Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 3 - Huỳnh Thị Cẩm Nhung

I.Mục tiêu

1.Kiến thức:

-HS biết mô tả được cấu tạo, cách di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng giày, trùng biến hình.

 2.Kỹ năng:

 3.Thái độ:

II. Trọng tâm:

Cấu tạo, dinh dưỡng của trùng biến hình và trùng giày

III.Chuẩn bị:

GV: Tranh trùng biến hình

HS: Xem kỹ nội dung bài

IV.Tiến trình:

1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:

7A1 ; 7A2

7A3 ; 7A4

2.Kiểm tra miệng:

 

doc9 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 3 - Huỳnh Thị Cẩm Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY Bài 5-Tiết: 5 Tuần: 3 ND: 27/8 I.Mục tiêu 1.Kiến thức: -HS biết mô tả được cấu tạo, cách di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng giày, trùng biến hình. 2.Kỹ năng: 3.Thái độ: II. Trọng tâm: Cấu tạo, dinh dưỡng của trùng biến hình và trùng giày III.Chuẩn bị: GV: Tranh trùng biến hình HS: Xem kỹ nội dung bài IV.Tiến trình: 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7A1; 7A2 7A3; 7A4 2.Kiểm tra miệng: a/ Nêu cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng roi? Cho biết nơi sống của trùng biến hình? (10đ) b/ Trùng roi giống và khác tế bào thực vật ở điểm nào? Nhắc lại cấu tạo của trùng giày? (10đ) a/-Cấu tạo: Nhân, chất nguyên sinh, hạt diệp lục, hạt dự trữ, điểm mắt, không bào co bóp, roi, màng cơ thể - Di chuyển: xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển - Dinh dưỡng: tự dưỡng và dị dưỡng - Sinh sản: phân đôi theo chiều dọc * Nơi sống TBH: Ở mặt bùn hoặc ở các hồ nước lặn b/*Giống: -Có cấu tạo từ tế bào gồm nhân, chất nguyên sinh, có hạt diệp lục -Có khả năng sống tự dưỡng khi gặp ánh sáng * Khác: Trùng roi Thực vật -Tế bào động vật, đơn bào -Sống dị dưỡng vừa tự dưỡng -Khi thiếu ánh sáng vẫn sống được -Di chuyển được -Sống ở nước -Tế bào thực vật, đa bào -Sống tự dưỡng -Khi thiếu ánh sáng không sống được -Không di chuyển -Ở cạn là chủ yếu * Cấu tạo trùng giày: nhân lớn, nhân nhỏ, miệng, hầu, không bào tiêu hóa, lỗ thoát, không bào co bóp 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *HĐ1: Vào bài -GV: Trùng biến hình gọi là trùng amip, nó luôn biến đổi hình dạng gọi là trùng biến hình. Trùng giày có 1 vết lõm ở 1 bên cơ thể, giống chiếc giày. *HĐ2: Tìm hiểu trùng biến hình - MT: HS biết mô tả được cấu tạo, cách di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng giày. - Tiến hành: - GV: Yêu cầu HS đọc TT SGK và QS H5.1 ? Nơi sống của trùng biến hình? *HS: Ở mặt bùn hoặc ở các hồ nước lặn, lớp váng ao ?Kích thước trùng biến hình như thế nào? *HS: Thay đổi từ 0,01mm đến 0,05mm ? Muốn QS được trùng này ta phải làm gì? *HS: Thu thập mẫu rồi QS dưới kính hiển vi ?QS H5.1 Nêu cấu tạo cơ thể của trùng biến hình? *HS: Gồm 1 khối CNS lỏng, nhân, không bào tiêu hóa, không bào co bóp. ? Cho biết cách di chuyển của trùng biến hình? *HS: Dồn CNS về 1 phía tạo thành chân giảà cơ thể luôn biến đổi hình dạng. - GV: Yêu cầu cá nhân đọc thông tin ð SGK trang 20, 21 QS H 5.1, 5.2, sắp xếp thứ tự đúng . *HS: Chọn ý 2,1,3,4 ? Cách dinh dưỡng của trùng biến hình? *HS: Nhờ không bào tiêu hóa thải bã, không bào co bóp đẩy