Giáo án Sinh học 11 cơ bản

TÊN BÀI: THOÁT HƠI NƯỚC Ở LÁ

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống của thực vật.

- Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước.

- Trình bày được cơ chế điều tiết độ của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh

- Giải thích cơ sở khoa học các biện pháp kỹ thuật tạo điều kiện cho cây điều hoà thoát hơi nước dễ dàng.

3. Thái độ:

- Tích cực trồng cây và bảo vệ cây xanh ở trường, nơi ở và đường phố.

 

doc113 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6663 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 11 cơ bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 3 Ngày soạn: 10/9/2007 Dạy các lớp:11C,11B1,B4, B6 TÊN BÀI: THOÁT HƠI NƯỚC Ở LÁ A/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống của thực vật. - Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước. - Trình bày được cơ chế điều tiết độ của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh - Giải thích cơ sở khoa học các biện pháp kỹ thuật tạo điều kiện cho cây điều hoà thoát hơi nước dễ dàng. 3. Thái độ: - Tích cực trồng cây và bảo vệ cây xanh ở trường, nơi ở và đường phố. B/ CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: GV: Tranh vẽ hình 3.1; 3.2; 3.3; 3.4 SGK. Máy chiếu qua đầu nếu dùng bản trong (máy overhead) Bảng kết quả thực nghiệm của Garô. Thí nghiệm chứng minh cây xanh thoát hơi nước. C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: - Động lực nào giúp dòng nước và các muối khoáng di chuyển được từ rễ lên lá? 2. Bài mới: - Đặt vấn đề: Động lực đầu trên giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá là sự thoát hơi nước ở lá.Vậy quá trình thoát hơi nướcở lá diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu cơ thể thoát hơi nước lá. 3. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG 1: VAI TRÒ CỦA THOÁT HƠI NƯỚC NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS 1. Lượng nước cây sử dụng và vai trò của nó trong cây. - Khoảng 2% lượng nước cây hấp thụ được sử dụng để tạo vật chất hữu cơ; bảo vệ cây khỏi hư hại bởi nhiệt độ không khí; tạo môi trường trong,... 2. Vai trò của thoát hơi nước đối với đời sống của cây. - Tạo lực hút đầu trên. - Hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng. - Khí khổng mở cho CO2 vào cung cấp cho quá trình quang hợp. GV: Cho HS đọc mục I.1 và nước có vai trò gì trong cây? HOẠT ĐỘNG 2: THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS 1. Cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước. - Thoát hơi nước chủ yếu qua khí khổng phân bố ở mặt dưới của lá. - Con đường thoát hơi nước. + Tầng cutin(không đáng kể). + Khí khổng 2. Cơ chế điều tiết sự thoát hơi nước qua cutin và qua khí khổng. - Sự đóng mở khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước trong tế bào khí khổng. + Khi no nước khí khổng mở. + Khi mất nước khí khổng đóng GV: Cho HS quan sát thí nghiệm (TN) đã chuẩn bị sẵn về hiện tượng thoát hơi nước ở thực vật? Hãy cho biết thoát hơi nước là gì? Vai trò của thoát hơi nước? HS: Đó là hiện tượng mất nước qua bề mặt lá và các bộ phận khác của cây tiếp xúc với không khí và nêu được vai trò của thoát hơi nước. HOẠT ĐỘNG 3: CÁC TÁC NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS Các nhân tố ảnh hưởng: - Nước. - Ánh sáng - Nhiệt độ, gió và các ion khoáng GV: Cho HS đọc số liệu ở bảng 3.1, quan sát hình 3.1 đến 3.3? Em có nhận xét gì về tốc độ thoát hơi nước ở mặt trên và mặt dưới của lá của cây? Từ đó cho biết có mấy con đường thoát hơi nước? HS: Nêu được: + Sự thoát hơi nước của mặt dưới cao hơn mặt trên của lá. + Có hai con đường thoát hơi nước là: Qua tầng cutin và qua khí khổng. HOẠT ĐỘNG 4: VAI TRÒ CỦA THOÁT HƠI NƯỚC NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS GV: Cho HS đọc mục II.3, quan sát hình 3.4? Hãy giải thích cơ chế đóng mở của khí khổng? HS: Giải thích, sau đó GV bổ sung. NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS GV: Cho HS nghiên cứu mục III? Quá trình thoát hơi nước của cây chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? HS: Nêu được các yếu tố nước, ánh sáng, nhiệt độ,... 4. Cũng cố bài: Hãy điền thông tin thích hợp vào dấu "?" Môi trường Cây xanh Môi trường * Cơ sở khoa học của các biện pháp kỷ thuật tưới nước hợp lí cho cây? Giải thích? * Em hiểu ý nghĩa tết trồng cây mà Bác Hồ phát động như thế nào? * Theo em những cây sống ở vùng đất có độ ẩm cao với cây mọc nơi đồi núi khô hạn khác nhau về cường độ thoát hơi nước như thế nào? Vì sao? 5. Dặn dò HS về nhà: * Chuẩn bị câu hỏi từ 1, 2, 3, 4, SGK. * Quan sát các cây (cùng loại) trong vườn nhà khi ta bón phân với liều lượng khác nhau. Tiết thứ: 4 Ngày soạn: 12/9/2007 Dạy các lớp:11C,11B1,B4, B6 TÊN BÀI: CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG THIẾT YẾU VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG A/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS nêu được các khái niệm: nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng. - Mô tả được một số dấu hiệu điển hình của sự thiếu 1 số ngyên tố dinh dưỡng và trình bày được vao trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu. - Liệt kê được các nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây, dạng phân bón cây hấp thụ được 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích sơ đồ. - Giải thích cơ sở khoa học các biện pháp kỹ thuật tạo điều kiện cho cây điều hoà thoát hơi nước dễ dàng. 3. Thái độ: - Khi bón phân cho cây trồng phải hợp lý, bón đúng và đủ liều lượng. Phân bón phải ở dạng dễ hoà tan. B/ CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: GV: - Tranh vẽ hình 4.1;4.2;4.3 và hình 5.2 SGK. - Máy chiếu qua đầu nếu dùng bản trong; phiếu học tập. - Bảng 4.1; 4.2 SGK hoặc bố trí được TN 1 trong SGK. C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: - Thoát hơi nước có vai trò gì? Tác nhân chủ yếu nào điều tiết độ mở của khí khổng? 2. Bài mới: 3. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG 1: NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG THIẾT YẾU Ở TRONG CÂY NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS - Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu ở trong cây gồm các nguyên tố đại lượng(C,H,O,N,P,K,S,Ca,Mg) và các nguyên tố vi lượng (Fe,Mn,B,Cl, Zn,Cu,Mo). - Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu là nguyên tố mà thiếu nó cây không thể hoàn thành chu trình sống. + Không thể thiếu hoặc thay thế bằng nguyên tố khác. + Trực tiếp tham gia vào trao đổi chất của cơ thể GV: Cho HS quan sát hình 4.1? Hãy mô tả thí nghiệm, nêu nhận xét, gải thích? HS: Mô tả được cách tiến hành TN. - Nêu được nhận xét: Thiếu Kali cây sinh trưởng kém, không ra hoa. - Vì Kali là ngyên tố dinh dưỡng tiết yếu? Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu là gì? HS: Thảo luận hoàn thành câu trả lời, giáo viên bổ sung, hoàn chỉnh HOẠT ĐỘNG 2: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG TRONG CƠ THỂ THỰC VẬT NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS 1. Dấu hiệu thiếu các nguyên tố dinh dưỡng. HS học theo phiếu. 2. Vai trò của các nguyên tố khoáng. - Vai trò: + Tham gia cấu tạo chất sống. + Điều tiết quá trình trao đổi chất Dựa vào mô tả của hình 4.2 và hình 5.2 hãy giải thích vì sao thiếu Mg lá có vệt màu đỏ, thiếu N lá có màu vàng nhạt. Phiếu học tập Nguyên tố Dấu hiệu thiếu Vai trò Nitơ Phốt pho Magiê Canxi HS hãy giải thích được vì chíng tham gia vào thành phần của diệp lục HOẠT ĐỘNG 3: NGUỒN CUNG CẤP CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG CHO CÂY NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS 1. Đất là nguồn cung cấp chủ yếu các chất khoáng cho cây. - Trong đất các nguyên tố khoáng tồn tại ở 2 dạng: + Không tan. + Hoà tan. + Cây chỉ hấp thu các muối khoáng ở dạng hoà tan. 2. Phân bón cho cây trồng. - Bón phân không hợp lý với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ: + Gây độc cho cây. + Ô nhiễm nông sản. + Ô nhiễm môi trường nước, đất,... tuỳ thuộc vào loại phân bón, giống cây trồng để bón liều lượng cho phù hợp. GV: Cho HS nghiên cứu bảng 4.2? Các nguyên tố khoáng có vai trò gì trong cơ thể thực vật? HS: Sau khi thảo luận trả lời giáo viên bổ sung hoàn chỉnh. NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS GV: Cho HS đọc mục III, phân tích đồ thị 4.3? Vì sao nói đất là nguồn cung cấp chủ yếu các chất dinh dưỡng khoáng? HS: Nêu được trong đất có chứa nhiều loại muối khoáng ở dạng không tan và hoà tan. - Cây hấp thu: dạng hoà tan GV: Cho HS phân tích sơ đồ 4.3 HS: Phân tích được: + Bón ít cây sinh trưởng kém. + Nồng độ tối ưu cây sinh trưởng tốt + Quá mức gây độc hại cho cây? Bón phân hợp lí là gì? HS: Nêu được bón liều lượng phù hợp cây sinh trưởng tốt mà không gây độc hại ch cây và môi trường. 4. Cũng cố bài: * Thế nào là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu? * Giải thích vì sao khi bón phân người ta thường nói "trông trời, trông đất, trông cây"? Chọn đáp án đúng: 1. Trên phiến lá có các vệt màu đỏ, da cam, vàng, tím là do cây thiếu nguyên tố dinh dưỡng khoáng: a. Nitơ b. Kali c. Magiê d. Mangan 2. Thành phần của vách tế bào và màng tế bào, hoạt hoá enzim là vai trò của nguyên tố: a. Sắt b. Canxi c. Phôtpho d. Nitơ 5. Dặn dò HS về nhà: Chuẩn bị câu hỏi 1,2,3 SGK Phần bổ sung kiến thức: * Vì sao khi nhổ cây con để trồng người ta thường nói hồ rễ? * Nếu bón phân quá nhiều phân Nitơ cho cây làm thực phẩm có tố không? Tại sao? Đáp án phiếu học tập Nguyên tố Dấu hiệu thiếu Vai trò Nitơ Các lá già hoá vàng, cây còi cọc chết sớm. Thành phần của prôtêin, axit nuclêic Phốt pho Lá có màu lục sẫm, các gân lá màu huyết dụ, cây còi cọc Thành phần của axit nuclêic ATP, phốt pholipit, côenzym Magiê Ymtên phiến lá có các vệt màu đỏ, da cam, vàng, tím Thành phần diệp