I. Mục tiêu bài dạy
Học xong bài này, HS phải:
1. Kiến thức
- Xác định được tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống
- Nêu được các cấp tổ chức cơ bản (tế bào, cơ thể, quần thể - loài, quần xã và hệ sinh thái – sinh quyển) và các cấp tổ chức trung gian dưới tế bào và dưới cơ thể.
- Nêu được các đặc điểm chung của thế giới sống
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, làm việc độc lập với SGK
3. Thái độ
- Hiểu biết thêm về tự nhiên và có cái nhìn bao quát về thế giới sống
- Liên hệ với thực tế
II. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Hoạt động dạy và học
55 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 10 Trường THPT Đồng Phú, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tuần: Tiết:
PHẦN MỘT
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
Bài 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
I. Mục tiêu bài dạy
Học xong bài này, HS phải:
1. Kiến thức
- Xác định được tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống
- Nêu được các cấp tổ chức cơ bản (tế bào, cơ thể, quần thể - loài, quần xã và hệ sinh thái – sinh quyển) và các cấp tổ chức trung gian dưới tế bào và dưới cơ thể.
- Nêu được các đặc điểm chung của thế giới sống
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, làm việc độc lập với SGK
3. Thái độ
- Hiểu biết thêm về tự nhiên và có cái nhìn bao quát về thế giới sống
- Liên hệ với thực tế
II. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các cấp tổ chức của thế giới sống
GV: Em hãy nêu các cấp tổ chức của thế giới sống?
GV: Giải thích khái niệm tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan ...
GV: Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống?
GV: Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật?
GV: Trong các cấp của thế giới sống tế bào giữ vai trò quan trọng như thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
GV: Đặc điểm cấu tạo chung của các cấp tổ chức sống? Virut có được coi là một cơ thể sống không, vì sao?
- Nguyên tắc thứ bậc là gì?
- Thế nào là đặc tính nổi trội, đặc tính nổi trội do đâu mà có?
- Đặc tính nổi trội đặc trưng cho cơ thể sống là gì?
GV: Cơ thể sống muốn tồn tại sinh trưởng, phát triển… thì phải như thế nào?
GV: Nếu trao đổi chất không cân đối thì cơ thể sống sẽ như thế nào?
- Hệ thống mở là gì?
- Sinh vật với môi trường có mối quan hệ như thế nào?
- Tại sao ăn uống không hợp lí sẽ dẫn đến phát sinh bệnh?
- Nếu trong các cấp tổ chức sống không tự điều chỉnh được cân bằng nội môi thì điều gì sẽ xảy ra?
GV: - Vì sao sự sống tiếp diễn liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác?
- Vì sao cây xương rồng khi sống trên sa mạc có nhiều gai nhọn?
- Do đâu sinh vật thích nghi với môi trường?
I. Các cấp tổ chức của thế giới sống
1. Khái niệm
- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ: phân tử ® đại phân tử ® bào quan ® tế bào ® mô ® cơ quan ® hệ cơ quan ® cơ thể ® quần thể ® quần xã ® hệ sinh thái ® sinh quyển
- Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.
- Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
2. Tế bào
- Là cấp tổ chức quan trọng vì nó biểu hiện đầy đủ các đặc tính của cơ thể sống.
- Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ 1 hay nhiều tế bào và các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.
II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
- Các tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên: Bào quan ® tế bào ® mô ® cơ quan ® cơ thể ® quần thể ® quần xã…
- Tính nổi trội được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành mà mỗi bộ phận cấu thành không thể có được.
2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh
- Hệ thống mở: Giữa cơ thể và môi trường sống luôn có tác động qua lại thong qua quá trình trao đổi chất và năng lượng.
- Tự điều chỉnh: Các cơ thể sống luôn có khả năng tự điều chỉnh duy trì cân bằng động trong hệ thống (cân bằng nội môi) để giúp nó tồn tại, sinh trưởng, phát triển…
3. Thế giới sống liên tục tiến hoá
- Sự sống tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin di truyền trên AND từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Thế giới sống có chung một nguồn gốc trải qua hàng triệu triệu năm tiến hoá tạo nên sự đa dạng và phong phú ngày nay của sinh giới.
- Sinh giới vẫn tiếp tục tiến hoá.
4. Củng cố
- Sử dụng câu hỏi 3, 4 trong SGK để củng cố kiến thức cho HS.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Xem trước bài mới và tìm hiểu về hệ thống 5 giới trong phân loại giới sinh vật.
