Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2015-2016

I. MỤC TIÊU

 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

 - Hiểu nội dung: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữa chữ viết xấu để trờ thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát ( trả lời được CH trong SGK )

 - HS yêu thích môn học.

- HS Thang viết được một câu của bài tập đọc.

* Tích hợp GD QTE : Ca ngợi tính kiên trì , quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát .

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Xác định giá trị.

 - Tự nhận thức bản thân.

 - Đặt mục tiêu.

 - Kiên định.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc, bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

- HS: SGK

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc14 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 Ngày soạn : 14 / 11/ 2015 Ngày dạy: 16 / 11/ 2015 TẬP ĐỌC NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO I. MỤC TIÊU - Đọc đúng tên riêng nước ngoài ( Xi-ôn-cốp-xki ); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời người dẫn chuyện. - Hiểu ND: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bì suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) - HS yêu thích môn Tiếng Việt. - HS Thang đọc được một câu của bài tập đọc. * Tích hợp GDQTE: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bì suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Xác định giá trị - Tự nhận thức bản thân. - Đặt mục tiêu. - Quản lí thời gian. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ ghi đoạn văn HS cần luyện đọc , SGK. HS: SGK IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: - Đọc bài: Vẽ trứng và nêu nội dung của bài . - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài mới. 2. Trải nghiệm-Khám phá - Tổ chức cho HS tự luyện đọc theo nhóm và chia đoạn bài đọc, giải nghĩa từ khó, trả lời các câu hỏi trong SGK. * Luyện đọc: - GV gọi HS đọc bài. - GV yêu cầu HS chia đoạn. - GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, kết hợp sửa phát âm. - GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa từ. - HS luyện đọc theo cặp - Gọi đại diện các cặp đọc - Nhận xét, tuyên dương * Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc bài và trả lời các câu hỏi: + Xi - ôn - cốp - xki mơ ước điều gì? + Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình ntn? + Nguyên nhân chính giúp Xi - ôn thành công là gì? - GV giới thiệu thêm về Xi-ôn-côp-xki: Khi còn là sinh viên ông được mọi người gọi là nhà tu khổ hạnh vì ông ăn uống rất đạm bạc..Sau khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, tài năng của ông mới được phát huy. - Em hãy đặt tên khác cho truyện * ND bài tập đọc ca ngợi ai ? 3.Thực hành : - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 3 và tìm đúng giọng đọc từng đoạn. + GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1 của bài + Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm đoạn 1. + GV nhận xét, tuyên dương 4.Ứng dụng: Nhận xét tiết học . - Về nhà chia sẻ với mọi người về Xi-ôn-cốp-xki - 2 HS đọc bài nối tiếp - HS khác nhận xét. - HS lắng nghe. - HS luyện đọc theo nhóm - 1 HS đọc - HS chia đoạn. +Đoạn 1: Bốn dòng đầu +Đoạn 2: Bảy dòng tiếp + Đoạn 3: Sáu dòng tiếp +Đoạn 4: Ba dòng còn lại + HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài ( đọc đúng các tên Xi - ôn - cốp -xki) - HS theo dõi - HS đọc theo cặp - Đại diện các cặp đọc - Nhận xét. - HS đọc và trả lời các câu hỏi - Xi - ôn - cốp - xki từ nhỏ đã mơ ước được bay lên bầu trời. - Ông sống rất kham khổ, để dành dụm tiền mua sách vở, dụng cụ thí nghiệm - Vì ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện ước mơ. - Lắng nghe +VD: