Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 1, 2 Tôi đi học

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra tập sách của học sinh.

3. Giới thiệu bài mới:

Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong tâm trí. Đặc biệt càng đáng nhớ hơn là kỉ niệm, là ấn tượng của ngày đầu tiên đến lớp. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhà văn Thanh Tịnh trở về ngày đầu tiên của tuổi học trò để gặp lại “Những kỉ niệm mơn man” với tác phẩm “Tôi đi học”.

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4367 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 1, 2 Tôi đi học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKI) Tuần 1 BÀI 1: Tiết 1+2: Tôi đi học. Tiết 3: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Tiết 4 : Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Hiểu được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên qua ngòi bút giàu chất trữ tình của Thanh Tịnh. Phân biệt được cấp độ khái quát khác nhau của nghĩa từ ngữ . Bước đầu biết cách viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề văn bản. Tiết 1+2: VĂN BẢN: TÔI ĐI HỌC I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra tập sách của học sinh. Giới thiệu bài mới: Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong tâm trí. Đặc biệt càng đáng nhớ hơn là kỉ niệm, là ấn tượng của ngày đầu tiên đến lớp. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhà văn Thanh Tịnh trở về ngày đầu tiên của tuổi học trò để gặp lại “Những kỉ niệm mơn man” với tác phẩm “Tôi đi học”. Các hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng -Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích. -Gọi HS đọc phần chú thích SGK trang 8 -Gọi HS nhắc lại vài nét về tác giả, tác phẩm. -GV chốt lại. ? “Tôi đi học” thuộc kiểu văn bản nào? ( tự sự) ? Chuyện kể theo ngôi thứ mấy? Dặc điểm của cách kể này? à Ngôi 1, là vị trí cho phép người kể trực tiếp kể những gì mình biết, mình thấy, mình chịu trách nhiệm à lời kể thân mật gần gũi mang màu sắc cảm xúc cá nhân, làm nổi bật tâm trạng. -Hướng dẫn cách đọc: đọc với giọng tâm tình, hồi tưởng. -GV đọc mẫu – gọi HS đọc lại. -Giải nghĩa: Oân đốc, lớp ba, lớp 5,lạm nhận. -Tìm bố cục của truyện? -Bố cục: 3 đoạn a. Đoạn 1: “Hằng năm…trên ngọn núi”. Tâm trạng, cảm giác nhân vật “tôi” trên con đường cùng mẹ đến trường. b. Đoạn 2: “Trước sân trường… nghỉ cả ngày nữa ”: tâm trạng, cảm giác của “Tôi” khi đến trường. c. Đoạn còn lại: “Tôi” đón nhận giờ học đầu tiên. ? Truyện kể về điều gì? Những kỉ niệm của buổi tựu trường được nhà văn diễn tả theo trình tự nào? ( Kể chuyện đi học, theo trình tự thời gian một buổi tựu trường) -Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản ? Những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên được “Tôi” nhớ lại vào lúc nào? ( Buổi tựu trường đầu tiên với không gian và thời gian đậm chất thơ đó là mùa thu lá rụng mây bàng bạc, chính vì vậy mà để lại những kỉ niệm mới lạ “cứ mơn man mãi trong lòng”.) ? Tác giả đã nhớ lại cảm giác sâu lắng nào trong thuở ấy? ( “Tôi ” quên sao được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong , lòng tôi như mấy mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.) ?Cách diễn đạt ấy có gì đặc biệt không ? ( So sánh giàu hình ảnh. Gợi cảm gắn với cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng trữ tình à cảm nghĩ trừu tượng trở nên cụ thể gần