I/ MỤC TIÊU : Qua bài này học sinh cần nắm được :
- Nắm được định nghĩa đường tròn , các cách xác định một đường tròn, đường tròn ngoại tiếp tam giác và tam giác nội tiếp đường tròn .
- Nắm được đường tròn là hình có tâm đối xứng , có trục đối xứng .
- Biết dựng đường tròn qua 3 đIểm không thẳng hàng . Biết chứng minh một điểm nằm trên đường tròn .
- Biết vận dụng các kiến thức trong bài vào tình huống thực tiễn đơn giản như tìm tâm của một hình tròn ; nhận biết các các biển giao thông hình tròn có tâm đối xứng có trục 4đối xứng .
II/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1/ Nêu một số yêu cầu chung của chương : Đồ dùng học tập, giới thiệu chương
2/ Bài mới :
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án soạn giảng hình học 9 thcs thiệu nguyên chương II: Đường tròn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :11 Ngày soạn : 10/10/2008
Chương II - đường tròn
Tiết 20 - Đ1 . sự xác định đường tròn
tính chất đối xứng của đường tròn
I/ Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần nắm được :
Nắm được định nghĩa đường tròn , các cách xác định một đường tròn, đường tròn ngoại tiếp tam giác và tam giác nội tiếp đường tròn .
Nắm được đường tròn là hình có tâm đối xứng , có trục đối xứng .
Biết dựng đường tròn qua 3 đIểm không thẳng hàng . Biết chứng minh một điểm nằm trên đường tròn .
Biết vận dụng các kiến thức trong bài vào tình huống thực tiễn đơn giản như tìm tâm của một hình tròn ; nhận biết các các biển giao thông hình tròn có tâm đối xứng có trục 4đối xứng .
II/ Tổ chức các hoạt động trên lớp :
1/ Nêu một số yêu cầu chung của chương : Đồ dùng học tập, giới thiệu chương
2/ Bài mới :
Hoạt động của Thầy và Trò
Phần ghi bảng
GV: Cho HS nhắc lại định nghĩa đường tròn .
GV: Dùng hình vẽ trên bảng cho HS nhận biết được vị trí tương đối của điểm M với đường tròn . (Bằng cách trực quan)
HS : Nêu 3 vị trí tương đối .
GV : Dùng bảng phụ vẽ lại 3 vị trí tương ứng
HS : Ghi các hệ thức tương ứng cho từng trường hợp của mỗi hình trên bảng phụ
HS : Làm bài tập ?1( Đứng tại chỗ trình bày lời giải cả lớp nhận xét .)
I/ Nhắc lại về đường tròn
Ký hiệu (O,R) hay (O)
Vị trí
Hệ thức
M thuộc (O)
OM=R
M nằm ngoài (O)
OM>R
M nằm trong(O)
OM<R
GV: Nêu câu hỏi : Từ định nghĩa đường tròn em hãy cho biết muốn có một đường tròn ta cầ có những điều kiện gì ? (Cần có tâm và bán kính)
GV : Giới thiệu khi biết đường kính của đường tròn ta xác định một đường tròn .
GV : Đặc vấn đề ngoài các cách trên đường tròn được xác định nếu biết bao nhiêu điểm của nó .
HS : (Hoạt động nhóm ) Làm BàI TậP ?2 .
HS : Làm bài tập ?3 .
HS : Rút ra kết luận
GV : Có thể vẽ đường tròn qua 3 đỉnh của tam giác không ? Làm thế nào xác định tâm ?
GV : Giới thiệu đường tròn ngoại tiếp tam giác
HS : Làm Bài tập 5 (SGK)
II/ Cách xác định đường tròn
(SGK)
*Đường tròn ngoại tiếp tam giác .
(O) : đường tròn ngoại tiếp ,
DABC là tam giác nội tiếp
- HS : Làm bài tập ?4 Và tìm tâm đối xứng của đường tròn ,
III/ Tâm đối xứng : (SGK)
HS : Làm BàI TậP ?5 và cho biết trục đối xứng của đường tròn
GV : Hỏi thêm :Đường tròn có bao nhiêu tâm đối xứng và có bao nhiêu trục đối xứng?
