Giáo án Ngữ văn lớp 7 Tuần 15 Tiết 57 Một thứ quà của lúa non: Cốm

I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được phongvị đặc sắc, nét đẹp vă hóa trong môt thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc.

 -Thấy và chỉ ra được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tùy bút của Thạch Lam

II. Chuẩn bị:

 - GV: sgk, sgv Ngữ văn 7

 - HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.

III. Tiến trình hoạt động:

Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số.

Bước 2: Kiểm tra bài cũ

 - Đọc thuộc, diễn cảm bài Tiếng gà trưa

 - Cảm tưởng của em về giấc mơ - quả trứng hồng của người cháu – chiến sĩ.

Bước 3: Bài mới

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2319 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 7 Tuần 15 Tiết 57 Một thứ quà của lúa non: Cốm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Tiết 57 Ngày dạy lớp:…………/……/2007 Ngữ văn. Bài 14. Văn bản: Một thứ quà của lúa non: Cốm Thạch Lam I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Cảm nhận được phongvị đặc sắc, nét đẹp vă hóa trong môt thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc. -Thấy và chỉ ra được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tùy bút của Thạch Lam II. Chuẩn bị: - GV: sgk, sgv Ngữ văn 7 - HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên. III. Tiến trình hoạt động: Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số. Bước 2: Kiểm tra bài cũ - Đọc thuộc, diễn cảm bài Tiếng gà trưa - Cảm tưởng của em về giấc mơ - quả trứng hồng của người cháu – chiến sĩ. Bước 3: Bài mới Hoạt động của giáo viên Hình thức hoạt động của HS Kiến thức cần đạt HS đọc chú thích sgk – 161 ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Thạch Lam và văn bản được học? ? Nêu những hiểu biết của em về thể loại tùy bút? GV đọc một đoạn, gọi học sinh đọc tiếp. Gọi học sinh nhận xét giọng đọc. ? Theo em, nhân vật của bài tùy bút này là ai? ? Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? Theo dõi phần văn bản 1 ? Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm được trình bày trong mấy đoạn văn ngắn? Mỗi đoạn nói về điều gì? ? Cội nguồn của Cốm được giới thiệu qua những câu văn nào? ? Tác giả đã dung cách nào để miêu tả cội nguồn của cốm? ? Tác dụng của cách miêu tả đó? GV: Lời văn giàu hình ảnh được tạo bằng cảm giác và tưởng tượng, điệu văn nhẹ nhàng êm ái được ngắt nhịp bởi nhiều dấu phẩy. Những điều đó khiến cho đoạn văn này gần gũi với thể loại văn học nào? ? Tại sao Cốm gắn liền với tên làng Vòng ( Dịch Vọng – Từ Liêm – Hà Nội ) ? Hình ảnh cô gái làng Cốm được miêu tả cụ thể qua những chi tiết nào? ? Hình ảnh đó có ý nghĩa gì? ? Chi tiết: Đến mùa Cốm, các người Hà Nội 36 phố phường vẫn thường ngóng trông cô hàng Cốm cho em hiểu điều gì? ? Từ những lời văn trên tác giả bộc lộ cảm xúc gì? - Phần văn bản này được trình bày theo phương thức nghị luận bình luận. - Theo dõi lời bình luận thứ nhất: Cốm là thứ quà riêng biệt.....giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam. Lời bình luận này gợi cho em cách hiểu mới mẻ nào về cốm? ? Lời bình luận thứ hai: Hồng cốm tốt đôi.....