Ngày soạn:
Tuần: Tiết:
Bài 2: CÁC GIỚI SINH VẬT
I. Mục tiêu bài dạy
Học xong bài này, HS phải:
1. Kiến thức
- Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới (hệ thống 5 giới)
- Nêu được đặc điểm chính về cấu tạo và dinh dưỡng của mỗi giới sinh vật
2. Kỹ năng
- Hoạt động nhóm và làm việc độc lập với SGK
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh
3. Thái độ
- Xây dựng quan điểm duy vật biện chứng về thế giới sống
- Ý thức về bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ tính đa dạng của sinh giới
II. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của thế giới sống?
- Thế nào là hệ thống mở và tự điều chỉnh?
3. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về giới và hệ thống phân loại 5 giới
GV: Em hiểu thế nào là giới?
GV: Hệ thống phân loại 5 giới gồm những giới nào?
GV: Tại sao không biểu thị các giới trên cùng một hàng?
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của mổi giới
GV: Đặc điểm của giới Khởi sinh?
GV: Giới Nguyên sinh gồm những đại diện nào?
GV: Đặc điểm cấu tạo chung, hình thức sống của giới Nguyên sinh?
GV: Giới Nấm gồm những đại diện nào?
GV: Đặc điểm cấu tạo chung, hình thức sống của giới Nấm?
GV: Giới Thực vật gồm những đại diện nào?
GV: Đặc điểm cấu tạo chung, hình thức sống của giới Thực vật?
GV: Giới Động vật gồm những đại diện nào?
GV: Đặc điểm cấu tạo chung, hình thức sống của giới Động vật?
I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới
1. Khái niệm giới
Giới (Regnum) là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
2. Hệ thống phân loại 5 giới
- Giới Khởi sinh (Monera) ® TB nhân sơ
- Giới Nguyên sinh (Protista)
- Giới Nấm (Fungi) Tế bào
- Giới Thực vật (Plantae) nhân thực
- Giới Động vật (Animalia)
II. Đặc đặc điểm chính của mỗi giới
1. Giới Khởi sinh (Monera)
Gồm những loài vi khuẩn nhân sơ có kích thước nhỏ 1-5mm. Sống khắp nơi, phương thức sống đa dạng: tự dưỡng hoặc dị dưỡng.
2. Giới Nguyên sinh (Protista) : Tảo, nấm nhầy và động vật nguyên sinh
- Tảo: SV nhân thực, đơn bào, đa bào. Hình thức sống quang tự dưỡng (cơ thể có diệp lục).
- Nấm nhầy: SV nhân thực, cơ thể tồn tại 2 pha đơn bào và hợp bào. Hình thức sống dị dưỡng, hoại sinh.
- ĐVNS: SV nhân thực, đơn bào. Hình dạng đa dạng, sống dị dưỡng.
3. Giới Nấm (Fungi)
- Gồm những sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào. Thành tế bào chứa kitin.
- Sinh sản hữu tính và vô tính (nhờ bào tử).
- Hình thức sống dị dưỡng: Hoại sinh, ký sinh, cộng sinh.
4. Giới Thực vật (Plantae): Rêu, quyết, hạt trần, hạt kín.
- Sinh vật nhân thực, đa bào, thành tế bào cấu tạo bằng cellulose.
- Hình thức sống: Sống cố định, có khả năng quang hợp (có diệp lục), tự dưỡng.
5. Giới Động vật (Animalia): Thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp, da gai và động vật có dây sống.
- Sinh vật nhân thực, đa bào, có cấu trúc phức tạp với các cơ quan và hệ cơ quan chuyên hoá cao.
- Hình thức sống: dị dưỡng và có khả năng di chuyển
4. Củng cố
- Sử dụng câu hỏi 1, 3 trong SGK.
- Điểm khác nhau cơ bản giữa giới thực vật và giới động vật
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Hướng dẫn các HS đọc thêm phần: Em có biết: Hệ thống 3 lãnh giới
- Xem trước bài mới
Ngày soạn:
Tuần: Tiết:
PHẦN HAI
SINH HỌC TẾ BÀO
Chương 1: THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO
Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC và NƯỚC
I. Mục tiêu bài dạy
Học xong bài này, HS phải:
1. Kiến thức
- Giải thích được tính đa dạng và thống nhất ở các thành phần hoá học cấu tạo nên tế bào của thế giới sinh vật.