gũi, dễ đi vào lòng người.) ?Trên đường cùng mẹ đến trường “Tôi ” đã có tâm trạng như thế nào? à Cảm nhận về con đường, thay đổi về hành vi. - Cảm giác mới lạ. đầy ngỡ ngàng ấy, càng đậm nét “Tôi” đứng trước ngôi trường, khi nghe tên gọi và phải rời bàn tay mẹ đi vào lớp. Em hãy tìm những hình ảnh, những chi tiết chứng tỏ tâm trạng ấy? -Khi ngồi trong lớp học đón nhận giờ học đầu tiên tâm trạng của “Tôi” ra sao? *Thảo luận: Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của người lớn( ông đốc, thầy giáo, phụ huynh) đối với các em bé lần đầu tiên đến lớp? ( Hạnh phúc tuổi thơ: Được yêu thương chăm sóc, được đi học.) -Tìm và phân tích các hình ảnh (so sánh trong văn bản) ….như mấy cành hoa ….như một làn mây ….như một con chim àSo sánh giàu hình ảnh, gợi cảm, man mác chất thơ, chất trữ tình. ? Nhận xét nghệ thuật đặ sắc của truyện? Chất thơ của tác phẩm được tạo nên từ đâu? àTừ bản thân tình huống truyện, các hình ảnh trong truyện, cách so sánh giàu chất trữ tình. ?Truyện là sự hồi tưởng về quá khứ đã xa mà thật mới mẻ như mới hôm qua. Tại sao vậy? àLà kỉ niệm sâu sắc, luôn in đậm trong tâm trí tâm hồn tác giả trong sáng, tình cảm êm dịu, trong trẻo. -Đọc tác phẩm, ta thấy toát lên vẻ nhẹ nhàng mà thấm sâu mang dư vị vừa man mác buồn thương, vừa ngọt ngào quyến luyến. * Hoạt động 3: -Học sinh làm trong lớp( ý lớn) sửa miệng. -Về nhà viết thành đoạn văn hoàn chỉnh. I Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 1) Tác giả: -Thanh Tịnh (1911-1988) -Tên thật: Trần Văn Ninh -Quê quán : Thành phố Huế. Thành công ở truyện ngắn và thơ -Tác phẩm : Hận chiến trường, Quê mẹ, ngậm ngải tìm trầm. 2) Xuất xứ: -Trích “Quê mẹ” xuất bản năm 1941. II Đọc vàTìm hiểu văn bản: 1) Tâm trạng của nhân vật “Tôi” trong ngày đầu tiên đi học. * Trên đường đi học: -Con đường này… tự nhiên thấy lạ…trong lòng có sự thay đổi lớn… -Cảm thấy trang trọng và đứng đắn. -Muốn thử sức mình… àTâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ. * Trong sân trường: -Trường trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm. -Lo sợ, bỡ ngỡ… như con chim con. -“Nghe gọi đến tên … giật mình và lúng túng”. -Chưa lần nào thấy xa mẹ như lần này. * Trong lớp học: -Gì…cũng thấy lạ và hay hay. -Người bạn chưa quen nhưng không cảm thấy xa lạ. -Chăm chỉ nhìn thấy. à Cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi với mọi vật, vừa ngỡ ngàng mà vừa tự tin. 2) Nghệ thuật đặc sắc của truyện: - Bố cục thep dòng hồi tưởng, trình tự thời gian của buổi tựu trường. -Kết hợp hài hoà giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm. -Giàu chất thơ, chất trữ tình. III Ghi nhớ: SGK trang 9 IV Luyện tập: 1. Phát biểu cảm ngĩ của em dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Tôi đi học”. 2.Viết một đoạn văn ngắn: em có cảm xúc gì về ngày đầu tiên đi học. Củng cố: Dặn dò: Học thuộc bài, tác giả tác phẩm, ghi nhớ. Viết đoạn văn hoàn chỉnh ( luyện tập)- Soạn bài mới : “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”. @?@?@?@?&@?@?@?@? Tiết 3: CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA TỪ NGỮ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu bài mới: Ở lớp 7, các em đã tìm hiểu về mối quan hệ nghĩa của từ: quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa. Hôm nay, chúng ta ssẽ đi vào một mối quan hệ khác về nghĩa của từ: mối quan hệ bao hàm qua bài “Cáp độ khái quát về nghĩa của từ”. Các hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng Cá Thú Chimm Động vật * Hoạt động 1: Nhắc lại mối quan hệ đồng nghĩa và trái nghĩa của từ ngữ. ? Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa? Cho ví dụ? ( Từ đồng nghĩa: những từ có nghĩa tương ứng tự nhau. Có hai lọai từ đồng nghĩa: từ đồng nghĩa hoàn toàn, Vd: má- mẹ, từ đồng nghĩa không hoàn toàn, Vd: ăn- xơi.) ? Thế nào là từ trái nghĩa? Cho Vd. ( Những từ trái nghĩa: có ý nghĩa trái ngược nhau; Vd: Sống- chết) * Hoạt động 2: Cho học sinh quan sát sơ đồ trên bảng và gợi dần học sinh trả lời câu hỏi. ? Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá? Vì sao? ( Rộng hơn, vì nói đến “động vật” là bao gồm cả “Thú”, “Chim”, “Cá”…) ? Nghĩa của từ “Thú” rộng hay hơn hẹp hơn nghĩa của các từ “Voi, hươu”? Vì sao? ( Rộng hơn, vì nói đến “Thú” là bao gồm cả “Voi, hươu”) ?Nghĩa của từ “Chim”rộng hay hơn hẹp hơn nghĩa của các từ “Tu hú, sáo”? Vì sao? (Rộng hơn, vì nói đến “Chim” là bao gồm cả “Tu hú, sáo”. ? Nghĩa của từ “Cá” rộng hay hơn hẹp hơn nghĩa của các từ “Cá rô, cá thu”? Vì sao? (Rộng hơn, vì nói đến “Cá” là bao gồm cả “Cá rô, cá thu”. ?Như vậy, Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào? ( “Thú, chim, cá” rộng hơn nghĩa của những tư ø “voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu” đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ “động vật”.) -GV vẽ sơ đồ lên bảng. * Hoạt động 3: Gợi dẫn để học sinh tổng kết 3 điều trong phần ghi nhớ. ? Khi nào thì một từ ngữ được coi là nghĩa rộng hay nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác? ? Có phải bao giờ một từ ngữ chỉ có nghĩa rộng ( hoặc nghĩa hẹp) hay không? * Hoạt động 4: Luyện tập I Tìm hiểu bài: 1.Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp. Voi, hươu tu hú, sáo cá rô, cá thu * Mối quan hệ về nghĩa giữa những từ trên được biểu thị bẳng sơ đồ sau: Tu hú, sáo Voi, hươu Cá rô, Cá thu thú động vật chim cá II Bài học Ghi nhơ SùGK trang 10 III Luyện tập: 1) Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ ngữ sau: Quần đùi, Quần dài Aùo dài, Aùo sơ mi quần Y phục Aùo 2) Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với các từ ngữ ở mỗi nhóm sau: Từ ngữ nghĩa rộng là chất đốt. Từ ngữ nghĩa rộng lànghệ thuật. Từ ngữ nghĩa rộng là thức ăn. Từ ngữ nghĩa rộng là nhìn. Từ ngữ nghĩa rộng là đánh. Bài 3,4,5 về nhà làm. Củng cố: Khi nào một từ được coi là nghiã rộng ( hay nghiã hẹp) so với từ ngữ ngữ khác? Cho Vd? Dặn dò: Học bài-soạn bài Trường từ vựng. Xem trước “Tính thống nhất trong văn bản” @?@?@?@?&@?@?@?@? Tiết 4: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu bài mới: Một văn bản khác hẳn với những câu hỗn độn do nó có tính mạch lạc và tính liên kết. Chính những điều này làm cho văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề. Thế nào là chủ đề và tính thốnh nhất về chủ đề của văn bản được biểu hiện qua những bình diện nào? Bài học hôm nay sẽ làm rõ những điều ấy. Các hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng * Hoạt động 1: Học sinh nắm được khái niệm chủ đề văn bản. _ Học sinh đọc thầm lại văn bản “Tôi đi học” ( Thanh Tịnh) và cho biết: ? Tác giả nhớ lại những kỷ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? ? Những hồi tưởng ấy gợi lên những cảm giác như thế nào trong lòng tác giả? ( Những hồi tưởng về kỷ niệm ngày đầu tiên đi học tạo ấn tượng sâu đậm , không thể nào quên.) ?Như vậy, vấn