chất thải ra ngoài ở mọi nơi ?Em hiểu thế nào là tiêu hóa nội bào? *HS: Thức ăn được tiêu hóa trong tế bào ?Trao đổi khí của trùng biến hình thực hiện ra sao? *HS: Lấy oxi, thải CO2 qua bề mặt cơ thể ? Cho biết cách sinh sản của trùng biến hình? *HS: Vô tính bằng cách phân đôi theo chiều bất kì của cơ thể * HĐ3: Tìm hiểu trùng giày - MT: HS biết mô tả được cấu tạo, cách di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng biến hình. -Tiến hành: - GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức ? Mô tả cấu tạo trùng biến hình dựa trên hình 5.3 ? *HS: Cơ thể đơn bào. Chất nguyên sinh, nhân lớn-bé - Hai không bào co bóp, không bào tiêu hóa, miệng, hầu, lỗ thoát thải bã. Lông bôi xung quanh cơ thể ?Trùng giày di chuyển nhờ cơ quan nào? *HS: Lông bơi - GV: Dựa vào H5.3 chú ý các mũi tên để : ? Nêu cách dinh dưỡng của trùng giày? *HS: Thức ăn® miệng®hầu® không bào tiêu hóa® biến đổi nhờ Enzim -GV: Cho HS TLN trả lời câu hỏi SGK/ 22- 5 phút *HS: 1/ Nhân truøng giày nhiều hơn, có hình hạt đậu. Trùng biến hình có hình tròn, có 1 nhân. 2/ Không baøo co boùp cuûa truøng giaøy có hình hoa thị với số lượng là 2 vaø vị trí cố định, gần hầu về phía lưng. Trùng biến hình: số lượng 1, nằm gần trung tâm cơ thể, có cấu tạo đơn giản hơn. 3/Tiêu hóa có rãnh miệng và lỗ miệng ở vị trí cố định, thức ăn nhờ lông bơi cuốn vào miệng không bào tiêu hóa được hình thành từng cái ở cuối hầu không bào tiêu hóa di chuyển trong cơ thể theo 1 quỹ đạo xác định để chất dinh dưỡng hấp thụ dần đến hết, chất thải được loại ra lỗ thoát ở vị trí cố định.Trùng giày có cấu tạo phức tạp hơn. - GV: Cho HS báo cáo kết quả. ?Trùng giày sinh sản như thế nào? *HS: Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang. Hữu tính: Bằng cách tiếp hợp I. Trùng biến hình: 1.Cấu tạo và di chuyển: -Cấu tạo: Gồm 1 khối CNS lỏng, nhân, không bào tiêu hóa, không bào co bóp -Di chuyển: Nhờ chân giả. 2.Dinh dưỡng: - Tiêu hóa nội bào. - Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể - Bài tiết: Chất thừa dồn đến không bào co bóp, thải ra ngoài ở vị trí bất kì trên cơ thể. 3.Sinh sản: - Vô tính bằng cách phân đôi II. Trùng giày: 1.Cấu tạo: . 2.Dinh dưỡng: - Thức ăn® miệng®hầu® không bào tiêu hóa® nhờ Enzim biến đổi thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh. - Chất thải được đưa đến không bào co bóp®lỗ thoát ra ngoài. 3. Sinh sản: - Vô tính - Hữu tính 4.Câu hỏi và bài tập củng cố: a/ Trùng biến hình sống ở đâu,di chuyển, bắt và tiêu hóa mồi như thế nào? b/ Cơ thể trùng giày có cấu tạo phức tạp hơn trùng biến hình như thế nào? a/ Sống ở lớp váng ao hồ ngoài tự nhiên hay trong bình nuôi cấy.chúng di chuyển nhờ chân giả, dùng chân giả để bắt mồi, tiêu hóa nhờ không bào tiêu hóa b/Trùng giày có quá trình sinh lí và cấu tạo các bộ phận thực hiện chức năng phức tạp hơn trùng biến hình 5.Hướng dẫn HS tự học: *Đối với bài học này: Học bài theo câu hỏi 1, 2, 3.SGK/22. Đọc mục “ Em có biết” *Đối với bài học tiếp theo: Soạn bảng: so sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét V.RKN: Nội dung: Phương pháp: Sử dụng đồ dùng, thiết bị Bài 6 -Tiết: 6 TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT Tuần: 3 ND: 1/ 9 I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - HS biết được cấu tạo của trùng sốt rét và trùng kiết lị phù hợp với lối sống kí sinh - HS hiểu được tác hại do 2 loài này gây ra và cách phòng chống bệnh sốt rét. