Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 20 - Huỳnh Thị Cẩm Nhung

1.Mục tiêu:

1. 1. Kiến thức:

- HĐ2: HS biết được hoạt động, đời sống của lớp Lưỡng cư thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn đại diện (ếch đồng).

- HĐ3: HS biết được cấu tạo ngoài, cách di chuyển của ếch đồng.

- HĐ4: HS hiểu được quá trình sinh sản và phát triển qua biến thái

 2.Kỹ năng:

- HĐ2: HS thực hiện được kỹ năng: tìm kiếm thông tin

- HĐ3: HS thực hiện thành thạo kỹ năng quan sát, hợp tác nhóm, trình bày ý kiến trước nhóm, vẽ sơ đồ tư duy các phần ếch đồng

- HĐ4: HS thực hiện được kỹ năng: so sánh sinh sản của ếch khác cá

3.Thái dộ:

-HĐ2: Thói quen: Sưu tầm mẫu vật sống, tìm kiếm thông tin

-HĐ3,4: Tính cách: Bảo vệ các loài động vật có ích

2. Nội dung học tập:

-Đời sống

-Cấu tạo ngoài, di chuyển.

-Sinh sản và phát triển của ếch đồng

3. Chuẩn bị:

3.1.GV: Mô hình ếch đồng, H 35.3SGK/113

3.2.HS: Soạn nội dung bảng SGK/114, nghiên cứu đời sống, di chuyển, sinh sản của ếch.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 20 - Huỳnh Thị Cẩm Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚP LƯỠNG CƯ *Mục tiêu của lớp lưỡng cư: 1. Kiến thức: - HS biết được đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của lớp Lưỡng cư thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn. Phân biệt được quá trình sinh sản và phát triển qua biến thái - HS biết được hình thái cấu tạo phù hợp với đời sống lưỡng cư của đại diện (ếch đồng). Trình bày được hoạt động tập tính của ếch đồng. - HS mô tả được tính đa dạng của lớp lưỡng cư. Nêu được những đặc điểm để phân biệt 3 bộ trong lớp lưỡng cư ở VN. - HS nêu được vai trò của lớp lưỡng cư trong tự nhiên và đời sống con người, đặc biệt là những loài quý hiếm. 2.Kỹ năng: - Biết cách mổ ếch, quan sát cấu tạo trong của ếch. - Sưu tầm tư liệu về 1 số đại diện khác của lớp lưỡng cư như: cóc, ễnh ương, ếch giun.. 3. Thái dộ: Bảo vệ các loài động vật có ích ẾCH ĐỒNG Tuần: 20- Tiết PPCT: 37 ND: 2/1 1.Mục tiêu: 1. 1. Kiến thức: - HĐ2: HS biết được hoạt động, đời sống của lớp Lưỡng cư thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn đại diện (ếch đồng). - HĐ3: HS biết được cấu tạo ngoài, cách di chuyển của ếch đồng. - HĐ4: HS hiểu được quá trình sinh sản và phát triển qua biến thái 2.Kỹ năng: - HĐ2: HS thực hiện được kỹ năng: tìm kiếm thông tin - HĐ3: HS thực hiện thành thạo kỹ năng quan sát, hợp tác nhóm, trình bày ý kiến trước nhóm, vẽ sơ đồ tư duy các phần ếch đồng - HĐ4: HS thực hiện được kỹ năng: so sánh sinh sản của ếch khác cá 3.Thái dộ: -HĐ2: Thói quen: Sưu tầm mẫu vật sống, tìm kiếm thông tin -HĐ3,4: Tính cách: Bảo vệ các loài động vật có ích 2. Nội dung học tập: -Đời sống -Cấu tạo ngoài, di chuyển. -Sinh sản và phát triển của ếch đồng 3. Chuẩn bị: 3.1.GV: Mô hình ếch đồng, H 35.3SGK/113 3.2.HS: Soạn nội dung bảng SGK/114, nghiên cứu đời sống, di chuyển, sinh