- Phân biệt và nêu được vai trò của 2 loại được nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng đối với sự sống.
- Nêu được cấu tạo, tính chất và vai trò của nước đối với sự sống.
2. Kỹ năng
Phân tích hình vẽ, tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, hoạt động cá nhân
3. Thái độ
Xây dựng niềm tin khoa học về sự sống
II. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Giới là gì? Hãy kể tên các giới trong hệ thống phân loại 5 giới và đặc điểm của giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh và giới Nấm
3. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu các nguyên tố hoá học
GV: Trong tự nhiên có khoảng 92 nguyên tố hoá học chỉ có vài chục nguyên tố cần thiết cho sự sống.
GV: Hãy kể tên các nguyên tố chính có trong cơ thể sống?
- Tại sao 4 nguyên tố C, H, O, N là những nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào? Vì sao C là nguyên tố quan trọng?
GV: Quan sát bảng 3 em có nhận xét gì về tỷ lệ các nguyên tố trong cơ thể.
HS: Yêu cầu nêu được các nguyên tố đa lượng và vi lượng
GV: Các nguyên tố hoá học có vai trò như thế nào đối với tế bào?
HS: Tìm hiểu SGK và trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nước và vai trò của nước đối với tế bào.
GV: Nghiên cứu SGK và hình 3.1, 3.2 em hãy nêu cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước?
GV: Em nhận xét gì về mật độ và sự liên kết giữa các phân tử nước ở trạng thái lỏng và rắn?
GV: Mùa đông mặt nước đóng băng nhưng các sinh vật bên dưới vẫn có thể tồn tại được, tại sao?
HS: Mùa đông, lớp nước bề mặt đóng băng tạo lớp cách điện giữa không khí lạnh với lớp nước ở dưới nên các sinh vật có thể tồn tại được
GV: Điều gì xảy ra khi ta đưa các tế bào sống vào trong ngăn đá tủ lạnh?
GV: Giải thích tại sao nhện nước lại có thể đứng và chạy trên mặt nước?
GV: Theo em nước có vai trò như thế nào? Đối với tế bào cơ thể sống? (Điều gì xảy ra khi các sinh vật không có nước?)
I. Các nguyên tố hoá học
- Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên thế giới sống và không sống.
- Các nguyên tố C, H, O, N chiếm 96,3% khối lượng cơ thể sống
- C là nguyên tố đặc biệt quan trọng tạo nên sự đa dạng các đại phân tử hữu cơ
1. Các nguyên tố đa lượng và vi lượng
a. Nguyên tố đa lượng
- Các nguyên tố có tỷ lệ > 10- 4 (0,01%)
- C, H, O, N, S, P, K…
b. Các nguyên tố vi lượng
- Các nguyên tố có tỷ lệ < 10 - 4 (0,01%)
- F, Cu, Fe, Mn, Mo, Se, Zn, Co, B, Cr…
2. Vai trò của các nguyên tố hoá học trong tế bào
- Tham gia xây dựng nên cấu trúc tế bào
- Cấu tạo nên các chất hữu cơ và vô cơ
- Thành phần cơ bản của vitamin, enzim
II. Nước và vai trò của nước trong tế bào
1. Cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước
- Phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử ôxy với 2 nguyên tử hyđrô bằng liên kết cộng hoá trị.
- Phân tử nước có tính phân cực.
- Giữa các phân tử nước có lực hấp dẫn tĩnh điện (do liên kết hydrô) tạo ra mạng lưới nước.
2. Vai trò của nước đối với tế bào
- Là thành phần cấu tạo và dung môi hoà tan và vận chuyển các chất cần cho hoạt động sống của tế bào.
- Là môi trường và nguồn nguyên liệu cho các phản ứng sinh lý, sinh hoá của tế bào.
- Tham gia điều hoà, giữ ổn định nhiệt của tế bào, cơ thể và môi trường…
4. Củng cố
- Cho HS đọc phần em có biết.
- Tại sao cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, không nên chỉ ăn 1 số các món ăn ưa thích? (Cung cấp các nguyên tố vi lượng khác nhau cho tế bào, cơ thể).
- Tại sao khi phơi hoặc sấy khô thực phẩm lại bảo quản được lâu hơn? (Làm giảm lượng nước giúp hạn chế vi sinh vật sinh sản làm hỏng thực phẩm).
