Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 1: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh - Năm học 2019-2020

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung (18 phút)

- Yêu cầu: Đọc rõ ràng, diễn cảm.

Giáo viên đọc mẫu -> gọi HS đọc.

? Phong cách?

? Thuần đức? Danh nho?

? Theo em văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” được viết với mục đích gì?

?Hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản này?

? Cho biết văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần?

Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết: (20 phút)

?Cho biết những biểu hiện của sự tiếp xúc văn hoá nhiều nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

? Cách tiếp xúc văn hoá ở Bác có gì đặc biệt?

? Những ảnh hưởng của văn hoá thế giới đối với Bác?

? Em hiểu như thế nào về sự nhào nặn của 2 nền văn hoá quốc tế và dân tộc ở Bác?

? Từ đó em hiểu thêm những gì về vẻ đẹp trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh?

 

docx6 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 1: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.../.../20 Ngày dạy:...../..../20 Tiết 1: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (T1) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Qua tiết học học sinh nhận biết và hiểu được: - Sự kết hợp hài hoà giữa phẩm chất dân tộc và tính nhân loại trong tiếp nhận văn hoá, giữa bình dị và vĩ đại trong nếp sống. Đó là những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh. 2. Kỹ năng: Tìm hiểu và bước đầu làm quen với các yếu tố kể, tả trong văn bản thuyết minh. 3. Thái độ: Kính yêu và tự nguyện noi gương Bác. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ, năng lực thuyết trình, năng lực đọc – hiểu văn bản. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Giáo viên: Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu. 2. Học sinh: Đọc bài, trả lời các câu hỏi ở sgk. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (2 phút): kiểm tra vở soạn của HS 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Ghi bảng A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3’) - 1 nhóm lên trình chiếu đoạn phim tư liệu đã chuẩn bị trước (?) Qua đoạn video, bạn có suyy nghĩ gì về con người của Bác ? -> GV dẫn vào bài : GV khẳng định tầm vóc văn hoá của chủ tịch HCM: HCM không những là nhà yêu nước, nhà CM vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách HCM. HS trình bày B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25’) Hoạt động 1: Tìm hiểu chung (18 phút) I. Tìm hiểu chung - Yêu cầu: Đọc rõ ràng, diễn cảm. Giáo viên đọc mẫu -> gọi HS đọc. 1. Đọc văn bản. ? Phong cách? ? Thuần đức? Danh nho? 2. Chú thích ? Theo em văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” được viết với mục đích gì? ?Hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản này? 3. Phương thức biểu đạt Trình bày cho người đọc biết và quý trọng vẽ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh. Phương thức thuyết minh. 4. Bố cục: ? Cho biết văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần? - 2 phần: + Từ đầu đến “rất hiện đại” => Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác. + Phần 2: Còn lại: => Vẽ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác. Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết: (20 phút) II. Tìm hiểu chi tiết: ?Cho biết những biểu hiện của sự tiếp xúc văn hoá nhiều nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh? 1. Vẻ đẹp trong phong cách văn học. Biểu hiện: - Ghé lại nhiều hải cảng thăm các nước Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ. - Người từng sống dài ngày ở Pháp, Anh - Người viết và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc. - Am hiểu về các dân tộc, nhân dân thế giới, văn hoá thế giới một cách sâu sắc. ? Cách tiếp xúc văn hoá ở Bác có gì đặc biệt? - Cách tiếp xúc: + Trên đường hoạt động cách mạng. + Trong lao động. ? Những ảnh hưởng của văn hoá thế giới đối với Bác? - Tiếp thu các giá trị văn hoá của nhân loại -> văn hoá của Bác mang tính nhân loại. - Bác vẫn giữ vững các giá trị văn hoá nước nhà -> văn hoá của Bác mang đậm bản sắc dân tộc. ? Em hiểu như thế nào về sự nhào nặn của 2 nền văn hoá quốc tế và dân tộc ở Bác? - Đó là sự đan xen, kết hợp, bổ sung, tái tạo hài hoà hai nguồn văn hoá nhân loại và dân tộc trong trí thức văn hoá Hồ Chí Minh. ? Từ đó em hiểu thêm những gì về vẻ đẹp trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh? => Bác là người biết kế thừa và phát triển các giá trị văn hoá. Ở Bác có sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại. ? Ở đoạn đầu này tác giả đã sử dụng các phương pháp thuyết minh nào? - So sánh, liệt kê, bình luận ? Những phương pháp thuyết minh đó có tác dụng như thế nào trong bài viết? - Giúp trình bày sáng rõ trong biểu hiện vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10’) HS các nhóm trình bày phần chuẩn bị của mình + Kể lại 1 số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của BH. + Tìm hiểu ý nghĩa 1 số từ Hán Việt Thảo luận nhóm D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3’) Kể tên những văn bản viết về Bác mà em đã được học. Nêu những nét chính về ND của những văn bản đó HS kể E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (1’) - Tìm hiểu nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh? - Các câu chuyện kể về tính giản dị của Bác - Các phương pháp thuyết minh trong bài. IV. Rút kinh nghiệm. ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... **************************** Ngày soạn: /..../20 Ngày dạy: .../.../20 Tiết 2: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (T2) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Hiểu sự kết hợp hài hoà giữa phẩm chất dân tộc và tính nhân loại trong tiếp nhận văn hoá, giữa bình dị và vĩ đại trong nếp sống. Đó là những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh. 2. Kỹ năng: Tìm hiểu và bước đầu làm quen với các yếu tố kể, tả trong văn bản thuyết minh. 3. Thái độ: Kính yêu và tự nguyện noi gương Bác. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất; Năng lực: giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ, năng lực thuyết trình, năng lực đọc – hiểu văn bản. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Giáo viên: Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu. 2. Học sinh: Đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi 2, 3 và phần yêu cầu chuẩn bị ở nhà. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong dạy bài mới 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Ghi bảng A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3’) Cho học sinh hát tập thể Chủ đề về bác Cả lớp hát B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25’) Hoạt động 1. Tìm hiểu văn bản (33 phút) II. Tìm hiểu văn bản Gọi học sinh đọc đoạn 2. 1. Nét đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác. ? Cho biết những biểu hiện trong lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh? - Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ. Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao như cảnh làng quê quen thuộc - Trang phục hết sức giản dị: Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, tư trang ít ỏi - Ăn uống đạm bạc: Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. ? Em có nhận xét gì về lối sống đó? => Lối sống bình dị, rất Việt Nam nhưng vô cùng thanh cao, sang trọng. ? Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao? - Đây không phải là lối sống khắc khổ của con người tự vui trong hoàn cảnh nghèo khó. - Cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời. - Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ. Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Nét đẹp của lối sống dân tộc, bình dị mà cao cả. ? Trong đoạn thứ 2 này tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào? - Phương pháp so sánh: So sánh với các vị lãnh tụ khác So sánh với các vị hiền triết ngày xưa. => Làm toát lên vẽ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh. Hoạt động 2: Tổng kết (3 phút) III. Tổng kết 1. Nội dung ? Qua văn bản em đã cảm nhận được những gì về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh? - Vẽ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, giữa tính dân tộc và nhân loại, giữa thanh cao và giản dị. 2. Nghệ thuật: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật trong văn bản để làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh? - Nghệ thuật liệt kê, so sánh. - Kết hợp giữa kể và bình luận. - Biết chọn lọc các chi tiết tiêu biểu. - Sử dụng nghệ thuật đối lập: Vĩ nhân mà giản dị, gần gủi, am hiểu mọi nền văn hoá mà rất Việt Nam C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10’) Hoạt động 3: Luyện tập - Cho HS làm bài luyện tập trong SGK tr 8 để củng cố kiến thức. HS làm cá nhân IV. Luyện tập D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5’) Viết một đoạn văn khoảng 12 câu nêu suy nghĩ của em về đức tính giản dị của Hồ Chí Minh. - Suy nghĩ, lập dàn ý E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (1’) - Tìm hiểu về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM. - Hoàn chỉnh bài tập . - Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài ở nhà - Soạn bài : Các phương châm hội thoại - Tìm hiểu và sưu tầm tài liệu - Thực hiện yêu cầu IV. Rút kinh nghiệm. ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... ****************************

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_1_van_ban_phong_cach_ho_chi_minh.docx
Giáo án liên quan