Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 22 (Bản đẹp)

I.- MỤC TIÊU:

1/-Kiến thức:

- Trình bày được đặc điểm đời sống, cấu tạo ngoài của chim bồ câu.

- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi đời sống bay lượn.

- Phân biệt kiểu bay vỗ cánh & bay lượn.

2/- Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát tranh.

- Kỹ năng hoạt động nhóm.

3/- Thái độ:

Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.

II.- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh cấu tạo ngoài của chim bồ câu.

- Bảng phụ ghi nội dung 1 và 2 trang 135, 136 SGK.

- HS Kẻ bảng 1 và 2 vào vở bài tập.

III.- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1/- Ổn định:

2/- Kiểm tra:

- Nêu môi trường sống của 3 đại diện thường gặp.

- Nêu đặc điểm chung của bò sát.

- Trinh bày vai trò của bò sát.

3/- Giảng bài mới:

Mở bài: Hỏi lại tên các lớp động vật, GV giới thiệu lớp động vật tiến hóa hơn là chim. Chúng ta sẽ nghiên cứu qua chim bồ câu.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 22 (Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 13.01.08 LỚP CHIM CHIM BỒ CÂU § 43. Bài 41. I.- MỤC TIÊU: 1/-Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm đời sống, cấu tạo ngoài của chim bồ câu. - Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi đời sống bay lượn. - Phân biệt kiểu bay vỗ cánh & bay lượn. 2/- Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát tranh. - Kỹ năng hoạt động nhóm. 3/- Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn. II.- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh cấu tạo ngoài của chim bồ câu. - Bảng phụ ghi nội dung 1 và 2 trang 135, 136 SGK. - HS Kẻ bảng 1 và 2 vào vở bài tập. III.- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/- Ổn định: 2/- Kiểm tra: - Nêu môi trường sống của 3 đại diện thường gặp. - Nêu đặc điểm chung của bò sát. - Trinh bày vai trò của bò sát. 3/- Giảng bài mới: Mở bài: Hỏi lại tên các lớp động vật, GV giới thiệu lớp động vật tiến hóa hơn là chim. Chúng ta sẽ nghiên cứu qua chim bồ câu. HOẠT ĐỘNG 1: ĐỜI SỐNG CHIM BỒ CÂU. Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm đời sống của chim bồ câu. Trình bày được đặc điểm sinh sản của chim bồ câu. TỔ CHỨC CỦA THẦY - GV treo tranh chim bồ câu. - Cho HS đọc thông tin, thảo luận trả lời câu hỏi: + Cho biết tổ tiên của chim bồ câu nhà? + Đặc điểm đời sống của chim bồ câu? - Gọi các nhóm báo cáo. - Nhóm khác nhận xét & bổ sung. - Cho HS thảo luận tiếp. + Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu? + So sánh sự sinh sản của thằn lằn và chim? - Gọi đại diện báo cáo. + Hiện tượng ấp trứng & nuôi con có ý nghĩa gì? - Gọi các nhóm ¹ nhận xét & bổ sung. - GV chốt lại kiến thức. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - HS quan sát. - HS đọc thông tin, thảo luận trả lời câu hỏi: + LaØ bồ câu núi. + Là động vật hằng nhiệt. - Các nhóm báo cáo. - Các nhóm nhận xét & bổ sung. - HS thảo luận tiếp. + Chim thụ tinh trong, trứng có vỏ đá vôi. + Giống: Thụ tinh trong. + Khác: Trứng thằn lằn có vỏ dai, trứng chim có vỏ đá vôi. + Thằn lằn không có tập tính bảo vệ và ấp trứng, chim thì có. - Các nhóm nhận xét & bổ sung. - HS tiếp thu. Tiểu kết I: ĐỜI SỐNG CHIM BỒ CÂU * Đời sống: - Sống trên cây, bay giỏi. - Tập tính làm tổ. - Là động vật hằng nhiệt. * Sinh sản: - Thụ tinh trong. - Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi. - Có hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa, diều. HOẠT ĐỘNG 2: CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN. Mục tiêu: Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi sự bay. TỔ CHỨC CỦA THẦY a/- Cấu tạo ngoài: - GV yêu cầu HS quan sát hình 41.2, đọc thông tin trang 136 SGK thảo luận tìm đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi đời sống bay lượn. - GV gọi HS lên trình bày trên tranh. - GV yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng 1 trang 135 SGK. - Gọi HS lên bảng điền bảng phụ. - Cho các nhóm nhận xét & bổ sung. - GV giảng bổ sung cấu tạo lông tơ & lông ống (Vị trí & vai trò). - GV đưa bảng chuẩn. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - HS quan sát hình 41.2, đọc thông tin trang 136 SGK thảo luận tìm đặc điểm cấu tạo ngoài. Yêu cầu: Thân hình thoi, chi trước à cánh, mình có lông vũ. - HS lên trình bày (Có bổ sung). - HS hoàn thành bài tập (Nhiều nhóm). - HS lên bảng điền bài tập. - Các nhóm nhận xét & bổ sung. - HS phân biệt vị trí cấu tạo lông. - HS điều chỉnh. Tiểu kết II.a: CẤU TẠO NGOÀI STT ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO NGOÀI Ý NGHĨA THÍCH NGHI 1 Thân hình thoi. Giảm sức cản không khí khi bay. 2 Chi trước: cánh chim. Quạt gió (động lực chính khi bay) cản gió khi hạ cánh. 3 Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau. Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh. 4 Lông ống: Có các sợi lông làm thành phến mỏng. Làm cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng. 5 Lông bông: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp. Giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ. 6 Mỏ sừng bao lấy hàm, có răng. Làm đầu chim nhẹ. 7 Cổ dài khớp đầu với thân. Phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông. TỔ CHỨC CỦA THẦY 2/- Di chuyển: - GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H 41.3, 41.4 SGK thảo luận trả lời câu hỏi: + Nhận biết kiểu bay lượn và bay vỗ cánh? - Yêu cầu HS hoàn thành bảng 2. - Gọi HS nhóm đại diện làm bài tập. - Cho các nhóm ¹ bổ sung. - GV cho nhắc lại 2 kiểu bay. - GV đưa kiến thức chuẩn của bài tập. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - HS đọc thông tin, quan sát H 41.3, 41.4 SGK thảo luận trả lời câu hỏi: + HS mô tả theo hình. - HS hoàn thành bài tập. - Đại diện nhóm lên điền. - Các nhóm ¹ bổ sung. - HS nhắc lại. - HS điều chỉnh lại kiến thức. Tiểu kết II.b: DI CHUYỂN * Chim có 2 kiểu bay: - Bay lượn: Cánh đập chậm rãi, không liện tục, giang rộng. Sự bay chủ yếu nhờ nâng đỡ của không khí và sự thay đổi của luồng gió. - Bay vỗ cánh: Đập cánh liên tục. Sự bay chủ yếu dựa vào sự vỗ cánh. BÀI TẬP: So sánh bay vỗ cánh & bay lượn. Các động tác bay Kiểu bay vỗ cánh Kiểu bay lượn - Cánh đập liên tục. - Cánh đập chậm rãi, không liên tục. - Cánh giang rộng mà không đập. - Sự bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí & sự thay đồi của các luồng gió. - Sự bay chủ yếu dựa vào sự vỗ cánh. X X X X X 4/- Củng cố: Đọc phần tô hồng. 4.1 Cho HS lên bảng chỉ tranh tìm cấu tạo ngoài của chim thích nghi đời sống bay lượn. 4.2 Làm BT: Phân biệt bay vỗ cánh & bay lượn. BAY VỖ CÁNH BAY LƯỢN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5/- Dặn dò: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục "em có biết". - Đọc trước bài "Thực hành". VI.- RÚT KINH NGHIỆM: THỰC HÀNH: QUAN SÁT BỘ XƯƠNG, MẪU MỔ CHIM BỒ CÂU NS: 14.01.08 § 44. Bài 42. I.- MỤC TIÊU: 1/-Kiến thức: - Nhận biết 1 số đặc điểm của bộ xương chim thích nghi với đời sống bay. - Xác định được các cơ quan tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết và sinh sản trên mẫu mổ chim bồ câu. 2/- Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết trên mẫu mổ. - Kỹ năng hoạt động nhóm. 3/- Thái độ: Có thái độ nghiêm túc tỷ mỷ. II.- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu mổ chim bồ câu đã gỡ nội quan. - Bộ xương chim. - Tranh bộ xương chim & cấu tạo trong của chim. III.- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/- Ổn định: 2/- Kiểm tra: - Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu. - Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi đời sống bay lượn. - So sánh kiểu bay vỗ cánh & kiểu bay lượn. 3/- Giảng bài mới: Mở bài: Cấu tạo trong của chim cũng có đặc điểm thích nghi bay lượn. Để tìm hiểu, chúng ta cùng quan sát trên mẫu mổ. HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT BỘ XƯƠNG CHIM BỒ CÂU. Mục tiêu: Nhận biết được các thành phần bộ xương. Nêu được các đặc điểm bộ xương thích nghi với sự bay. TỔ CHỨC CỦA THẦY - GV treo tranh bộ xương chim yêu cầu HS quan sát bộ xương, đối chiếu với hình 42.1 SGK nhận biết các thành phần của bộ xương. - Gọi 1 HS đại diện trình bày cấu tạo của bộ xương. - GV cho HS thảo luận: Tìm các đặc điểm bộ xương thích nghi với sự bay. - Gọi các nhóm phát biểu. - Cho các nhóm khác bổ sung. - GV chốt lại kiến thức. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - HS quan sát bộ xương chim đọc chú thích hình 42.1 xác định các thành phần của bộ xương. Yêu cầu nêu được: Xương đầu, X cột sống, lồng ngực, X đai, X chi. - HS đại diện trả lời. - Các nhóm thảo luận tìm các đặc điểm bộ xương thích nghi với sự bay thể hiện ở: + Chi trước. + Xương mỏ ác. + Xương đai hông. - Các nhóm phát biểu. - Nhóm khác bổ sung. - HS điều chỉnh kiến thức. Tiểu kết I: BỘ XƯƠNG * Gồm: - Xương đầu. - Xương thân: Cột sống & lồng ngực. - Xương chi: Xương đai, xương các chi. HOẠT ĐỘNG 2: QUAN SÁT NỘI QUAN TRÊN MẪU MỔ. Mục tiêu: Nhận biết các nội quan trên mẫu mổ. Các cơ quan trong hệ cơ quan. TỔ CHỨC CỦA THẦY - GV treo tranh cấu tạo trong của chim yêu cầu HS quan sát hình 42.2 SGK, kết hợp tranh xác định vị trí các hệ cơ quan. - GV cho HS quan sát mẫu mổ nhận biết các hệ cơ quan và thành phần của từng hệ. - GV gọi đại diện HS lên xác định: + Hệ tiêu hóa. + Hệ hô hấp. + Hệ tuần hoàn. + Hệ bài tiết. - GV yêu cầu HS làm BT ở bảng trang 139 (Bài thu hoạch). - GV gọi đại diện 4 nhóm báo cáo. - Các nhóm bổ sung. - GV chốt lại ý đúng. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - HS quan sát hình, đọc chú thích, ghi nhớ vị trí các cơ quan. - HS quan sát mẫu mổ nhận biết từng hệ. - HS hoàn thành bài tập (Nhiều nhóm). - HS các nhóm lên xác định. + Nhóm 1 chỉ hệ tiêu hóa. + Nhóm 2 chỉ hệ hô hấp. + Nhóm 3 chỉ hệ tuần hoàn. + Nhóm 4 chỉ hệ bài tiết. - HS làm bài tập. - Đại diện nhóm báo cáo. - HS nhóm khác bổ sung. Bài thu hoạch: (ghi bài thu hoạch làm bài học). CÁC HỆ CƠ QUAN THÀNH PHẦN CẤU TẠO TRONG CÁC HỆ - Tiêu hóa. - Hô hấp. - Tuần hoàn. - Bài tiết. - Ống tiêu hóa & tuyến tiêu hóa. - Khí quản, phổi, túi khí. - Tim & hệ mạch. - Thận, xoang huyệt. - GV cho HS thảo luận: + Hệ tiêu hóa chim bồ câu có gì khác so với những đọng vật có xương sống đã học? - Các nhóm nhận xét & bổ sung. - Các nhóm thảo luận nêu được: + Giống nhau về thành phần cấu tạo. + Ở chim: thực quản có diều, dạ dày gồm dạ dày cơ & dạ dày tuyến. - Đại diện nhóm bổ sung. 4/- Nhận xét, đánh giá: - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của các nhóm. - Kết quả bảng trang 139 là kết quả tường trình, là căn cứ để GV cho điểm. - Cho các nhóm thu dọn vệ sinh. 5/- Dặn dò: - Xem lại cấu tạo trong của bò sát. - Đọc trước bài "Cấu tạo trong của chim bồ câu". VI.- RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_22_ban_dep.doc