Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 108 Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

I/. Mục tiêu cần đạt:

 HS sơ bộ nắm được vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận và cách đưa các yếu tố đó trong bài văn nghị luận.

II/. Chuẩn bị:

 -GV: Giáo án, SGK, SGV.

 -HS: Bài soạn, SGK

III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1/. Kiểm tra: Kiểm tra bài soạn hs

2/. Bài mới: GV giới thiệu bài

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7894 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 108 Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 108 BÀI 26 Ngày soạn: 16/03/2007 TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I/. Mục tiêu cần đạt: HS sơ bộ nắm được vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận và cách đưa các yếu tố đó trong bài văn nghị luận. II/. Chuẩn bị: -GV: Giáo án, SGK, SGV. -HS: Bài soạn, SGK III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1/. Kiểm tra: Kiểm tra bài soạn hs 2/. Bài mới: GV giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Bài học sinh ghi Hoạt động 1: HS: đọc văn bản GV: Hãy tìm những từ ngữ biểu lọ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong văn bản trên? HS: Trả lời phần bài học sinh ghi. GV: Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính biểu cảm, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh có giống với Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn? HS: Giống nhau. Vì có nhiều từ ngữ và nhiều câu văn có giá trị biểu cảm. GV: Cả hai bài không phải là văn biểu cảm. Vì sao? HS: Vì tác phẩm viết ra chủ yếu không phải bộc lộ tình cảm mà mục đích là nêu quan điểm, ý kiến để bàn luận (nghị luận). GV: Yêu cầu hs đọc và trả lời câu 2 HS: Vì nó có chứa yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm có khả năng nhiều nhất trong việc làm nên cái hay cho văn bản. GV: Yếu tố biểu cảm có vai trò gì trong văn nghị luận? HS: Trả lời phần 1 ghi nhớ (SGK.97) GV: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận? HS: Phảo suy nghĩ đúng, suy nghĩ sâu về các vấn đề. Luận điểm, luận cứ, lập luận … mà còn phải thật sự xúc động trước mhữmg điều đang nói, đang viết, đang bàn luận. GV: đọc câu b và c HS: b. Chưa đủ. Phải rèn luyện năng lực sử dụng từ ngữ biểu cảm và tình cảm chân thành. c. Không. Phải biết kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố biểu cảm, phải phù hợp với lập luận. GV: Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn cần phải có những gì? HS: Trả lời mục 2 ghi nhớ (SGK. 97) Hoạt động 2: HS thảo luận nhóm I/. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận: ŠCác từ ngữ biểu cảm: Hỡi, muốn, phải, nhân nhượng, lấn tới, quyết tâm, cướp, không, thà, chứ nhất định không chịu, phải đứng lên, hể là, thì, ai có, dùng, ai cũng phải. ŠCâu cảm thán: -Hỡi đồng bào và chiến sĩ toàn quốc! -Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! -Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Thắng lợi nhất định thuộc về ta. -Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! -Kháng chiến thắng lợi muôn năm! Ghi nhớ (SGK. 97) II/. Luyện tập: Câu 1: Yếu tố biểu cảm Biện pháp Tác dụng Tên da đen bẩn thỉu, tên An-nam-mit bẩn thỉu, con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ tự do, công lí Giễu nhại, đối lập Phơi bày bản chất dối trá, lừa bịp của bọn thực dân Pháp một cách rõ nét và nổi bật, gây cười. →Tiếng cười châm biếm sâu cay. Nhiều người bản xứ đã chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy biển để bảo về tổ quốc của các loài thủy quái. Một số khác lại bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng. Từ ngữ, hình ảnh mỉa mai, giọng điệu tuyên truyền của thực dân Pháp. Ngôn từ đẹp đẽ, hào nhoáng (mĩ miều) không che đậy được thực tế phủ phàng. Lời mỉa mai thể hiện thái độ khinh bỉ sâu sắc và cả sự chế nhạo, cười cợt. →Tiếng cười châm biếm sâu cay. Câu 2: -Thể hiện nỗi buồn và khổ tâm của một người thầy tâm huyết và chân chính trước vấn nạn học vẹt, hpcj tủ trong học ngữ văn. -Cách biểu hiện cảm xúc rất tự nhiên, chân thật. Khi phân tích lí lẽ vẫn thấy nổi lên một tấm lòng, một nỗi buồn lo, đang cần chia sẻ, tâm sự, nhắc nhở, khuyên nhủ. Câu 3: HS thảo luận viết đoạn văn, sau đó trình bày. Học vẹt và học tủ là một trong những vấn đề mà các bạn học sinh chúng ta hiện nay đang áp dụng. Các bạn ấy không thấy được học vẹt rất có hại cho bản thân. Vì khi học như thế chúng ta sẽ không nhớ được lâu vì chúng ta không hiểu câu văn ấy nói gì khi lên trả bài nếu không nhớ một trong các từ ngữ mà chúng ta học thì chúng ta sẽ quên ngay. Còn nếu như chúng ta học bài và suy nghĩ xem câu ấy nói về cái gì và ý nghĩa ra sau, khi trả bài chúng ta có thể tùy cơ ứng biến theo câu hỏi của giáo viên. Học tủ còn tai hại hơn! Nếu giáo viên cho đúng phần mình học thì mình sẽ có điểm cao. Nhưng ngược lại chúng ta sẽ không có điểm và nếu thế thì phần kiến thức ấy chúng ta không có cơ hội để biết thực chất mình có thể hiểu được bao nhiêu. Vậy nên ngay bây giờ tôi khuyên các bạn phải từ bỏ ngay ý định học vẹt đi, và nếu bài nào không hiể thì hãy nhờ thầy, cô giảng lại cho chúng ta. Có như thế thì sau này chúng ta mới có thể tiến bộ hơn nữa trong học tập và nó là con đường để giúp chúng ta thành công sau này. 3/. Củng cố: HS nhắc lại ghi nhớ. 4/. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Soạn bài: Đi bộ ngao du -Trả lời các câu: 1, 2 (SGK. 101) -Khi nào thì tác giả dùng từ “ta” và khi nào thì xưng “tôi”?

File đính kèm:

  • doc(T108)Tim-hieu-yeu-to-BC-trong-van-NG.LUAN.doc
Giáo án liên quan