5. Hướng dẫn học ở nhà
Ngày soạn:
Tuần: Tiết:
Bài 4: CACBOHYDRAT, LIPIT và PRÔTÊIN
I. Mục tiêu bài dạy
Học xong bài này, HS phải:
1. Kiến thức
- Phân biệt được sự khác nhau về cấu tạo, chức năng của các loại đường đơn, đường đôi và đường đa (đường phức) có trong các cơ thể sinh vật
- Liệt kê được tên các loại lipid và trình bày được chức năng của các loại lipid
- Phân biệt được các 4 bậc cấu trúc của protein: Cấu trúc bậc 1, bậc 2, bậc 3 và bậc 4
- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của protein và giải thích được ảnh hưởng của những yếu tố này đến chức năng của protein
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng phân tích, so sánh để phân biệt các chất
- Rèn luyện tư duy khái quát trừu tượng, quan sát, thảo luận nhóm
3. Thái độ
Thấy rõ tính thống nhất thế giới vật chất của sự sống
II. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày cấu trúc hoá học của nước và vai trò của nước trong tế bào?
- Thế nào là nguyên tố đa lượng, nguyên tố vi lượng? Vai trò của các nguyên tố hóa học trong tế bào?
3. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cacbohydrat
GV: Em hãy kể tên các nhóm đường mà em biết trong các cơ thể sống?
GV: Thế nào là đường đơn, đường đôi, đường đa?
Vẽ cấu trúc hoá học của đường:
CH2 OH
CH2 OH
2
1
CH2 OH
Liên kết glucozit
GV: Các phân tử đường glucose liên kết với nhau bằng liên kết glucozit tạo Xellulose.
GV: Cacbohydrat giữ các chức năng gì trong tế bào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lipid.
Vẽ cấu trúc hoá học của lipid
GV: Quan sát hình 4.2 em nhận xét về thành phần hoá học và cấu trúc của phân tử mỡ?
GV: Sự khác nhau giữa dầu thực vật và mỡ động vật?
HS: Dầu thực vật thì không đông đặc, trong khi mỡ động vật thì lại đông đặc lại nếu để nguội hoặc lạnh.
GV: Sự khác nhau giữa lipid đơn giản và lipid phức tạp?
HS: Lipid phức tạp có thêm nhóm phosphate, trong khi lipid đơn giản không có.
GV: Lipid giữ các chức năng gì trong tế bào và cơ thể?
GV: Vào mùa lạnh, người ta thường bôi kem (sáp) chống nứt nẻ để làm gì?
HS: Nhằm chống thoát nước và giữ cho da mềm mại.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về vai trò và cấu trúc của protein.
GV: Em hãy nêu thành phần cấu tạo của phân tử protein.
GV: Quan sát hình 5.1 và đọc SGK em hãy nêu các bậc cấu trúc của protein?
GV: Em hãy nêu các chức năng chính của protein và cho ví dụ.
GV: Có các yếu tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc của protein, ảnh hưởng như thế nào?
I. Cacbohydrat (đường)
1. Cấu trúc hoá học
a. Đường đơn (monosaccarid)
- Gồm các loại đường có từ 3-7 nguyên tử C.
- Đường 5C (ribose, deoxyribose), đường 6C (glucose, fructose, galactose).
b. Đường đôi (disaccarid)
- Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glucozit.
- Mantose (đường mạch nha) gồm 2 phân tử glucose; Saccarose (đường mía) gồm 1 phân tử glucose và 1 phân tử fructose; Lactose (đường sữa) gồm 1 phân tử glucose và 1 phân tử galactose.
c. Đường đa (polysaccarid)
- Gồm nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glucozit.
- Glycogen, tinh bột, xellulose, kitin…
2. Chức năng của Cacbohydrat
- Là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào
- Tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể…
II. Lipid (chất béo)
1. Cấu tạo của lipid
a. Lipid đơn giản (mỡ, dầu, sáp)
Gồm 1 phân tử glycerol và 3 axit béo
b. Phospholipid (lipid đơn giản)
Gồm 1 phân tử glycerol liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phosphat (alcol phức)
c. Steroid
Là Cholesterol, hormone giới tính (Ostrogen, Testosterol)
d. Sắc tố và vitamin
Carotenoid, vitamin A, D, E, K…
2. Chức năng
- Cấu trúc nên hệ thống màng sinh học.
- Nguồn năng lượng dự trữ.
