Tiết 61
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
_ Trình bày được chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.
_ Kể tên các Hooc môn sinh dục nam hoặc Hooc môn sinh dục nữ.
_ Hiểu rõ ảnh hưởng của Hooc môn sinh dục nam và nữ đến những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì.
1. Kỹ năng :
Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
2. Thái độ :
Giáo dục ý thức vệ sinh và bảo vệ cơ thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
_ Tranh phóng to hình 58.1; 58.2; 58.3.
_ Phôtô bảng 58.1; 58.2 (đủ số lượng HS).
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1915 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 61
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
_ Trình bày được chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.
_ Kể tên các Hooc môn sinh dục nam hoặc Hooc môn sinh dục nữ.
_ Hiểu rõ ảnh hưởng của Hooc môn sinh dục nam và nữ đến những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì.
Kỹ năng :
Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
Thái độ :
Giáo dục ý thức vệ sinh và bảo vệ cơ thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
_ Tranh phóng to hình 58.1; 58.2; 58.3.
_ Phôtô bảng 58.1; 58.2 (đủ số lượng HS).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động 1 : TINH HOÀN VÀ HOOC MÔN SINH DỤC NAM
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
_ GV hướng dẫn HS quan sát hình 58.1; 58.2 ® làm bài tập điền từ (tr.182).
_ GV nhận xét công bố đáp án đúng.
1- LH, FSH
2- Tế bào kẽ
3- Testosteron
® Nêu chức năng của tinh hoàn?
_ GV phát bài tập bảng 58.1 cho các HS nam ® yêu cầu các em đánh dấu vào những dấu hiệu có ở bản thân.
_ GV nêu những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì như bảng 58.1 (SGK).
_ Nhấn mạnh xuất tinh lần đầu là dấu hiệu của giai đoạn dậy thì chính thức.
_ GV lưu ý giáo dục ý thức giữ vệ sinh.
_ Cá nhân làm việc độc lập với SGK, quan sát kỹ hình đọc chú thích ® tự thu nhận kiến thức.
_ Thảo luận nhóm thống nhất từ cần điền.
_ Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung.
_ HS dựa vào bài tập đã hoàn chỉnh tự rút ra kết luận.
_ HS nam đọc kỹ nội dung bảng 58.1, đánh dấu vào các ô lựa chọn.
_ Thu bài tập nộp cho GV.
Kết luận:
_ Tinh hoàn:
+ Sản sinh tinh trùng.
+ Tiết Hooc môn sinh dục nam Testosteron.
_ Hooc môn sinh dục nam gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam.
_ Dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì cảu nam (bảng 58.1).
Hoạt động 2 : BUỒNG TRỨNG VÀ HOOC MÔN SINH DỤC NỮ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
_ Yêu cầu HS quan sát hình 58.3 ® làm bài tập điền từ (tr.183).
_ GV nhận xét, công bố đáp án đúng:
1- Tuyến yên
2- Nang trứng
3- Ostrogen
4- Progesteron
® Nêu chức năng của buồng trứng?
_ Phát bài tập bảng 58.2 cho các HS nữ ® yêu cầu các em đánh dấu vào ô trống các dấu hiệu của bản thân.
_ Tổng kết lại những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì như bảng 58.2.
_ Nhấn mạnh: Kinh nguyệt lần đầu là dấu hiệu của giai đoạn dậy thì chính thức.
_ Giáo dục ý thức giữ vệ sinh kinh nguyệt.
_ Cá nhân quan sát kỹ hình tìm hiểu quá trình phát triển của trứng (từ các nang trứng gốc) và tiết Hooc môn buồng trứng.
_ Trao đổi nhóm, lựa chọn từ cần thiết.
_ Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung.
_ HS dựa vào bài tập đã hoàn chỉnh ® rút ra kết luận.
_ HS nữ đọc kỹ nội dung bảng 58.2, đánh dấu vào các ô lựa chọn.
_ Thu bài tập nộp cho GV.
Kết luận:
_ Buồng trứng:
+ Sản sinh trứng.
+ Tiết Hooc môn sinh dục nữ Ostrogen.