để hạnh phúc được lâu bền ? Tác giả bình luận về vấn đề gì? ? Sự hòa hợp tương xứng hồng cốm được phân tích trên những phương diện nào? ? Qua đó em hiểu thêm giá trị nào của Cốm ở lời bình 2? ? Như vậy, ở phần 2 giá trị của Cốm được đánh giá ở mặt nào? ? Qua đó tác giả muốn truyền tới bạn đọc tình cảm, thái độ nào trong ứng xử với thứ quà của dân tộc này? Đọc phần cuối. ? Phần cuối của văn bản tác giả đề cập đến sự thuởng thức Cốm ở những phương diện nào? - Phương diện 1: Cách ăn cốm - Phương diện 2: Cách mua cốm ? ở nội dụng 1 tại sao tác giả nói: Ăn Cốm phải ăn từng chút ít, thong thả, ngẫm nghĩ? ? Tác giả cảm nhận gì khi thưởng thức Cốm? ? Tác giả thưởng thức, cảm nhận Cốm bằng những giác quan nào? ? Tác dụng của cách cảm thụ này? ? Tác giả nhắc nhở mọi người như thế nào khi mua cốm? ? Những lí lẽ nào để tác giả thuyết phục người mua như vậy? ? Qua đó, em thấy tác giả có thái độ như thế nào đối với Cốm? ? Qua văn bản em hiểu biết gì về cốm? Nêu nhận xét của em về nét đẹp riêng của văn bản này? HS đọc ghi nhớ ? Cảm nghĩ về Cốm của Thạch Lam cho em hiểu gì về nhà văn này? Theo dõi chú thích sgk Độc lập Giải thích Độc lập. Theo dõi văn bản. Tìm chi tiết trong văn bản. Nhận xét Phân tích Giải thích. Tìm chi tiết trong văn bản. Phân tích. Thảo luận tự do Kết luận Tìm chi tiết trong tác phẩm. Phân tích Phân tích, bình luận. Kết luận Đọc và theo dõi phần cuối. Nhận xét, phân tích. Thảo luận tự do Tìm chi tiết trong văn bản. Phân tích Kết luận Đọc ghi nhớ Nhắc lại nội dung bài học. Độc lập I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: - Thạch Lam – tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh ( sau đổi Nguyễn Tường Lân ), ( 1910 – 1942 ), sinh tại Hà Nội - Ông là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn - Ông có sở trường về truyện ngắn, là một cây bút nhạy cảm, tinh tế. 2. Tác phẩm: - Một thứ quà của lúa non: Cốm, rút từ tập Hà Nội băm sáu phố phường 1943 - Tùy bút: Là những ghi chép những sự việc hình ảnh mà nhà văn quan sát được nhưng thiên về biểu cảm, chú trọng cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả về đối tượng biểu cảm. II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Đọc văn bản – tìm hiểu chú thích: - Chú ý: 3,4,5,6,7,8. - Văn bản biểu cảm: cảm nghĩ của con người về cốm. 2. Bố cục: a. Từ đầu đến chiếc thuyền rồng: cảm nghĩ về nguồn gốc của Cốm b. Tiếp đến kín đáo và nhũn nhặn: cảm nghĩ về giá trị văn hóa của Cốm c. Còn lại: Cảm nghĩ về sự thưởng thức Cốm 3. Phân tích: a. Cảm nghĩ về nguồn gốc của Cốm: - Cội nguồn của cốm: Các bạn có ngửi thấy … lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia...... ngàn hoa cỏ… Dưới ánh nắng......trong sạch của trời Dùng cảm giác và tưởng tượng qua những từ ngữ gợi hình, gợi cảm khêu gợi cảm xúc và tưởng tượng của người đọc, thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận về Cốm của tác giả. - HS tự nhận xét: Lời văn gần với lời thơ - Nơi cốm nổi tiếng: + Làng Vòng là nơi nổi tiếng nghề làm Cốm. + Cốm làng Vòng dẻo, thơm ngon nhất. - Cô hàng Cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ với các dấu hiệu đặc biệt là đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng… Cốm gắn liền với vẻ đẹp của người làm ra cốm là cô gái làng Vòng, cách Cốm đến với mọi người thật duyên dáng, lịch thiệp, vẻ đẹp của người tôn lên vẻ đẹp của Cốm ...