Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 64: Ôn tập Tiếng việt - Năm học 2019-2020

Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ - Nghĩa của từ ngữ có thể rộng hoặc hẹp nghĩa của từ ngữ khác.

- Một từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm pvi nghĩa của từ nhữ khác.- Một từ ngữ có nghĩa hẹp khi pvi nghĩa của nó bị bao hàm trong pvi nghĩa của từ ngữ khác.

- Một từ vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp.

Trường từ vựng - Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

Từ tượng hình - Từ gợi tả hình ảnh, âm thanh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

Từ tượng thanh - Từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.

Từ ngữ địa phương -- Từ ngữ chỉ sử dụng ở một địa phương nhất định.

Biệt ngữ xã hội - Từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định

Trợ từ - Những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó

Thán từ - Từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi, đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi được tách ra thành một câu đặc biệt.

 

docx3 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 64: Ôn tập Tiếng việt - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 17- Tiết 64: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Hệ thống các kiến thức về từ vựng và ngữ pháp Tiếng Việt đã học ở học ở Học kì I. 2. Kỹ năng: - Nhận biết và vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học ở HKI. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức ôn tập, củng cố kiến thức thường xuyên, cập nhật. 4. Năng lực: - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác, - Năng lực riêng: sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức, cảm thụ văn học. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1. Giáo viên: Sgk, sgv, giáo án. 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi(SGK). C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 2. Kiểm tra: lồng ghép trong tiết dạy 3. Bài mới Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt. Hoạt động khởi động (3 phút) - Cho HS chơi trò chơi lật ô chữ. - Luật chơi: Chia lớp thành bốn nhóm (Theo tổ). Các nhóm lần lượt cử đại diện lên trả lời các câu hỏi để lật ô chữ hàng ngang. Nhóm nào trả lời được nhiều ô hàng ngang nhất hoặc nhóm có tín hiệu trả lời ô từ khóa hàng dọc trước nhất là nhóm thắng cuộc. - Các nhóm chơi dưới sự hướng dẫn của người quản trò - Trả lời đúng câu hỏi lật được các ô chữ. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10 phút) B. HĐ hình thành kiến thức mới (10’) - Gv cung cấp bảng phụ ghi các kiến thức đã học có thể khuyết phần tên hoặc nội dung để hs quan sát và điền . - Quan sát và điền những ô thiếu. I. Lí thuyết : BẢNG THỐNG KÊ. STT Tên kiến thức Nội dung 1 Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ - Nghĩa của từ ngữ có thể rộng hoặc hẹp nghĩa của từ ngữ khác. - Một từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm pvi nghĩa của từ nhữ khác.- Một từ ngữ có nghĩa hẹp khi pvi nghĩa của nó bị bao hàm trong pvi nghĩa của từ ngữ khác. - Một từ vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp. 2 Trường từ vựng - Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. 3 Từ tượng hình - Từ gợi tả hình ảnh, âm thanh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. 4 Từ tượng thanh - Từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người. 5 Từ ngữ địa phương -- Từ ngữ chỉ sử dụng ở một địa phương nhất định. 6 Biệt ngữ xã hội - Từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định 7 Trợ từ - Những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó 8 Thán từ - Từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi, đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi được tách ra thành một câu đặc biệt. 9 Tình thái từ - Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. 10 Nói quá - Biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm 11 Nói giảm, nói tránh - Biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, thô tục, thiếu lịch sự. 12 Câu ghép - Là câu do hai hay nhiều cụm C - V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C - V được gọi là một vế. - Giữa các vế được nối với nhau bởi 1 qht, 1 cặp qht, 1 cặp phó từ, đại từ, chỉ từ hô ứng hoặc ngăn cách bằng dấu phẩy. Hoạt động thực hành (28 phút) ? Hãy điền từ ngữ thích hợp vào ô trống. ? Tìm trong ca dao 2 VD về biện pháp tu từ nói giảm nói tránh hoặc nói quá. ? Đặt câu có dùng từ tượng hình, từ tượng thanh, một câu có dùng trợ từ thán từ? Đọc đoạn trích và xác định câu ghép? ? Xác định câu ghép và cách nối các vế câu trong đoạn trích? HS làm bài. HS làm bài. HS làm bài. HS làm bài. HS làm bài. Bài 1. - Truyện dân gian: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười. - Từ ngữ chung: truyện dân gian. Bài 2. - Biện pháp tu từ nói quá: Tiếng đồn cha mẹ em hiền, Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi. - Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh: Dòng sông bên lở bên bồi, Cha mẹ em lở anh hồi biết chưa. Bài 3: - Hà Nội bây giờ không còn tiếng chuông tàu điện leng keng. - Tà áo dài góp phần làm cho dáng vóc của người phụ nữ Việt Nam trở nên thướt tha hơn. - Trợ từ, thán từ: Cuốn sách hay như vậy mà chỉ 17 000 đ à ? Bài 4 (b): - Câu 1 là câu ghép. Có thể tách thành 3 câu đơn song mối liên hệ, sự liên tục của 3 sự việc không được thể hiện rõ bằng khi gộp thành câu ghép. Bài 5 (c): - Câu 1, 3 là câu ghép. - Trong cả hai câu ghép, các vế câu đều được nối với nhau bằng qht: cũng như, bởi vì. D. Hoạt động vận dụng (2 phút) Sưu tầm các bài viết thuyết minh đặc sắc về 1 tác phẩm văn học Ghi chép E.Hoạt động tìm tòi, mở rộng (1 phút) Chuẩn bị: "Ôn tập phần Văn" Ghi chép * Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxon-tap-tieng-viet_04092020.docx