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng -Tự bảo vệ bản thân, phòng tránh bệnh, tìm kiếm xử lí thông tin khi đọc SGK, QS, hợp tác, lắng nghe tích cực trong hỏi đáp. 3.Thái độ: - GDMT ý thức phòng bệnh, giữ vệ sinh môi trường, cá nhân sạch sẽ, diệt muỗi. II.Trọng tâm: Cấu tạo trùng kiết lị III.Chuẩn bị: GV: Bảng so sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét. HS: Xem kỹ nội dung bài, soạn bảng so sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét. IV. Tiến trình: 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7A1; 7A2 7A3; 7A4 2.Kiểm tra miệng: a/ Nêu cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng của trùng biến hình? Cho biết nơi kí sinh của trùng kiết lị?(10đ) b/Trùng giày di chuyển, lấy thức ăn và thải bã như thế nào?Nguyên nhân của bệnh sốt rét? (10đ) a/ -Cấu tạo: Gồm 1 khối CNS lỏng, nhân, không bào tiêu hóa, không bào co bóp - Dinh dưỡng: Tiêu hóa nội bào.Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể - Bài tiết: Chất thừa dồn đến không bào co bóp, thải ra ngoài ở vị trí bất kì trên cơ thể. * Nơi kí sinh trùng kiết lị: Ở ruột người b/ -DC: vừa tiến vừa xoay nhờ lông bơi. Lông bơi góp phần tập trung thức ăn vào lỗ miệng hình thành không bào tiêu hóa nhờ em zim, thức ăn được biến đổi thành chất lỏng thấm vào CNS -Chất thải được đưa đến không bào co bóp®lỗ thoát ra ngoài * Sốt rét: do muỗi Anophen truyền bệnh 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *HĐ1: Vào bài: -GV: ĐVNS tuy nhỏ nhưng gây cho người nhiều bệnh rất nguy hiểm, hai bệnh thường gặp ở nước ta là bệnh kiết lị và bệnh sốt rét. Thủ phạm của 2 bệnh này là gì? Vào bài * HĐ 2:Tìm hiểu về trùng kiết lị MT: HS biết được cấu tạo, dinh dưỡng, phát triển, tác hại trùng kiết lị Tiến hành: -GV: Hướng dẫn HS quan sát H6.1,6.2, cho biết: ?Nêu cấu tạo của trùng kiết lị? *HS: Giống trùng biến hình, khác chân giả ngắn ? Thức ăn và cách dinh dưỡng của chúng? *HS: Hút máu (hồng cầu) qua màng tế bào ? Đọc TT nêu quá trình phát triển của trùng kiết lị? *HS: KL -GV: Yêu cầu HS là BT tam giác/23 *HS:1/ Có chân giả, có hình thành bào xác 2/ Chỉ ăn hồng cầu, có chân giả ngắn ?Trùng kiết lị truyền dịch bệnh qua con đường nào? Nơi kí sinh và tác hại của trùng kiết lị? *HS: Qua đường tiêu hóa. Ở ruột người, gây viêm loét ruột và mất hồng cầu. ?Những triệu chứng của bệnh kiết lị và nguyên nhân gây bệnh? *HS: Đau bụng đi ngoài, phân có lẫn máu và nhầy như nước mũi. Nguyên nhân do ăn uống thiếu vệ sinh. ?Tại sao phân có lẫn máu? *HS: Do thành ruột bị tổn thương * HĐ3: Tìm hiểu trùng sốt rét MT: HS biết nguyên nhân bệnh sốt rét và cách phòng Tiến hành: -GV: Yêu cầu HS đọc TT SGK/24, cho biết: ? Nêu cấu tạo của trùng sốt rét? *HS: Không có cơ quan di chuyển, không có các không bào. ?Kiểu dinh dưỡng của trùng sốt rét như thế nào? *HS: Sống kí sinh lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu qua màng tế bào. - GV: Hướng dẫn HS QS vòng đời của