Đến mùa cốm, các người Hà Nội 36 phố phường vẫn thườgn ngóng trông cô hàng cốm.. Cốm thành nhu cầu thưởng thức của người Hà Nội, Cốm đã ra nhập vào văn hóa ẩm thức của thủ đô. * Tình cảm của tác giả: Yêu quý, trân trọng cội nguồn trong sạch, đẹp đẽ, giàu sắc thái văn hóa dân tộc của Cốm b. Cảm nghĩ về giá trị văn hóa của Cốm: - Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước (…) mang cái mộc mạc, giản dị, thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam Lời bàn gợi những cách hiểu mới về Cốm: Cốm là quà tặng của đồng quê cho con người; Cốm là đặc sản của dân tộc, là thứ quà thiêng liêng ...Hồng cốm tốt đôi.....để hạnh phúc được lâu bền... Bình luận vấn đề dùng Cốm để làm quà sêu tết: - Hòa hợp tương xứng về màu sắc ( xanh tươi đỏ sắc ) - Hòa hợp về hương vị ( ngọt sắc thanh đạm ) Cốm góp phần cho nhân duyên tốt đẹp của con người * Cốm được đánh giá ở giá trị tinh thần, giá trị văn hóa dân tộc. Trân trọng và giữ gìn Cốm như một vẻ đẹp văn hóa, dân tộc. c. Cảm nghĩ về sự thưởng thức Cốm: - Cách ăn cốm: ăn từng chút ít, thong thả, ngẫm nghĩ.... Đó là cách ăn để cảm nhận hương vị của Cốm - Thấy thu lại cả trong hương vị ấy… mùi của lúa mới, cỏ dịa…, những ngày mùa hạ trên hồ… Cảm nhận cốm bằng khứu giác ( mùi thơm của lúa ); Xúc giác ( chất ngọt của Cốm ); Thị giác ( màu xanh của Cốm ) Khơi gợi cảm giác của bạn đọc về Cốm chứng tỏ sự tinh tế của người thưởng thức. - Cách mua cốm: ......hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve... Cốm là lộc của trời, là cái khéo léo của con người, là sự cố sức nhẫn nại và tiềm tàng của thần Lúa. Tác giả xem Cốm như một giá trị tinh thần thiêng liêng mà chúng ta phải trân trọng, giữ gìn. III. Ghi nhớ: sgk IV. Luyện tập: - Thạch Lam là người sành các món ăn ẩm thực Hà Nội - Tác giả ca ngợi một nét đẹp văn hóa truyền thống. Điều đó cho thấy tình cảm dân tộc tinh tế và sâu sắc của nhà văn Thạch Lam. Bước 4: Củng cố - Đọc diễn cảm đoạn đầu của văn bản Bước 5: Hướng dẫn về nhà - Học bài, nắm vững nội dung - Soạn: Sài Gòn tôi yêu _____________________________________________________________________ Tuần 15 Tiết 57 Ngày dạy lớp:…………/……/2007 Ngữ văn. Bài 14 Tiếng Việt: Chơi chữ I. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh hiểu được thế nào là chơi chữ - Hiểu được một số lối chơi chữ thông thường - Bước đầu cảm thụ được cái hay của phép chơi chữ II. Chuẩn bị: - GV: sgk, sgv Ngữ văn 7 - HS: Đọc trước bài III. Tiến trình hoạt động: Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ - Thế nào là từ đồng âm? lấy ví dụ? - Phát hiện các hiện tượng đồng âm trong câu ca dao sau: Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non Bước 3: Bài mới Hoạt động của giáo viên Kiến thức cần đạt Đọc bài ca dao Bà đi chợ cầu Đông… ( T163 ) - Gv dùng bảng phụ ghi nội dung bài ca dao ? Em hãy giải thích nghĩa của các từ lợi trong ví dụ? ? Các từ lợi trên được sử dụng theo đặc điểm gì? ? Qua đó em hiểu gì về dụng ý của người nói ( thầy bói )? ? Vậy, chơi chữ là gì? HS đọc ghi nhớ Đọc các ví dụ trong sgk – 164 ? Chỉ ra cách sử dụng chơi chữ của ví dụ? ? Chỉ ra cách sử dụng chơi chữ trong câu?+ ? Vậy, có các lối chơi chữ nào thường gặp? Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ sgk. Yêu cầu học sinh nhắc lại. ? Tìm các từ ngữ thực hiện phép chơi chữ? - HS hoạt động độc lập. ? Các tiếng chỉ sự vật gần gũi nhau? ? Chỉ ra lối chơi chữ trong bài 4 I. Thế nào là chơi chữ: 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: - Lợi 1: : thuận lợi, có ích cho bản thân - Lợi 2,3 : phần thịt để giữ răng Sử dụng theo đặc điểm của từ đồng âm - Thầy bói trả lời gián tiếp mang ý phê phán ( chê cười ) song không cay độc. nghệ thuật đánh tráo ngữ nghĩa gây lên cách hiểu bất ngờ, thú vị này gọi là nghệ thuật chơi chữ. 3. Ghi nhớ: sgk – 164 II. Các lối chơi chữ 1. Ví dụ:sgk - 164 2. Nhận xét: Ví dụ 1: - Đồng âm lời nói: ranh tướng (danh tướng ) - Tạo sự tương phản: tiếng tăm – nồng nặc Ví dụ 2: - Điệp phụ âm m Ví dụ 3: - Nói lái: cá đối – cối đá Ví dụ 4: - Chơi chữ bằng từ nhiều nghĩa và trái nghĩa, sầu riêng – vui chung 3. Ghi nhớ: sgk – 165 III. Luyện tập: Bài tập 1: sgk - 165 - Liu điu – rắn – hổ lửa – mai gầm - Ráo – lằn – hổ mang Bài tập 2: sgk - 165 thịt – mỡ – dò ( giò ) - nem – chả nứa – tre – trúc – hóp chơi chữ ( gần nghĩa, đồng nghĩa ) Bài tập 4: sgk - 166 Cam 1: Danh từ, chỉ chung một loại quả Cam 2: Tính từ: ngọt: chỉ sự hạnh phúc Khổ: đắng Bước 4: Củng cố - Thế nào là chơi chữ? Các lối chơi chữ? Bước 5: Hướng dẫn về nhà - Học bài, nắm chắc phần ghi nhớ - Làm bài tập 3( sgk ), bài tập thêm trong sách bài tập. ____________________________________________________________ Tuần 15 Tiết 59 Ngày dạy lớp:…………/……/2007 Ngữ văn. Bài 13 Làm văn: Tập làm thơ lục bát I. Mục tiêu cần đạt: - Qua bài học giúp học sinh phân biệt được thơ lục bát với vần 6/8 - Học sinh thấy được vẻ đẹp của thơ truyền thống Việt Nam với những mẫu mực như ca dao… từ đó có hứng thú tập làm thơ lục bát - Rèn luyện kỹ năng phân tích thi luật thơ lục bát II. Chuẩn bị: - GV: sgk, sgv Ngữ văn 7 - HS: Sưu tầm những bài thơ lục bát và ca dao. III. Tiến trình hoạt động: Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ - Em đã được làm quen với những thể thơ nào? - Đọc một bài thơ ngũ ngôn mà em đã học? Phân tích luật thơ? - Đọc một bài ca dao ( hoặc thơ ) làm theo thể lục bát. Nhận xét đặc điểm của thể thơ? Bước 3: Bài mới Hoạt động của giáo viên Kiến thức cần đạt GV ghi ví dụ lên bảng phụ - GV gọi học sinh đọc các bài ca dao và thơ. ? Các văn bản trên có đặc điểm gì giống và khác nhau? - Thảo luận tự do ? Từ những ví dụ trên hãy nêu kết luận về thơ lục bát? HS theo dõi ví dụ ? Cặp câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng? ? Số câu trong bài? ? Nhận xét về vần trong câu? ? Vần được đặt ở vị trí nào? ? Luật bằng ( b) trắc ( t) trong câu thơ? Chú ý: tiếng 6,8 trong câu 8 không được hoàn toàn trùng dấu ? Nhịp thơ thường gặp HS đọc ghi nhớ - GV gọi học sinh nhắc lại ? Tìm hiểu về đặc điểm thơ lục bát qua khổ thơ sau: Mình về mình có nhớ ta Mười năm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ mình Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn ( Tố Hữu ) I. Phân biệt thơ lục bát với văn vần 6/8 1. Tìm hiểu ví dụ: Bài 1: Các bạn trong lớp ta ơi Thi đua học tập phải thời tiến lên Tiến lên liên yục đừng quên Nhì trường, nhất khối khỏi phiền thầy cô Chúc mừng các bạn hoan hô Liên hoan sơ kết ven bờ hồ Tây … ( Báo tường trường THCS Nhật Tân ) Bài 2: Con mèo con chó có lông Cây tre có mắt nồi đồng có tai… ( ca dao ) Bài 3: Đường vô sứ nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ ( ca dao ) 2. Nhận xét: - Điểm giống nhau: đều làm theo lối thơ 6/8 ( cấu tạo giống nhau ) - Điểm khác nhau: + Bài 1, 2 chỉ là văn vần có giá trị thông tin, nhận biết, không có giá trị biểu cảm + Bài 3: Không chỉ tả đường vào xứ Nghệ mà còn bộc lộ niềm tự hào và tình yêu quê hương đất nước 3. Kết luận: - Thơ lục bát phải là những văn bản có cấu tạo thành một cặp 6/8, có giá trị biểu cảm, gợi những liên tưởng