Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 95: Văn bản Tiếng nói của văn nghệ (Tiếp theo) - Năm học 2020-2021

1. Giáo viên: Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học .

+ Thiết kể bài giảng điện tử.

+ Chuẩn bị phiếu học tập và dự kiến các nhóm học tập.

+Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng.

2. Học sinh : Đọc trước và chuẩn bị.

+ Sưu tầm tài liệu liên quan đến bài học

+ Thực hiện hướng dẫn chuẩn bị học tập theo văn bản của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp: 1’

2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: trong lúc dạy bài mới

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU:

* Mục tiêu:

 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

 - Kích thích HS phân tích tìm ra được công dụng và sự ảnh hưởng của tác phẩm đối với mình và mọi người

* Nhiệm vụ: HS theo dõi câu hỏi và suy ngẫm và thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

Em tâm đắc nhất truyện ngắn nào đã học trong chương trình ngữ văn 9 tập I và trình bày ý nghĩa của văn bản đó với em và mọi người. GV dẫn dắt vào bài: Sau khi nghe phần trình bầy ta thấy được sức mạnh lan tỏa của truyện ngắn đó hay nói cách khác vb của người nghệ sĩ sáng tác có ảnh hưởng như thế nào chúng ta tìm hiểu tiếp + Nghe câu hỏi và trả lời cá nhân. HS khác nhận xét GV đánh giá

 

