1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
_ HS biết đọc hiểu một văn bản nước ngoài.
_ HS biết nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mỹ.
* Hoạt động 2:
_ HS hiểu rõ sức mạnh tình thương yêu của con người, lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo.
_ Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.
1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1:
_ Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc hiểu tác phẩm.
* Hoạt động 2:
_ Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
_ Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.
1. 3. Thái độ:
* Hoạt động 1:
_ Thói quen: đọc và tìm bố cục, tóm tắt văn bản ở nhà.
* Hoạt động 2:
_ Giáo dục sự trân trọng tình cảm thiêng liêng giữa con người với nhau.
_ Xác định giá trị bản thân: Sống có tình yêu thương và trách nhiệm với mọi người.
2. Nội dung học tập:
_ Tác giả O Hen-ri và truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”.
_ Nhân vật Gion-xi
_ Nhân vật Xiu.
_ Nhân vật cụ Bơ-men.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Tìm hiểu về O Hen-ri và truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”.
Tranh Giôn-xi và chiếc lá cuối cùng.
3.2 Học sinh: Đọc, tìm hiểu về tác giả, tóm tắt tác phẩm.
Trả lời câu hỏi trong SGK, VBT
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1: 8A2: 8A3:
(Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Nêu những nét tương phản của hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa? Từ đó em rút ra được bài học cho bản thân? (10đ)
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2064 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 8 Tiết 29, 30 Chiếc lá cuối cùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8 Tiết: 29-30
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
(O Hen-ri)
Ngày dạy:……
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
_ HS biết đọc hiểu một văn bản nước ngoài.
_ HS biết nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mỹ.
* Hoạt động 2:
_ HS hiểu rõ sức mạnh tình thương yêu của con người, lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo.
_ Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.
1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1:
_ Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc hiểu tác phẩm.
* Hoạt động 2:
_ Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
_ Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.
1. 3. Thái độ:
* Hoạt động 1:
_ Thói quen: đọc và tìm bố cục, tóm tắt văn bản ở nhà.
* Hoạt động 2:
_ Giáo dục sự trân trọng tình cảm thiêng liêng giữa con người với nhau.
_ Xác định giá trị bản thân: Sống có tình yêu thương và trách nhiệm với mọi người.
2. Nội dung học tập:
_ Tác giả O Hen-ri và truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”.
_ Nhân vật Gion-xi
_ Nhân vật Xiu.
_ Nhân vật cụ Bơ-men.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Tìm hiểu về O Hen-ri và truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”.
Tranh Giôn-xi và chiếc lá cuối cùng.
3.2 Học sinh: Đọc, tìm hiểu về tác giả, tóm tắt tác phẩm.
Trả lời câu hỏi trong SGK, VBT
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1: 8A2: 8A3:
(Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Nêu những nét tương phản của hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa? Từ đó em rút ra được bài học cho bản thân? (10đ)
Trả lời:
Đôn Ki-hô-tê
_ Gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi trên con ngựa còm.
_ Xuất thân dòng dõi quý tộc.
_ Mục đích: Làm hiệp sĩ để trừ gian, diệt ác, giúp đời => cao đẹp.
_ Đầu óc mê muội, suy nghĩ hão huyền nhưng dũng cảm.
Xan-chô Pan-xa
_ Mập, lùn, cưỡi con lừa thấp lè tè.
_ Là nông dân.
_ Làm giám mã để mong được hưởng chiến lợi phẩm => thực dụng.
_ Tỉnh táo, thực tế nhưng hèn nhát.
* Bài học: Cần có mơ ước, lý tưởng cao đẹp để vươn lên trong cuộc sống nhưng cần phải sống thực tế, không nên suy nghĩ hão huyền sẽ gây hại cho bản thân, gia đình, xã hội.
Câu 2: Kể tóm tắt đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”? (8đ)
Trả lời: HS tóm tắt ngắn gọn, đầy đủ.
Câu 3: Hôm nay chúng ta học bài gì? Tác giả? Tác phẩm kể về những nhân vật nào? (2đ)
- Truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri, các nhân vật: Giôn-xi, Xiu, cụ Bơ-men.