- Tham gia nhiều chức năng sinh học khác.
III. Protein
1. Cấu trúc của protein
Phân tử protein có cấu trúc đa phân mà đơn phân là các axit amin.
a. Cấu trúc bậc 1
- Các axit amin liên kết với nhau tạo nên 1 chuỗi axit amin là chuỗi polypeptid
- Chuỗi polypeptid có dạng mạch thẳng
b. Cấu trúc bậc 2
- Chuỗi polypeptid co xoắn lại (xoắn a) hoặc gấp nếp (b)
c. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4
- Cấu trúc bậc 3: Chuỗi polypeptid cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo không gian 3 chiều đặc trưng được gọi là cấu trúc bậc 3
- Cấu trúc bậc 4: Các chuỗi polypeptid liên kết với nhau theo 1 cách nào đó tạo cấu trúc bậc 4
2. Chức năng và các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của protein
a. Chức năng của protein
- Tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể. (nhân, màng sinh học, bào quan…)
- Dự trữ các axit amin.
- Vận chuyển các chất (Hemoglobin)
- Bảo vệ cơ thể (kháng thể)
- Thu nhận thông tin (các thụ thể)
- Xúc tác cho các phản ứng (enzyme)
- Tham gia trao đổi chất (hormone)
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của protein
Nhiệt độ cao, độ pH…phá huỷ cấu trúc không gian 3 chiều của protein làm cho chúng mất chức năng (biến tính).
4. Củng cố
- Các câu hỏi 1 trang 22 và 3 trang 25 SGK.
- Tại sao người già không nên ăn nhiều mỡ? (ăn nhiều mỡ dẫn đến sơ vữa động mạch, huyết áp cao).
- Nếu ăn quá nhiều đường dẫn tới bệnh gì? (Bệnh tiểu đường, bệnh béo phì).
- Tại sao khi luộc lòng trắng trứng đông lại? (Protein lòng trắng trứng là albumin bị biến tính).
- Tại sao các vi sinh vật sống được ở suối nước nóng gần 1000C? (Protein có cấu trúc đặc bịêt không bị biến tính).
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Đọc phần tóm tắt SGK, trả lời các câu hỏi trong SGK
- Chuẩn bị bài mới
Ngày soạn:
Tuần: Tiết:
Bài 6: AXIT NUCLÊIC
I. Mục tiêu bài dạy
Học xong bài này, HS phải:
1. Kiến thức
- Nêu được cấu tạo của nucleotit và giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự đa dạng của axit nucleic.
- Trình bày được các cấu trúc và chức năng của DNA và RNA, từ đó thấy được vai trò của chúng đối với hoạt động sống của tế bào.
- So sánh được sự giống nhau và khác nhau về cấu trúc và chức năng của DNA và RNA
2. Kỹ năng
Rèn luyện tư duy phân tích tổng hợp
3. Thái độ
HS hiểu được cơ sở phân tử của sự sống và axit nuclêic
II. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày cấu trúc và chức năng của cacbohydrat và lipid
- Nêu các bậc cấu trúc và chức năng của protein.
3. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về 5
4
3
1
2
CH2
P
ĐƯỜNG
BAZƠ NITRIC
2
3
ADN
GV: Quan sát tranh và mô hình hãy trình bày cấu tạo phân tử ADN?
GV: Tại sao chỉ có 4 loại nucleotid nhưng các sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm và kích thước khác nhau?
GV: Cấu trúc không gian của ADN?
GV: Sự khác nhau giữa ADN ở tế bào nhân sơ và nhân thực?
GV: Chức năng mang, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền của phân tử ADN thể hiện ở điểm nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ARN
GV: ARN có cấu trúc như thế nào?
GV: Có bao nhiêu loại ARN? Phân loại ARN dựa vào tiêu chí nào?
GV: Hãy nêu cấu trúc và chức năng của từng loại ARN?
GV: Ở 1 số loại virut thông tin di truyền không lưu giữ trên ADN mà trên ARN
I. Deoxyribonucleic acid (ADN)
1. Cấu trúc của ADN
- ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là 1 nucleotid
- 1 nucleotid gồm: 1 phân tử đường Deoxyribozo 5C; 1 nhóm phosphat (H3PO4); 1 gốc bazơnitơ (A, T, G, X)
- Lấy tên bazơnitơ làm tên gọi nucleotid.