sản của ếch. 4.Tổ chức các hoạt động học tập 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7A1; 7A2 7A3; 7A4 4.2.Kiểm tra miệng: Câu 1: Nêu ví dụ ảnh hưởng của điều kiện sống khác nhau đến cấu tạo cơ thể và tập tính của cá? (HSG) Cho biết lớp lưỡng cư bao gồm những đại diện nào? (10đ) TL: -Sống ở tầng nước mặt, thiếu nơi ẩn náu: có thân dài, nhỏ, đầu- miệng dài nhọn bơi rất nhanh Vd: cá nhám, cá trích -Ở tầng giữa: có nhiều nơi ẩn náu, thân tương đối ngắn, bơi chậm vd: cá vền,cá chép. -Ở hốc bùn: thân rất dài, đuôi nhỏ, vây chẳn tiêu biến, bơi kém vd: lươn * ếch đồng, nhái bén, chẩu chàng Câu 2: Trình bày vai trò của cá trong đời sống con người? Em có biết cách di chuyển của ếch như thế nào? (10đ) TL: Đời sống con người: cung cấp thực phẩm, làm dược liệu chữa bệnh thần kinh, sưng khớp, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, nông nghiệp. *Ếch di chuyển: bơi và nhảy cóc 4.3.Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung *HĐ1: (2 phút) Vào bài: -GV: Lưỡng cư bao gồm những ĐV vừa ở nước vừa ở cạn. Trong bài hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu 1 số đại diện của lớp lưỡng cư là: “ ếch đồng”. Vào bài *HĐ2: ( 8 phút) Tìm hiểu đời sống của ếch MT: HS biết được hoạt động, đời sống của ếch đồng - Tiến hành: -GV: Giới thiệu mô hình ếch, cho biết: ?Em thường gặp ếch ở đâu? Vào mùa nào? *HS: Ao, hồ, đầm, gặp vào cuối xuân ?Thức ăn của ếch đồng là gì?Vì sao ếch thường kiếm mồi vào đêm? *HS: Sâu bọ, cua, cá con, ốc, giunban đêm có nhiều ?Dựa vào thức ăn của ếch đã nói lên điều gì về môi trường sống? *HS: Vừa sống ở cạn, vừa sống ở nước (ưa ẩm ướt) ? Nhiệt độ của ếch như thế nào? Ở ếch có hiện tượng gì vào mùa đông? *HS: Phụ thuộc vào môi trường, là động vật biến nhiệt. Có hiện tượng trú đông * HĐ3: ( 15 phút) Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo ngoài và di chuyển -MT: HS biết được cấu tạo ngoài,di chuyển của ếch đồng. -Tiến hành: -GV: Cho HS QS mô hình ếch đồng ? Nêu cấu tạo ngoài của ếch đồng? *HS: Ếch không có lông và vảy, da trần, ẩm và nhờn. KL -GV: Yêu cầu HS TLN, hoàn thành bảng SGK/114 Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài Thích nghi với đời sống ở nước ở cạn Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước x Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu x Da trần phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí x Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ x Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt x Các chi sau có màng bơi, căng giữa các ngón x -GV: Gọi các nhóm báo cáo, nhận xét. ? Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn? Và đặc điểm thích nghi đời sống ở nước? *HS: -Thích nghi với đời sống ở cạn: mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu. Mắt có mi tai có màng nhĩ. Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt. -Thích nghi ở nước: Đầu dẹp, nhọn, da trần phủ chất nhày và ẩm. Các chi sau có màng bơi, căng giữa các ngón ? Giải thích ý nghĩa của từng đặc điểm? (HSG) *HS:1. Giảm sức cản của nước khi bơi 2.Khi bơi vừa thở vừa quan sát 3.Hô hấp trong nước 4.Bảo vệ mắt, giữ mắt không bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn 5. Thuận lợi cho việc di chuyển 6. Tạo thành chân bơi để đẩy nước - GV: Hướng dẫn HS QS H 35.1 đến 35.3, mô tả động tác di chuyển trên cạn và trong nước của ếch đồng *HS:+ Trên cạn: Khi ngồi chi sau gấp chữ Z, lúc nhảy chi sau bật thẳng gọi là nhảy cóc + Dưới nước: Chi sau đẩy nước, chi trước bẻ lái *HĐ 4:( 10 phút) Sinh sản và phát triển của ếch MT: HS hiểu được quá trình sinh sản và phát triển qua biến thái -Tiến hành: ? Ếch sinh sản vào mùa nào? Sau những trận mưa rào, đầu mùa hạ, ếch có hiện tượng gì? *HS: Cuối mùa xuân, ếch đực cõng ếch cái trên lưng tìm đến bờ nước thụ tinh. ? So sánh sự thụ tinh của ếch với thụ tinh của cá? (HSG) *HS: Có tập tính ếch đực ôm lưng ếch cái đẻ trứng, ếch đực tưới tinh dịch lên - GV: Yêu cầu HS QS H35.4 SGK ?Trình bày sự phát triển của ếch? *HS: Trứng được thụ tinh phát triển thành nòng nọc à biến đổi phức tạp nhiều giai đoạn à ếch con à ếch trưởng thành (biến thái hoàn toàn) ? So sánh sự sinh sản và phát triển của ếch với cá? *HS: Giai đoạn nòng nọc sống trong nước có đặc điểm giống cá là thở bằng mang và có đuôi. *GDHN: Bảo vệ ếch là động vật có ích, cung cấp thịt cho con người. I.Đời sống: - Ếch sống nơi ẩm ướt, gần bờ nước - Kiếm ăn ban đêm, ăn ĐV nhỏ: tôm, cua, ốc.. -Có hiện tượng trú đông -Là động vật biến nhiệt II. Cấu tạo ngoài và di chuyển 1. Cấu tạo ngoài: -Đầu: lớn, dẹp, nhọn khớp với thân, không cổ. -Hai mắt: lớn, có mi. -Lỗ mũi: ở vị trí cao trên đầu, thông với khoang miệng. -Tai: phía sau mắt, có màng nhỉ, rất thính -Da trần, ẩm và nhờn. -Chi 5 phần có ngón, chia đốt, linh hoạt, 2 chi sau khỏe, có màng bơi căng giữa các ngón. 2. Di chuyển: -Ở cạn: nhảy cóc -Dưới nước: bơi bằng 2 chi sau III. Sinh sản và phát triển: - Sinh sản vào cuối xuân. Tập tính ếch đực ôm lưng ếch cái đẻ trứng. Ếch đực tưới tinh dịch lên (thụ tinh ngoài) -Phát triển: Trứng thụ tinh nở ra nòng nọcà biến đổi phức tạp nhiều giai đoạnà ếch conà ếch trưởng thành (biến thái hoàn toàn) 4.4.Tổng kết: Vẽ sơ đồ tư duy của ếch đồng 4.5.Hướng dẫn học tập: *Đối với bài học này: - Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK/115. Làm BT vở BT *Đối với bài học tiếp theo - Chuẩn bị bài thực hành 36. Mỗi nhóm 1 con ếch đồng, chú ý đọc kỹ mục III “nội dung” 5. Phụ lục: Tuần: 20-Tiết PPCT: 38 THỰC HÀNH: QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG CỦA ẾCH ĐỒNG TRÊN MẪU MỔ ND: 5/1 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: -HĐ2: HS xác định được vị trí xương ếch đồng qua mẫu mổ (tranh ảnh) -HĐ3: HS QS da và các nội quan trên mẫu mổ, thấy được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng đảm bảo sự thống