4.3. Tiến trình bài học: (Giáo viên giới thiệu bài)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: (15’)
* GV giới thiệu đôi nét về nước Mỹ.
* Em hãy nêu vài nét sơ lược về tác giả O Hen-ri?
_ Chú thích (SGK/89)
* GV giới thiệu và tóm tắt truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”.
* Vị trí đoạn trích?
_ Phần cuối truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”.
* GV hướng dẫn HS đọc, chú ý giọng xúc động khi kể về cái chết của cụ Bơ-men.
* GV gọi HS đọc, cùng nhận xét.
* Em hãy kể tóm tắt đoạn trích?
_ HS tóm tắt, GV cùng nhận xét.
* GV yêu cầu học sinh giải thích một số nghĩa từ khó trong sách (lưu ý các chú thích 2,3,4,6,7).
HĐ2: (20’)
* GV treo tranh, HS quan sát.
* Bức tranh vẽ về ai? Người đó đang làm gì?
_ Giôn-xi nhìn chiếc lá cuối cùng.
* Trong đoạn trích Giôn - Xi được giới thiệu ntn? Cô đang ở trong tình trạng như thế nào?
_ Là cô họa sĩ trẻ.
_ Nghèo túng và bị bệnh sưng phổi nặng.
* Tình trạng ấy khiến cô có tâm trạng gì?
_ Mệt mỏi, thất vọng, chán sống.
* Tâm trạng đó được biểu hiện bằng hành động gì?
_ Gắn sự sống của mình với những chiếc lá. Nghĩ cô sẽ chết khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống.
* Sau hai lần nhìn ra cửa sổ tâm trạng của Giôn-xi biến đổi ntn?
_ Từ chỗ chờ chết => muốn chết là một tội => hy vọng sống.
* (8A1)Nếu lá thường xuân rụng hết, theo em điều gì sẽ xảy ra?
_ HS tự nêu suy nghĩ bản thân, GV nhận xét.
* Giôn-xi nghĩ gì khi chiếc lá cuối cùng vẫn gan góc bám trên cành?
_ Muốn chết là một tội
* (8A1) Em hãy tưởng tượng diễn biến tâm trạng của Giôn-xi trong hai lần nhìn ra cửa sổ thấy chiếc lá vẫn không rơi?
_ HS tự nêu suy nghĩ bản thân, GV nhận xét.
* Vậy nguyên nhân làm cho Giôn - Xi khỏi bệnh là gì? Từ chiếc lá cuối cùng không rụng, từ sự chăm sóc của Xiu? Từ tác dụng của thuốc? Việc Giôn-Xi khỏi bệnh nói lên điều gì?
_ Giôn-xi khỏi bệnh chính là từ tâm trạng hồi sinh, bằng tình yêu cuộc sống đấu tranh để chiến thắng bệnh tật. (Nhờ sự gan góc của chiếc lá)
(Hết tiết 1)
HĐ2: (tt) (35’)
* Tâm trạng của Giôn-xi diễn biến như thế nào trong đoạn trích?
_ Thất vọng, chán sống => hy vọng vào cuộc sống.
* Trong những ngày chán chường vì bệnh tật, Giôn-xi được ai chăm sóc tận tình?
* Tình thương yêu của Xiu đối với Giôn-xi được thể hiện qua chi tiết nào?
_ Động viên, chăm sóc Giôn-xi.
_ Lo sợ nhìn cây thường xuân.
* Tại sao Xiu và cụ Bơ-men cùng sợ sệt nhìn cây thường xuân rồi nhìn nhau chẳng nói gì?
_ Lo cho bệnh tật và tính mạng của Giôn-xi.
* Hôm sau Xiu có biết chiếc lá là lá vẽ hay không ? Hãy chỉ ra những chi tiết chứng minh điều đó?
_ Không (Xiu rất mong Giôn-xi được sống và cô bất lực, buồn bã kéo màn lên.)
* Vậy Xiu biết rõ sự thật vào lúc nào? Vì sao em biết?
_ Tác giả không nói rõ Xiu biết lúc nào => Khi bác sĩ nói về bệnh của cụ Bơ-men, cô đã biết chính cụ là tác giả.