3/ Củng cố
Cho tam giác ABC vuông tại A . Có AB =6cm , AB = 8cm
Chứng minh : a / Các điểm A , B , C cùng thuộc đường tròn tâm M.
b/ Trên tia đối của tia MA lấy điểm D , E ,F , Sao cho MD = 4cm , ME = 6cm , MF = 5cm , Hãy xác định vị trí tương đối của các điểm D ,E , F đối với đường tròn tâm M
GV : Hướng dẫn giải .
- Muốn cm các điểm A, B ,C thuộc đường tròn tâm M cần chứng minh điều gì ? .
- Muốn xét xem các điểm D,E,F có thuộc đường tròn tâm M không ta cần đi so sánh các đoạn thẳng nào với R.
- Nêu cách chứng minh các điểm thuộc đường tròn .
a/vuông tại A có AM là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên ta có
MA = MB = MC
Do đó A,B, C thuộc đường tròn tâm M .
b/ Tính OB = R =5cm .
OD < R nên D nằm trong (M)
OF = R nên F thuộc (M).
OE > R nên F nằm ngoài (M)
4/ Hướng dẫn bài tập và Hướng dẫn về nhà
Bài tập về nhà : 1, 2, 3 ,4/ SGK .
Tiết sau : Luyện tập
Tuần :11 Ngày soạn : 12/10/2008
Tiết : 21 Luyện tập
I/ Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Biết vận dụng kiến thức để chứng minh các điểm nằm trên một đường tròn .
Biết nhận dạng một số hình có trụ đối xứng và tâm đối xứng . tìm được trục và tâm đối xứng .
Biết xác định một điểm thuộc hoặc không thuộc đường tròn .
II/ Tổ chức các hoạt động trên lớp :
1/Kiểm tra bài cũ :
Hs1 : Nêu các cách xác định đường tròn mà em đã học . Cho biết tâm đối xứng và trục đối xứng của đường tròn .
Hs 2 : Nêu cách tìm tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác . Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông nằm ở đâu ?
Hoạt động của Thầy và Trò
Phần ghi bảng
Dạng 1: Chứng minh các điểm cùng thuộc đường tròn
HS : Hai em giải bài tập 1 và 4 ở SGK .
GV : - Cho các em nhắc lại cách chứng minh các điểm nằm trên một đường tròn .
- Dựa vào điều kiện gì để xét vị trí tương đối của một điểm và đường tròn ?
Bài tập1/99
- Gọi I là giao điểm
hai đường chéo hình
chữ nhật .
Ta có IA = IB =IC = ID (Tính chất hình chữ nhật )
Do dó A,B,C,D nằm trên đường tròn (I) -
Bài 4/100.
Do đó A nằm trong đường tròn .
Nên B nằm ngoài đường tròn .
Vì vậy điểm C thuộc đường tròn .
Dạng 2 : :Nhận dạng và tìm tâm , trục đối xứng của một hình .
HS : Làm bài tập 6/100 (Cho HS ghi vào bảng con )
GV: Dùng bảng con của một số HS để cả lớp cùng chữa bài .
HS : Giải bài tập 7 với hình thức như trên
Bài 6/101 (h58 có tâm và trục đối xứng).
(h 59 có trục đối xứng )
Bài 7/ 101
(1-4) , (2- 6) (3- 5)
Dạng 3: Dùng các kiến thức đã học để làm bài toán dựng hình
HS : Nêu lại các bước thực hiện bài toán dựng hình.
GV : Nêu hệ thống câu hỏi để dẫn dắt HS tìm tòi các bước dựng . - Tâm đường tròn qua hai điểm A,B nằm trên đường gì của AB ?
-Tâm đường tròn cần dựng là giao điểm các đường nào ?
- Muốn chứng minh B,C thuộc đường tròn tâm O cần chứng minh như thế nào ?
HS : Nêu cách chứng minh của mình .
Bài 8/101
Dựng It là trung trực của BC
Giao điểm It và Ay là tâm O của đường tròn cần dựng
Chứng minh : O thuộc trung trực BC
nên OB = OC . Do đó B,C nằm trên (O)
3/ Củng cố
- Nêu các kiến thức trong bài đã sử dụng để làm bài tập
4/ Hướng dẫn về nhà
Bài tập 2, 9 ,10 /128 ,129 SBT .