lục Canxi Trên phiến lá có các vệt màu đỏ, da cam, vàng, tím Thành phần của vách tế bào và màng tế bào hoạt hoá enzym Tiết thứ: 5 Ngày soạn: 14/9/2007 Dạy các lớp:11C,11B1,B4, B6 TÊN BÀI: NITƠ VÀ ĐỜI SỐNG CỦA THỰC VẬT A/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS nêu được vai trò của nguyên tố nitơ trong đời sống của cây. - Trình bày được quá trình đồng hoá nitơ trong mô thực vật. 2. Kĩ năng: 3. Thái độ: B/ CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: GV: - Tranh vẽ hình 5.1; 5.2 SGK. - Máy chiếu qua đầu nếu dùng bản trong - SGK; phiếu học tập C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là nguyên tố thiết yếu trong cơ thể thực vật? - Vì sao cần phải bón phân hợp lý cho cây trồng? Làm thế nào giúp cho quá trình chuyển hoá các hợp chất khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng ion dễ hấp thụ đối với cây? 2. Bài mới: 3. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG 1: VAI TRÒ SINH LÝ CỦA NGUYÊN TỐ NITƠ NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS * Vai trò chung: Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu. * Vai trò cấu trúc: - Nitơ có vai trò quan trọng bậc nhất đối với thực vật. -Nitơ là thành phần cấu trúc của prôtêin, axit nuclêic, diệp lục, ATP... * Vai trò điều tiết: - Nitơ là thành phần các chất điều tiết trao đổi chất: Prôtêin - enzym, Côenzym, ATP.... GV: Cho HS quan sát hình 5.1; 5.2? Em hãy mô tả thí nghiệm từ đó rút ra nhận xét về vai trò của nitơ đối với sự phát triển của cây? HS: Mô tả được cách tiến hành thí nghiệm. - Nêu được nhận xét, khi thiếu nitơ cây phát trển không bình thường (chậm lớn, không ra hoa)? Vậy Nitơ có vai trò gì đối với cây? HS: nêu được: - Nitơ có trong thành phần các hợp chất của cây: Prôtêin, axit nuclêic, ATP,.... - Nitơ còn có vai trò điều tiết quá trình trao đổi chất. HOẠT ĐỘNG 2: QUÁ TRÌNH ĐỒNG HOÁ NITƠ TRONG MÔ THỰC VẬT NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS Gồm: - Quá trình khử Nitrat - Quá trình đồng hoá NH3 trong mô thực vật. 1. Quá trình khử Nitrat quá trình chuyển hoá NO thành NH3 trong mô thực vật theo sơ đồ sau: NO (nitrat) NO(nitrit) NH3 2. Quá trình đồng hoá NH3 trong mô thực vật. - Amin hoá trực tiếp: axit xêtii + NH3 axit amin - Chuyển vị amin: a.a + axit xêtô a.a mới + a.xêtô mới. - Hình thành amít: a.a đicacbôxilic+ NH3 amít GV: Cho HS nghiên cứu mục II.1? so sánh dạng nitơ cây hấp thụ từ môi trường ngoài với dạng nitơ trong cơ thể thực vật, rồi đánh dấu X vào phiếu sau: Phiếu học tập Các chất Nitơ từ môi trường vào cây Nitơ trong cây NH;NO NH3 Prôtêin-enzym Axit nuclêic GV: Lưu ý HS quá trình này thực hiện trong mô rễ và mô lá có các nguyên tố vi lượng (Mo,Fe) là các côfactor hoạt hoá các quá trình khử trên. Quá trình này có thể xảy ra ở lá, rễ hoặc cả lá và rễ tuỳ loại cây. NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS 1. Đất là nguồn cung cấp chủ yếu các chất khoáng cho cây. - Trong đất các nguyên tố khoáng tồn tại ở 2 dạng: + Không tan. + Hoà tan. + Cây chỉ hấp thu các muối khoáng ở dạng hoà tan. 2. Phân bón cho cây trồng. - Bón phân không hợp lý với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ: + Gây độc cho cây. + Ô nhiễm nông sản. + Ô nhiễm môi trường nước, đất,... tuỳ thuộc vào loại phân bón, giống cây trồng để bón liều lượng cho phù hợp. GV: Cho HS nghiên cứu mục 2? NH3 trong mô thực vật được đồng hoá như thế nào? HS: Nêu được NH3 trong mô thực vật được đồng hoá theo 3 con đường: - Amin hoá trực tiếp. - Chuyển vị amin - Hình thành amít. Hình thành amít có ý nghĩa gì? HS: Nêu được đây là hình thức: - Giải độc cho cây khi NH3 tích luỹ nhiều. - Nguồn dự trữ nhóm amin cần cho quá trình tổng hợp a.a, trong cơ thể thực vật khi cần thiết. 