Giáo án Sinh học 11 bài 46: Cơ chế điều hoà sinh sản

Bài 46. CƠ CHẾ ĐIỀU HOÀ SINH SẢN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

 Nêu được cơ chế điều hoà sinh tinh.

 Nêu được cơ chế điều hoà sinh trứng.

 Biết được những ảnh hưởng của thần kinh và môi trường đến quá trình sinh tinh và sinh trứng.

2. Kỹ năng

 Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức.

II. Phương tiện dạy học:

 Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.

 Hình 46.1, 46.2 SGK.

III. Phương pháp giảng dạy:

 Trực quan, vấn đáp, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.

IV. Lên lớp:

1. Ổn định lớp

2. Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có).

3. Kiểm tra bài cũ: câu 1, 2, 3, 4 SGK trang 178.

4. Giảng bài mới:

Dẫn nhập: Sinh sản là một quá trình rất phực tạp liên quan đến hình thành giao tử, thụ tinh, và phát triển thành phôi  cơ thể. Và quá trình này chịu sự chi phối của một cơ chế, “cơ chế điều hoà sinh sản”. Vậy cơ chế này diễn ra như thế nào, cụ thể ta vào .

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 12369 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 bài 46: Cơ chế điều hoà sinh sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày soạn: Tiết: Tuần: Bài 46. CƠ CHẾ ĐIỀU HOÀ SINH SẢN Mục tiêu: 1. Kiến thức Sau khi học xong bài này, học sinh cần: Nêu được cơ chế điều hoà sinh tinh. Nêu được cơ chế điều hoà sinh trứng. Biết được những ảnh hưởng của thần kinh và môi trường đến quá trình sinh tinh và sinh trứng. 2. Kỹ năng Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức. Phương tiện dạy học: Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học. Hình 46.1, 46.2 SGK. Phương pháp giảng dạy: Trực quan, vấn đáp, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận. Lên lớp: Ổn định lớp Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có). Kiểm tra bài cũ: câu 1, 2, 3, 4 SGK trang 178. Giảng bài mới: Dẫn nhập: Sinh sản là một quá trình rất phực tạp liên quan đến hình thành giao tử, thụ tinh, và phát triển thành phôi ® cơ thể. Và quá trình này chịu sự chi phối của một cơ chế, “cơ chế điều hoà sinh sản”. Vậy cơ chế này diễn ra như thế nào, cụ thể ta vào…. Bài 46. CƠ CHẾ ĐIỀU HOÀ SINH SẢN Hoạt động thầy giáo Hoạt động học sinh Nội dung - Để điều hoà sinh sản người ta thường làm gì ? - Trong điều hoà sinh tinh và sinh trứng chịu sự chi phối của những yếu tố nào ? - Cơ chế điều hoà sinh tinh diễn ra như thế nào ? + Có những loại hoocmôn nào ? + Chúng được sinh ra từ đâu ? + Tác dụng của chúng ? - Vùng dưới đồi (thuộc não trung gian) và tuyến yên có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên quá trình sinh tinh ? - Tại sao nồng độ hoocmôn testostêrôn trong máu lại có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất các hoocmôn của tuyến yêu và vùng dưới đồi (đường liên hệ ngược) ? - Trạng thái thần kinh và yếu tố môi trường ảnh hưởng sinh thế nào đến quá trình sinh tinh ? Ví dụ ? - Còn cơ chế điều hoà sinh trứng diễn ra như thế nào ? + Tên các hoocmôn ? + Nơi sinh ra ? + Tác dụng ? - Vùng dưới đồi (thuộc não trung gian) và tuyến yên có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên quá trình sinh trứng ? - Tại sao nồng độ hoocmôn prôgestêron và ơstrôgen trong máu lại có thể ảnh hưởng đến sản xuất các hoocmôn của tuyến yên và vùng dưới đồi ? (Sự biến động của hoocmôn theo chu kì đã ảnh hưởng đến chín