* Tại sao tác giả lại để cho Xiu kể với Giôn-xi về cái chết của cụ Bơ-men?
_ Lòng kính phục, trân trọng và nuối tiếc cụ, người đã hy sinh vì người khác.
* (8A1) Em thử hình dung nếu Xiu biết được ý định của cụ Bơ-men thì câu chuyện sẽ như thế nào?
_ HS tự nêu suy nghĩ của mình, GV nhận xét.
* Cụ Bơ-men được giới thiệu là người ntn?
_ Là hoạ sĩ già ngoài 60 tuổi, luôn mơ vẽ một kiệt tác nhưng chưa bao giờ bắt đầu thực hiện.
* Trước bệnh tình của Giôn-xi, cụ có những biểu hiện gì? Tình cảm của cụ với Giôn-xi?
_ Thương yêu, lo lắng cho Giôn-xi.
* (8A1)Theo em vì sao cụ Bơ-men không nói gì khi nhìn cây thường xuân? Cụ đang suy nghĩ gì?
_ HS tự trả lời. (Nghĩ cách làm cho chiếc lá khỏi rụng)
* Tại sao tác giả không trực tiếp tả cảnh cụ Bơ-men vẽ tranh trong giá rét? Không tả cụ Bơ-men bị bệnh phải vào viện và qua đời?
_ Tạo sự bất ngờ, thể hiện sự hy sinh thầm lặng của cụ.
* Thảo luận: (5’) Xiu coi chiếc lá cuối cùng là kiệt tác. Em có đồng ý không? Vì sao?
_ Đại diện HS trình bày, GV cùng nhận xét.
+ Nó có giá trị nhân sinh và nghệ thuật rất cao.
+ Cái giá của nó quá đắt => quy luật nghiệt ngã của nghệ thuật.
+ Vì con người, phục vụ cuộc sống.
* GDKN: Qua phân tích các nhân vật trong truyện, em rút ra bài học gì cho bản thân?
_ HS tự trả lời theo suy nghĩ bản thân. GV nhận xét, liên hệ giáo dục HS.
* Câu chuyện kết thúc bằng 2 sự kiện bất ngờ đối lập nhau. Đó là 2 sự kiện nào?
_ Giôn-xi bị bệnh buông xuôi cuộc sống nhưng cuối cùng yêu đời, qua cơn nguy hiểm. Cụ Bơ-men khoẻ mạnh nhưng cuối truyện lại chết.
* Nghệ thuật nổi bật là gì?
_ Đảo ngược tình huống hai lần.
_ Tình tiết hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
* Câu chuyện ca ngợi điều gì?
_ Tình cảm cao đẹp giữa những người nghệ sĩ nghèo.
_ Sức mạnh của tác phẩm nghệ thuật chân chính.
* Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
I. Đọc – tìm hiểu chú thích:
_ O Hen-ri (1862-1910), là nhà văn Mỹ chuyên viết truyện ngắn.
II. Phân tích:
1. Diễn biến tâm trạng Giôn – Xi:
_ Là cô họa sĩ trẻ.
_ Nghèo túng và bị bệnh sưng phổi nặng.
=> Tâm trạng mệt mỏi, thất vọng, không tin vào cuộc sống.
_ Từ chỗ chờ chết => muốn chết là một tội => hy vọng sống.
=> Tình yêu cuộc sống chiến thắng bệnh tật.
2. Tình yêu thương của Xiu:
_ Động viên, chăm sóc Giôn-xi.
_ Lo sợ nhìn cây thường xuân.
_ Xiu rất mong Giôn-xi được sống nhưng cô bất lực.
_ Kính phục, nhớ tiếc cụ Bơ-men.
3. Hoạ sĩ Bơ-men và kiệt tác “chiếc lá cuối cùng”:
_ Là hoạ sĩ, luôn mơ vẽ một kiệt tác
_ Thương yêu, lo lắng cho Giôn-xi.
=> Cao thượng, hy sinh vì người khác một cách thầm lặng.
=> Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác
4. Nghệ thuật:
_ Đảo ngược tình huống hai lần.
_ Tình tiết hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
Ghi nhớ (SGK/90)
4.4. Tổng kết:
Câu 1: Cụ Bơ-men là người ntn?
Trả lời: _ Là hoạ sĩ, luôn mơ vẽ một kiệt tác
_ Thương yêu, lo lắng cho Giôn-xi. Vẽ chiếc lá cuối cùng cứu sống Giôn-xi.
=> Cao thượng, hy sinh vì người khác một cách thầm lặng.
Câu 2: Em có suy nghĩ gì sau khi học xong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”?
Trả lời: HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân, Gv cùng nhận xét.
4.5. Hướng dẫn học tập:
1. Đối với bài học ở tiết này:
_ Đọc văn bản, kể tóm tắt đoạn trích.
_ Học nội dung phân tích
_ Hãy tưởng tượng ra sự phản ứng của Giôn-xi khi nghe Xiu kể về chiếc lá cuối cùng và cái chết của cụ Bơ-men rồi viết lại phần kết câu chuyện. (8A1)
2. Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
_ Chuẩn bị: Hai cây phong
_ Đọc, tóm tắt tác giả, tác phẩm.
_ Trả lời câu hỏi trong SGK + VBT.
5. Phụ lục:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần: 8 Tiết: 31
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(PHẦN TIẾNG VIỆT)
Ngày dạy: …
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
_ HS biết các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích.
* Hoạt động 2:
_ HS hiểu được thế nào là từ ngữ địa phương, phân biệt từ ngữ địa phương với từ ngữ toàn dân.
1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1:
_ Rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích.
* Hoạt động 1:
_ Biết sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ có sử dụng từ ngữ địa phương.
1.3. Thái độ:
* Hoạt động 1:
_ Có ý thức xưng hô ruột thịt đúng hoàn cảnh giao tiếp.
* Hoạt động 2:
_ Có ý thức sử dụng từ ngữ địa phương và từ toàn dân phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
2. Nội dung học tập:
_ Các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Tìm các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích.
Bảng phụ đối chiếu giữa từ ngữ địa phương em với từ ngữ toàn dân.
3.2 Học sinh: Trả lời câu hỏi trong SGK
Lập bảng đối chiếu từ ngũ địa phương với từ toàn dân
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1: 8A2: 8A3:
(Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Thế nào là tình thái từ? (5đ)
Trả lời: Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán hoặc để tạo sắc thái tình cảm của người nói.
Câu 2: Tình thái từ bao gồm những loại nào? (5đ)
Trả lời: Tình thái từ bao gồm những loại đáng chú ý sau:
- Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chư, chăng...
- Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với...
- Tình thái từ cảm thán: thay, sao...
- Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà....
4.3.Tiến trình bài học: (Giáo viên giới thiệu bài)
* Vào bài (2’)
* Thế nào là từ ngữ địa phương? Cho ví dụ?
_ Là từ ngữ chỉ dùng ở một (một số) địa phương nhất định.
Hoạt động 1: (15’) Lập bảng đối chiếu giữa từ ngữ địa phương em với từ ngữ toàn dân.
Giáo viên: hướng dẫn lập bảng:
Stt
Từ ngữ toàn dân
Từ ngữ được dùng ở địa phương em
1
Cha
Ba
2
Mẹ
Mẹ, má
3
Ông nội
Ông nội
4
Bà nội
Bà nội
5
Ông ngoại
Ông ngoại
6
Bà ngoại
Bà ngoại
7
Bác (anh trai của cha)
Bác
8
Bác (vợ anh trai của cha)
Bác
9
Chú (em trai của cha)
Chú
9
Chú (em trai của cha)
Chú
11
Bác (chị gái của cha)
Cô
12
Bác (chồng chị gái của cha)
Dượng
13
Cô (em gái của cha)
Cô
14
Chú (chồng em gái của cha)
Dượng
15
Bác (anh trai của mẹ)
Cậu
16
Bác (vợ anh trai của mẹ)
Mợ
17
Cậu ( em trai mẹ)
Cậu
18
Mợ ( vợ em trai của mẹ)
Mợ
19
Bác (chị gái của mẹ)
Dì
20
Bác ( Chồng chị gái của mẹ )
Dượng
21
Dì ( em gái của mẹ )
Dì
22
Chú ( chồng em gái của mẹ)
Dượng
23
Anh trai
Anh
24
Chị dâu (vợ anh trai )
Chị dâu
25
Em trai
Em
26
Em dâu (vợ của em trai)
Em dâu
27
Chị gái
Chị
28
Em gái
Em
29
Anh rể (chồng của chị gái)
Anh rể
30
Em rể (chồng của em gái)
Em rể
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ2: (15’)
* Thảo luận: (7’)
Nhóm 1: Sưu tầm một số từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt thân thích được dùng ở địa phương khác?