4. Cũng cố bài: - Nitơ có vai trò gì đối với cây xanh? - Hiện nay trên thế giới, cũng như trong nước đã xúc tiến quá trình cố định nitơ phân tử bằng cách nào? - Nêu mối quan hệ giữa Nitơ môi trường với thực vật? - Hãy ghép nội dung ghi ở mục b cho phù hợp với mỗi quá trình đồng hoá nitơ. a. Các quá trình đồng hoà nitơ: - Amin hoá trực tiếp. - Chuyển vị amin - Hình thành amít. + a.a đicacbôxilic + NH3 mít. + axit + axit xêtiô a.a mới + a. xêtô mới + axit - xêtôglutaric + NH3 axit glutamic + axit glutamic + axit piruvic alanin + axit - xêtôglutaric + a.a đicacbôxilic + NH3 amít. 5. Dặn dò HS về nhà: - Nắm vững phần in nghiêng trong SGK. - Chuẩn bị câu hỏi: 1,2,3,4,5 trang 25 Phần bổ sung kiến thức: Đọc mục em có biết trang 25 Phiếu học tập Các chất Nitơ từ môi trường vào cây Nitơ trong cây NH; NO X NH3 X Prôtêin-enzym X Axit nuclêic X Tiết thứ: 6 Ngày soạn: 16/9/2007 Dạy các lớp:11C,11B1,B4, B6 TÊN BÀI: NITƠ VÀ ĐỜI SỐNG CỦA THỰC VẬT(tiếp theo) A/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS: nhận thức được đất là nguồn cung cấp chủ yếu nitơ cho cây. - Nêu được các dạng nitơ cấy hấp thu từ đất, viết được công thức của chúng. - Mô tả được quá trình chuyển hoá nitơ trong các hợp chất hữu cơ trong đất thành dạng nitơ khoáng chất. - Nắm được các con đường cố định nitơ trong tự nhiên và vai trò của chúng. Trình bày được mối quan hệ giữa bón phân với năng suất cây trồng. 2. Kĩ năng: 3. Thái độ: B/ CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: GV: Hình 6.1; 6.2 SGK. Máy chiếu qua đầu nếu dùng bản trong - Phiếu học tập C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây không thể phát triển bình thường được? - Nêu các con đường đồng hoá nitơ trong mô thực vật? 2. Bài mới: 3. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG 1: NGUỒN CUNG CẤP NITƠ TRONG TỰ NHIÊN CHO CÂY NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS GV: Cho HS đọc mục III? Hãy nêu các dạng nitơ chủ yếu trên trái đất? HS: - Nitơ liên kết trong đất - Nitơ trong không khí: N2, NO và NO HOẠT ĐỘNG 2: ĐẤT LÀ NGUỒN CUNG CẤP NITƠ CHO CÂY NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS GV: Cho HS nghiên cứu mục1? GV: Phát phiếu số 1: Phiếu học tập số 1 Dạng Nitơ Đăc điểm Khả năng hấp thụ của cây Nitơ vô cơ Nitơ hữu cơ Trong đất có những dạng Nitơ nào, loại nitơ mà cây có thể hấp thụ được? Sau khi thảo luận HS điền vào phiếu. GV: Gọi 1 HS trình bày sau đó cho các em khác nhận xét, chỉnh sửa. HOẠT ĐỘNG 3: QUÁ TRÌNH CỐ ĐỊNH NITƠ PHÂN TỬ NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS 1. Đất là nguồn cung cấp nitơ cho cây NH;NO Nitơ trong đất Nitơ khoáng Nitơ hữu cơ (xác sinh vật) Xác SV NH; NO 2. Quá trình cố định Nitơ phân tử N2 + H2 NH3 Con đường hoá học: 2000C, 200atm. N2 + H2 NH3 Con đường sinh hoá cố định Nitơ: Nitrogenaza N2 + H2 NH3 VK amôn hoá VK nitơtrat hoá GV: Cho HS quan sát hình 6.1? hãy chỉ ra vai trò của vi khuẩn đất trong quá trình chuyển hoá Nitơ trong tự nhiên? HS: Từ NH3 NH HS: Từ NH3 NH NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS 1. Bón phân hợp lý và năng suất cây trồng. - Tác dụng: + Tăng năng suất cây trồng. + Không gây ô nhiễm môi trường. 