- Đọc trước bài : "Đường kính và dây của đường tròn "
Tuần :13 Ngày soạn : 19/11/2007
Tiết 22 Đ 2. đường kính và dây của đường tròn
I/ Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Nắm được đường kính là dây lớn nhất trong các dây của đường tròn .
Nắm được các định lý và biết vận dụng các định lý trên để chứng minh đường kính qua trung điểm dây, đường kính vuông góc với dây .
Rèn luyện tính chính xác trong việc lập mệnh đề đảo , trong chứng minh , trong suy luận .
iI/ Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1 :
Hãy cho biết trong đường tròn có bao nhiêu trục đối xứng , các trục đối xứng đó là đường gì của đường tròn ?
Câu hỏi 2 :
Nêu các cách xác định đường tròn , làm bài tập 5/128 SBT.
Hoạt động của thầy và trò
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 2 : 1/ So sánh độ dài của đường kính và dây
HS : - Đọc bài toán ở SGK và nghiên cứu lời giải trong sách .
- Qua kết quả của bài toán phát biểu định lý.
HS phát biểu định lý vàvẽ hình , ghi GT, KL Và từ GT, KL phát biểu lại thành lời
I/ So sánh dài của đường kính và dây.
Định lý1:
GT (O,R)
AB là đường kính
CD dây bất kỳ
KL AB > CD
Hoạt động 3 : 2/ Tìm mối quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây cung .
GV : Vẽ đường tròn lên bảng .
HS : - Hãy vẽ đường kính AB , vẽ dây CD vuông góc với AB tại I (CD qua O và CD không qua O) Một em lên bảng còn cả lớp vẽ vào giấy nháp .- Cho biết tam giác OCD là tam giác gì ? (Trong trường hợp CD không qua O.) Từ đó phát biểu Đl đường kính vuông góc với dây cung ,bằng lời và ghi GT, KL
GV : Đặt vấn đề nếu CD không vuông góc với AB mà I là trung điểm của CD . Ta có thể suy ra quan hệ gì giữa AB và CD.?
HS : Từ đó phát biểu t/c . HS : Làm ?1 . Từ đó phát biểu định lý . Ghi GT, KL.
II/ Quan hệ vuông góc gữa đường kính và dây cung .
Định lý 2a:
GT (O) AB là đường
kính.
CDAB tại I.
KL IC = IB
Chứng minh : (SGK)
Định lý2b:
GT (O) AB là đường kính.
CD dây cung bất kỳ(OẽCD)
IC = ID .
KL AB^CD
Hoạt động 5 : Củng cố
HS : -Làm bài tập ?2
- Nhắc lại hai mối quan hệ đường kính và dây cung .
OM qua trung điểm AB (O ẽAB) nên OM^AB . Theo định lý Py ta go , ta có = 132 - 52 = 144
Suy ra AM, AB
Hoạt động 6 : Hướng dẫn về nhà
HS học bài theo SGK và làm các bài tập 10, 11 ở nhà
Tiết sau : Bài "Liên hệ giữa dây và khoảng cách đến tâm"
Tuần :14 Ngày soạn : 27/11/2007
Tiết thứ : 24 Đ 3. liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
I/ Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Nắm được các định lý về liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây trong một đường tròn .
Biết vận dụng các định lý trên để so sánh độ dài hai dây , so sánh các khoảng cách từ tâm đến dây .
II/ Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ:
Bài tập : Cho hình vẽ biết OM và AB = 14 cm .
Tính MA ,MB
hoạt động của thầy và học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Thông qua bài toán đi tìm mối liên hệ giữa dây và khoảng cách đến tâm
GV : - Cho HS đọc đề bài toán . Đưa bảng phụ có hình vẽ 68 SGK .
HS : - Chia lớp làm 2tổ
Tổ 1 : Tính OH2 + HB2 theo R
Tổ 2 : tính OK2 + KD2 theo R
GV : Dùng bảng con choứa so sánh 2 kết quả và rút ra kết luận .