docx5 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 95: Văn bản Tiếng nói của văn nghệ (Tiếp theo) - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : ......./......../.......... Ngày dạy:. ......./......../.......... Tiết 95 : TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ (Tiếp) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Hiểu được khả năng tác động của tác phẩm văn học, nghệ thuật đối với đời sống con người và con đường tác động rất riêng của nó. - Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn này của Nguyễn Đình Thi. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu và phân tích văn bản nghị luận. 3. Thái độ: Yêu thích văn nghệ và có thái độ tích cực khi học về các tác phẩm văn chương. 4. Năng lực: - Năng lực chung: đọc – hiểu, giải quyết vấn đề, tư duy logic, hợp tác - Năng lực riêng: đánh giá, giao tiếp bằng ngôn ngữ II. PHƯƠNG TIỆN/HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học . + Thiết kể bài giảng điện tử. + Chuẩn bị phiếu học tập và dự kiến các nhóm học tập. +Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng... 2. Học sinh : Đọc trước và chuẩn bị. + Sưu tầm tài liệu liên quan đến bài học + Thực hiện hướng dẫn chuẩn bị học tập theo văn bản của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định tổ chức lớp: 1’ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: trong lúc dạy bài mới Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU: * Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS phân tích tìm ra được công dụng và sự ảnh hưởng của tác phẩm đối với mình và mọi người * Nhiệm vụ: HS theo dõi câu hỏi và suy ngẫm và thực hiện yêu cầu của GV. * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp. * Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. Em tâm đắc nhất truyện ngắn nào đã học trong chương trình ngữ văn 9 tập I và trình bày ý nghĩa của văn bản đó với em và mọi người. GV dẫn dắt vào bài: Sau khi nghe phần trình bầy ta thấy được sức mạnh lan tỏa của truyện ngắn đó hay nói cách khác vb của người nghệ sĩ sáng tác có ảnh hưởng như thế nào chúng ta tìm hiểu tiếp + Nghe câu hỏi và trả lời cá nhân. HS khác nhận xétà GV đánh giá HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI *Mục tiêu Giúp HS nắm được vai trò của Tiếng nói văn nghệ *Nhiệm vụ HS tìm hiểu ở nhà *Phương thức thực hiện hoạt động chung, hoạt động nhóm. *Yêu cầu sản phẩm phiếu học tập của nhóm, câu trả lời của HS a. Vì sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ? b. Tác giả đã chứng minh trong lĩnh vực nào của đời sống? c. Cách lựa chọn hoàn cảnh sống để phân tích tác dụng của tiếng nói văn nghệ như thế nào? ? Nếu không có văn nghệ thì đời sống con người sẽ ra sao? a. Em có n/xét gì về cách sử dụng ngôn ngữ phân tích của tác giả? à Trữ tình, thiết tha. a. Văn nghệ giúp ta sống phong phú hơn, thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. Văn nghệ là sợi dây nối kết con người với cuộc sống đời thường đối với quần chúng nhân dân. b. Cuộc sống lao động sản xuất, chiến đấu, hàng ngày c. Hoàn cảnh khắc nghiệt, đặc biệt, dễ gây ấn tượng. Trình bày theo nhóm. + Một nhóm trình bày. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt kiến thức. GV bình: Sự Tác động của văn nghệ thật kì diệu...Chúng ta thử hình dung một ngày nào đó c/s của chúng ta không có sự hiện diện của VN c/s của chúng ta sẽ ra sao, sẽ buồn tẻ như thế nào. II. Tìm hiểu văn bản 1. Nội dung của văn nghệ 2. Vai trò của văn nghệ - Văn nghệ giúp ta sống phong phú hơn, thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. - Văn nghệ là sợi dây nối kết con người với cuộc sống đời thường đối với quần chúng nhân dân. - Văn nghệ mang lại niềm vui ước mơ và những rung cảm thật đẹp cho tâm hồn, giúp họ tin yêu cuộc sống, vượt lên bao khó khăn gian khổ của cuộc sống hiện tại. *Mục tiêu: Giúp HS nắm được sức mạnh kì diệu của Tiếng nói văn nghệ. *Nhiệm vụ: HS tìm hiểu đọc *Phương thức thực hiện: hoạt động chung, hoạt động nhóm. *Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập của nhóm, câu trả lời của HS - Gọi HS đọc đoạn cuối. ? Tác giả đã lí giải xuất phát từ đâu mà văn nghệ có sức cảm hoá? Gợi ý: Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến như vậy ? Tư tưởng nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào ? Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào ? Bằng cách gì ? HĐ cặp đôi ? Cách viết trong "Tiếng nói của VN" có gì giống và khác bài "Bàn về đọc sách" ? Vậy văn nghệ có khả năng kì diệu gì? ? Em hãy lấy dẫn chứng minh hoạ về một tác phẩm văn nghệ chứa đựng những tình cảm yêu, ghét, buồn vui ? + Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. + Tác phẩm văn nghệ chứa đựng tình yêu, ghét, vui buồn của con người chúng ta. + Tư tưởng của nghệ thuật không khô khan trừu tượng. + Tác phẩm nghệ thuật lay động cảm xúc, đi vào nhận thức tâm hồn qua con đường tình cảm. * Giống: Lập luận từ các luận cứ, giàu lí lẽ, dẫn chứng và nhiệt tình của người viết. * Khác: Tiếng nói của VN là bài NLVH nên có sự tinh tế trong phân tích, sắc sảo trong tổng hợp, lời văn giàu hình ảnh, gợi cảm... + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS hoạt động nhóm. + HS thảo luận. Đại diện nhóm trình bày. HS trả lời>Nhận xét. >GV chốt: * GV bình thêm: Đến với một tác phẩm văn nghệ, chúng ta được sống cùng cuộc sống miêu tả trong đó, được yêu, ghét, vui buồn, đợi chờ cùng các nhân vật và cùng nghệ sĩ. “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên con đường ấy.” 3. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ. - Lay động cảm xúc, tâm hồn - Thay đổi nhận thức của con người. Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản. *Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu *Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân *Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS ? Qua bài học, em rút ra nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận của tác phẩm? ? Tiểu luận nhằm thuyết phục người đọc điều gì? Dựa vào ghi nhớ HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN (2 phút) - HS trả lời, GV chốt một số ý về nghệ thuật nghị luận của tác phẩm. - Gọi HS đọc ghi nhớ - SGK 17. IV. Tổng kết. 1. Nghệ thuật: - Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên . - Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, dẫn chứng phong phú giàu thuyết phục - Giọng văn chân thành say mê làm tăng sức thuyết phục và tính hấp dẫn của văn bản 2. Nội dung: - Nội dung phản ánh của VN - Công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc sống của con người. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP ? Khi đọc một cuốn sách hay khi xem xong một bộ phimem có tâm trạng thế nào? Trình bầy cảm xúc của mình. - HS tự bày tỏ suy nghĩ. Trả lời cá nhân - GV nhận xét câu trả lời của HS. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG *Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. *Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày *Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân *Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS Sau khi chứng kiến câu chuyện cảm động của cha con ông Sáu, em có suy nghĩ cảm xúc như thế nào về tình cảm gia đình trong chiến tranh và trong cuộc sống hiện nay? Trân trọng, yêu quý. + Đọc yêu cầu. + Suy nghĩ trả lời. + 2 HS trả lời. - GV nhận xét câu trả lời của HS. - GV khái quát về tình cảm gia đình – nhắc nhở HS về đạo làm con GV dặn dò và giao bài tập về nhà cho HS: Bài cũ: Sưu tầm những câu chuyện, bài thơ, bài hát cho biết đem lại cho em những cảm xúc, suy ngẫm nào. Bài mới: Các thành phần biệt lập RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_95_van_ban_tieng_noi_cua_van_nghe.docx
Giáo án liên quan