2. Các phương pháp bón phân: - Bón phân cho rễ. - Bón phân cho lá. 3. Phân bón và môi trường GV: Cho HS nghiên cứu mục II.2 và quan sát hình 6.2 và phát phiếu học tập cho HS? Hãy trình bày các con đường cố định Nitơ phân tử? Bằng cách điền vào phiếu học tập số 2: Phiếu học tập số 2 Con đường Điều kiện Phương trình phản ứng Con đường hoá học Con đường sinh học GV: Cho các em trình bày, sửa chữa hoàn chỉnh. HOẠT ĐỘNG 4: BÓN PHÂN VỚI NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG VÀ MÔI TRƯỜNG NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS GV: Yêu cầu HS đọc thông tin ở mục IV? Thế nào là bón phân hợp lý? Phương pháp bón phân? Phân bón có quan hệ với năng suất cây trồng và môi trường như thế nào? 4. Cũng cố bài: Chứng minh quy luật về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng, giữa các cơ quan với nhau thể hiện ở cây. - Nêu vai trò của nước đối với sự hấp thụ khoáng của cây? - Vì sao khi trồng các cây họ đậu người ta chỉ bón 1 lượng phân đạm rất ít? 5. Dặn dò HS về nhà: - Nắm vững phần in nghiêng trong SGK. - Chuẩn bị câu hỏi: 1,2,3,4 trang 29 SGK. - Đọc trước bài thực hành. Phần bổ sung kiến thức: Em có biết vì sao vi khuẩn rhizobium có thể tìm đến cây họ đậu để sống cộng sinh? Vì rễ cây họ đậu sản ra 1 loại prôtêin đặc hiệu gọi là lectin (chất dẫn dụ hoá học). Chất dẫn dụ này hoạt hoá sự hình thành nên 1 loại prôtêin đặc hiệu của vi khuẩn. Lectin được hoạt hoá là tín hiệu chỉ dẫn cho vi khuẩn rhizobium đến đúng cây chủ của nó và vi khuẩn dễ dàng gắn vào các vách bào lông hút của cây đậu. Đáp án phiếu học tập số 1 CÁC DẠNG NITƠ TRONG ĐẤT Dạng Nitơ Đăc điểm Khả năng hấp thụ của cây Nitơ vô cơ trong các muối khoáng + NH ít di động được hấp thị trên bề mặt của các hạt keo đất. NO dễ bị rửa trôi Cây dễ hấp thu Nitơ hữu cơ trong xác vi sinh vật Kích thước phân tử lớn Cây không hấp thu được Đáp án phiếu học tập số 2 CÁC CON ĐƯỜNG CỐ ĐỊNH NITƠ Con đường Điều kiện Phương trình phản ứng Con đường hoá học Nhiệt độ khoảng 2000C và 200 atm trong tia chớp lửa điện hay trong công nghiệp. N2 + 3H2 3NH3 Con đường sinh học + Nhóm vi sinh vật sống tự do. + Nhóm vi sinh vật sống cộng sinh Enzym nitrogenaza N2 + 3H2 3NH3 Trong môi trường nước NH3 biến thành NH Tiết thứ: 7 Ngày soạn: 18/9/2007 Dạy các lớp:11C,11B1,B4, B6 TÊN BÀI: THỰC HÀNH: THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN A/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS có khả năng: - làm được các thí nghiệm phát hiện hơi nước ở 2 mặt lá. - Làm được các thí nghiệm để nhận biết sự có mặt của các nguyên tố khoáng. Đồng thời vẽ được hình dạng đặc trưng của các nguyên tố khoáng. 