_ Đại diện HS trình bày, GV cùng nhận xét, bổ sung.
Nhóm 2: Sưu tầm ca dao có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân tình.
_ Đại diện HS trình bày, GV cùng nhận xét.
Ví dụ:
- Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể
Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày.
- Người dưng có ngãi, ta đãi người dưng
Chị em bất ngãi, ta đừng chị em.
- Bán anh em xa mua láng giềng gần.
- Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghe lại thương con chồng.
- Thật thà như thể lái trâu
Thương nhau như thể nàng dâu mẹ chồng
Bài tập bổ sung: (8A1)
Tìm từ địa phương em không có từ toàn dân tương ứng.
Ví dụ: Sầu riêng, măng cụt, …
_ HS tìm, GV cùng nhận xét. Bổ sung.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Sưu tầm một số từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt thân thích được dùng ở địa phương khác:
Bài tập 2: Sưu tầm ca dao có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân tình.
4.4. Tổng kết:
Câu hỏi 1: Cần sử dụng từ ngữ địa phương ntn?
Trả lời: Đúng đối tượng giao tiếp.
_ Phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
4.5. Hướng dẫn học tập:
1. Đối với bài học ở tiết này:
Sưu tầm các bài thơ có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân tình ở quê em.
2. Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
_ Chuẩn bị: Nói quá
_ Trả lời câu hỏi trong SGK + VBT. Tìm ví dụ về nói quá.
5. Phụ lục:
Tuần: 8 Tiết: 32
Ngày dạy: … …
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP
VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
_ HS biết nhiệm vụ từng phần của dàn ý bài văn bản tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
* Hoạt động 2:
_ HS biết cách lập dàn ý cho văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1:
_ Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
* Hoạt động 2:
_ Lập dàn ý cho đề bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
1.3. Thái độ:
* Hoạt động 1:
_ Có thói quen đọc và tìm dàn ý một bài văn tự sự.
* Hoạt động 2:
_ Có ý thức lập dàn ý trước khi viết một bài văn tự sự.
2. Nội dung học tập:
Dàn ý của bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Dàn ý mẫu cho bài văn “Món quà sinh nhật”
3.2 Học sinh: Trả lời câu hỏi trong SGK, xem trước luyện tập.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1: 8A2: 8A3:
(Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
4.2. Kiểm tra miệng:
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS (VBT)
4.3. Tiến trình bài học: (Giáo viên giới thiệu bài)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: (20’)
* Dàn ý của bài văn tự sự gồm mấy phần? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì?
_ Gồm 3 phần:
+ Mở bài: Thường giới thiệu sự việc, nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện.
+ Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định.
+ Kết bài: Thường nêu kết cục câu chuyện.
Giáo viên: yêu cầu học sinh đọc mục I SGK
* Xác định 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài? Nêu nội dung chính của mỗi phần?
a. Mở bài: Từ đầu ... bay là liệt trên bàn.
=> Kề và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
b. Thân bài: Tiếp theo ... gật đầu không nói.
=> Kề về món qua sinh nhật độc đáo của người bạn.
c. Kết bài: Còn lại.
=> Nêu cảm nghĩ về món quà sinh nhật.
* Truyện kể về việc gì? Ai kể ? ngôi thứ mấy?
a. Sự việc chính: Diễn biến của buổi sinh nhật.