GV : Nếu AB và CD là 2 đường kính thì đẳng thức trên còn đúng không hoặc một trong hai là đường kính thì đẳng thức trên còn đúng không?
I/ Bài toán : (SGK)
OH2 + HB2= OK2 + KD2
Chú ý : (SGK)
Hoạt động 4 : Tìm mối liên hệ giữa dây và khoảng cách đến tâm
HS : Làm ?1 . Dựa vào hình vẽ và điều kiện của bài toán để lý luận .
HS : Hãy phát biểu định lý đó bằng lời và ghi dưới dạng GT ,KL
GV : Đặt vấn đề : Nếu AB>CD hoặcCD>AB
thì OH , OK có quan hệ với nhau ntn ?
HS : - Làm ?2 a.
- Phát biểu định lý bằng lời
- Làm ?2b .
- Phát biểu định lý bằng lời
GV : Cho HS nêu hai ý trên thành định lý phát biểu bằng lời và ghi GT , KL
II/ Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây .
Định lý 1:
GT (O,R) , AB , CD là hai dây
OH , OK là khoảng cách từ O đến
1/ AB = CD
2/ OH = OK
KL 1/ OH = OK
2/ AB = CD
Định lý 2:
GT (O,R) , AB , CD là hai dây
OH , OK là khoảng cách từ O đến
AB , CD
1/ AB > CD
2/ OH <OK
KL 1/ OH < OK
2/ AB > CD
Hoạt động 5 : Củng cố .
HS hoạt động theo nhóm , cho một nhóm trình bày lời giải và cả lớp nhận xét , bổ sung .
GV : Treo bảng phụ có lời giải mẫu để HS tham khảo , sửa sai và trình bày bài giải vào vở
GV : Cho HS nhắc lại kiến thức hai day bằng nhau và khoảng cách đến tâm trong một đường tròn . Từ hình vẽ cho HS nhận xét kiến thức trên được áp dụng cho hình ảnh nào trong hình vẽ
Do O là giao điểm 3 đường trung trực nên O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC .
Mà OD > OE (GT) do đó AB < BC ; OE = OF nên AC = BC
Hoạt động 6 : Hướng dẫn về nhà
- Bài tập về nhà : 12 , 13 SGK
- Tiết sau : Luyện tập
Hướng dẫn bài tập 13
H ,K là trungđiểm AB ,CD . Các vuông
AB = CD nên OH = OK , OE chung
Từ đó suy ra đpcm
Ngày soạn : 3/12/2007
Tiết 25 - Đ4 .vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Nắm được 3 vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn , các khái niệm tiếp tuyến, tiếp điểm, ,nắm được các hệ thức .
Biết vận dụng kiến thức trong bài để nhận biết các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn .
Thấy được một số hình ảnh về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn trong thực tế
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ :
Cho (O ;10cm) dây AB = 8cm . Tính khoảng cách từ O đến AB .
Phần hướng dẫn của thầy giáo
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : HS phát hiện được 3 vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, các khái niệm cát tuyến , tiếp tuyến , tiếp điểm .
GV: HS quan sát hình vẽ đầu bài trong SGK và dùng thêm hình ảnh trực quan để học sinh bước đầu hình thành được 3 vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn .(Thước thẳng và đường tròn )
HS: Làm Bài tập ?1.
GV: Giới thiệu căn cứ vào số điểm chung của đường thẳng và đường tròn mà ta có các vị trí tương đối sau .
HS : Cho biết hình ảnh nào ở đầu bài cho ta đường thẳng cắt đường tròn ?
HS: Làm ?2 (Đứng tại chỗ trả lời miệng)
GV: Nếu OH tăng lên thì độ dài đoạn AB ntn? Đến khi Athì đường thẳng và đường tròn có mấy điểm chung?GV cho cả lớp đi vào phần b
GV : Giới thiệu các khái niệm tiếp tuyến , tiếp điểm ,
HS : Xem nghiên cứu phần chứng minh và phát biểu Đl
GV: Dùng đồ dùng dạy học đưa ra hình ảnh trực quan khi OH tăng lên nữa thì a và đường tròn có mấy điểm chung ?. Từ đó đi qua vị trí tương đối c
HS : So sánh OH và R
I/ Ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn :
a/ Đường thẳng và đường tròn cắt nhau
Đường thẳng a gọi là cát tuyến của đường tròn . OH < R và HA = HB
b/ Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau .
Đường thẳng a gọi là tiếp tuyến của (O) .
Điểm C gọi là tiếp điểm .
OCa và OH = R.
Cm (SGK)
Định lý: (SGK)
GT (O;R) ,a là tiếp tuyến , C là tiếp điểm
KL OCa tại C
c/ Đường thẳng và
đường tròn không
giao nhau
OH > R
Hoạt động 4 : Tìm hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến a
GV: Nếu đặt OH = d các em so sánh d và R trong từng vị trí tương đối
GV : Giới thiệu các mệnh đề đảo cũng đúng .
HS : Đọc bảng tóm tắt ở SGK
II/Hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính của đường tròn : ( SGK)
Hoạt động 5 : Củng cố
HS : Làm bài tập ?3 Vẽ hìnhvào bảng con
GV : Treo bảng phụ của hình vẽ trên . Cho một em lên trình bày lời giải tìm AB .
GV: Treo bảng phụ có lời giải sẵn để học sinh đối chiếu sửa sai .
a/ OH = d < R ( 3< 5 )
Nên a cắt đường tròn tại hai điểm .
b/ Tam giác OHC vuông tại H .
áp dụng Py ta go ta được
HC2 = OC2 - OH2
HC2 = 52 -32 =25 - 9 =16
HC = 4 (cm) nên BC =8(cm)
OH
Hoạt động 6 : Hướng dẫn về nhà
HS học bài theo SGK và làm các bài tập ở nhà 17,18, 19 ,20
Chuẩn bị bài " Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn"
Tuần : 15 Ngày soạn : 9/12/2007
Tiết 26 - Đ 5 . Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
I/ Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Nắm được các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn .
Biết vẽ tiếp tuyến đi qua một điểm nằm trên đường tròn và điểm nằm ngoài đường tròn .
Thấy được một số hình ảnh về tiếp tuyến của đường tròn trong thực tế
II/ Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Cho em HS giải BàiTập 17 .
Câu hỏi 2 : Cho em HS giải bài tập 18 . Cho biết đường thẳng nào là tiếp tuyến của đường tròn.
Hoạt động của Thầy và Trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 2 : Tìm các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến
cụ thể hoá dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến .
GV : Cho HS nhắc lại các cách nhận biết tiếp
tuyến .
GV : Vẽ hình như hình bên rồi hỏi HS : a có phải là tiếp tuyến không ? . Vì sao ?
HS : Phát biểu Đl bằng lời và ghi GT , KL
HS : Thực hiện bài tập ?1
GV : Nêu bài toán cho điểm A thuộc đường tròn tâm O ,Hãy vẽ tiếp tuyến tại A của đường tròn với A là tiếp điểm .
HS : Đứng tại chổ nêu các bước dựng .
GV : Nêu tình huống :Nếu điểm A không thuộc đường tròn thì làm thế nào để dựng được tiếp tuyến .?
I/ Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn :
GT (O) ,Đường thẳng a
OAa tại A
KL a là tiếp tuyến của (O)
Bài tập ?1
H
IHBC tại H nên
BC là tiếp tuyến của (I)
Hoạt động 3 : Vận dụng dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến để dựng tiếp tuyến với đường tròn khi điểm A nằm ngoài đường tròn .
GV : Cho HS đọc đề bài toán và xem lời giải ở SGK
HS : Thực hiện bài tập ?2 . Đứng tại chỗ trả lời
II/ áp dụng:
(SGK)
Hoạt động 4 : Củng cố – Hướng dẫn bt
HS :Nêu các dấu hiệu nhận biét tiếp tuyến .
HS: Làm bài tập 21.
GV : Nêu các câu hỏi để gợi ý cho HS hình thành cách dựng
- (O) tiếp xúc d tại A thì OA và d có quan hệ ntn ?
- (O) qua A,B thì tâm O có quan hệ ntn đối với AB ?
