A. Mức độ cần đạt:
Học sinh:
- Hệ thống kiến thức cơ bản về văn bản thuyết minh.
- Rèn luyện, nâng cao một bước kĩ năng làm bài văn thuyết minh.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1. Kiến thức:
- Khái niệm văn bản thuyết minh.
- Các phương pháp thuyết minh.
- Yêu cầu cơ bản khi làm văn thuyết minh.
- Sự phong phú, đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Khái quát, hệ thống những kiến thức đã học.
- Đọc – hiểu yêu cầu đề bài thuyết minh.
- Quan sát đối tượng thuyết minh.
- Lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn thuyết minh.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng văn thuyết minh trong thực tiễn cuộc sống.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2429 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập làm văn 8 Tiết 84: Ôn tập văn thuyết minh hướng dẫn bài viết số 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/1/ 2011 Ngày dạy: 14/1/2011
Tiết 84: Tập làm văn
ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH
HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 5
A. Mức độ cần đạt:
Học sinh:
- Hệ thống kiến thức cơ bản về văn bản thuyết minh.
- Rèn luyện, nâng cao một bước kĩ năng làm bài văn thuyết minh.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1. Kiến thức:
- Khái niệm văn bản thuyết minh.
- Các phương pháp thuyết minh.
- Yêu cầu cơ bản khi làm văn thuyết minh.
- Sự phong phú, đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Khái quát, hệ thống những kiến thức đã học.
- Đọc – hiểu yêu cầu đề bài thuyết minh.
- Quan sát đối tượng thuyết minh.
- Lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn thuyết minh.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng văn thuyết minh trong thực tiễn cuộc sống.
C. Phương pháp: vấn đáp – thực hành, nhóm
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: 8a............/ 31(vắng…………………………………), 8d…………/16 (vắng…………………………………)
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Câu hỏi: Khi giới thiệu về một danh lam thắng cảnh người viết cần phải có những năng lực nào? Nêu bố cục của bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh?
b. Đáp án:Nêu được những yêu cầu cơ bản: ( 10 đ )
3. Đặt vấn đề: Hệ thống hóa kiến thức sau khi đã học xong một số đơn vị kến thức là một việc làm quan trọng giúp các em thêm một lần nữa khắc sâu hơn
4. Hoạt động dạy và học:
Gv
Hs
Gv
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập văn thuyết minh.
- Thuyết minh là gì?
- Khi nào thì người ta cần sử dụng văn thyết minh?
- Có các kiểu văn bản thuyết minh nào? Cho mỗi kiểu một đề bài minh hoạ?
- Để làm bài văn thuyết minh được đúng và nội dung phong phú, người viết phải làm những việc gì? Làm thế nào để tích luỹ tri thức?
- Nêu các phương pháp thuyết minh thường gặp. Cho mỗi phương pháp một ví dụ?
- Trong bài văn TM có yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự - kể chuyện không?Liều lượng và tác dụng của từng yếu tố đó như thế nào?
- Một bài văn thuyết minh có bố cục như thế nào? Vai trò, vị trí, và nội dung của từng phần?
-Yêu cầu chung của lời văn thuyết minh?
+ Lần lượt trả lời từng câu hỏi ô lại lí thuyết.
- Bổ sung, hệ thống hoá ngắn gọn cơ bản vào hệ thống hoá
I.Ôn tập văn thuyết minh:
1. Hệ thống hóa kiến thức
Định nghĩa
kiểu văn bản
Thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp cho người đọc tri thức(kiến thức) về đặc điểm, tính chất nguyên nhân, tự nhiên xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích
Yêu cầu cơ bản về nội dung trithức
Trong văn bản thuyết minh mọi tri thức (kiến thức) đều phải khách quan, xác thực, đáng tin cậy.
Yêu cầu về lời văn
Rõ ràng, chặt chẽ, vừa đủ, dễ hiểu, giản dị và hấp dẫn.
Các kiểu đề văn thuyết minh
-Thuyết minh một đồ vật, động vật , thực vật.
-Thuyết minh một hiện tượng tự nhiên xã hội
-Thuyết minh một thể loại văn học.
-Thuyết minh một cách làm
- Giới thiệu một danh nhân.
- Giới thiệu một phong tục tập quán dân tộc, một lễ hội hoặc Tết trung thu…
Các phương pháp thuyết minh
-Nêu định nghĩa, giải thích.
-Liệt kê hệ thống hoá.
-Nêu ví dụ
-Dùng số liệu (con số)
- So sánh đối chiếu.
- Phân loại, giải thích.
Các bước xây dựng văn bản
-Học tập, nghiên cứu tích luỹ tri thức bằng nhiều biện pháp gián-trực tiếp để nắm vững và khắc sâu đối tượng.