Người chinh phục các vì sao / Từ mơ ước bay lên bầu trời - HS nêu + HS đọc nối tiếp : Nhấn giọng những từ ngữ nối về ý chí, nghị lực, khát khao hiểu biết của Xi - ôn. + HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1 của bài - HS thi đọc diễn cảm đoạn 1 - Lắng nghe. Ngày soạn : 14 / 11/ 2015 Ngày dạy: 18/ 11/ 2015 TẬP ĐỌC VĂN HAY CHỮ TỐT I. MỤC TIÊU - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. - Hiểu nội dung: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữa chữ viết xấu để trờ thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát ( trả lời được CH trong SGK ) - HS yêu thích môn học. - HS Thang viết được một câu của bài tập đọc. * Tích hợp GD QTE : Ca ngợi tính kiên trì , quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát . II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Xác định giá trị. - Tự nhận thức bản thân. - Đặt mục tiêu. - Kiên định. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc, bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc. HS: SGK IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: - Đọc và nêu nội dung bài “Người tìm đường lên các vì sao ” - GV nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài mới. 2. Trải nghiệm: - Yêu cầu HS quan sát tranh và mô tả tranh. - Tổ chức cho HS tự luyện đọc theo nhóm và chia đoạn bài đọc, giải nghĩa từ khó và trả lời các câu hỏi trong SGK. 3.Khám phá * Luyện đọc: - GV yêu cầu 1 HS đọc bài. - Yêu cầu HS chia đoạn. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, kết hợp sửa phát âm. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa từ. - HS luyện đọc theo cặp trong thời gian 3 phút. - Gọi đại diện 3 cặp thi đọc - Gv nhận xét, tuyên dương. * Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém ? + Thái độ của Cao Bá Quát thế nào khi nhận lời giúp bà cụ viết đơn ? - 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2 + Sự việc gì đã xảy ra làm cho Cao Bá Quát ân hận? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn cuối trả lời câu hỏi: + Cao Bá Quát quyết chí luyện viết ntn ? - Yêu cầu cả lớp đọc lướt toàn bài. - Yêu cầu thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi + Tìm đoạn mở bài, thân bài, kết bài trong câu chuyện? - Đại diện các cặp trả lời + Đoạn mở bài (2 dòng đầu) nói lên chữ viết xấu gây bất lợi cho Cao Bá Quát thuở đi học. + Đoạn thân bài kể lại chuyện Cao Bá Quát ân hận vì chữ viết xấu của mình đã làm hỏng việc của bà cụ hàng xóm nên quyết tâm luyện viết cho chữ đẹp. + Đoạn kết bài: Cao Bá Quát thành công, nổi danh là người văn hay chữ tốt. *ND : Bài tập đọc ca ngợi ai ? Ca ngợi điều gì ? 4. Thực hành: - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 3 và nêu cách đọc từng đoạn. - Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn sau theo cách phân vai : " Thuở ... sẵn lòng ". + GV nhận xét chung . 5.Ứng dụng: - Nhận xét tiết học . - Về nhà chia sẻ với mọi người biết về Cao Bá Quát. - 2 HS đọc và trả lời - Lắng nghe - HS quan sát tranh - HS luyện đọc theo nhóm - 1 HS đọc cả bài. - Chia bài thành 3 đoạn . + Đ1 : Từ đầu .xin sẵn lòng . + Đ2 : Tiếp .chữ sao cho đẹp . + Đ3: Phần còn lại . + HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, sửa lỗi phát âm. - Các cặp luyện đọc - Đại diện các cặp đọc - Lắng nghe - HS đọc thầm trả lời câu hỏi. + Vì ông viết chữ rất xấu dù bài văn của ông viết rât hay . + Vui vẻ nói : Tưởng việc gì khó ,chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng . - 1 HS đọc + Lá đơn của Cao Bá Quát vì chữ quá xấu, quan không đọc đượcnên thét lính đuổibà cụ về, khiến bà cụ không giải được nỗi oan. - HS đọc thầm và trả lời. + Sáng sáng ông cầm que viết lên cột nhà luyện chữ ,mỗi tối viết xong 10 trang mới đi ngủ . - HS đọc - Thảo