2. Kĩ năng: 3. Thái độ: B/ CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Thí nghiệm1: - Cây có lá nguyên vẹn. - Cặp nhựa hoặc gỗ. - Bản kính hoặc lam kính. - Giấy bọc - Đồng hồ bấm giây. - Dung dịch côban clorua 5%. - Bình hút ẩm. Thí nghiệm2: - Hạt thóc đã nảy mầm 2 -3 ngày. - Chậu hay cốc nhựa (đủ để xếp từ 50 - 100 hạt lúa, lỗ cách lỗ 5 - 10mm). - Thước nhựa có chia mm - Tấm xốp đặt vừa trong lòng chậu có khoan lỗ. - Ống đong dung tích 100ml. - Đũa thuỷ tinh. - Hoá chất: dung dịch, dinh dưỡng (phân NPK) 1g/lít. C/ NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH. - Chia lớp thành 4 nhóm 1. Thí nghiệm 1: So sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá. Dùng 2 miếng giấy tấm côban clurua đã sấy khô(có màu xanh da trời) đặt lên mặt trên và mặt dưới của lá). Đặt tiếp 2 lam kính lên cả mặt trên và dưới lá, dùng kẹp, kẹp lại. Bấm đồng hồ để tính thời gian giấy chuyển từ màu xanh sang màu hồng. 2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu vai trò của phân bón N.P.K. Mỗi nhóm làm 2 chậu: + Mỗi chậu thí nghiệm (1) cho vào dung dịch NPK. + Mỗi chậu đối chứng(2) cho nước sạch. Cả 2 chậu đều bỏ tấm xốp có đục lỗ, xếp loại các hạt đã nảy mầm vào các lỗ, rễ mầm tiếp xúc với nước. Tiến hành theo dõi cho đến khi thấy 2 chậu có sự khác nhau. D. THU HOẠCH: Mỗi HS làm một bản tường trình, theo nội dung sau: 1. Thí nghiệm 1: Bảng ghi tốc độ thoát hơi nước của lá tính theo thời gian: Nhóm Ngày, giờ Tên cây, vị trí của lá Thời gian chuyển màu của giấy côban clorua. Mặt trên Mặt dưới 2. Thí nghiệm 2: Tên cây Công thức thí nghiệm Chiều cao (cm/cây) Nhận xét Đối chứng(nước) Thí nghiệm (dung dịch N.P.K) Tiết thứ: 8 Ngày soạn: 20/9/2007 Dạy các lớp:11C,11B1,B4, B6 TÊN BÀI: QUANG HỢP Ở CÂY XANH A/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS: - Phát biểu được khái niệm quang hợp. - Nêu rõ vai trò của quang hợp ở cây xanh. - Trình bày cấu tạo của lá thích nghi với chức năng quang hợp. - Liệt kê các sắc tố quang hợp, nơi phân bố trong lá và nêu chức năng chủ yếu của các sắc tố quang hợp. 2. Kĩ năng: 3. Thái độ: B/ CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: GV: Hình 8.1 Sơ đồ quang hợp ở cây xanh. Hình 8.2: Cấu tạo của lá cây. Hình 8.1: Cấu tạo của lục lạp - Máy chiếu quan đầu nếu dùng bản trong. C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài thực hành của học sinh. 2. Bài mới: 3. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUANG HỢP Ở CÂY XANH NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS 1. Quang hợp là gì? Quang hợp là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lá(diệp lục) hấp thụ để tạo ra cacbonhiđrat và oxy từ khí CO2 và H2O. 6CO2 + 6 H2O C6H12O6 2. Vai trò của quang hợp của cây xanh là gì? - Cung cấp thức ăn cho mọi sinh vật.. - Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống. - Cung cấp nguyên liệu cho xây dựng và dược liệu. - Điều hoà không khí. GV: Cho HS quan sát hình 8.1 Em hãy cho biết quang hợp là gì? HS: nêu được quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ nhờ ánh sáng mặt trời xảy ra ở thực vật. GV: Yêu cầu HS lên bảng viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp. Sau khi HS viết xong, giáo viên cho sửa chữa, bổ sung. HOẠT ĐỘNG 2: LÁ LÀ CƠ QUAN QUANG HỢP NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS 1. Hình thái, giải phẩu của lá thích nghi với chức năng quang hợp. * Về hình thái: Diện tích bề mặt lớn để hấp thụ các tia sáng. Biểu bì có nhiều khí khổng để CO2 khuếch tán vào. * Về giải phẩu: Hệ gân lá dẫn nước, muối khoáng đến tận tế bào nhu mô lá và sản phẩm quang hợp di chuyển ra khỏi lá. Trong lá có nhiều tế bào chứa lục lạp là bào quan chứa sắc tố quang hợp, đặc biệt là diệp lục. 2. Lục lạp là bào quan quang hợp. Lục lạp có màng kép, bên trong là các túi tilacôit xếp chồng lên nhau gọi là grana. Nằm giữa màng trong của lục lạp và màng tilacoit là chất nền(strôma). 