I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải:
- HS hiểu được đặc điểm cấu tạo và lối sống của một số loài giun đốt thường gặp: giun đỏ, đỉa, rươi.
- Nhận biết được đặc điểm chung của ngành giun đốt và vai trò thực tiễn của chúng.
- HS biết cách so sánh các đại diện để rút ra đặc điểm chung.
- Rèn khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp.
-Liên hệ được vai trò thực tiễn của ngành giun đốt trong đời sống của con người.
II/Đồ dùng dạy học:
+GV: Tranh vẽ về giun đỏ, đĩa. Mẫu vật sống, mẫu ngâm (nếu có).
+ HS: Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu về giun đốt.
III/Tiến trình dạy học:
-Kiểm tra bài cũ:
-Bài mới: Trong 3 ngành giun (Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt) Thì giun đốt có nhiều đại diện sống tự do hơn cả. Nhờ đặc điểm cơ thể phân đốt, xuất hiện chi bên, thần kinh, giác quan phát triển nên giun đôt sống phổ biển ở biển, ao, hồ, sông. số ít sống kí sinh.
+Hoạt động 1: : TÌM HIỂU MỘT SỐ GIUN ĐỐT THƯỜNG GẶP
- Mục tiêu: Thông qua các đại diện, thấy được sự đa dạng của giun đốt.
- Tiến hành hoạt động:
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành giun đốt - Võ Thị Luyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9: Ngày soạn: 23/10/09
Tiết 17 MỘT SỐ GIUN ĐỐT KHÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN ĐỐT
Ngày dạy: 24/10/09 I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải:
- HS hiểu được đặc điểm cấu tạo và lối sống của một số loài giun đốt thường gặp: giun đỏ, đỉa, rươi.
- Nhận biết được đặc điểm chung của ngành giun đốt và vai trò thực tiễn của chúng.
- HS biết cách so sánh các đại diện để rút ra đặc điểm chung.
- Rèn khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp.
-Liên hệ được vai trò thực tiễn của ngành giun đốt trong đời sống của con người.
II/Đồ dùng dạy học:
+GV: Tranh vẽ về giun đỏ, đĩa. Mẫu vật sống, mẫu ngâm (nếu có).
+ HS: Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu về giun đốt.
III/Tiến trình dạy học:
-Kiểm tra bài cũ:
-Bài mới: Trong 3 ngành giun (Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt) Thì giun đốt có nhiều đại diện sống tự do hơn cả. Nhờ đặc điểm cơ thể phân đốt, xuất hiện chi bên, thần kinh, giác quan phát triển nên giun đôt sống phổ biển ở biển, ao, hồ, sông... số ít sống kí sinh.
+Hoạt động 1: : TÌM HIỂU MỘT SỐ GIUN ĐỐT THƯỜNG GẶP
- Mục tiêu: Thông qua các đại diện, thấy được sự đa dạng của giun đốt.
- Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Em hãy kể tên các ngành giun đã được học ?
- GVgiới thiệu:Trong 3 ngành đó thì giun đốt có nhiều đại diện sống tự do hơn cả. Nhờ đặc điểm cơ thể phân đốt, xuất hiện chi bên, thần kinh, giác quan phát triển, nên giun đốt sống phổ biến ở biển, ao, hồ, sông... Một số chuyển sang kí sinh.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu kĩ H.17.1; 2; 3 vớicác chú thích kèm theo và liên hệ thực tế để điền vào bảng 1- Đa dạng của ngành giun đốt.
- GV nhận xét và khẳng định kiến thức.
- 1 - 2 HS trả lời.
(HS phải trả lời được: giun dẹp, giun tròn, giun đốt).
- HS tìm được các cụm từ thích hợp để điền vào bảng 1.
- 2- 4 HS đọc kết quả điền từ- Các tổ còn lại nhận xét.
*Tiểu kết: - Giun đốt có nhiều loài: Vắt, đĩa, giun đỏ, róm biển...
- Sống tự do, định cư hay chui rúc. Ở các môi trường: Đất ẩm, nước, lá cây.
Bảng1: Đa dạng của ngành Giun đốt
STT
Sự đa dạng
Đại diện
Môi trường sống
Hình thức sống
1
Giun đất
Đất ẩm
Tự do, chui rúc
2
Đỉa
Nước ngọt
Bán kí sinh
3
Rươi
Nước nợ
Tự do
4
Giun đỏ
Cóng, rãnh
Cố định
5
Vắt
Đất, lá cây
Tự do
6
Róm biển
Nước mặn
Tự do
+Hoạt động 2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH GIUN ĐỐT
- Mục tiêu: HS nhận biết đặc điểm chung của ngành giun đốt và vai trò thực tiễn của chúng.
- Tiến hành hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV làm rõ thêm cho HS hiểu cấu tạo của chi bên và biến đổi của chi bên thích nghi với các nối sống khác nhau. Từ đó HS đánh dấu vào bảng 2 - Đặc điển chung của nghành giun đốt và cuối cùng cho HS trả lời câu hỏi thảo luận:
+Tìm các đại diện giun đốt điền vào chỗ trống: (SGK tr.61).
- Giáo viên cho kết quả đúng.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận:
- HS nghe GV thông báo và nghiên cứu thêm ( trang 60 SGK)
- 1-2 HS đọc kết quả đánh dấu vào bảng.
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi thảo luận, HS khác bổ sung.
- Tên các đại diện giun đốt:
+ Làm thức ăn cho người: rươi, sa sùng...
+ Làm thức ăn cho động vật khác: giun đất, giun đỏ, giun ít tơ nước ngọt...
+ Làm cho đất trồng xốp, thoáng: các loài giun đất...
+ Làm màu mỡ cho đất trồng: các loài giun đất...
+ Làm thức ăn cho cá: rươi, giun ít tơ nước ngọt, sa sùng, rọm...
+ Có hại cho đất trồng và người: đỉa, vắt.
*Tiểu kết: - Cơ thể dài, phân đốt.
- Có thể xoang.
- Hô hấp qua da hay mang.
- Bắt đầu có hệ tuần hoàn.
- Ống tiêu hoá phân hoá.
- Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và giác quan phát triển.
- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hoặc thành cơ thể .
*Kết luận: - HS phải đánh dấu được đúng vào bảng 2
STT
Đại diện
Đặc điểm
Giun đất
Giun đỏ
Đỉa
Rươi
1
Cơ thể phân đốt
x
x
x
x
2
Cơ thể không phân đốt
3
Có thể xoang ( khoang cơ thể chính thức )
x
x
x
x
4
Có hệ tuần hoàn, máu thường đỏ
x
x
x
x
5
Hệ thần kinh và giác quan phát triển
x
x
x
6
Di chuyển nhờ chi bên, tơ hoặc thành cơ thể
x
x
x
x
7
Ống tiêu hoá thiếu hậu môn
8
Ống tiêu hoá phân hoá
x
x
x
x
9
Hô hấp qua da hay bằng mang
x
x
x
x
IV/Kiểm tra, đánh giá :
*Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
- Trình bày đặc điểm chung của giun đốt?
- Vai trò của giun đốt?
- Để nhận biết đại diện của giun đốt cần dựa vào đặc điểm cơ bản nào?
V/Dặn dò:
- Trả lời các câu hỏi cuối bài vào vở bài tập và học thuộc.
- Về ôn lại các chương từ I → III để chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
...................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_17_mot_so_giun_dot_khac_va_dac_d.doc