nhất trong cơ thể, sự tiến hóa hơn so với lớp cá. -HĐ4: HS hiểu và viết bài thu hoạch 1.2.Kỹ năng: -HĐ2: HS thực hiện thành kỹ năng: quan sát tranh, xác định vị trí từng loại xương ếch -HĐ3: HS thực hiện thành thạo kỹ năng quan sát, hợp tác nhóm, so sánh ếch với cá -HĐ4: HS thực hiện thành kỹ năng: Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm được phân công, tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK 1.3.Thái độ: -HĐ2: Thói quen: Xác định vị trí xương trên cơ thể ĐV -HĐ3: Tính cách: Ếch là đối tượng về lĩnh vực nghiên cứu động vật trong sinh lí học, kể cả con người. Bảo vệ động vật có ích (GDHN) -HĐ4: Tính cách: Tính chính xác khi viết báo cáo 2. Nội dung học tập: - Bộ xương Ếch - Các nội quan của ếch -Thu hoạch 3.Chuẩn bị: 3.1.GV: Bộ đồ mổ, khay nhựa, cốc đựng nước, kim ghim. Tranh bộ xương ếch 3.2.HS: Vật mẫu ếch đồng đã mổ sẵn 4.Tổ chức các hoạt động học tập 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7A1; 7A2 7A3; 7A4 4.2.Kiểm tra miệng: Câu 1: Những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch thích nghi đời sống ở cạn? Cho biết hệ tiêu hóa của ếch có các cơ quan nào? (10đ) TL: Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu. Mắt có mi tai có màng nhĩ. Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt. *Hệ tiêu hóa: miệng, dạ dày, ruột, gan.. Câu 2: Giải thích vì sao ếch thường sống gần nơi ẩm ướt, gần bờ nước bắt mồi vào đêm? (HSG) Éch hô hấp bằng gì? (10đ) TL: Vì ếch hô hấp bằng da dễ thấm khí cần môi trường ẩm. Có nước (gần bờ nước) để đảm bảo sự hô hấp của nó được thuận lợi. Thức ăn: mối, còng vào đêm có nhiều *Hô hấp: phổi 4.3.Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung *HĐ1: ( 3 phút) Vào bài: -GV: Để biết được cấu tạo trong của ếch như thế nào? Hôm nay chúng ta TH QS mẫu mổ ếch Giới thiệu nội dung, yêu cầu bài thực hành. -GV: Kiểm tra vật mẫu HS mang, giới thiệu dụng cụ chuẩn bị mổ ếch. *HĐ2: ( 7 phút) Tìm hiểu bộ xương Ếch MT: HS xác định được vị trí xương ếch - Tiến hành: - GV: Hướng dẫn cho HS QS Hình bộ xương ếch ?Nhận biết vị trí các xương trong bộ xương ếch? *HS: Xương đầu: sọ chứa não. Xương cột sống: có 10 đốt, đốt cùng gọi là trâm bầu, cột sống gắn với xương chi bằng đai chi trước và sau, xương sườn ngắn không tạo được lồng ngực. Xương đai và xương chi. ?Bộ xương ếch có chức năng gì đối với cơ thể chúng? *HS: Nâng đỡ cơ thể, chỗ bám, bảo vệ nội quan -GV:Gọi HS chỉ trên tranh tên của từng loại xương *HĐ3:(20phút) QS da, các nội quan trên mẫu mổ -MT: HS QS da và các nội quan trên mẫu mổ, thấy được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng đảm bảo sự thống nhất trong cơ thể, sự tiến hóa hơn so với lớp cá. - Tiến hành: -GV: Hướng dẫn HS: sờ tay lên bề mặt da quan sát mặt trong da *HS: Nhận xét da ẩm ướt, mặt trong có mạch máu dưới da ? Da có vai trò gì trong đời sống của ếch? *HS: Hô hấp, tạo điều kiện trao đổi khí -GV: Hướng dẫn