽ giữa phân tích và tổng hợp trong đoạn trích?
- HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
- GV đặt câu hỏi:
? Em hiểu thế nào là thao tác lập luận phân tích?
- HS huy động kiến thức cũ để trả lời câu hỏi.
? Hãy nêu mục đích của thao tác lập luận phân tích?
-HS trả lời theo hướng dẫn của GV.
-Gv theo dõi câu trả lời và đưa ra những nhận xét,đánh giá. Khái quát lại nội dung chính và viết lên bảng .
? Thao tác lập luận phân tích phải đảm bảo các yêu cầu gì?
-HS trả lời theo hướng dẫn của GV.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách phân tích.
- GV cho HS đọc ngữ liệu trong mục II để tìm hiểu cách phâ
File đính kèm:
- ngu van 11.doc