trùng sốt rét ? Nêu quá trình sinh sản của chúng? *HS: Trùng sốt rét do muỗi Anophen truyền vào máu người, chúng chui vào hồng cầu và sinh sản, sau đó phá vở hồng cầu chui ra rồi tiếp tục chui vào hồng cầu khác sinh sản và phá hủy hồng cầu. ? Nơi kí sinh và tác hại của trùng sốt rét? *HS:Máu người, ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anophen. Tác hại phá hủy hồng cầu. -GV: Yêu cầu HS TLN 3’ hoàn thành bảng SGK/24 *HS: Điểm SS Đối tượng Kích thước (so với HC) Con đường truyền dịch bệnh Nơi kí sinh Tác hại Tên bệnh Trùng kiết lị Lớn hơn HCngười Đường tiêu hóa thành ruột Mất nhiềuHC Kiết lị Trùng sốt rét Rất nhỏ Muỗi Anophen Máungười, tuyếnnước bọt muỗi Thiếu máu hủy hoại HC Sốt rét *HS: Báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung -GV:Yêu cầu HS đọc TT SGK/25 cho biết: ?Tại sao người bị sốt rét da tái xanh? *HS: Do hồng cầu bị phá hủy ? Tại sao bệnh sốt rét thường xảy ra ở vùng núi? *HS:Do rậm rạp, lầy lội, vệ sinh môi trường kém nên muỗi Anophen mang các mầm bệnh sốt rét. *GDMT: ?Để phòng chống bệnh sốt rét ta cần phải làm gì? *HS: Diệt muỗi, vệ sinh MT, vệ sinh thân thể. Nhà nước có chính sách trong công tác phòng chống bệnh sốt rét: tuyên truyền ngủ mùng, dùng thuốc diệt muỗi, tẩm mùn miễn phí và chữa trị cho người bệnh sốt rét. ?Bản thân em phải làm gì để giữ vệ sinh MT? *HS: Thường xuyên dọn vệ sinh xung quanh nhà ở, lớp, trường học sạch sẽ, vệ sinh đúng nơi qui định. I.Trùng kiết lị: -Cấu tạo: Giống trùng biến hình, khác chân giả ngắn -Dinh dưỡng qua màng tế bào, nuốt hồng cầu. -Phát triển: Từ MTà kết bào xácà theo thức ăn, nước uống vào ruột người à chui ra khỏi bào xácà bám vào niêm mạc ruột. -Tác hại: Gây viêm loét ruột và mất hồng cầu II.Trùng sốt rét 1/Cấu tạo và dinh dưỡng; -Cấu tạo; Không có cơ quan di chuyển và không có các không bào. -Dinh dưỡng: Thực hiện qua màng tế bào, lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu. 2/ Vòng đời: -Trong tuyến nước bọt của muỗi à vào máu người àchui vào hồng cầu sống, sinh sản và phá hủy hồng cầu. 3/ Bệnh sốt rét ở nước ta: -Ở nước ta bệnh sốt rét đã được đẩy lùi nhưng vẫn còn 1 số vùng ở miền núi. -Vệ sinh môi trường, cá nhân, diệt muỗi. 4.Câu hỏi và bài tập củng cố: a/ Dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau như thế nào? b/ Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi ? a/Giống: -Đều sử dụng hồng cầu làm thức ăn và đều làm tiêu hủy hồng cầu gây bệnh -Cơ thể là tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống của 1 cơ thể độc lập. Khác:Trùng sốt rét hấp thụ thức ăn trực tiếp qua màng TB Trùng kiết lị: vào ruột người ở dạng bào xác tạo các vết loét ở niêm mạc ruột, rồi nuốt, tiêu hóa hồng cầu b/Vì miền núi có điều kiện môi trường sống rất thích hợp cho sự tồn tại và sinh sản của muỗi Anophen 5.Hướng dẫn HS tự học: * Đối với bài học này: -Học thuộc bài theo câu hỏi 1,2,3 SGK/25 -Đọc mục: “ Em có biết” * Đối với bài học tiếp theo: -Soạn bài: “Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ĐVNS”. Hoàn thành bảng,2 SGK/26,28 VI. RKN: Nội dung: Phương pháp: Sử dụng đồ dùng, thiết bị

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_3_huynh_thi_cam_nhung.doc