luận cặp đôi trong thời gian 2 phút - Đại diện các cặp trả lời + Mở bài: Thuở đi học Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. + Thân bài:Một hôm, có bà cụ hàng xóm sangkiếu chữ khác nhau. + Kết bài:Kiên trì luyện tậplà người văn hay chữ tốt. - HS nêu. + HS đọc nối tiếp đoạn và nêu cách đọc: Lời bà cụ : khẩn khoản Cao Bá Quát : giọng xởi lởi Hai câu kết : đọc với cảm hứng ngợi ca , sảng khoái . + Thi đọc diễn cảm theo kiểu phân vai. + 1 – 2 HS đọc diễn cảm cả bài. - Lắng nghe và thực hiện LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ : Ý CHÍ - NGHỊ LỰC I. MỤC TIÊU - Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết tìm từ , đặt câu, viết đoạn văn ngắn có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học. - Biết vận dụng kiến thức làm các bài tập và biết viết đoạn văn về chủ điểm ý chí, nghị lực. - HS yêu thích môn Tiếng Việt. - HS Thang viết được một câu văn ngắn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV : phiếu học tập, phấn HS : SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOAÏT ÑOÄNG HOÏC 1.Khởi động: + Có mấy cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất ? VD. - GV nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài mới. 2. Thực hành: Bài 1 - Nêu y/c BT: + Các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người. + Các từ nêu lên những thử thách đối với ý chí nghị lực của con người. + Y/C các nhóm làm xong , dán kết quả lên bảng. GV khẳng định kết quả đúng – sai . Bài 2 + Đặt 2 câu – một câu với từ ở nhóm a, Một câu với từ ở nhóm a b, Một câu với từ ở nhóm b. Bài 3 - Gọi HS nêu y/c bài + Viết đoạn văn nói về người có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách đạt được thành công. - Cho HS đọc lại các tục ngữ, các thành ngữ đã học nói về ý chí, nghị lực. - Y/c HS nối tiếp trình bày bài viết + GV nhận xét 3. Ứng dụng: - Nhận xét giờ học . - Chia sẻ với người thân về bài học. - 2 HS nêu - Lắng nghe - 1 HS nêu + Ý chí, quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, + Khó khăn, gian khó, gian khổ, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách , thách thức, chông gai, - Các nhóm dán kết quả lên bảng , các trưởng nhóm ghi đúng sai. + HS nối tiếp nêu câu. VD: Công việc ấy rất gian khổ....... - 1 HS đọc Y/c đề bài + HS có thể kể về 1 người em biết nhờ sách, báo, nghe ai đó kể lại. + Có thể mở đầu hoặc kết thúc đọan văn bằng một thành ngữ, tục ngữ + 1 – 2 HS nhắc lại các TN, TN đã được học. - HS viết đoạn văn vào vở. + 5 HS đọc, HS khác theo dõi , nhận xét - Lắng nghe Ngày soạn : 14 / 11/ 2015 Ngày dạy: 19/ 11/ 2015 KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA ( BỎ) ******************** TẬP LÀM VĂN TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU - Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện( đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả) - Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của giáo viên. - Yêu thích viết văn. - HS Thang viết được một câu văn ngắn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV : Bảng phụ ghi trước một số lỗi chính tả, cách dùng từ, đặt câucần chữa chung trước lớp. HS: SGK III. CAÙC HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOAÏT ÑOÄNG HOÏC 1. Khởi động: - GV nêu yêu cầu, mục tiêu của bài . - Giới thiệu bài. 2. Thực hành: - Nêu yêu cầu của đề bài kiểm tra . * Nhận xét chung: - Ưu điểm : + HS hiểu đề bài ,một số HS nắm vững y/c đề bài và kể lại được câu chuyện theo đúng y/c . + Các sự việc đã có sự liên kết với nhau. + Trình bày bài sạch, khoa học. - Một số bạn có lời kể hấp dẫn, sinh động, có sự liên kết giữa các phần. - Tồn tại + Còn 1 số HS khi sử dụng đại từ nhân xưng trong bài không nhất quán , ( phần mở bài kể theo lời