- Làm thế nào xác định tâm O ?
GV : Cho HS nêu các vấn đề cần chứng minh
Bài 21
1/Cách dựng
- Từ A dựng tia Axd
- Dựng tia Iy AB
( I là trung điểm AB)
- Giao điểm Ax và Iy là tâm O cần tìm .
-Vẽ (O; OA) ta được đường tròn cần dựng
2/ Chứng minh :
- OAd ;A(O). Nên d là tiwps tuyến của đường (O).
OA = OB ( O đường trung trực AB) . Do đó A,B thuộc (O)
Hoạt động 6 : Hướng dẫn về nhà
Bài tập về nhà 22,23
Tiết sau : Luyện tập bài 24 , 25
Tuần : 15 Ngày soạn : 12/12/2007
Tiết 27 luyện tập
I/ Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
- Vận dụng dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến để tính toán và chứng minh .
II/ Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
- Cho HS làm bài tập 21
Hoạt động của Thầy và Trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 2 : Chữa bài tập có sử dụng dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến
HS : Trình bày bài giải lên bảng, HS cả lớp nhận xét và cùng hoàn thiện bài toán
Cách dựng :
- Dựng tia Axd
- Dựng tia Iy là
đường trung trực của
AB .
- Giao điểm O của
Ax
Chứng minh :
-OAd , A (O ; OA) Nên d là tiếp tuyến
của (O; OA)
- OA =OB ( Do A,B thuộc trung trực AB )
Vậy A,B thuộc đường tròn tâm O
Hoạt động 3 : Rèn luyện kỹ năng sử dụng dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến để
tính toán và chứng minh
GV : Cho HS đọc bài tập 24
HS : Một em lên vẽ hình .
GV : Muốn chứng minh CB là tiếp tuyến (O) ta cần chứng minh ntn ?
OBBC
HS : Tìm và nêu các yếu tố bằng nhau của hai tam giác đó .
HS : Một em lên trình bày lời giải .
HS : Nhắc lại cách chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn .
GV : Ngoài cách dùng công thức như trong bài , có thể dùng công thức nào khác để tính OC .?
HS : Nêu các công thức có thể sử dụng để ttính được OC . Nêu sơ lược cách tính .
GV:Trong hình vẽ trên có mấy tiếp tuyến ?
Đó là các tiếp tuyến nào ? Chúng có quan hệ ntn với nhau ? giải thích .
GV : Cho HS đọc đề bài 25 . Dành thời gian cho các em vẽ hình .
GV treo bảng phụ có hình vẽ sẵn để HS tham khảo , so sánh với hình vẽ của mình .
HS : Theo em dự đoán OBAC là hình gì ?
GV : Muốn chứng minh OBAC là hình thoi cần chứng minh ntn ?
HS : Một em lên ghi lời giải câu a.
GV : Các em xem yêu cầu câu b giống với bài toán nào em đã gặp ?
HS : Tập trung theo nhóm . Cho một nhóm lên ghi lời giải ,các nhóm còn lại nhận xét.
GV :Treo bảng phụ có lời giải câu b để các em đối chiếu vớicách trình bày của mình.
GV : Rút ra cho HS kiến thức về nửa tam giác đều .
Bài 24
a/ Xét tam giác OAC
và tam giác OBC có
OA = OB (= R)
OC chung
(Do tam
giác AOB cân vàOC là
đường cao)
Do đó . Từ đó suy ra hay OBvà B thuộc đường tròn (O) .Nên BC là tiếp tuyến của (O)
b/ Gọi I là giao điểm OC và AB
Tam giác OBC vuông tại B có BI là đường cao ta có OI2 = OB2 - BI2 = 152 - 122
OI2 = 225 - 144 = 81
Nên OI =9cm
OB2 = OI . OC (Hệ thức lượng)
OC = = = 25 (cm)
Bài 25;
a/ Gọi H là giao điểm
OA và BC .