-Lập dàn ý, bố cục, chọn ví dụ, số liệu.
-Viết bài văn thuyết minh, sửa chữa, hoàn chỉnh.
-Trình bày (viết, miệng)
Dàn ý chung của văn bản thuyết minh
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về đối tượng.
2. Thân bài: Lần lượt giới thiệu từng mặt, từng phần, từng vấn đề , đặc điểm của đối tượng. Nếu là thuyết minh một phương pháp thì cần theo 3 bước: chuẩn bị, nguyên liệu, kết quả thành phẩm.
3. Kết bài: Ý nghĩa của đối tượng hoặc bài học thực tế, xã hội, văn hoá, lịch sử, nhân đạo…
Vai trò vị trí tỉ lệ các yếu tố.
Các yếu tố , miêu tả, tự sự (kể chuyện) nghị luận (bình luận, phân tích, giải thích) không thể thiếu được trong văn bản thuyết minh nhưng chiếm một tỉ lệ nhỏ và được sử dụng hợp lý. Tất cả chỉ để làm rõ và nổi bật đối tượng cần thuyết minh.
Gv
Gv
Hs
* Hướng luyện tập
- Hãy nêu cách lập ý, và lập dàn bài đối với các đề bài (Sgk)
-Mỗi đề bài có một số vấn đề được nêu ra
- Hướng dẫn học sinh cách quan sát, tìm ý, trước khi đứng trước một bài cụ thể
+ Lập dàn ý chi tiết
- Cho Hs viết vào giấy nháp đoạn văn theo chủ đề và thu bài nhanh nhất để chấm – sửa.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học.
- Hướng dẫn viết bài làm văn số 5
- Tiếp tục hoàn thiện bảng hệ thống hóa ở nhà.
- Chuẩn bị một số đề bài văn thuyết minh thuộc các kiểu bài khác nhau.
- Lập dàn ý một bài văn thuyết minh và viết đoạn văn theo dàn ý
2. Luyện tập:
Bài 1/35: Tìm ý và lập dàn bài:
1. Giới thiệu một đồ dùng học tập:
2. Giới thiệu danh lam thắng cảnh - di tích lịch sử ở quê hương.
* Lập ý:
Tên danh lam, khái quát vị trí và ý nghĩa đối với quê hương, cấu trúc, quá trình hình thành, xây dựng, tu bổ, đặc điểm nổi bật, thần tích, phong tục, lễ hội…
-Ví dụ Giới thiệu đình, chùa, đền, miếu, quán, hồ, núi, sông, đảo, biển, giếng… ở làng em.
* Dàn ý chung:
- MB:Vị trí và ý nghĩa văn hoá, lịch sử, xã hội của danh làm đối với quê hương đất nước.
- TB: Vị trí địa lý, quá trình hình thành, phát triển, định hình, tu tạo trong quá trình lịch sử cho đến ngày nay.
+ Cấu trúc, quy mô từng khối, từng mặt, từng phần.
+ Hiện vật trưng bày, thờ cúng.
+ Phong tục, lễ hội.
KB: Thái độ tình cảm với danh lam.
3. Thuyết minh văn bản một thể loại văn học
4. Giới thiệu một phương pháp, cách làm một đồ dùng học tập
Bài 2/ 36: Viết đoạn văn.
II. Hướng dẫn tự học:
1. Hướng dẫn viết bài làm văn số 5
- Bài thuyết minh thứ 2
- Trước khi làm cần:
- Xác định kiểu bài thuyết minh? (một phương pháp (cách làm) hay một danh lam thắng cảnh)
- Yêu cầu của đề bài?
- Phạm vi của đề?
- Hình thức trình bày?
- Hình thức: Các ý chính phải được dựng thành đoạn rõ ràng, mạch lạc, có sử dụng các phương tiện liên kết…Sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh phong phú (đã ôn tập)
+ Thuyết minh một danh lam thắng cảnh cần chú ý: lịch sử, ví trị kiến trúc, giá trị văn hoá, ý nghĩa…
+ Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) cần chú ý: nguyên liệu, cách làm, yêu cầu thành phẩm…
- Cần phân biệt sự khác nhau giữa thuyết minh với miêu tả (lời văn phải trung thực, khách quan…)
Lập dàn ý cho toàn bộ đề bài.
2. Hướng dẫn chuẩn bị:
- Soạn bài “Ngắm trăng, Đi đường” của Hồ Chí Minh, tập dịch nghĩa.
+ Tìm đọc cuốn “Nhật kí trong tù” của Bác.
+ Sưu tầm những bài thơ viết về trăng của Bác và so sánh với bài “Ngắm trăng”
E. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- bai 4.doc