nhân vật – xưng “tôi”,nhưng phần sau câu chuyện lại kể theo lời người dẫn chuyện . + Nhiều bài bố cục chưa phân rõ , diễn ý còn rườm rà ,chưa rõ ràng . + Một số bạn viết còn sai lỗi chính tả.Trình bày chưa khoa học. - Trả bài cho HS . * Hướng dẫn sữa lỗi : - GV nêu các lỗi điển hình (treo bảng phụ). + Bố cục: Chữa các bài chưa phân rõ bố cục 3 phần . + Diễn ý ,dùng từ : Trong cuộc đời mình có một nỗi dằn vặt rất ấm ức Một buổi chiều hôm nọ Ai nấy lo việc tốt để làm cầu phúc . + Đại từ nhân xưng : Đang dùng “tôi” - “cậu ấy” + Lỗi trình bày và chính tả . Không viết hoa tên riêng , sai các lỗi phát âm địa phương . * HD HS chữa bài vào vở : - Y/C HS đọc lại bài viết và lời phê của cô giáo để sửa lỗi . * Học tập những đoạn văn, bài văn hay. - GV đọc bài của: ngọc , Bình - Y/C HS nhận xét cái hay trong bài vừa đọc * HS chọn viết lại một đoạn trong bài làm của mình. - GV đọc, so sánh 2 đoạn văn của một vài HS giúp HS hiểu để các em có thể viết bài tốt hơn. 3. Ứng dụng: - Nhận xét giờ học . - Chia sẻ với người thân về bài học. - HS lắng nghe - HS ®äc Y/c cña bµi kiÓm tra viÕt. + HS theo dõi . - HS nhận bài kiểm tra ,đọc lại lời phê của cô để tiến hành sửa lỗi . + HS đọc các lỗi trên bảng phụ và phát biểu để nêu cách sửa. VD: ..nỗi dằn vặt ấy không bao giờ mình quên được , ..ai nấy đều muốn công việc được tốt lành nên nô nức đến để cầu phúc . + Nghe GV đọc lỗi chính tả ,đại từ nhân xưng và nêu cách sửa lỗi + HS tự chữa lỗi trong bài của mình , rồi đổi chéo vở để kiểm tra . + Lớp nghe bài viết của bạn và nhận xét được cái hay ,cái cần học trong bài văn của bạn . - HS tự chọn đoạn văn cần viết lại - Lắng nghe. Ngày soạn : 14 / 11/ 2015 Ngày dạy: 20/ 11/ 2015 LUYỆN TỪ VÀ CÂU CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI I. MỤC TIÊU - Hiểu được tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết đúng ( ND Ghi nhớ ). - Xác định được câu hỏi trong một văn bản, bước đầu biết đặt CH để trao đổi theo nội dung, yêu cầu cho trước. - HS yêu thích môn Tiếng Việt. - HS Thang viết được một câu văn ngắn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Khởi động: - Cho VD về chủ đề ý chí ,nghị lực : 2 từ và đặt 2 câu với các từ đó . - GV nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài. 2. Trải nghiệm-Khám phá: HĐ1: Nhận xét Bài 1: -Yêu cầu HS mở SGK/125 đọc thầm bài “Người tìm đường lên các vì sao” và tìm các câu hỏi trong bài. - Gọi HS phát biểu.GV có thể ghi nhanh câu hỏi trên bảng. Bài 2: + Các câu hỏi ấy là của ai và để hỏi ai? Bài 3: + Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi? + Câu hỏi dùng để làm gì? + Câu hỏi dùng để hỏi ai? - Treo bảng phụ, phân tích cho HS hiểu. Câu hỏi Của ai 1. Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được? Xi-ô-cốp-xki 2. Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế? Một người bạn. + Câu hỏi hay còn gọi là câu nghi vấn dùng để hỏi những điều mà mình cần biết. + Phần lớn câu hỏi là dùng để hỏi người khác, nhưng cũng có khi là để tự hỏi mình. + Câu hỏi thường có các từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao không,Khi viết, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi. HĐ 2: Ghi nhớ Yêu cầu HS đọc nội dung ghi nhớ 3. Thực hành: Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu. - Chia nhóm 4 HS , phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Kết luận về lời giải đúng - 2 HS lên bảng làm . - Lắng nghe. - Mở SGK đọc thầm, dùng bút chì gạch chân dưới các câu hỏi.( Thảo luận nhóm bàn ) - Các câu hỏi: 1.Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được? 2.Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghịêm như thế? + Câu hỏi 1 của Xi-ô-cốp-xki tự hỏi mình. + Câu hỏi 2 là của người bạn hỏi Xi-ô-cốp-xki. + Các câu này đều có dấu chấm hỏi và có từ để hỏi: Vì sao? Như thế nào? + Câu hỏi dùng để hỏi những điều mà mình chưa biết. + Câu hỏi dùng để hỏi người khác hay hỏi chính mình. - Đọc và lắng nghe. Hỏi ai Dấu hiệu Tự hỏi mình -Từ vì sao. -Dấu chấm hỏi. Xi-ôn-cốp-xki -Từ thế nào. -Dấu chấm hỏi. - HS đọc - Vài HS đọc thành tiếng. - Hoạt động trong nhóm. - Nhận xét, bổ sung. - Chữa bài (nếu sai) TT Câu hỏi Câu hỏi của ai Để hỏi ai Từ nghi vấn 1 Bài thưa chuyện với mẹ Con vừa bảo gì? Ai xui con thế? Câu hỏi của mẹ. Câu hỏi của mẹ. Để hỏi Cương Để hỏi Cương Gì thế 2 Bài hai bàn tay Anh có yêu nước không? Anh có thể giữ bí mật không? Anh có muốn đi với tôi không? Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền? Anh sẽ đi với tôi chứ? Câu hỏi của Bác Hồ. Câu hỏi của Bác Hồ. Câu hỏi của Bác Hồ. Câu hỏi của Bác Hồ. Câu hỏi của Bác Hồ. Hỏi bác Lê. Hỏi bác Lê. Hỏi bác Lê. Hỏi bác Hồ. Hỏi bác Lê. Có không Có không Có không Đâu Chứ. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu. - Viết bảng câu văn: Về nhà, bà kể lại chuyện, khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. - Gọi 2 HS giỏi lên thực hành hỏi –đáp mẫu hoặc GV hỏi – 1 HS trả lời. HS1:-Về nhà bà cụ làm gì? (GV) HS1: bà cụ kể lại chuyện gì? (GV) HS1: Vì sai Cao Bá Quát ân hận? (GV) -Yêu cầu HS thực hành hỏi – đáp. Theo cặp. - Gọi HS trình bày trước lớp. - Nhận xét về cách đặt câu hỏi, ngữ điệu trình bày của từng HS . +Ví dụ. 1.Từ đó, ông dốc sức luyện chữ viết sao cho đẹp. 1. Cao Bá Quát dốc sức làm gì? 2. Vì sao Cao Bá Quát dốc sức luyện chữ. 3. Từ khi nào, Cáo Bá Quát dốc sức luyện chữ? 2.Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. 1. Cao Bá Quát luyện chữ vào thời gian nào? 2. Ông cầm que vạch lên cột nhà để làm gì? 3. Để luyện chữ cho cứng cáp Cao Bá Quát đã làm gì? 3.Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt. 1.Ai nổi danh khắp nước là người văm hay chữ tốt? 2. Cao Bá Quát là người như thế nào? 3. Vì sao Cao bá Quát nổi danh là người văn hay chữ tốt? Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu. - Yêu cầu HS tự đặt câu. - Gọi HS phát biểu. - Nhận xét tuyên dương HS đặt câu hay, hỏi đúng ngữ điệu. 4.Ứng dụng: - Nhận xét tiết học . - Về nhà chia sẻ với mọi người về nội dung bài học. -1 HS đọc thành tiếng. - Đọc thầm câu văn. - 2 HS thực hành hoặc 1 HS thực hành cùng GV . HS2: Về nhà bà cụ kể lại chuyện xảy ra cho Cao Bá Quát nghe. HS2:Bà cụ lể lại chuyện bị quan sai lính đuổi ra khỏi huyện đường. HS2: Cao Bá Quát ân hận vì mình viết chữ xấu nên bà cụ bị đuổi ra khỏi cửa quan, không giải được nổi oan ức. - 2 HS ngồi cùng bàn thực hành trao đổi. - 3 đến 5 cặp HS trình bày. - Lắng nghe. - HS đọc thành tiếng. - Lần lượt nói câu của mình. + Mình để bút ở đâu nhỉ? + Cái kính của mình đâu rồi nhỉ? + Cô này trông quen quá, hình như mình đã gặp ở đâu rồi nhỉ? + Tại sao bài này mình lại quên cách làm được nhỉ? - Lắng nghe CHÍNH TẢ( NGHE - VIẾT) NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO I. MỤC TIÊU - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn trong bài - Làm đúng các bài tập - Có ý thức viết đúng , viết đẹp. - HS Thang viết được một câu của bài chính tả. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV : phiếu bài tập HS : SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOAÏT ÑOÄNG CỦA GV HOAÏT ÑOÄNG CỦA HS 1. Khởi động: -Viết đúng chính tả các từ : châu báu, con trâu, chân thành, trân trọng . - GV cho HS nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài. 2. Trải nghiệm- Khám phá: * Hướng dẫn HS nghe- viết. - GV đọc đoạn văn cần viết trong bài “Người tìm đường lên các vì sao” + Yêu cầu nêu nội dung đoạn viết . + Chú ý các tiếng dễ viết sai, cách trình bày. - GV đọc từng câu để HS viết . + GV đọc lại bài . * GV đọc cho HS viết bài - GV quan sát, uốn nắn cho HS - GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt. - GV nhận xét, sửa chữa. 3. Thực hành: Bài 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài và thảo luận cách làm . + GV nhận xét chung . Bài 3: - Tìm các từ có âm chính : i / iê + Nhận xét, sửa chữa 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về nội dung bài học. - 2 HS viết lên bảng . + HS khác viết vào nháp , nhận xét. - Lắng nghe - HS theo dõi vào SGK. + Đọc thầm lại bài chính tả và nêu nội dung bài viết . + Chú ý cách viết tên riêng : Xi-ôn - cốp - xki . Từ dễ viết sai : nhảy, rủi ro. - HS gấp sách, viết bài, trình bày bài cẩn thận. + HS rà soát bài . + HS soát lỗi chéo + HS sữa lỗi.(nếu có). - HS đọc và làm bài : + HS trao đổi theo cặp, làm bài vào phiếu. + Dán KQ lên bảng: nghiêm, minh, kiên , nghiệm, nghiên , điện - HS lắng nghe. - HS làm vào vở, 2HS làm vào phiếu bài tập. KQ: kim khâu, tiết kiệm, tim, - Lắng nghe. TẬP LÀM VĂN ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU - Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện (nội dung, nhân vật, cốt truyện) - Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi được với các bạn về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, kiểu mở đầu và kết thúc câu chuyện - HS yêu thích môn học. - HS Thang viết được một câu văn ngắn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ. HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: - Kiểm tra việc viết lại bài văn, đoạn văn của 1 số HS chưa đạt yêu cầu ở tiết trước. - GV nhận xét. - Giới thiệu bài. 2. Thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi. - Gọi HS phát biểu + Đề 1 và đề 3 thuộc loại văn gì? Vì sao em biết? - Kết luận : trong 3 đề bài trên, chỉ có đề 2 là văn kể chuyện vì khi làm đề văn này, các em sẽ chú ý đến nhân vật, cốt chuyện, diễn biến, ý nghĩa của chuyện. Nhân vật trong truyện là tấm gương rèn luyện thân thể, nghị lực và quyết tâm của nhân vật đáng được ca ngợi và noi theo. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi HS phát biểu về đề bài của mình chọn. * Kể trong nhóm. - Yêu cầu HS kể chuyện và trao đổi về câu chuyện theo cặp. - GV treo bảng phụ. +Văn kể chuyện + Nhân vật +Cốt truyện * Kể trước lớp: -Tổ chức cho HS thi kể. - Nhận xét, sửa chữa. 3. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về nội dung bài học. - HS thực hiện theo yêu cầu - Lắng nghe - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận. - Đề 2: Em hãy kể về một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể. Đây thuộc loại văn kể chuyện. Vì đây là kể lại một chuỗi các câu chuyện có liên quan đến tấm gương rèn luyện thân thể và câu chuyện có ý nghĩa khuyên mọi người hãy học tập và làm theo tấm gương đó. + Đề 1 thuộc loại văn viết thư vì đề bài viết thư thăm bạn. + Đề 3 thuộc loại văn miêu tả vì đề bài yêu cầu tả lại chiếc áo hoặc chiếc váy. - Lắng nghe. - 2 HS tiếp nối nhau đọc từng bài. - 2 HS cùng kể chuyện, trao đổi, sửa chữa cho nhau theo gợi ý ở bảng phụ. - Kể lại một chuỗi sự việc có đầu, có đuôi, liên quan đến một hay một số nhân vật. - Mỗi câu chuyện cần nói lên một điều có ý nghĩa. - Là người hay các con vật, đồ vật, cây cối, được nhân hoá. - Hành động, lời nói, suy nghĩcủa nhân vật nói lên tính cách nhân vật. - Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính cách, thân phận của nhân vật. - Cốt chuyện thường có 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc. - Có 2 kiểu mở bài (trực tiếp hay gián tiếp). Có hai kiểu mở bài (mở rộng và không mở rộng) - 3 đến 5 HS tham gia thi kể. - HS nêu - Lắng nghe. KÍ DUYỆT TUẦN 13

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_13_nam_hoc_2015_2016.doc