3. Hệ sắc tố quang hợp. Hệ sắc tố gồm: - Diệp lục a hấp thu năng lượng ánh sáng chuyển hoá thành năng lượng trong ATP và NADPH. - Các sắc tố khác (carôtenôit) hấp thụ và truyền năng lượng cho diệp lục a GV: Cho HS nghiên cứu mục 1.2, kết hợp với kiến thức đã học. Em hãy cho biết vai trò của quang hợp? HS: -Quang hợp tạo ra nguồn thức ăn, năng lượng, nguyên liệu cho các hoạt động sống. - Điều hoà không khí. Chuyển tiếp: Lá là cơ quan quang hợp của cây. Vậy lá có cấu tạo thích nghi với chức năng quang hợp như thế nào? NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS GV: Cho HS quan sát hình 8.2 phát phiếu số 1 Phiếu học tập số 1 Tên cơ quan Đặc điểm cấu tạo Chức năng Bề mặt lá Phiến lá Lớp biểu bì dưới Lớp cutin Lớp TB mô dậu Lớp TB mô khuyết Lá có cấu tạo thích nghi với chức năng quang hợp như thế nào: về hình thái và giải phẩu? HS: Thảo luận và điền vào phiếu học tập các nội dung trên. Sau đó giáo viên cho một HS trình bày, các em khác theo dõi bổ sung. NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS GV: Cho HS quan sát hình 8.2 phát phiếu học tập số 2: Phiếu học tập số 2 Các bộ phận của lục lạp Cấu tạo Chức năng Màng Các tilacôit(grana) Chất nền(strôma) - Lục lạp có cấu tạo và chức năng gì? HS: Trả lời bằng cách điền vào phiếu số 2. GV: Cho 1 em trình bày các em khác nhận xét, bổ sung. NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS GV: Cho HS nghiên cứu mục II.3 Nêu các loại sắc tố của cây và vai trò của chúng trong quang hợp? HS :làm việc theo nhóm. GV: Cho 1 em trình bày các em khác nhận xét, bổ sung. 4. Cũng cố bài: - Quang hợp là gì? Viết phương trình tổng quát về quang hợp. - Mô tả sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của lá? - Thành phần của hệ sắc tố và chức năng của chúng trong quang hợp? 5. Dặn dò HS về nhà: - Quan sát lá các loài cây mọc trong vườn nhà (cách sắp xếp lá trên cây, diện tích bề mặt, màu sắc,..) dựa trên những kiến thức quang hợp, hãy giải thích vì sao có sự khác nhau giữa chúng? Phần kiến thức bổ sung: Đọc mục em có biết trang 37 SGK Đáp án phiếu học tập số 1 Tên cơ quan Đặc điểm cấu tạo Chức năng Hình thái Diện tích bề mặt lá Hấp thụ các tia sáng Phiến lá mỏng Thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra dễ dàng Lớp biểu bì dưới có nhiều khí khổng Thuận lợi cho khí CO2 khếch tán vào dễ dàng Giải phẩu Hệ gân lá Vận chuyển nước và muối khoáng đến tận từng tế bào Lớp cutin Anh sáng xuyên qua dễ dàng Lớp TB mô dậu xếp xít nhau chứa các hạt màu lục Nhận được nhiều ánh sáng Lớp TB mô khuyết có nhiều khoảng trống Thuận lợi cho khí khếch tán vào dễ dàng Đáp án phiếu học tập số 2 Các bộ phận của lục lạp Cấu tạo Chức năng Màng Màng kép Bao bọc tạo nên không gian giữa hai màng. Các tilacôit(grana) Các tilacôit xếp chồng lân nhau như chồng dĩa. Các t

File đính kèm:

  • docga11cb.doc
Giáo án liên quan