- Các nucleotid liên kết với nhau theo 1 chiều xác định tạo thành chuỗi polynucleotide
- Gồm 2 chuỗi polynucleotid liên kết với nhau bằng liên kết hydro giữa các bazơ của các Nu theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kêt hydro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hydro và ngược lại
2. Cấu trúc không gian
- 2 chuỗi polynucleotide của ADN xoắn đều quanh trục tao nên chuỗi xoắn kép đều và giống 1 cầu thang xoắn
- Mỗi bậc thang là một cặp bazơ, tay thang là đường và axit phosphoric.
- Khoảng cách 2 cặp bazơ là 3,4A0
3. Chức năng của ADN
- Mang thông tin di truyền là số lượng, thành phần, trình tự các nucleotid trên ADN
- Bảo quản thông tin di truyền là mọi sai sót trên phân tử ADN hầu hết đều được các hệ thống enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa
- Truyền đạt thông tin di truyền (qua nhân đôi ADN) từ tế bào này sang tế bào khác
II. Ribonucleic acid (ARN)
1. Cấu trúc của ARN
a. Thành phần cấu tạo
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nucleotid.
- 1 nucleotid gồm: 1 phân tử đường Ribozo 5C; 1 nhóm phosphat (H3PO4); 1 gốc bazơnitơ (A, U, G, X)
b. Cấu trúc
Phân tử ARN thường có cấu trúc 1 mạch
- ARN thông tin (mARN) dạng mạch thẳng
- ARN vận chuyển (tARN) xoắn lại 1 đầu tạo 3 thùy có đoạn mang liên kết hydro
- ARN ribôxôm (rARN) gồm 1 mạch nhưng có nhiều vùng các Nu liên kết bổ sung với nhau tạo nên các vùng xoắn kép cục bộ
2. Chức năng của ARN
- mARN truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm để tổng hợp protein
- tARN vận chuyển axit amin đến ribôxôm
- rARN cùng với protein cấu tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp nên protein
4. Củng cố
- So sánh cấu trúc và chức năng ADN & ARN?
- Hãy xác định chuỗi xoắn kép ADN khi biết trình tự của 1 chuỗi đơn polinuclêôtit sau: A-X-T-G-A-X-G-A-T-A. Chuỗi xoắn kép ADN này có độ dài bằng bao nhiêu?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài
- Xem trước bài mới
Ngày soạn:
Tuần: Tiết:
ÔN TẬP CHƯƠNG I
I. Mục tiêu
Học xong bài này, HS phải:
1. Kiến thức
- Ôn lại các kiến thức về thế giới sống.
- Nắm được một cách khái quát thành phần hóa học của tế bào sinh vật trên tổng thể kiến thức đã học.
2. Kỹ năng
- Tăng cường khả năng phối hợp, tổng hợp các kiến thức để giải quyết vấn đề
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với SGK
3. Thái độ
- Nâng cao nhận thức đúng đắn về khoa học
- Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu
II. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày cấu trúc và chức năng của DNA
- Trình bày cấu trúc và chức năng của RNA
- Nêu sự khác biệt giữa DNA và RNA
3. Hoạt động dạy và học
Nội dung kiến thức
Hoạt động của GV-HS
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức về các cấp tổ chức của thế giới sống.
GV: Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản.
GV: Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản đầu tiên của thế giới sống?
GV: Giới là gì? Thế giới sinh vật được phân chia thành mấy giới?
Hoạt động 2: Ôn lại các kiến thức về thành phần hóa học của tế bào.
GV: Kể tên một số nguyên tố chính cấu tạo nên cơ thể sống?
GV: Nước có vai trò ntn đối với tế bào?
GV: Cho biết cấu trúc và chức năng của cacbohydrat, lipid, protein
Bài tập 1: Hãy xác định chuỗi xoắn kép ADN khi biết trình tự của 1 chuỗi đơn poli nuclêôtit sau: A-X-T-G-A-X-G-A-T-A. Chuỗi xoắn kép ADN này có độ dài bằng bao nhiêu?
Bài tập 2. Gen dài 3005,6 Ao có hiệu số giữa nuclêôtit loại T với một loại nuclêôtit khác là 272. Số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen trên là:
A. A = T = 289 ; G = X = 153
B. A = T = 578 ; G = X = 306
C. A = T = 153 ; G = X = 289
D. A = T = 306 ; G = X = 578
Bài tập 3: Một gen có 1200 nuclêôtit.