Ta có HO =HA (gt)
HB=HC
(bk vuông góc dây )
Nên OBAC là hình bình hành
Mà OABC . Do đó OBAC là hình thoi
(hbh có hai đường choé vuông góc)
b/ OB2 = OH.OE
OE = . Ap dụng Py ta go
ta có BE2 = OE2 - OB2 = (2R)2 -R2
= 4R2-R2 =3R2
Vậy BE =
Hoạt động 5 : Củng cố
HS : Nhắc lại cách chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn .
Hoạt động 6 : Hướng dẫn về nhà
Bài tập 42 , 45 ? 134 SBT .
Chuẩn bị bài học sau : " Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau "
Tuần :16 Ngày soạn : 13/12/2007
Tiết 28 Đ 6 .tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau .
I/ Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Nắm được tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau ; nắm được thế nào là đường tròn nội tiếp tam giác , tan giác ngoại tiếp đường tròn , đường tròn bàng tiếp .
Biết vẽ một đường tròn nội tiếp tam giác cho trước .
Biết cách tìm tâm của một hình tròn bằng thước phân giác .
II/ Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
- Nêu các cách nhận biết đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn . Dấu hiệu nào hay vận dụng để chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn .?
Hoạt động của Thầy và Trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 3 : Đi tìm định lý về hai tiếp tuyến cắt nhau .
GV : Cho HS làm bài tập ?1 .
GV : Muốn chứng minh các đoạn thẳng ,các góc bằng nhau ta làm ntn ?
HS : Đứng tại chõ nêu lên lời giải .
GV : Kết hợp bài tập 25 tiết trước và bài toán vừa rồi em nào phát biểu Đ/l về hai tiếp tuyến cắt nhau?
HS: Đọc lại nội dung Đ/l ở SGK . Dựa vào hình vẽ ghi GT, KL.
HS : Dựa vào kiến thức đã học nêu cách tìm tâm hình tròn bằng thước phân giác .
GV : Đưa câu hỏi : Đường tròn qua 3 đỉnh tam giác gọi là gì? Và giới thiệu đường tròn nội tiếp
I/ Định lý về hai tiếp tuyến cắt nhau:
Định lý:
GT (O) AB , AC
là hai tiếp
tuyến cắt nhau
tại A
B, C là hai tiếp
điểm
KL a/ AB =AC
Chứng minh : (SGK)
Hoạt động 4 : Giới thiệu đường tròn nội tiếp tam giác.
GV: Cho HS nhắc lại tính chất một điểm nằm trên tia phân giác của một góc .
HS : Làm bài tập ?3.
GV : Giới thiệu các khái niệm đường tròn nội tiếp , tam giác ngoại tiếp .
HS : -Tìm trên hình vẽ những đoạn thẳng bằng nhau . Giải thích .
- Tìm trên hình vẽ các góc bằng nhau .
Giải thích .
HS : Nêu cách xác định tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác
II/ Đường tròn nội tiếp tam giác:
(I) Là đường tròn nội tiếp .
là tam giác ngoại tiếp
I là giao điểm hai đường phân giác trong tam giác .
Hoạt động 5 : Giới thiệu đường tròn bàng tiếp của tam giác .
GV : Có thể vẽ trên bảng phụ hình vẽ 81 SGK và giới thiệu cho HS đường tròn bàng tiếp .
HS : Cho biêt cách xác định tâm của đường tròn bàng tiếp .
III/ Đường tròn bàng tiếp tam giác : (SGK)
HS vẽ hình 81 SGK vào vở
Hoạt động 6 : Củng cố
Cho hình vẽ bên .
Hãy tìm các đoạn thẳng bằng nhau các góc bằng nhau .
Giải thích.Dựa vào kiến thức nào ta có được điều đó ?
AB ,AC là các tiếp tuyến , B, C là các tiếp điểm .
Ngoài các đoạn thẳng , các góc bằng nhau đó,
có những đoạn thẳng nào vuông góc nhau ?. Giải thích ?
Hoạt động 7 : Hướng dẫn về nhà
Bài tập về nhà : 26 ;27;28
Tiết sau : Luyện tập
Tuần :16 Ngày soạn : 16/12/2007
Tiết 29 luyện tập
I/ Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Biết vận dụng hai tiếp tuyến cắt nhau vào bài tập tính toán và chứng minh .