và rụng của trứng.) - Bằng cách nào môi trường sống gây ảnh hưởng lên quá trình sinh trứng ? - Trạng thái thần kinh ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sinh tinh và sinh trứng ? - Trong cuộc sống người ta đã có những ứng dụng gì về cơ chế điều hoà sinh sản ? - Điều hoà sinh tinh và sinh trứng. - Hệ nội tiết có vai trò chủ yếu, tiếp đó là trạng thái thần kinh và môi trường. * HS quan sát hình 46.1, thảo luận và trả lời: - FSH, LH ß tuyến yên. - Testostêrôn ß tinh hoàn. - ? - Khi nồng độ hoocmôn testostêrôn trong máu cao gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm hai bộ phận này giảm tiết GnRH, FSH và LH. - Ảnh hưởng rất lớn. - Người say rượu mà sinh con thì ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng (tinh trùng dễ bị dị hình) * HS quan sát hình 46.2, thảo luận và trả lời câu hỏi: - FSH, LH ß tuyến yên. - GnRH ß vùng dưới đồi. - (Nang trứng bao gồm TB trứng và các TB hạt bao quanh TB trứng, nang trứng sản xuất ra ơstrôgen) - (Thể vàng tiết ra prôgestêron và ơstrôgen. Hai hoocmôn này kích thích niêm mạc dạ con phát triển (dày lên) chuẩn bị cho hợp tử làm tổ, đồng thời ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên, gây giảm tiết GnRH, FSK và LH) * HS nghiên cứu SGK, thảo luận và cho ý kiến: - Tiêm FSH, LH và gia súc làm cho nhiều trứng chín và rụng cùng lúc, các trứng này thụ tinh tạo ra nhiều con. - Phụ nữ uống hoặc tiêm thuốc tránh thai có chứa prôgestêron và ơstrôgen. I. Cơ chế điều hoà sinh tinh và sinh trứng : 1. Cơ chế điều hoà sinh tinh : - Các hoocmôn kích thích sinh tinh là hoocmôn FSH, LH (ICSH) của tuyến yên và testostêrôn của tinh hoàn. Vùng dưới đồi tiết ra yếu tố giải phóng GnRH điều hoà tuyến yên tiết ra FSH và LH. - FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng. - LH kích thích tế bào kẽ (TB Lêiđich) sản xuất ra testostêrôn - Testostêrôn kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng. - Khi nồng độ hoocmôn testostêrôn trong máu cao gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm hai bộ phận này giảm tiết GnRH, FSH và LH. ® tế bào kẽ giảm tiết testostêrôn. Nồng độ testostêrôn giảm không gây ức chế lên tuyến yên và vùng dưới đồi nữa, nên hai bộ phận này lại tăng tiết hoocmôn. 2. Cơ chế điều hoà sinh trứng : - Tuyến yên ® FSH, LH. - Vùng dưới đồi ® GnRH điều hoà tuyến yên tiết FSH, LH. - FSH kích thích phát triển nang trứng. - LH kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng. - GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH, LH. II. Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng - Stress. - Hiện diên và mùi của con đực. - Dinh dưỡng. - Chất gây nghiện. *** Chú ý: FSH là kích tố nang trứng làm cho trứng chín(nữ) kích thích ống sinh tinh(nam); LH là kích tố thể vàng làm trứng chín và rụng(nữ) (ICSH ở nam kích thích tế bào kẽ (TB Lêiđich) sản xuất ra testostêron); TSH là kích tố tuyến giáp; ACTH là kích tố vỏ tuyến trên thận; PRL là kích tố tuyến sữa; GH là kích tố tăng trưởng; OT = Ôxitôxin; ADH là kích tố chống đa niệu. - Testostêron: Kích thích ống sinh tinh phát triển và sản sinh tinh trùng. - Prôgestêron và ơstrôgen: Là cho niêm mạc tử cuing phát triển dày lên, nếu trong máu nồng độ cao quá thì lại có tác dụng ức chế ngược. 5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài. 6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.

File đính kèm:

  • docbai 46.doc