A. L = 0,204m
B. C = 60
C. m = 36.104 đvC
D. A, B, C đều đúng.
Bài tập 4. Gen có 2700 liên kết hiđrô tổng hợp phân tử mARN có tỉ lệ các loại ribônuclêôtit A : U : G : X = 1 : 2 : 3 : 4. Số lượng từng loại ribônuclêôtit A , U , G , X trong phân tử mARN:
A. 150, 300, 450 và 600
B . 200, 400, 600, 800
C. 100, 200, 300, 400
D. 120, 240, 360, 480
Bài tập 5. Liên kết hoá trị và liên kết hiđrô đồng thời có mặt trong cấu trúc của loại axit nuclêic nào sau đây:
A. Chỉ có trong ADN
B. Trong mARN và rARN
C. Trong ADN và trong tARN
D. Trong mARN và tARN
Bài tập 6. Một phân tử mARN có hiệu số giữa G với A bằng 5% và giữa X với U bằng 15% số ribônuclêôtit của mạch. Tỉ lệ phần trăm nuclêôtit của gen tổng hợp mARN trên:
A. A = T = 35% ; G = X = 15%.
B. A = T = 30% ; G = X = 15%.
C. A = T = 15% ; G = X = 35%.
D. A = T = 20% ; G = X = 30%.
- GV gợi ý HS trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn HS các công thức tính toán, hướng dẫn HS cách giải bài tập
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
1. Tổng số nuclêôtit
N = m = N x 300đv.C
( m: khối lượng của gen)
2. Chiều dài của phân tử AND (gen)
L = x 3,4 A0 N =
(1A0 =10-4 =10-7 mm)
3. Số liên kết hyđrô của phân tử ADN (gen)
H = 2A + 3G
4. Số liên kết hóa trị
- Giữa các nuclêôtit: N – 2
- Trong cả phân tử ADN : 2(N – 1)
5. Số vòng xoắn (Chu kỳ xoắn)
C = N = C x 20
6. số Nucleotit trên từng mạch
Gọi A1, T1, G1, X1 là các nuclêôtit trên mạch 1; gọi A2, T2, G2, X2 là các nuclêôtit trên mạch 2.
Theo NTBS giữa 2 mạch ta có : A1 = T2 ,T1 = A2 ,G1 = X2, X1 = G2
*Về mặt số lượng :
A = T = A1 + A2 = T1 + T2
G = X = G1 + G2 = X1 + X2
*Về mặt tỉ lệ % :
A% = T% = (A1% + A2%)
= (T1% + T2%)
G% = X% = (G1% + G2%)
= (X1% + X2%)
A% + T% + G% + X% = 100%
A1 + T1 + G1 + X1 = 100% ;
A2 + T2 + G2 + X2 = 100%
7. Số phân tử AND (gen) con tạo ra sau n lần nhân đôi: 2n
8. Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho gen nhân đôi n lần:
A = T = (2n – 1)Agen
G = X = (2n – 1)Ggen
9. Quan hệ giữa gen và mARN :
rN=N (rN: tổng số nu trên mARN)
rN= Am + Um+ Gm + Xm
Agốc = Um Tgốc = Am
Ggốc= Xm X gốc= Gm
*Về mặt số lượng:
Agen = Tgen = Am + Um
Ggen = Xgen = Gm + Xm
*Về mặt tỉ lệ %:
A% = T% = ( Am% + Um%)
G% = X% = ( Gm% + Xm%)
* Chiều dài ARN:
LARN=L = x 3,4 A0 = rN x 3,4 A0
* Khối lượng mARN: rN x 300đv.C
4. Củng cố
GV sử dụng các bài tập nhỏ vận dụng lý thuyết để củng cố bài phần ôn tập chương
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Làm một số bài tập nhỏ cho về nhà.
- Xem trước bài mới, tìm hiểu về tế bào nhân sơ.
Ngày soạn:
Tuần: Tiết:
Chương 2: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
Bài 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ
I. Mục tiêu bài dạy
Học xong bài này, HS phải:
1. Kiến thức
- Nêu được các đặc điểm của tế bào nhân sơ.
- Giải thích lợi thế của kích thước nhỏ ở tế bào nhân sơ.
- Trình bày được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào vi khuẩn.
2. Kỹ năng
Phân tích hình vẽ, tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, hoạt động độc lập của học sinh
3. Thái đ
File đính kèm:
- Giao An Ngu Van 10(3).doc