Rèn luyện thói quen đưa các điều kiện bài toán về các đièu kiện đã học để tìm đường hướng chứng minh .
II/ Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ :
Gọi hai HS lên bảng chữa bài tập 26 ; 27
Hoạt động của Thầy và Trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 3 :Rèn luyện vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập .
HS: Đọc và vẽ hình bài tập 30/116
GV : Hướng dẫn HS chứng minh câu a. Bằng cách nêu các câu hỏi cho HS trả lời .
- Nêu tính chất đường phân giác của hai góc kề bù ?
- OD ,OC là đường phân giác của các góc nào ? . Hai góc đó quan hệ với nhau ntn?
HS : Cho biết OD và OC có quan hệ ntn với nhau ? Giải thích .
HS : Một em lên trình bày lời giải
GV : Hỏi em nào có cách giải khác .Đứng tại chỗ trình bày lời giải .
GV : Các em nghiên cứu câu b.
- CD bằng tổng 2 đoạn thẳng nào ? Giải thích
- Trong tổng đó ta có thể thay đoạn CM, MD bằng các đoạn thẳng nào ? Vì sao ?
HS : Trình bày bài theo các gợi ý trên .
GV : Cho các em nghiên cứu câu c .
HS : Một em lên trình bày lời giải .
GV : Cho các em nhận xét .và hỏi em nào có cách trình bày khác . Bài toán có thể thay đổi phần kết luận như thé nào ?. Về nhà ra kết luận cho bài toán với GT như đề bài .
GV : Cho các em làm bài tập theo nhóm . Đại diện nhóm giải thích kết quả
Bài 30 :
a/
là hai góc kề bù .
OC là đường
phân giác góc
AOM , OD là
đường phân giác
góc MOB . Do đó .
Vậy = 900 .
b/ CD = CM + MD -
mà AC = CM ( Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
BD = DM( Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
Suy ra CD = AC + BD
c/ Ta có AC . BD = MC . MD
Mà tam giác COD vuông tại O có OM là đường cao nên . CM.MD = AC .BD = OM2 = R2 . Do đó BD. AC = R2 không đổi .
Bài 32:
Câu (D) đúng
Hoạt động 4 : Củng cố
- Trong bài tập trên chúng ta sử dụng kiến thức nào trong bài học ? Nhắc lại
Hoạt động 5 : Bài tập về nhà
Bài 31 SGK . Bài 51 ; 54 SBT trang 135
Bài học tiết sau : " Vị trí tương đối của hai đường tròn "
Tuần :17 Ngày soạn : 18/12/2007
Tiết 30 Đ 7 . vị trí tương đối của hai đường tròn (Tiết 1)
I/ Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Nắm được 3 vị trí tương đối của hai đường tròn , tính chất của hai đường tròn tiếp xúc nhau ( Tiếp điểm và đường nối tâm , tính chất của hai đường tròn cắt nhau, hai giao điểm đối xứng nhau qua đường nối tâm ) .
Rèn luyện tính chính xác trong vẽ hình và tính toán.
II/ Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1 : Nêu các cách xác định một đường tròn .
Câu hỏi 2 :
Nêu các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn . Người ta dựa vào vấn đề gì để phân chia các vị trí tương đối đó .(Dùng câu hỏi 2 để giới thiệu bài mới )
Hoạt động của Thầy và Trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 3 : Nhận biết các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
GV : Dùng mô hình hai đường tròn bằng dây thép để cho học sinh trực quan nhận ra 3 vị trí tương đối của 2 đường tròn .
GV : Cho học sinh nhận biết 3 vị trí dựa vào số điểm chung của hai đường tròn .
HS : Từ hình ảnh trực quan HS vẽ hình cho từng trường hợp một và GV giới thiệu các khái niệm tương ứng.
GV : Ngoài hình vẽ có trong SGK GV vẽ thêm trên bảng phụ hai đường tròn cắt nhau mà hai tâm O và O/ ở cùng phía so với dây chung .
I/ Ba vị trí tương đối của hai đường tròn.
* Hai đường tròn có 2 điểm chung (Cắt nhau )
File đính kèm:
- Giao an Hinh 9 chuong 2nang cao.doc