phong phú về hạnh phúc, về cuộc sống. II. Luật thơ lục bát: 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: - Về hình thức: Cặp câu thơ lục bát dòng trên 6 tiếng, dòng dưới 8 tiếng - Về số câu: Số câu trong bài không hạn định ( tối thiểu là 1 cặp ) - Về vần: + Chủ yếu là vần bằng ( vần lưng – vần chân nối tiếp nhau) - + Tiếng thứ 6 câu 6 vần với tiếng 6 câu tiếp * Luật bằng trắc: + Các tiếng lẻ: tự do + Các tiếng chẵn: theo luật 2 4 6 8 b T b b T b b - Nhịp thơ: có thể gặp các kiểu sau: + Câu 6: 2/2/2, 2/4, 4/2, 3/3, 1/5 + Câu 8: 2/2/2/2, 4/4/, 2/4/2, 3/1/2/2 3. Ghi nhớ: sgk - 167 II. Luyện tập: Nhận xét về thể thơ: - Câu 6 chữ / câu 8 chữ - Gồm bốn câu nhưng có thể thêm nhiều câu khác. - Vần bằng luật 2 4 6 8 / / ota O / otha / - Nhịp thơ: 2/4 ; 4/4 ; … Bước 4: Củng cố - Nhắc lại các đặc điểm của thể thơ lục bát Bước 5: Hướng dẫn về nhà - Học bài, nắm vững thể thơ lục bát - Tập làm thơ lục bát - Sưu tầm những câu thơ, bài thơ lục bát _________________________________________________________________ Tuần 15 Tiết 60 Ngày dạy lớp:…………/……/2007 Ngữ văn . Bài 13. Làm văn: Tập làm thơ lục bát I. Mục tiêu cần đạt: - Trên cơ sở nắm vững kiến thức về thơ lục bát, học sinh tập làm thơ lục bát đúng luật và có cảm xúc. - Giáo dục thái độ yêu quý, trân trọng những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. II. Chuẩn bị: - GV: sgk, sgv Ngữ văn 7 - HS: Theo sự hướng dẫn của giáo viên III. Tiến trình hoạt động: Bước1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ - Nêu những đặc điểm cơ bản của thơ lục bát? - Thơ lục bát khác văn vần 6/8 ở điểm nào? Bước 3: Bài mới Hoạt động của giáo viên Kiến thức cần đạt ? Điền nối tiếp vào dấu… để được câu ca dao trọn vẹn? - HS hoạt động nhóm - GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày. ? Lý giải vì sao em điền từ đó? ? Chỉ ra chỗ sai trong các câu lục bát? Hãy sửa lại cho đúng? ? Những câu lục bát sau có sai luật không? Thử giải thích? Tò vò mày nuôi con nhện Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi Tò vò ngồi khóc tỉ ti Nhện ơI, nhện hỡi, nhện đi đằng nào? ( Ca dao ) Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương… ? Cho câu lục viết tiếp câu bát? ? Cho câu bát hãy làm trở lại câu lục? II. Luyện tập: Bài tập 1: Làm thơ lục bát theo mô hình ca dao: - Có thể điền: - Em ơi đi học trường xa Cố học cho giỏi kẻo mà mẹ mong - Anh ơi phấn đấu cho bền Mỗi năm mỗi lớp mới nên con người. - Ngoài vườn ríu rít tiếng chim Trong sân mèo mướp lim dim ngủ ngày - Giải thích: + Điền để đảm bảo về vần và về ý nghĩa của câu. Bài tập 2: a) Các câu lục bát bị lạc vần : có cam có quýt có bòng có na không hiệp vần với cây quí đủ loài - Có thể sửa: có cam, có quýt, có mai , có đào b) Câu bát cũng bị lạc vần: phấn đấu tiến lên hàng đầu không hiệp vần với là tuổi học hành - Có thể sửa: phấn đấu trở thành trò ngoan Bài tập 3: - Các câu ca dao không sai luật mà theo luật thơ lục bát biến thể: 2 4 6 8 b b t( v) b t t (v ) b Bài tập 4: - Sông Hồng chảy về biển Đông - Mùa xuân em đi trồng cây… Bài tập 5: - Gió xuân ấm áp đang về với ta Tóc thầy bạc trắng, tóc em xanh rì Bước 4: Củng cố - Đọc bài tập của học sinh ( Bài 4,5 ) Bước 5: Hướng dẫn về nhà - Học bài, nắm vững luật thơ lục bát - Tập làm thơ lục bát - Soan: Sài Gòn tôi yêu Kí duyệt của tổ chuyên môn Kí duyệt của ban giám hiệu

File đính kèm:

  • docTuan 15.doc
Giáo án liên quan