đề trọng tâm được tác giả đặt ra qua nội dung cụ thể của văn bản là gì? ( Tâm trạng, cảm giác của một cậu bé lần đầu tiên đi học) ð Nội dung trả lời các câu trên chính là chủ đề của văn bản “Tôi đi học”. ? Em hiểu thế nào là chủ đề của văn bản? ( Vấn đề trọng tâm, vấn đề chính được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ của văn bản ) * Hoạt động 2: Học sinh khái quát được những điều kiện để đảm bảo tính tống nhất của chủ đề văn bản. ? Căn cứ vào đâu em biết văn bản “Tôi đi học”nói lên những kỷ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên? ? Hãy tìm những chi tiết miêu tả “cảm giác trong sáng” của nhân vật “tôi” ở buổi đầu đến trường. Những từ ngữ nào chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật “tôi” suốt cả cuộc đời? ( chú ý những từ ngữ nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của “tôi” trên con đường cùng mẹ đến trường, khi cùng các vào lớp với những cảm nhận khác biệt về một sự vật, sự việc trước và trong buổi đến trường.) ð Tất cả những chi tiết đều tập trung biểu hiện chủ đề của văn bản ( đó là những “cảm giác trong sáng ” của “tôi” ngày đầu tiên đến trường). Đó chính là tính thống nhất của chủ đề văn bản. ?Từ việc phân tích trên, hãy cho biết thế nào là tính thống nhất của chủ đề văn bản? Tính thống nhất này được thể hiện ở những phương diện nào? Làm thế nào để viết được những văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề ? ( Muốn viết được một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, trước hết cần xác định vấn đề trọng tâm , sau đó sắp xếp ý theo trình tự hợp lý, lựa chọn từ ngữ, đặc câu sao cho tất cả tập trung biểu hiện vấn đề đó.) -Học sinh đọc ghi nhớ. I Chủ đề của văn bản -Những kỷ niệm sâu sắc trong lòng tác giả: Kỷ niệm ngày đầu tiên đi học. -Trên con đường cùng mẹ đến trường, tâm trạng hồi hộp, cảm giác mới mẻ vừa lúng túng vừa muốn khẳng định mình. -Tâm trạng ngỡ ngàng, lo sợ khi đứng trước ngôi trường, nghe gọi tên mình và phải rời tay mẹ để vào lớp. -Đón nhận giờ học đầu tiên trong cảm giác gần gũi, thân thuộc với mọi vật, bạn bè cùng thái độ nghiêm túc, tự tin. ð Chủ đề của văn bản: Những kỷ niệm hồn nhiên, trong sáng của tác giả về buổi đầu tiên khai trường. II Tính thống nhất về chủ đề của văn bản 1.Những căn cứ để xác định chủ đề văn bản “Tôi đi học”. -Nhan đề. -Các từ ngữ: “Những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”, “lần đầu tiên đến trường”, “hai quyển vở mới” -Các câu: + “Hằng năm…. buổi tựu trường” + “Tôi quên thế nào được cảm giác trong sáng ấy”. + “Hai quyển vở mới…bắt đầu thấy nặng”. + “Tôi bặm tay …chúi xuống đất”. 2.Những chi tiết miêu tả “ cảm giác trong sáng ” của nhân vật “tôi”. a. Trên đường đi học: -Con đường: quen đi lại lắm lần à hôm nay thấy lạ… -Không lội qua sông thả diều, không đi ra đồng nô đùa àthấy mình trang trọng đúng đắn. b. Trên sân trường: -Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo, sạch sẽ hơn các nhà trong làngà oai nghiêm nên lo sợ vẫn vơ. -…bỡ ngỡ, nép bên người thân, nức nở khóc… c. Trong lớp học: -Có những hôm đi chơi suốt cả ngày… vẫn không thấy xa nhà, xa mẹ à chưa lần nào thấy xa mẹ như lần này. III Ghi nhớ: SGK trang 12 IV Luyện tập: Làm bài tập trang 13 Củng cố: Tính thống nhất của chủ đề văn bản được thể hiện ở những phương diện nào? Dặn dò: làm bài tập –Soạn bài Trong lòng mẹ. @?@?@?@?&@?@?@?@?

File đính kèm:

  • docBai (1).doc