HS cách mổ ếch, xác định nội quan ếch *HS: Mổ và quan sát hình 36.3 đối chiếu mẫu mổ, chỉ từng cơ quan trên mẫu mổ ếch -GV: Yêu cầu HS dựa vào bảng đặc điểm cấu tạo trong của ếch trang 118, TLN ?Hệ tiêu hóa của ếch có đặc điểm gì khác cá? *HS: Lưỡi ếch có phần trước gắn với thềm miệng, phần sau tự do nên bật ra ngoài dễ dàng ? Vì sao ếch xuất hiện phổi mà vẫn hô hấp qua da? *HS: Vì phổi có cấu tạo đơn giản nên khi cắt phổi ếch vẫn còn sống, lột da sẽ chết (HSG) ?Tim ếch khác tim cá ở điểm nào? Trình bày sự tuần hoàn máu của ếch? *HS: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. Cá 1 ngăn, 1 vòng tuần hoàn ?Xác định các bộ phận não ở H36.5 *HS: Gồm 5 bộ phận ? Hệ bài tiết của ếch như thế nào? *HS: Giống cá ? Hệ sinh dục của ếch như thế nào? *HS: Ếch đực không có cơ quan giao phối, có cơ quan sinh dục, con cái có buồng trứng lớn. *HĐ 4: ( 5 phút) Thu hoạch: MT: HS hiểu và viết bài thu hoạch Tiến hành: -GV: Yêu cầu HS viết thu hoạch theo câu hỏi SGK/119 *HS: 1. Miệng có lưỡi, phóng ra bắt mồi, xuất hiện phổi, 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn: 1 tâm thất, 2 tâm nhĩ, máu pha 3 Ếch không bị chết ngạt, nếu cho vào 1 lọ đấy nước đầu chúc xuống dưới. KL hô hấp qua da *GDHN: Ếch là đối tượng về lĩnh vực nghiên cứu động vật trong sinh lí học, kể cả con người. Vì thế ta có thể mổ ếch để nghiên cứu các động vật tương tự. Có liên quan đến y học. I. Bộ xương Ếch: *Cấu tạo: -Xương đầu: sọ chứa não - Xương cột sống: có 10 đốt -Xương đai ( đai vai và đai hông -Xương chi ( chi trước, chi sau) * Chức năng: +Tạo bộ khung nâng đỡ cơ thể + Là nơi bám của cơ giúp di chuyển +Tạo thành khoang bảo vệ não, tủy sống và nội quan II. Các nội quan: - Da: da trần trơn và ẩm ướt, mặt trong có nhiều mạch máu để trao đổi khí - Các hệ cơ quan: +Tiêu hóa: Lưỡi phóng ra bắt mồi, có dạ dày lớn, ruột ngắn, gan, mật lớn, có tuyến tụy. + Hô hấp: Phổi đơn giản, hô hấp qua da là chủ yếu +Tuần hoàn: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu pha. +Thần kinh: Não gồm não trước, thùy thị giác, tiểu não, hành tủy, tủy sống. +Bài tiết: trung thận đơn giản +Sinh dục: Ếch đực không có cơ quan giao phối, đẻ trứng, thụ tinh ngoài. III. Thu hoạch: 4.4. Tổng kết: Câu 1: Trình bày cấu tạo và chức năng bộ xương ếch? TL: *Cấu tạo: -Xương đầu: sọ chứa não - Xương cột sống: có 10 đốt -Xương đai ( đai vai và đai hông -Xương chi ( chi trước, chi sau) * Chức năng: +Tạo bộ khung nâng đỡ cơ thể + Là nơi bám của cơ giúp di chuyển +Tạo thành khoang bảo vệ não, tủy sống và nội quan Câu 2: Kể tên các hệ cơ quan của ếch? TL: Tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn ,thần kinh, sinh dục 4.5. Hướng dẫn học tập * Đối với bài này: - Về nhà tập quan sát các bộ phận bên trong của ếch đồng * Đối với bài học tiếp theo: - Soạn bài 37, soạn bảng SGK/121 5. Phụ lục:

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_20_huynh_thi_cam_nhung.doc