+ Ostrogen gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nữ.
_ Dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nữ (bảng 58.2).
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1- Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng?
2- Nêu chức năng của tuyến sinh dục? Vì sao nói tuyến sinh dục vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết?
3- Nguyên nhân dẫn tới biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ?
V. DẶN DÒ
_ Học bài theo nội dung SGK.
_ Đọc mục “Em có biết?”.
_ Ôn lại toàn bộ chương nội tiết.
SỰ ĐIỀU HOÀ VÀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT
Tiết 62
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
_ Nêu được các ví dụ để chứng minh cơ thể tự điều hoà trong hoạt động nội tiết.
_ Hiểu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trường trong.
2. Kỹ năng
_ Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
_ Kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ : Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh phóng to hình 59.1; 59.2; 59.3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động 1 : ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
_ Yêu cầu HS: Kể tên các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các Hooc môn tuyến yên?
_ Tổng kết lại kiến thức. Yêu cầu HS rút ra kết luận về vai trò tuyến yên đối với hoạt động của các tuyến nội tiết.
_ Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình 59.1 và 59.2 ® trình bày sự điều hoà hoạt động của:
+ Tuyến giáp
+ Tuyến trên thận
_ Gọi HS lên trình bày trên tranh.
_ GV hoàn thiện kiến thức.
_ HS liệt kê được các tuyến nội tiết: Tuyến sinh dục, tuyến giáp, tuyến trên thận.
_ 1-2 HS phát biểu, lớp nhận xét bổ sung.
_ HS tự rút ra kết luận.
+ HS nghiên cứu thông tin, quan sát kỹ hình 59.1; 59.2. Lưu ý:
Tăng cường.
Kìm hãm
_ Thảo luận trong nhóm thống nhất ý kiến ® ghi ra nháp sự điều hoà hoạt động của từng tuyến nội tiết.
_ Đại diện nhóm lần lượt lên trình bày trên hình 59.1 và 59.2, các nhóm khác bổ sung.
Kết luận:
_ Tuyến yên tiết Hooc môn điều khiển sự hoạt động của các tuyến nội tiết.
_ Hoạt động của tuyến yên tăng cường hay kìm hãm chịu sự chi phội của các hooc môn do các tuyến nội tiết tiết ra ® đó là cơ chế tự điều hoà các tuyến nội tiết nhờ thông tin ngược.
Hoạt động 2 : SỰ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
_ GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Lượng đường trong máu tương đối ổn định do đâu?
_ GV đưa thông tin: Trong thực tế khi lượng đường trong máu giảm mạnh ® nhiều tuyến nội tiết cùng phối hợp hoạt động ® tăng đường huyết.
_ GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình 59.3 ® trình bày sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết khi đường huyết giảm?
* Ngoài ra:
+ Ađrênalin
+ Noađrênalin
phần tủy tuyến gớp phần cùng Glucagôn làm tăng đường huyết.
_ Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết thể hiện như thế nào?
_ HS có thể vận dụng kiến thức chức năng của hooc môn tuyến tụy để trình bày.
_ Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
_ Cá nhân làm việc độc lập với SGK ® ghi nhớ thông tin.
_ Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến ® ghi ra nháp.
_ Yêu cầu nêu được sự phối hợp của:
+ Glucagôn (tuyến tụy)
+ Coóctizôn (vỏ tuyến trên thận)
® Tăng cường đường huyết.
_ Đại diện nhóm lên trình bày trên tranh, các nhóm khác bổ sung.
_ HS tự rút ra kết luận.
Kết luận:
Các tuyến nội tiết trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động ® đảm bảo các quá trình sinh lý trong cơ thể diễn ra bình thường.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1- Nêu rõ mối quan hệ trong hoạt động điều hoà của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết.
2- Lấy ví dụ, nêu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững được tính ổn định của môi trường trong.
V. DẶN DÒ
_ Học bài theo nội dung SGK.
_ Tìm thêm các ví dụ minh họa cho kiến thức ở mục 1 và mục 2.
Ký duyệt
File đính kèm:
- Tuan 31 SINH 8.doc