_ Ngôi kể: Thứ nhất ( Tôi = Trang ).
* Em hãy xác định thời gian, không gian và hoàn cảnh của câu chuyện?
b. Thời gian: buổi sáng.
_ không gian: Trong nhà Trang.
_ Hoàn cảnh: ngày sinh nhật càu Trang có các bạn đến chúc mừng.
* Sự việc xoay quanh nhân vật nào? Số lượng các nhân vật ?
c. _Sự việc xoay quanh nhân vật Trang. Ngoài ra còn có Trinh, Thanh và các bạn khác.
* Nêu diễn biến của câu chuyện (Mở đầu, đỉnh điểm, kết thúc)?
d. _ Mở đầu: Buổi sinh nhật sắp kết thúc, Trang sốt ruột vì người bạn thân chưa đến.
_ Diễn biến: Trinh đến và giải toả những băn khoăn của Trang. Đỉnh điểm là món quà sinh nhật đôc đáo: Chùm ổi.
_ Kết thúc: Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật độc đáo.
* Các yếu tố miêu tả, biểu cảm?
_ Các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
+ Miêu tà: Suốt cả buổi sáng nhà tôi tấp nập kẻ ra vào.
+ Biểu cảm: Tôi vẫn cứ bồn chồn không yên.
Giáo viên: Chuyển đoạn.
* Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm gồm mấy phần? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì?
_ Gồm 3 phần:
+ Mở bài: Thường giới thiệu sự việc, nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện.
+ Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định.
+ Kết bài: Thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc (người kể chuyện hay một nhânvật nào đó).
* Giáo viên: Gọi học sinh đọc ghi nhớ
HĐ2: (15’)
Gọi học sinh đọc bài tập 1. Thảo luận (5’)
a. Mở bài:
_ Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa.
_ Giới thiệu nhân vật chính: em bé bán diêm.
_ Giới thiệu hoàn cảnh của các em bé bán diêm.
b. Thân bài:
* Lúc đầu không bán được diêm nên:
_ Sợ không dám về nhà.
_ Tìm chỗ tránh rét.
_ Vẫn bị gió rét hành hạ.
* Sau đó em bật từng que diêm để sưởi ấm cho mình.
c. Kết bài: Cô bé bán diêm đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.
Bài tập2: Thảo luận (5’) (8A1)
Dàn bài mẫu:
a. Mở bài:
_ Giới thiệu bạn mình là ai?
_ Kỷ niệm gì làm bản thân xúc động?
b. Thân bài:
_ Kể về kỷ niệm xúc động:
+ Thời gian, không gian, hoàn cảnh... của kỷ niệm.
+ Nhân vật chính và các nhân vật khác.
+ Câu chuyện xảy ra như thế nào?
+ Điều gì khiến em xúc động nhất?
_ Kết hợp miêu tả và biểu cảm.
c. Kết bài:
_ Nêu cảm nghĩ về kỷ niệm đó.
I. Dàn ý của bài văn tự sự:
+ Mở bài: Thường giới thiệu sự việc, nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện.
+ Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định.
+ Kết bài: Thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc (người kể chuyện hay một nhânvật nào đó).
* Ghi nhớ (SGK/95)
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
Lập dàn ý cho bài văn “Cô bé bán diêm”.
Bài tập2:
Lập dàn ý cho đề bài “Hãy kể về một kỷ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”.
4.4. Tổng kết:
Câu hỏi 1: Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm gồm mấy phần? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì?
Trả lời: _ Gồm 3 phần:
+ Mở bài: Thường giới thiệu sự việc, nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện.
+ Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định.
+ Kết bài: Thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc ( người kể chuyện hay một nhânvật nào đó).
4.5. Hướng dẫn học tập:
1. Đối với bài học ở tiết này:
_ Về nhà học bài. Ghi nhớ (SGK/95)
_ Hoàn chỉnh các bài tập 1,2/95
2. Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
_ Chuẩn bị viết bài TLV số 2.
_ Lập dàn ý cho các đề (SGK/103)
5. Phụ lục:
File đính kèm:
- Tuan 8 NV8.doc